K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

Bé Nga là con của chị em, Từ ngày có bé Nga cả nhà em vui hẳn lên. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.

Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muốn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Nga tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên của mẹ “giỏi... giỏi”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật. Bé Nga thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bang chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười, bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xoè tay múa theo. Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ . Bé Nga thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngủ, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.

Bé Nga là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình.

# Học tốt #

Lúc về ngoại, em có đi ngang qua một ngôi nhà, phía sau nhà đó có một khu vườn trồng đủ loại trái cây. Khu vườn râm mát thật. Chợt em nghe có tiếng đọc bài của một cô bé đang nằm võng, chiếc võng được mắc vào giữa hai cây bưởi cạnh nhau.

Người bạn ấy tên gì? Em cũng không biết, nhưng chắc bạn ấy bằng tuổi của em. Hàng mi cong cong hay chớp chớp, chắc cái tật đó nó đã là thói quen từ nhỏ. Đôi mắt to đen lay láy chăm chú theo dõi từng dòng chữ trên trang giấy:

Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.

Giọng đọc của bạn không lớn lắm nên không gây ồn ào làm phiền lòng người khác, chỉ có những kẻ tò mò như em mới chú ý. Giọng đọc hay nhất, trôi chảy nhất là khi bạn diễn đạt cảm xúc thay đổi khi trầm bổng và thay giọng cho những câu đối thoại. Khu vườn đầy bóng mát này cũng là nơi tập hợp những con vật khác nhau. Chú chim sâu nhảy nhốt trên cành cây mận, bọn gà vịt xúm xít quanh nhau làm rộn rã cả một gốc ao. Có lúc chúng lại chay đuổi nhau như các cô bé ưa đùa giỡn. Cô mèo mướp thì nằm lim dim ở trên đống rơm không sợ nắng ban trưa. Trông xa, cái bộ dạng của cô ta giống như tiểu thư đài các ưa làm biếng và ưỡn ẹo. Chú mực đang ngủ, lỗ tai chú cứ hướng về phía góc ao nghe ngóng, giật mình sủa mấy tiếng, rồi chợt nhận thấy mình vô duyên nên lại thôi. Tất cả như im lặng để nghe cô bé đọc:

Thân gầy guộc, lá mong manh…

Chợt có chiếc lá vàng buồn bã rời khỏi cành chao chao rơi xuống đất, một tia nắng từ kẽ hở của lá xiên xuống tập cũng khòng làm cho bạn thôi thánh thót.

Giật mình, em vội vã về nhà ngoại kẻo bà chờ nên em đã từ giã người bạn dưới gốc cây bưởi mà em không hề quen biết mà đã vụng trộm nhìn ngắm. Đi xa rồi, em còn nghe giọng đọc nhỏ dần, rồi im bặt. về nhà, sau khi hỏi ra em mới biết bạn ấy tên Giang, là một học sinh giỏi của trường ở thành phố, hè về thăm nội như em nhưng cũng không quên mang theo sách để ôn bài.

Hình ảnh của Giang cứ ám ảnh em hoài. Em thèm có được giọng tập đọc khi trầm khi bổng, khi lảnh lót bay cao, khi xao xuyến nao lòng người như bạn. Phải chi em được quen với Giang nhỉ. Phải chi em cũng đọc được như Giang? Em sẽ sang kết bạn với Giang. Rồi hai đứa chia ra hai giọng đọc để đọc một bài thơ, để kể một câu chuyện hay, rồi em sẽ tò mò hỏi Giang bao nhiêu điều ở trên thành phố đầy những chuyên hấp dẫn mà em chỉ nghe thôi. "Nhưng cái chính yếu nhất là nhờ bạn bày cho mình cách tập đọc" em nghĩ thế.

Buổi tối cơm nước xong, trăng thanh gió mát, ngoại đang nằm trên võng bỏm bẻm nhai trầu, em sà vào lòng ngoại thủ thỉ nói cái ý định thầm kín của mình. Ngoại mỉm cười ve vuốt tóc em và em ngủ lúc nào không biết.

