K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2. Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:                                                                                                                                                                                                 '' Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc                                                                                                                                                                           Thở ra mùi hôi...
Đọc tiếp

2. Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:                                                                                                                                                                                                 '' Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc                                                                                                                                                                           Thở ra mùi hôi vữa nồng hăng                                                                                                                                                                   Ngôi nhà giống như bài thơ sắp làm xong                                                                                                                                                               Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch''                                                                                                                                              giup mình nha mọi người tối nay mình phải làm xong để mai đi học nữa.

 

3
28 tháng 7 2019

Bài làm :

Ngôi nhà như một sinh linh khổng lồ, đang “ tựa” mình vào nền trời sẫm biếc. Con người thân thiện, cảnh vật cũng thân thiện, chan hoà với nhau qua cách nhân hóa tài tình. Góc nhìn em đang đứng ngắm khiến ngôi nhà hiện lên càng thêm nổi bật. Ngôi nhà đứng đó nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, “ thở” ra mùi vôi vữa nồng hăng. Những từ ngữ “ tựa”, “ thở” khiến cho ngôi nhà cũng như biết cọ quậy, giống như một anh chàng khổng lồ đáng yêu trên mặt đất. Cách miêu tả chân thực mà lại rất đỗi sinh động!

Nguồn : Chị Google :)

Bạn tham khảo

~Study well~

#Shizu

28 tháng 7 2019

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỗi chúng ta sống trong điều kiện tương đối tốt, cho nên việc xây dựng những ngôi nhà là nơi sống để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của nhiều thế hệ trong gia đình. Tác phẩm Về những ngôi nhà đang xây của tác giả Đồng Xuân Lan sẽ miêu tả cho chúng ta rõ nhất cảm xúc của những bạn nhỏ trước những ngôi nhà mới đang xây.
Trong những buổi chiều đi học về, các bạn nhỏ đã quan sát khá nhiều những ngôi nhà đang trong giai đoạn hoàn thiện, vì một ngôi nhà để xây dựng xong cần mất khá nhiều thời gian vẽ lên hình ảnh ngôi nhà đang xây đầy giàn giáo, trụ bê tông, bác thợ nề huê huê cái tay lúc ra về vì khi các bạn nhỏ tan học cũng là thời điểm những người thợ xây nghỉ tay chuyển công việc dang dở sang ngày hôm sau, mùi vôi vữa nồng hăng rất đặc trưng gồm vô số nguyên liệu xi và vữa, màu vôi gạch còn nguyên, cửa sổ chưa sơn, tường chưa trát vữa,, dưới con mắt của các bạn nhỏ những chi tiết được miêu tả lại khá đơn sơ, tác giả đã dùng thêm những biện pháp nhân hóa để làm nổi bật điều ấy qua các từ ngữ làm quang cảnh của ngôi nhà đang xây thêm sinh động “Cái lồng, nhú,tựa, thở, lớn lên”, bên cạnh đó còn chi tiết miêu tả về những cơn gió, và nắng vàng cũng được tác giả chú ý và nhân hóa nó những vạt nắng chiếu lên tường của ngôi nhà đang xây như đứng ngủ quên, còn gió thì có hình ảnh “mang hương, ủ đầy”.
Những câu thơ miêu tả ngôi nhà còn được tác giả ưu ái sử dụng biện pháp so sánh làm nổi bật và thêm gần gũi với cuộc sống “ là bức tranh, giống bài thơ sắp làm xong, trụ bê tông như mầm cây…” .Toàn bài là những ngôn từ rất dễ thương mà vô cùng chân thực. Câu chuyện về những ngôi nhà đang xây sẽ vẫn được kể mãi, chúng cho thấy được sự đổi thay của đất nước ta hàng ngày và hàng giờ khi đời sống người dân đang dần lên cao. Tùy vào những công trình sẽ có tiến độ hoàn thành dài ngắn khác nhau, nhưng đến độ nó hoàn thành thì trở nên đẹp đẽ. Những ngôi nhà tùy mục đích sử dụng được xây bởi những bàn tay người thợ lành nghề, được thiết kế cẩn thận tỉ mỉ đặt cả tâm huyết, không chỉ là về yếu tố thẩm mỹ và phải tính toán cẩn thận về độ vững chắc của công trình vì nó có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho hoạt động sống, rồi thậm chí cả tính mạng con người nên không thể lơi là, bất cẩn.
Qua tác phẩm cho ta thấy được giọng văn đầy sự phấn khích của những bạn nhỏ trước sự hoàn thành của công trình-những ngôi nhà đang xây,và nó cũng mang nhiều ý nghĩa to lớn cho ta thấy được nhiều về sự đi lên phát triển của đất nước, nhắc nhở chúng ta là những búp măng non cần phải rèn luyện học tập hăng hái từng ngày một đều đặn như những bác công nhân cần mẫn nhằm hoàn thành những ngôi nhà để cùng hòa nhập vào dòng chảy trôi phát triển không ngừng của đất nước.

