K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                                           Ai giúp tớ bài này với ạ. Cảm ơn rất nhiều ạBÀI TẬP 3: A, Tìm và phân tích câu chia theo cấu tạo ngữ pháp trong đoạn văn sau:" Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió đo mưa...không thẻ nào ngủ lại được."                                                 ( Trích lặng lẽ Sapa/183 - lớp 9 tập 1)BÀI TẬP 4:Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói trong đoạn văn...
Đọc tiếp

                                                           Ai giúp tớ bài này với ạ. Cảm ơn rất nhiều ạ

BÀI TẬP 3: 

A, Tìm và phân tích câu chia theo cấu tạo ngữ pháp trong đoạn văn sau:

" Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió đo mưa...không thẻ nào ngủ lại được."

                                                 ( Trích lặng lẽ Sapa/183 - lớp 9 tập 1)

BÀI TẬP 4:

Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói trong đoạn văn sau:

" Có người hỏi:

... biệt gian bán nước để nhục nhã thế này."

                                              (Trích " Làng " / 165 - NV 9 tập 1)

                                                                HẾT

                              CẢM ƠN ĐÃ GIẢI GIÚP MÌNH Ạ

 

1

.Ghi nhớ :

       Câu được phân tích ra thành nhiều thành phần, trong đó có những thành phần chính và những thành phần phụ.

       a)Chủ ngữ (CN):

       Là một trong hai bộ phận chính của câu. CN nêu người, sự vật được miêu tả, nhận xét. Câu thường có một CN hoặc có thể có nhiều CN đặt kế tiếp nhau. Muốn tìm CN, ta đặt câu hỏi : Ai ? Con gì ? Cái gì ? Việc gì ?...

       b)Vị ngữ (VN) :

       Là mọt trong hai bộ phận chính của câu. VN chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở CN. Câu thường có một VN hoặc có thể có nhiều VN. Trong câu,VN thường đứng sau CN (song đôi khi, để gây sự chú ý, VN cũng được đảo lên trước CN). Muốn tìm VN, ta đặt câu hỏi : ...làm gì ?  ...như thế nào ? ....là gì ?

       c)Trạng ngữ

       Là bộ phận phận phụ của câu, có tác dụng thêm nghĩa cho câu. Trạng ngữ bổ sung tình huống cho câu (chỉ thời gian, địa điểm, mục đích , nguyên nhân, phương tiện,...). Câu có thể có hoặc không có trạng ngữ. Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu và ngăn cách với CN, VN bằng dấu phẩy. Câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ. Các trạng ngữ có thể cùng một ý nghĩa hoặc có nhiều ý nghĩa khác nhau.

              *Định ngữ : Là bộ phận phụ của câu. ĐN bổ sung ý nhĩa cho DT  trong câu. DT nào trong câu cũng có thể có ĐN. Các ĐN có thể đứng trước hoặc đứng sau DT. ĐN đứng trước chỉ số lượng, khối lượng; ĐN đứng sau chỉ đặc điểm,sở hữu.

       *Bổ ngữ : Là thành phần phụ của câu. BN bổ sung ý nghĩa cho ĐT,TT trong câu. BN phụ cho ĐT thêm các ý nghĩa về đối tượng, thời gian, nơi chốn, cách thức,...BN phụ cho TT thêm các ý nghĩa về đối tượng, mức độ,...của tính chất. ĐT,TT nào trong câu cũng có thể có BN, Các BN có thể đứng trước hoặc đứng sau ĐT,TT.

Lưu ý : TN phụ cho cả khối câu còn ĐN,BN chỉ phụ cho một từ trong câu.

       *Các bước xác định ĐN ( xác định BN cũng thực hiện tương tự) :

          - Bước 1 : Tách câu thành 3 khối lớn ( CN, VN và TN (nếu có ))

- Bước 2 : Xác định DT ( ĐT, TT ) có ở từng khối.

- Bước 3 : Tìm những từ đứng trước và sau DT (ĐT,TT ), bổ sung ý nghĩa cho DT (ĐT, TT ) đó.

VD : Chúng em /chăm chỉ học tập ( yếu tố chăm chỉ được nhấn mạnh ).

                                TT          BN

         Chúng em / học tập chăm chỉ ( hoạt động học tập được nhấn mạnh )

                                      ĐT           BN

( Nếu trong câu có 2 ĐT (hoặc  TT) thì yếu tố nào được nhấn mạnh (đứng trước ) là bộ phận chính; còn yếu tố kia (đứng sau) là bộ phận phụ (làm BN). Đây cũng là cách để ta áp dụng tìm ĐT hoặc TT chính làm VN trong câu ).

       *Hô ngữ : Là những từ, ngữ dùng để làm lời hô, gọi, gây sự chú ý ở người nghe hoặc biểu lộ cảm xúc. Hô ngữ thường đứng ở vị trí  đầu hoặc cuối câu.

Lưu ý : Lời hô, gọi, lời bộc lộ cảm xúc nhiều khi được dùng như một câu đơn độc lập, không phải là thành phần câu. Khi đó lời gọi , lời hô không phải là hô ngữ.