14 tháng 3 2018

Trong lớp, người bạn thân nhất của em chính là bạn Hoàng. Chủ nhật vừa rồi,em sang nhà Hoàng  chơi. Em thấy bạn đang học bài.  Lúc ấy bạn thật chăm chú.

Lúc đó, trời đã tờ mờ tối. Những tia nắng đã dần dần tắt trên những mái nhà. Bóng tối đang dần bao phủ xuống làng em. Những ánh đèn từ mỗi ngôi nhà đã bắt đầu bật sáng. Đó cũng là lúc Hoàng ngồi học bài. Hoàng có một góc học tập riêng rất ngay ngắn và gọn gàng. Một cái bàn bằng gỗ kê cạnh cửa sổ. Hoàngkéo ghế gỗ vào ngồi rồi  bắt đầu học bài. Ánh đèn điện  thắp sáng,  in bóng bạn trên bức tường trắng. Lúc đó bạn mặc một chiếc áo thun ngắn tay để lộ ra cánh tay chắc nịch, trắng hồng . Chiếc quần bò lửng , ôm lấy vóc hình nở nang của một cậu học sinh  lớp Năm đang lớn. Chiếc quạt thổi nhè nhẹ làm cho mái tóc cắt ngắn bay bay. Bên trái là chiếc tủ làm bằng gỗ chứa rất nhiều truyện cổ tích.. Chúng được bạn xếp ngay ngắn y như một thư viện nhỏ. Bên phải là chồng sách  gọn gàng và chiếc đồng hồ bàn nhỏ nhắn . Dưới chân bàn là một chú cún con rất dễ thương. Chắc bạn yêu quý  thú cưng lắm đây.

Bây giờ, Hoàng lúi húi bên một hộp bút sáp màu. Một tờ giấy trắng tinh đã trải ra trước mặt bạn. Một tay bạn giữ tờ giấy còn tay bên kia bạn đang cầm một chiếc bút chì đưa nhanh thoăn thoắt. Một ngọn núi đã hiện ra trên tờ giấy. Rồi bạn vẽ cánh đồng lúa chín mùa  thu. Bạn vẽ con sông Kiền hiền hòa chảy qua làng bạn. Bạn vươn vai xong lại vẽ tiếp. Bên này là người mẹ thân của Hoàng đang cấy lúa. Bạn vẽ dòng nước xanh mát uốn khúc lượn quanh. Bọn dùng  viên tẩy xóa những nét thừa. Đã đến lúc bạn tô màu. Bạn tô mái nhà đỏ như son. Tô hàng cây xanh tốt tươi, vui mắt. Bạn tô cánh đồng lúa chín rộ. Vẽ xong bạn giơ bức tranh lên hỏi em: “ Bạn thấy tớ vẽ như thế nào.? “ . Em liền reo lên: “ Ôi, Bức tranh này thật đẹp!”.  Bạn mỉm cười sung sướng. Nụ cười thật tươi nở  trên khuôn mặt tròn trịa , trắng hồng của bạn.

Hoàng đúng là bạn tốt của em. Ngắm bạn học bài , em thấy bạn rất siêng năng cần cù.  Hoàng mong ước mơ trở thành họa sĩ .  Em mong  ước mơ của bạn  sớm thành hiện thực. Hoàng của em là thế đó.

21 tháng 10 2018

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh.

Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách.

Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng "thân cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa bến nước sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.

21 tháng 10 2018

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc

MIK tự làm đó, ngôid gõ MT mỏi cả tay!!! hehe

20 tháng 2 2018

minh tâm – cô em gái bé bỏng của em vừa tròn 5 tuổi. Ngoài cái tên khai sinh ấy ra, em còn đặt cho bé biệt danh là do bong su Nghe rõ hay vì giống tên của một nữ diễn viên điện ảnh Hàn Quốc nổi tiếng, nhưng thực ra là do bé có cái môi trên cong hớt lên và hơi dẩu ra, tươi như cánh hồng mới hé. Mọi người gọi mãi thành quen, còn cô bé lại tỏ ra rất khoái với cái tên ngá ngộ ấy.

tâm xinh lắm! Trông bé giống như một cô búp bê hồng hào, mũm mĩm. Mái tóc tơ nâu óng loăn xoăn dài chấm vai, ôm lấy gương mặt trắng trẻo, bầu bĩnh. Đôi mắt to và đen, lúc nào cũng mở to, ngơ ngác như mắt thỏ non. Mỗi khi bé cười, hai lúm đồng tiền xoáy sâu trên má, trông dễ thương lạ!

