K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sinh năm 1934 trong một gia đình nông dân miền núi thuộc xã Ngũ Kiên,huyện Vĩnh Tường,tỉnh Vĩnh Phúc.Nhập ngũ tháng 11 năm 1952 anh làm chiến sỹ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội,đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.Trong cuộc chiến đấu chống...
Đọc tiếp

Sinh năm 1934 trong một gia đình nông dân miền núi thuộc xã Ngũ Kiên,huyện Vĩnh Tường,tỉnh Vĩnh Phúc.Nhập ngũ tháng 11 năm 1952 anh làm chiến sỹ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội,đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ, anh  là chính trị viên đại đội 3,tiểu đoàn 14 pháo cao xạ,sư đoàn 325,quân khu 4.Ngày 18/11/1964 cuộc chiến đấu tại vùng ChaLo thuộc miền tây tỉnh Quảng Bình anh đã bị thương nát đùi bên phải.Anh đã yêu cầu y tá cắt nốt phần thịt dính vào chân, bỏ chân đi cho đỡ vướng tiếp tục dìu vào bờ công sự và chỉ huy chiến đấu với lời hô “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”.Do vết thương quá nặng,anh đã hy sinh.1/1/1967 anh được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.Huy chương kháng chiến hạng nhì,6 bằng khen và giấy khen.

 

 

ĐOẠN TIỂU SỬ TRÊN NÓI VỀ AI ?                                                                              

1
17 tháng 10 2019

phan đình vũ hải

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từHọ và tên: ……Lớp: …..Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện BiênĐiện thoại: ….. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan...
Đọc tiếp

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từ

Họ và tên: ……

Lớp: …..

Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên

Điện thoại: …..

 

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước đã có Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Trong thời kì khánh chiến chống thực dân Pháp gian khổ và hào hùng của dân tộc không thể không kể đến người anh hùng nhỏ tuổi Vừ A Dính, anh là người dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Anh là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của anh và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của anh Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn anh dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng anh chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Anh Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi. Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội. Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ. Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.

Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo, biên cương của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:

- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.

- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:

+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 bạn học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.

+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 bạn, anh chị được thụ hưởng dự án này.

+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án. Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.

 Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.

Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.

Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã và sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam  

Đối với em – mới chỉ là một học sinh tiểu học, khi được biết về Các anh hùng nhỏ tuổi, em rất tự hào, hãnh diện và khâm phục các anh, các anh luôn là những tấm gương sáng để chúng em luôn cố gắng nộ lực học tập và rèn luyện. 

 

 

Thật tự hào biết bao khi em được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Điện Biên anh hùng. Từ khi còn rất nhỏ, ông đã kể cho em nghe về anh Vừ A Dính, nhưng cho đến khi đi học tiểu học, được là Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh em mới được tìm hiểu kĩ hơn, được biết nhiều hơn về anh Vừ A Dính. …

 

Trường em cũng có nhiều bạn dân tộc  Mông lắm, em rất tự hào về các bạn ấy, các bạn ấy rất khó khăn nhưng ý chí nghị lực lớn, luôn vươn lên trong học tập. Các bạn ấy nói các bạn rất tự hào vì dân tộc các bạn có anh hùng Vừ A Dính kiên trung bất khuất….

Ngay cả trong thời chiến loạn lạc gian khổ mà anh Dính vẫn luôn ham học thì không có lý do gì để chúng em không cố gắng nỗ lực khi được sống trong hòa bình ấm êm....

Anh vừ A Dính đã truyền cho em nguồn cảm hứng tốt đẹp trong cả suy nghĩ, hành động và ước mơ….

Em mơ ước…

Em sẽ…

 

0
21 tháng 2 2017

Đáp án A

Chiến dịch đường 14 -Phước Long là trận đụng độ quân sự lớn giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa diễn ra trên địa bàn tỉnh Phước Long trong chiến tranh Việt Nam, kết quả là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng và chiếm được Phước Long. Tuy không nằm trong chiến dịch Tây Nguyên nhưng trận Phước Long (từ đêm 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975) có ý nghĩa như một trận đánh trinh sát chiến lược, thử sức đối với hai bên cũng như thăm dò phản ứng của quốc tế, nhất là của Hoa Kỳ để mở đầu cho những diễn biến tiếp theo của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đưa đến sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

19 tháng 1 2019

Đáp án A

Chiến dịch đường 14 -Phước Long là trận đụng độ quân sự lớn giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa diễn ra trên địa bàn tỉnh Phước Long trong chiến tranh Việt Nam, kết quả là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng và chiếm được Phước Long. Tuy không nằm trong chiến dịch Tây Nguyên nhưng trận Phước Long (từ đêm 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975) có ý nghĩa như một trận đánh trinh sát chiến lược, thử sức đối với hai bên cũng như thăm dò phản ứng của quốc tế, nhất là của Hoa Kỳ để mở đầu cho những diễn biến tiếp theo của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đưa đến sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Bài 5: Điền vào (  ) dấu chấm hỏi/ dấu chấm than/ dấu gạch ngang:Bác có phải là vua đâu?Cuối năm 1961, Bác Hồ về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (  ) một xã có phong trào trồng cây. Bác đứng nói chuyện với nhân dân trong xã trên một ngọn đồi thấp. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đông mà nắng còn gay gắt. Nhìn Bác đứng giữa nắng trưa, ai cũng băn khoăn. Đồng chí chủ tịch huyện tìm được...
Đọc tiếp

Bài 5: Điền vào (  ) dấu chấm hỏi/ dấu chấm than/ dấu gạch ngang:

Bác có phải là vua đâu?