VD : -   Ôi ! Đẹp quá ! (Ôi là câu độc lập )

-  Ôi, đẹp quá ! (Ôi là hô ngữ )

       *Bộ phận song song (BPSS) : Những bộ phận đặt cạnh nhau, cùng giữ chức vụ ngữ pháp giống nhau trong câu (cùng là CN,VN,TN, ĐN hoặc BN ) gọi là BPSS. BPSS giúp cho việc diễn đạt ngắn gọn hơn. CN,VN,TN, ĐN, BN đều có thể đặt cạnh nhau làm BPSS. Các BPSS ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng từ chỉ quan hệ : và, hoặc, hoặc là, hay, hay là,...

Lưu ý : Các BP cùng giữ chức vụ ngữ pháp như nhau nhưng phải đồng loại mới là BPSS.

VD : - Quyển sách mới của em rất đẹp. ( Câu này có từ mới và của em cùng là  ĐN cho quyển sách nhưng không phải là BPSS vì chúng không đồng loại).

2 tháng 10 2021

Tham khảo nha em:

Dù nghèo khổ nhưng vì lòng tự trọng nên lão Hạc chảng bao giờ phiền lụy đến ai. Ông giáo thương cảm muốn ngấm ngầm giúp đỡ thì “lão từ chối tất cả. Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Phải chăng lão hiểu nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của người khác, Lão đã từng nói với ông giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được”, Lão muốn tự mình lo cho bản thân mình(Câu ghép). Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại nhờ bà con làm ma cho. Cái chết của lão chính là câu trả lời cho ai đó chỉ thấy vẻ bề ngoài “gàn dở bần tiện”, lão đã sống với chết đi với ý thức tự trọng lớn lao. Qua văn bản có thể thấy lòng tự trọng của lão Hạc vô cùng đáng quý

6 tháng 10 2021

cám ơn bạn nha

eoeo

 Câu 1:a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của hai câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu nào theo cấu tạo ngữ pháp?- Nam học tập chăm chỉ, làm bài đạt kết quả tốt- Nam học tập chăm chỉ, bài làm đạt kết quả tốtb. Hãy tưởng tượng, em có dịp đến một vùng quê và tận mắt nhìn thấy người nông dân đang gặt lúa. Em hãy:- Đặt một câu đơn có trạng ngữ để miêu tả cánh đồng mùa gặt- Đặt một câu nghi vấn...
Đọc tiếp

 Câu 1:

a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của hai câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu nào theo cấu tạo ngữ pháp?

- Nam học tập chăm chỉ, làm bài đạt kết quả tốt

- Nam học tập chăm chỉ, bài làm đạt kết quả tốt

b. Hãy tưởng tượng, em có dịp đến một vùng quê và tận mắt nhìn thấy người nông dân đang gặt lúa. Em hãy:

- Đặt một câu đơn có trạng ngữ để miêu tả cánh đồng mùa gặt

- Đặt một câu nghi vấn đề hỏi bác nông dân đang gặt lúa về một vấn đề mà em quan tâm.

Câu 2.

Cách miêu tả ánh trăng của nhà văn trong câu sau có gì hay và độc đáo?

Ánh trăng sáng vàng, ngọt lịm như rót xuống không gian cái không khí trong thanh của đất trời; cái dịu dàng, thanh tao của tự nhiên; cái mùi thơm ngai ngái của cỏ, của cây, của những cọng rơm vàng và cả mùi của đất ẩm ướt hơi sương đều hòa quyện trong cảm giác hư ảo giữa mơ và thực, lẫn vào tiếng cười rộn rã mang dáng vẻ cổ tích của ngày hội đón trăng đêm rằm.

Câu 3.

“Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

Rèm thêu trước ngực vầng trăng

Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên

Khuya rồi sông mặc áo đen

Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ …

Dựa vào nội dung của bài thơ trên kết hợp với trí tưởng tượng của em, hãy viết bài văn miêu tả vẻ đẹp của dòng sông.

giúp mk với, mk đang cần gấp

0

Cứ mỗi lần đọc bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, hình ảnh chú bé Lượm lại hiện ra trước mắt em. Đó là một em bé hồn nhiên yêu đời, có tinh thần dũng cảm đã hy sinh tại Huế trong thời kì đầu chống Pháp. Bài thơ đã đọng lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em vô cùng cảm phục, yêu mến và tự hào về Lượm - chú bé liên lạc gan dạ, anh dũng trong đoạn thơ:

Một hôm nào đó

........

Nhảy trên đường vàng.