Là con gái nên tâm cũng hay nhõng nhẽo nhưng bé không vòi vĩnh những điều vô lí. Khi người lớn giải thích là không được, bé thôi ngay. Ba năm học mẫu giáo, tâm thường xuyên đạt được danh hiệu Bé khỏe, bé ngoan. Ảnh bé chụp được phóng lớn treo trong phòng khách. Nếu có ai hỏi đùa: “Chà! Cô bé nào mà xinh thế nhỉ?” là bé toét miệng cười khoe hàm răng sữa trắng muốt rồi trả lời một cách rất hồn nhiên: “Ảnh của cháu đấy! minh tâm đấy ạ!”.

3 tháng 9 2018

My secondary school is a place that bears all the hallmarks of my childhood memories. It is placed in the center of my district. Surrounded by a paddy-field, it enjoys lined- trees and colorful garden, which creates a wonderful view. Moreover, this school was designed with a large- scale plan. It is a 2 storied building of u shape with capacity of 1000 people and it was invested heavily in infrastructures with well- equipped classrooms. In a good environment, students are given many precious chances to discover and develop their inner talents. Besides modern facilities, this school is also well- known for enthusias and qualified teachers who are always dedicated and devoted themselves to teaching career. In conclusion, studied in this school for four years, it has become an indispensable part in my life.

3 tháng 9 2018

I often call Nhuan Trach Primary School is my second home.
School yard, through not very large but very spacious and clean. High school entrance and spacious, the two sides is the flower corridor leads straight to the playground and the classroom.

School Grounds em wide, around the yard Poinciana trees and ancient eagle shade cover, with flower beds and lawns green. Listed under the tree row of stone for us to read books and talk after each lesson.

The classrooms are full of tables and chairs, cabinets for learning and also exhibited the post office corner, nice arle. In addition, you also have the other classroom as music room, computer science, library, classroom English ...

I even loved the school because here we have good friends and the teachers are always interested to teach and impart knowledge to us so people. I loved my second home!I often call Nhuan Trach Primary School is my second home.

School yard, through not very large but very spacious and clean. High school entrance and spacious, the two sides is the flower corridor leads straight to the playground and the classroom.

School Grounds em wide, around the yard Poinciana trees and ancient eagle shade cover, with flower beds and lawns green. Listed under the tree row of stone for us to read books and talk after each lesson.

The classrooms are full of tables and chairs, cabinets for learning and also exhibited the post office corner, nice arle. In addition, you also have the other classroom as music room, computer science, library, classroom English ...

I even loved the school because here we have good friends and the teachers are always interested to teach and impart knowledge to us so people. I loved my second home!

Bạn tham khảo nhé.

 Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ.

Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.

Vệ sinh môi trường học đường đã, đang ngày một "ô nhiễm", vì vậy các bạn học sinh, sinh viên hãy có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan lớp học, trường học của mình. Mỗi người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác ngay hôm nay, vệ sinh toàn bộ lớp học, trường học. Hãy có ý thức chấp hành tốt, không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường,...để làm cho môi trường học tập của chúng ta sáng - xanh - sạch - đẹp.

  Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ.

Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.

Vệ sinh môi trường học đường đã, đang ngày một "ô nhiễm", vì vậy các bạn học sinh, sinh viên hãy có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan lớp học, trường học của mình. Mỗi người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác ngay hôm nay, vệ sinh toàn bộ lớp học, trường học. Hãy có ý thức chấp hành tốt, không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường,...để làm cho môi trường học tập của chúng ta sáng - xanh - sạch - đẹp.

