K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:"Văn tự sự chủ yếu là văn kể người,kể việc.Khi kể người,có thể giới thiệu tên,họ,lai lichjquan hệ,tính tình,tài năng,ý nghĩa của nhân vật.Khi kể việc thì kể các hành động,việc làm,kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.Mỗi đoạn văn thường có 1 ý chính,diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề.Các câu khác diễn đạt phụ...
Đọc tiếp

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

"Văn tự sự chủ yếu là văn kể người,kể việc.Khi kể người,có thể giới thiệu tên,họ,lai lichjquan hệ,tính tình,tài năng,ý nghĩa của nhân vật.Khi kể việc thì kể các hành động,việc làm,kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.

Mỗi đoạn văn thường có 1 ý chính,diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề.Các câu khác diễn đạt phụ dẫn đến ý chính,làm nổi bật ý chính."

(1) Lời văn tự sự có đặc điểm gì?

(2) Tìm một đoạn văn giới thiệu nhân vật và một đoạn văn kể sự việc trong các truyện Thánh Gióng;Sơn Tinh,Thủy Tinh.

- Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào.Gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy.Tại sao ng ta gọi đó là câu chủ để?

-Để diễn đạt ý chính ấy,ng kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào?Chỉ ra các ý phụ và mỗi quan hệ của chúng với ý chính.

 

1
19 tháng 9 2017

các bn giúp bn này đi mk cũng đg cần câu 2

khocroi

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?b) Trong...
Đọc tiếp

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:

-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.

-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?

b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?

1
16 tháng 2 2019

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung truyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

     + Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt

     + Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

6 tháng 9 2016

a) Đó là những điều trong cuộc sống mà người nghe muốn hiểu muốn biết - và người kể phải giải thích sự việc, để đáp ứng yêu cầu của người nghe.

b) Trong những trường hợp trên nếu người trả lời mà kể một câu chuyện không liên quan đến yêu cầu của người hỏi, thì câu chuyện đó sẽ không có ý nghĩa. Vì chưa đáp ứng được yêu cầu muốn biết của người hỏi.

6 tháng 9 2016

cảm ơn nha

 

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:(1)  Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình.(2)  Kể chuyện về một người bạn tôt.(3)  Kỉ niệm ngày thơ ấu.(4)  Ngày sinh nhật của em(5)  Quê em đối mới(6)  Em đã lớn rồi.Câu hỏi:a)Lời đề văn (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?b)Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự...
Đọc tiếp

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:

(1)  Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình.

(2)  Kể chuyện về một người bạn tôt.

(3)  Kỉ niệm ngày thơ ấu.

(4)  Ngày sinh nhật của em

(5)  Quê em đối mới

(6)  Em đã lớn rồi.

Câu hỏi:

a)Lời đề văn (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?

b)Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự không?

c) Từ trọng tâm trong mỗi từ trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nôi bật điều gì?

d)Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?

1
3 tháng 7 2017

- Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”

- Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.

- Những đề kể việc:

     + Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

     + Ngày sinh nhật của em

     + Quê em đổi mới

- Những đề kể về người:

     + Kể về một người bạn tốt

     + Em đã lớn rồi

Câu chuyện tôi kể cho các bạn nghe-là một câu chuyện có thật, chính mắt tôi nhìn thấy. Câu chuyện nói về khả năng đặc biệt của con người. Đó chính là anh Bùi Văn Đông ở xã Hồng Giang, huyện Long Giang, tỉnh Bắc Giang.

Cũng như bao người dân khác ở trong xã, nhìn bề ngoài của anh trông không có một điểm gì đặc biệt. Thế nhưng anh lại có hàm răng rất khoẻ. Biệt tài của anh là có thể nhai nát bát đĩa, chén cốc bằng sành sứ. Trong khoảng thời gian ngắn, anh có thể nhai liền mấy cái đĩa và chén cốc. Khó tin phải không các bạn, bởi bình thường chúng ta ăn cơm, chẳng may nhai phải hạt sạn, ta cảm thấy đau răng và rợn người. Thế mà anh Đông lại nhai nát vụn sành sứ thì quả là một người tài giỏi.

Việc ăn sành sứ chỉ là một trong những biệt tài của anh. Anh còn dùng hàm răng chắc khoẻ của mình mở nắp 35 chai bia liền một lúc trong vòng 42, 43 giây trước sự chứng kiến đông đảo của bà con. Hôm đó, dân làng rất vui vì không những được chứng kiến tài năng của anh, mà sau đó họ còn được hả hê uống những chai bia do hàm răng của anh mở nắp. Thế nhưng chưa hết ngạc nhiên này họ lại chứng kiến ngạc nhiên khác. Đó là việc anh Bùi Văn Đông dùng hàm răng chắc khoẻ của mình đế nhấc bổng một chiếc xe đạp nặng 10kg và đi một đoạn đường dài là 67,2 mét.