Đó là đoạn thơ mà em thích nhất, xúc động nhất. Hình ảnh Lượm làm nhiệm vụ hiện dần trong đầu em. vẫn như mọi hôm, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai và bước nhanh trên con đường vàng nắng. Nhưng đường Lượm đi đâu có vàng nắng mãi. Lượm phải vượt qua nơi có chiến sự ác liệt đang diễn ra, bom đạn khói lửa mịt mù. Đạn bay vèo vèo qua đầu nhưng Lượm vẫn gan dạ:

Vụt qua mặt trận

Cái bóng bé nhỏ của Lượm thoăn thoắt qua từng đám lúa cao rì rào như muôn che đạn cho chú. Nhiệm vụ và tinh thần chiến đấu gan dạ của Lượm đã chiến thắng đạn bom đe doạ. Vì:

Thư đề: "Thượng khẩn”

Đây là lí do chính đáng khiến Lượm không quản khó khăn nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ:

Sợ chi hiểm nghèo

Em thấy hồi hộp và lo lắng cho Lượm. Chắc lúc đó Lượm không hề nghĩ đến cái chết đang vây sát bên mình. Sao chú mạo hiểm thế? Em thầm hỏi và càng khâm phục lòng dũng cảm của Lượm. Có phải chính lòng dũng cảm ấy đã giúp chú hoàn thành nhiệm vụ, chú lại bước trên con đường vàng nắng:

Ca lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng

Nhưng:

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi

Cả đoạn thơ bỗng ngưng lại như dòng suối đang chảy bị hòn đá chắn ngang. Em bàng hoàng như không tin vào lời tác giả. Một viên đạn lạc vu vơ đã găm trúng ngực Lượm. Chú ngã xuống, dòng máu đỏ tươi trào ra thấm đẫm làn áo mỏng. Lượm đã ngã xuống nhưng tay vẫn nắm chặt bông lúa, lúa ôm Lượm vào lòng hát ru vỗ về êm dịu.

Lượm đã hy sinh. Điều đó là sự thật ư? Trong em trào dâng một cảm xúc: đau đớn, xót xa vô hạn. Nhưng em vẫn nhận ra rằng: Lượm không xa rời quê hương, xa rời cánh đồng quê hương nơi chú sinh ra, lớn lên làm nhiệm vụ và hy sinh anh dũng.

Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Em tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, nụ cười ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu!

Tác giả cũng như em, như bao người đều mang trong lòng sự tiếc thương, đau xót vô bờ trước sự hy sinh anh dũng của Lượm. Lượm đã hy sinh dũng cảm như bao thế hệ cha anh đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất thân yêu của quê hương. Nếu xưa kia cậu bé làng Gióng đã đứng lên đánh đuổi giặc Ân giữ yên bờ cõi, thì chú Lượm là một thiếu niên anh hùng của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Lượm quả là một con người ưu tú của một dân tộc anh hùng, nối gót Trần Quốc Toản, Kim Đồng... lập lên những chiến công hiển hách. Lượm đã xứng đáng là tấm gương kế tục sự nghiệp cách mạng của ông cha ta trong thời kì cách mạng tháng Tám.

Lượm ơi, còn không?

Một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng ở cuối bài để nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm? Nhà thơ đã gián tiếp trả lời bằng việc khắc lại hình ảnh Lượm vui tươi, hồn nhiên trong hai khổ thơ cuối bài:

Chú bé loắt choắt

Cái sắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cải đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Lượm vẫn còn mãi mãi trong lòng dân tộc, trong tác giả và trong lòng em. Một chú bé liên lạc xinh xắn, nhanh nhẹn, hoạt bát, vẫn còn là con chim chích nhỏ nhảy trên đường vàng tươi đẹp.

Từ hiện thực của một đất nước anh hùng, Lượm là nhân vật tiêu biểu cho một thế hệ thiếu niên thời chống Pháp. Hình tượng nhân vật ấy có sức mạnh cổ vũ bao thế hệ đã qua xông vào cuộc chiến đấu đánh đuổi ngoại xâm và sẽ còn tiếp tục cổ vũ chúng em trên con đường xây dựng xã hội mới. Bài thơ Lượm của Tố Hữu đang và sẽ còn tạo được cảm tình tốt đẹp cho các thế hệ thiếu nhi Việt Nam.

19 tháng 3 2018

Chủ ngữ: 

a, Bác Hồ

b, cả lớp

c., mẹ em

d, chiếc cầu vắt ngang dòng sông

e, cây lan ông em trồng

Các vế còn lại là vị ngữ

23 tháng 4 2023

CN :  tôi

VN : còn lại

TN : Mãi đến năm nay , khi đã lên lớp 5

 

23 tháng 4 2023


Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp 5, tôi mới để ý 1 loài hoa.

25 tháng 2 2021

Để có tiền/ cho/ tôi/ ăn học/, mẹ /làm việc cả ngày lẫn đêm

Trạng ngữ       CN1    VN1      CN2      VN2

12 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

Câu ghép: sáng hôm sau,tuyết vẫn phủ kín mặt đất , nhưng mặt trời lên , trong sáng , chói chang trên bầu trời xanh nhợt.

+Vế 1: Tuyết vẫn phủ kín mặt đất

+ Vế 2: Mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt

2 vế được nối với nhau bằng quan hệ đối lập"nhưng"

Quan hệ ý nghĩa: quan hệ từ "nhưng"(đối lập),tương phản.

12 tháng 12 2021