20 tháng 4 2020

Đề 1: Bạn tham khảo bài này nhé

Đối với mỗi người chúng ta chắc hẳn đều có những ấn tượng hay những kỉ niệm mà ta không thể nào quên được. Đó đơn giản chỉ là những buổi tựu trường hay những hôm khai giảng và cả những người bạn khó quên. Còn đối với riêng tôi thì hình ảnh cô giáo chủ nhiệm say sưa giảng bài luôn để lại trong tôi những ấn tượng khó quên đối với tôi.

Đó là cô Mai cô giáo dậy văn và cũng là cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi. Cô mới làm cô giáo chủ nhiệm trong lớp chúng tôi khi chúng tôi mới bước vào năm học lớp sáu. Cô là một cô giáo rất nhiệt tình rất chu đáo đối với chúng tôi nên có thể nói cô là cô giáo được tất cả lũ học sinh trong lớp chúng tôi yêu quý. Lớp chúng tôi không phải là một lớp chuyên văn mà là một lớp chuyên toán thế nên việc học văn đối với chúng tôi mà nói là một việc khó khăn. Thế nhưng chính cô đã truyền cho chúng tôi những cảm hứng về môn văn để chúng tôi dần dần yêu thích nó hơn chứ không ghét nó như trước kia nữa. Môn văn dần dần đến với chúng tôi thật nhẹ nhàng như cái cách giảng bài say sưa và cách dậy bài truyền cảm của cô đối với chúng tôi. Cô là một cô giáo cũng ở quê chúng tôi chính vì thế mà cô rất hiểu những đứa trẻ khó khăn như chúng tôi. Cô không chỉ đứng trên lớp giảng bài mà thường xuyên đến chỗ chúng tôi, xem chúng tôi ghi chép ra sao. Những lúc như thế nhìn ánh mắt cô thật nghiêm nghị nhưng cũng thật trìu mến trong đó có cả tình yêu thương của cô dành cho lũ học trò chúng tôi nữa.

Cô để lại trong chúng tôi rất nhiều những kỉ niệm nhưng đối với riêng tôi thì cái tiết học văn của chúng tôi khi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong chúng tôi những kỉ niệm khó quên về cách giảng bài say sưa nhưng cũng đầy cuốn hút của cô. Hôm ấy tôi vẫn còn nhớ như in cô giáo tôi mặc một chiếc áo dài màu vàng càng làm tôn thêm những nét đẹp trên con người cô. Trông cô thật dịu dàng với tà áo dài đó và cô như đang đưa một làn gió một không khí đến cho lớp học của chúng tôi. Cô giới thiệu về bản thân mình cho chúng tôi rồi chỉ một lát sau cô đã giới thiệu chúng tôi đến với tiết học đầu tiên. Chúng tôi ngồi dưới lớp đứa nào đứa đấy chăm chú từng hành động từng cử chỉ của cô. Bàn tay mền mại với những ngón tay búp măng nhỏ nhỏ xinh xinh của cô dần dần viết những nét chữ rất đẹp mà chúng tôi cứ nghĩ những nét chữ ấy chỉ có trong những quyển tập viết của chúng tôi thôi. Tà áo dài thướt tha ấy đi đi lại lại trên bục giảng khiến chúng tôi cảm thấy đây không giống một buổi học văn thông thường nữa mà là một buổi thảo luận về văn thì đúng hơn bởi chính sự hiền dịu của cô dành cho chúng tôi. Tấm bảng đứng bắt đầu dày những phấn trắng, những nét chữ đều đặn gọn gàng chỗ thanh chỗ đậm chỗ được gạch chân được cô trình bày rất khoa học chứng tỏ người viết là một người cực kì cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô chúng tôi càng ngại ngùng về tính cẩu thả của mình.