Cuối năm 1961, Bác Hồ về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (  ) một xã có phong trào trồng cây. Bác đứng nói chuyện với nhân dân trong xã trên một ngọn đồi thấp. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đông mà nắng còn gay gắt. Nhìn Bác đứng giữa nắng trưa, ai cũng băn khoăn. Đồng chí chủ tịch huyện tìm được chiếc ô, định giương lên che nắng cho Bác thì Bác quay lại hỏi:

(  ) Chú có đủ ô che cho tất cả đồng bào không (  ) Thôi, cất đi (  ) Bác có phải là vua đâu (  )

Bài 6: Khi quan sát cây me, tác giả bài văn sau đã có những liên tưởng thú vị, em hãy gạch dưới câu văn là kết quả của sự liên tưởng thú vị đó:

Nhìn từ xa, cây me tây đứng sừng sững bên vệ đường như một cây cổ thụ xòe tán lá xum xuê che mát cả một khoảng đất rộng. Đến gần, em càng thấy dáng vóc đồ sộ và vĩ đại của nó. So với những cây phi lao, bạch đàn, xà cừ,... dọc theo vệ đường gần đó thì nó vượt hẳn cả kích thước lẫn bóng che. Mọi người đi qua đây, dù vội vã đến đâu cũng muốn dừng lại mươi lăm phút để tận hưởng cái không khí dìu dịu từ cái phòng “điều hòa nhiệt độ” ngoài trời này và tránh cái nắng tháng ba như đổ lửa của mùa khô.

Tít trên cao, tán lá xum xuê xòe rộng ra ấy là nơi những chú chích bông, chào mào, sáo sậu, … thỉnh thoảng thường tụ tập về đây dự “hội diễn ca múa nhạc”. Đến màu ra hoa, cài vòm xanh lục khổng lồ này được điểm tô vô vàn những chấm nhỏ li ti màu hồng tím, trông mới tuyệt diệu làm sao! Cứ tưởng vòm lá như một tấm vải hoa sặc sỡ đủ màu, căng phồng lên giữa khoảng trời trong xanh vời vợi.

Bài 7: a) Đọc bài văn sau:

Cây cửa sổ

1. Cây vạn niên thanh ấy thường được treo ở một thanh chấn song nơi cửa sổ, vì vậy nó được gọi là cây cửa sổ.

2. Nuôi cây chỉ là một cái chai đã vỡ cổ, không dùng được vào việc gì nữa. Hoặc một cái bóng đèn đã đứt tóc. Mà cũng có thể chỉ là một cái ống bơ cũ chưa gỉ, đựng một ít nước lã, thế thôi.

3. Vậy mà cây cứ xanh tươi, tỏa những cái lá hình trái tim tràn đây sức sống, có điểm những chấm, những vệt vàng như ánh nắng. Nó không có hoa. Nhưng chỉ với màu xanh tươi mát của lá, nó tỏa gió, tỏa màu, tỏa sự vui tươi, bình yên vào những gian nhà, những căn phòng chật chội, chưa đủ không khí và ánh sáng trời.

4. Vạn niên thanh có nghĩa là “xanh vạn năm”. Nó cũng mộc mạc như tấm lóng người nghèo nhưng giàu yêu thương, sẵn sàng chia sẻ cuộc sống của mình cho người khác.

b) Tìm đoạn văn ứng với mỗi ý sau:

- Mở bài: đoạn ……

- Điều kiện sống của cây vạn niên thanh : đoạn ……

- Đặc điểm của cây vạn niên thanh: đoạn ……

- Kết bài: đoạn đoạn ……

5
24 tháng 2 2022

Từng bài 1 thôi

24 tháng 2 2022

Như này ai giải được

Đọc truyện và thảo luận.ANH KIM ĐỒNG - NGƯỜI ANH HÙNG NHỎ TUỔIKim Đồng là bí danh của Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.Anh là đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Kim Đồng đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên đưa đón cán bộ cách mạng, chuyển thư từ. Ngày 15-2-1943, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ...
Đọc tiếp

Đọc truyện và thảo luận.

ANH KIM ĐỒNG - NGƯỜI ANH HÙNG NHỎ TUỔI

Kim Đồng là bí danh của Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Anh là đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Kim Đồng đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên đưa đón cán bộ cách mạng, chuyển thư từ. Ngày 15-2-1943, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, trên đường về nhà, Kim Đồng phát hiện địch phục kích chờ bắt cán bộ. Kim Đồng cử đồng đội chạy về báo cho các đồng chí cán bộ, còn mình nhanh trí đánh lạc hướng. Địch trúng kế của Kim Đồng, nổ súng bắn theo, anh bị trúng đạn và đã anh dũng hi sinh, các cán bộ cách mạng được bảo vệ an toàn. Khi đó, Kim Đồng vừa tròn 14 tuổi.

a. Tình yêu Tổ quốc của anh Kim Đồng được thể hiện qua hành động nào?

b. Em và các bạn cần làm gì để thể hiện tình yêu Tổ quốc?

1
26 tháng 5 2023

a. Tình yêu Tổ quốc của anh Kim Đồng thể hiện qua những hành động: cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên đưa đón cán bộ cách mạng, chuyển thư từ, đánh lạc hướng quân địch giúp cán bộ tránh địch.

b. Em và các bạn cần học hỏi, bồi dưỡng tình yêu Tổ quốc, tìm hiểu truyền thống yêu nước xưa đến nay.