Anh Bùi Văn Đông quả thật là một người có khả năng đặc biệt phải không các bạn. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về những người có năng lực đặc biệt, các bạn hãy đến với các buổi phát hình của Đài truyền hình Việt Nam trên kênh VTV3, lúc 11 giờ 30, chủ nhật hàng tuần để chứng kiến những chuyện lạ Việt Nam. Câu chuyện mà tôi vừa kể cho các bạn nghe được Đài truyền hình Việt Nam quay trực tiếp và phát sóng vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 21 tháng 5 năm 2005 đấy các bạn ạ!

 Bài này kham khảo thôi nha bạn !!!

17 tháng 4 2020

Bài của mình nè:

Có một lần, xem chương trình trên kênh Bến Tre, em vô cùng khâm phục một người có khả năng đặc biệt.

Đó là một người chơi đàn ghi ta trên sân khấu nhưng anh là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ấy thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng.

Nhìn anh chơi đàn hào hứng, say sưa, em vô cùng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. Chắc chắn là anh đã phải mất rất nhiều công sức, đã phải nỗ lực vượt qua chính mình để tập đàn mới có được những thành công đáng khâm phục như vậy.

Cho mình 1 👍 nha!

14 tháng 5 2018

Có một lần, xem chương trình trên kênh Hà Nội, em vô cùng khâm phục một người có khả năng đặc biệt.

Đó là một người chơi đàn ghi ta trên sân khấu nhưng anh là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ấy thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng.

Nhìn anh chơi đàn hào hứng, say sưa, em vô cùng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. Chắc chắn là anh đã phải mất rất nhiều công sức, đã phải nỗ lực vượt qua chính mình để tập đàn mới có được những thành công đáng khâm phục như vậy.

22 tháng 1 2018

Có một lần, xem chương trình trên kênh Bến Tre, em vô cùng khâm phục một người có khả năng đặc biệt.

Đó là một người chơi đàn ghi ta trên sân khấu nhưng anh là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ấy thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng.

Nhìn anh chơi đàn hào hứng, say sưa, em vô cùng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. Chắc chắn là anh đã phải mất rất nhiều công sức, đã phải nỗ lực vượt qua chính mình để tập đàn mới có được những thành công đáng khâm phục như vậy.

22 tháng 1 2018
Năm học vừa qua, em được học chung với bạn Huyên. Sang năm lớp Bốn, gia đình bạn ấy tái định cư sang nơi khác, bạn ấy phải chuyển trường gần nơi sinh sống. Thật tiếc, nhưng em vẫn không thể nào quên người bạn dễ thương và rất có tài ấy. Gia cảnh bạn Huyên cũng bình thường như bao gia đình khác. Mẹ của bạn là giáo viên, còn bố làm công nhân tại một nhà máy sản xuất nước đá tinh khiết. Từ nhỏ, bạn bị một tật bẩm sinh là phát âm hơi khó nghe do lưỡi ngắn hơn bình thường. Bạn ấy có vóc người mảnh khảnh với khuôn mặt khôi ngô cùng đôi mắt sáng, lộ vẻ thông minh. Biết mình có khuyết điểm nên bạn luôn cố gắng rèn luyện. Kiên trì từ năm lớp Một đến lớp Ba, kết quả thu được rất khả quan. Bạn đọc rành rọt, trôi chảy cả một bài văn. Các thầy cô đều khen bạn ấy. Bạn Huyên có một trí tuệ minh mẫn, tính toán rất nhạy bén. Bạn đã có tên trong danh sách vận động viên cờ tướng của trường. Hằng ngày, sau giờ tự học, bạn ấy thường mở vi tính để chơi cờ cùng với máy. Ban đầu, bạn ấy thắng phân nửa số ván cờ. Về sau, bạn ấy thắng tuyệt đối. Bố bạn đã giúp bạn nâng cao trình độ hơn qua việc cài đặt những ván cờ ở cấp độ cao. Trong trường, không ai là đối thủ của bạn Huyên cả. Từng nước cờ bạn ấy đi rất chuẩn, rõ ràng, thông thoáng trong cả công lần thủ. Đôi khi bạn ấy cùng chỉ cho em vài câu ngắn gọn nhưng áp dụng rất hiệu quả vào cờ tướng: khuyết sĩ kị song xa, mâ nhập cung tướng khỏn cùng, tiền mã hậu pháp, v.v... Đặc biệt, khi chơi cờ tướng phải tập tính kiên nhẫn, chịu khó suy nghĩ từng lối đi cách đánh của ta lần cả đối phương. Một người bạn có tài, tính tình lại dễ thương, rất gần gũi với bạn bè. Em luôn nhớ và cố gắng học tập theo gương bạn Huyên. >> Bài tiếp theo: Tập đọc lớp 4: Bè xuôi sông La Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi giữa học kì 2 lớp 4, các môn theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.
10 tháng 8 2019

Có một lần, xem chương trình trên kênh Hà Nội, em vô cùng khâm phục một người có khả năng đặc biệt.

Đó là một người chơi đàn ghi ta trên sân khấu nhưng anh là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ấy thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng.

Nhìn anh chơi đàn hào hứng, say sưa, em vô cùng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. Chắc chắn là anh đã phải mất rất nhiều công sức, đã phải nỗ lực vượt qua chính mình để tập đàn mới có được những thành công đáng khâm phục như vậy.

23 tháng 1 2022

TK:

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.