Cô giới thiệu cho chúng tôi một cách chi tiết về hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung chính của tác phẩm, cô nói đây là một bài văn khó nên chúng tôi cần chú ý. Sau đó cô hướng dẫn cho chúng tôi về cách đọc tác phẩm sao cho truyền cảm nhất. Cô đọc cho chúng tôi một đoạn đầu, cả lớp tôi ngồi im phăng phắc nghe cô đọc. Chao ôi sao giọng cô truyền cảm và ấm áp như vậy, chúng tôi chưa được nghe một giọng đọc nào hay đến vậy. Cô say sưa đọc từng dòng chữ cho chúng tôi mà không vấp một chữ nào, chúng tôi đứa nào đứa đấy tròn mắt vì cô đọc rất lưu loát đoạn văn này. Cô đặt câu hỏi cho chúng tôi trả lời mỗi khi có câu hỏi nào khó cô lại gợi ý cho chúng tôi, cô không chỉ dùng lời mà cô còn dùng cánh tay làm hành động để cho chúng tôi hiểu nữa. Ở những câu hỏi ấy cô còn cho điểm để cho chúng tôi hào hứng hơn. Những bạn không trả lời được cô hơi chau mày ròi cô từ từ giảng lại cho bạn ấy hiểu được. Ở những chi tiết khó cô thường nhấn mạnh nói lại một vài lần để cho chúng tôi có thể nhớ được. Cô không giảng một cách nhanh chóng mà cô luôn hỏi chúng tôi đã hiểu bài chưa. Những khi như thế chúng tôi đồng thanh đáp “chúng em hiểu bài rồi ạ” những lúc như thế cô mỉm cười rồi lại tiết tục giảng. Một tiết học đầu tiên của cô diễn ra vô cùng nhanh chóng, chúng tôi đứa nào đứa đấy đều không muốn kết thúc buổi học một chút nào bởi cô giảng cho chúng tôi rất hấp dẫn.

Tiết học đã tan mà những lời giảng dậy của cô vẫn còn văng vẳng bên tai chúng tôi. Cô không chỉ dừng lại ở một người dậy văn mà cô còn là một người truyền cảm hứng cho chúng tôi để chúng tôi yêu văn hơn hiểu văn hơn.

Mik làm một đề thôi nhé

Hok tốt

20 tháng 4 2020

hãy viết một bài vă từ 10 đến 15 câu về mmootj bài văn tả cảnh

4 tháng 4 2018

1. Mở bài

Giới thiệu về cây định tả (cây gì?, được trồng ở đâu?, ai trồng?...).

- Tình cảm, suy nghĩ của em về loài cây đó (yêu thích, yêu quý, ấn tượng sâu sắc,…)

Tham khảo: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…

2. Thân bài: Viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa)

Lập dàn ý tả loại trái cây mà em thích

Đoạn 1: Tả bao quát

+ Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?...)

+ Tả chiều cao của cây (so sánh…).

+ Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…

Đoạn 2: Tả chi tiết

+ Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)

+ Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…

+ Qủa: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị...(tả thêm hạt nếu có…).

+ Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…

+ Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…).

Đoạn 3: Tả bổ sung

+ Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…

+ Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…

+ Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…).

3. Kết bài:

- Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).

- Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…

Tham khảo: Em vô cùng yêu quý cây…Ước mong sao cây luôn mãi…(Hoặc nêu lời hứa của mình: Chăm sóc, tưới nước, bón phân...)

4 tháng 4 2018

I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.

II. Thân bài
1. Tả bao quát

- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả

III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó 

13 tháng 12 2018

mình đang cần gấp, mình xin các bạn đấy

13 tháng 12 2018

Dàn ý (gợi ý)

   + Mở bài: Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)

   Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.

   + Thân bài:

   + Tả hình dáng của em bé:

   Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...

   + Tả hoạt động, sở thích của em bé:

    - Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.

    - Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...

    - Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.

    - Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.

    - Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.

   + Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.

25 tháng 4 2019

tớ chưa được gặp ông tiên trong giấc mơ vì khi nào  gặp được ông trong giấc mơ tớ sẽ tả cho cậu

25 tháng 4 2019

trong các truyện đã đc đọc tả ngoại hình tính cách ý