5 tháng 10 2018

1.Câu đề bước tời đèo ngang bóng xế tà 
Bà Huyện từ ngoài Bác vào miền Trung theo chồng làm quan ,cảnh chiều hôm buồn bã,chắc có điều trắc uẩn lương tâm ,cảm xúc cảnh chiều hôm đây ! 
khung cảnh chen chúc của cỏ cây hoa lá chen vào với đá,miền trung du mà,cảnh thật lãng mạn nhưng có gì tiềm ẩn của vùng rừng núi hiểm trở heo hút .Cách tả cảnh liên tiếp ,từng phần một cỏ rồi chen vào cây,chen lá vào hoa.Bức tranh thiên nhiên sinh động nhưng có gì khăng khít gắn bó lắm thay 
Lom khom ...... 
Bằng cách đảo vị trí 'lom khom ",tác giả tả cảnh chiều hôm buồn bã của mấy chú tiều phu đốn củi đang gồng gánh ra về nơi túp lều tranh ở chân núi kia ,thật là buồn tẻ ,thật là mượn cảnh tả người ,tác giả ý chỉ cảnh chiều buồn ở ĐEO NGANG đây 
Lác đác ..... 
lại một cảnh thực của làng quê dân dã ,chốn sơn cước đây tác giả vẫn đảo vế,đáng ra tả mấy nhà lác đác ven sông thì đây lại là lác đác ven sông .Thật là bức tranh có cảnh có người,có hồn có sự sống 

2.Cảnh bóng xế tà gọi nên cho lòng người một tâm trạng hiu hắt, cô đơn. Một mình bà giữa chốn thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ cỏ chen đá, lá chen hoa rậm rạp và đìu hiu.
Con người vẫn ánh lên sự sống nhưng rất tẻ nhạt, nhỏ bé và xa lạ. Bài thơ đặc tả nỗi cô đơn chất chứa, cô đọng những nỗi niềm hoài cổ.
Tâm trạng nhớ nước, thương nhà được thể hiện rõ qua hai câu thơ:
"Nhớ nước đàu lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Ở đây tác giả dùng phép chơi chữ. Tiếng chim quốc và chim đa đa khắc khoải, da diết sự gợi u hoài thê lương. Ta với ta tưởng hai nhưng chỉ có một, một mình đối diện với chính mình một mình hiểu rõ lòng mình mà thôi. Nỗi niềm thể hiện sự không biết chia sẻ cùng ai.

16 tháng 11 2018

1,Câu đề bước tời đèo ngang bóng xế tà 
Bà Huyện từ ngoài Bác vào miền Trung theo chồng làm quan ,cảnh chiều hôm buồn bã,chắc có điều trắc uẩn lương tâm ,cảm xúc cảnh chiều hôm đây ! 
khung cảnh chen chúc của cỏ cây hoa lá chen vào với đá,miền trung du mà,cảnh thật lãng mạn nhưng có gì tiềm ẩn của vùng rừng núi hiểm trở heo hút .Cách tả cảnh liên tiếp ,từng phần một cỏ rồi chen vào cây,chen lá vào hoa.Bức tranh thiên nhiên sinh động nhưng có gì khăng khít gắn bó lắm thay 
Lom khom ...... 
Bằng cách đảo vị trí 'lom khom ",tác giả tả cảnh chiều hôm buồn bã của mấy chú tiều phu đốn củi đang gồng gánh ra về nơi túp lều tranh ở chân núi kia ,thật là buồn tẻ ,thật là mượn cảnh tả người ,tác giả ý chỉ cảnh chiều buồn ở ĐEO NGANG đây 
Lác đác ..... 
lại một cảnh thực của làng quê dân dã ,chốn sơn cước đây tác giả vẫn đảo vế,đáng ra tả mấy nhà lác đác ven sông thì đây lại là lác đác ven sông .Thật là bức tranh có cảnh có người,có hồn có sự sống .

2, Qua đèo ngang là một tác phẩm nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi qua đèo ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà”

Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là đã quá trưa trời đang chuyển sang buổi chiều và sắp tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây. Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.

“Cỏ cây chen là đá cheo hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.

Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tam thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chặt chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh.

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom” khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác, chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc, chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ con là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.

“Dừng chân ngắm lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ “dừng chân ngắm lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang, tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình “một mảnh tình riêng ta với ta”. Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé “một mảnh tình riêng” của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi qua đèo ngang.

Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi qua đèo ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bìa thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc.

nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng 5 câu văn                                                                                                                                        "-À mẹ ơi con có con dế                                                                                                                                                                                         Luôn trong bao diêm con đây                                                         ...
Đọc tiếp

nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng 5 câu văn                                                                                                                                        "-À mẹ ơi con có con dế                                                                                                                                                                                         Luôn trong bao diêm con đây                                                                                                                                                                               Mở ra là con thấy ngay                                                                                                                                                                                         Con yêu mẹ bằng con dế"

0
19 tháng 7 2021

Tham khảo:

Bài 1:

Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang(Phủ định). Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

Bài 2:

Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại của đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó người con là 1 nhà thơ nổi tiếng. Sau 30 năm bôn ba nước ngoài người về hoạt động tại Pắc Pó - Cao Bằng và cho ra bài thơ " Tức cảnh Pắc Pó". Bài thơ đã cho ta thấy được vẻ đẹp con người của bác ."Sáng ra bờ suối tối vào hang- Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng- Bàn đá chông chênh dịch sử đảng"Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!( Nghi vấn) Nơi làm việc tồi tàn , vất vả thế mà người lại nói" Cuộc đời CM thật là sang" Chữ “sang” không mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Bài thơ đã cho ta thấy được vẻ đẹp của con người bác- Một người hết lòng vì dân vì nước

viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh bác hồ qua đoạn thơ sau:             Rồi Bác đi dém chăn                                                                                               từng người từng người một                                                                                     Sợ cháu mình giật thột                                                                                           Bác nhón chân nhẹ nhàng         ...
Đọc tiếp

viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh bác hồ qua đoạn thơ sau:             Rồi Bác đi dém chăn                                                                                               từng người từng người một                                                                                     Sợ cháu mình giật thột                                                                                           Bác nhón chân nhẹ nhàng                                                                              Anh đội viên mơ màng                                                                                        Như nằm trong giấc mộng                                                                                  Bóng Bác cao lồng lộng                                                                                      Ấm hơn ngọn lửa hồng

2
24 tháng 3 2022

để thẳng đi bn, kiểu này khó nhìn

24 tháng 3 2022

Tôi ko hiểu

19 tháng 11 2021

Tham Khảo 

Khổ thơ đầu đã diễn tả tâm trạng của người chiến sĩ vào lúc nghỉ chân ở xóm nhỏ

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

"Cục....cục tác cục ta"

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Trong một ngôi xóm nhỏ vào ban trưa,tiếng gà nhảy ổ quen thuộc vang lên làm người chiến sĩ bồi hồi,xúc động."Cục..cục tác cục ta"-câu thơ ghi âm lại tiếng gà trưa mới thực,mới sống động làm sao! Ở ba câu thơ tiếp theo,từ "nghe" được điệp lại ba lần,đồng thời cũng là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.Tiếng gà xua tan đi cái nắng chói chang,gay gắt của trưa hè.Tiếng gà làm dịu bớt đi sự mệt mỏi,nhọc nhằn của người chiến sĩ.Và hơn thế nữa,tiếng gà đã gợi dậy những cảm xúc về kỉ niệm đẹp đẽ thưở ấu thơ của Xuân Quỳnh.Tiếng gà thật kì diệu,tài tình biết mấy! Đọc các dòng thơ,lòng tôi trào dâng sự bồi hồi ở sâu thẳm đáy lòng