K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2019

Thành công sẽ mỉm cười với những ai có ước mơ và dám thực hiện ước mơ của mình”.

Vâng! Có lẽ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trên chuyến hành trình dài của cuộc đời, chúng ta đều mang theo bên mình không ít những ước mơ – thứ mà ta hết sức nâng niu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hạt giống ước mơ ấy sẽ nhanh chóng nảy mầm trong khu vườn khát vọng của riêng ta. Tôi cũng vậy, cũng có rất nhiều ước mơ cho tương lai và chúng luôn đẹp, rực rỡ, huy hoàng trong đôi mắt đầy hi vọng của tôi. Thế nhưng, ngay những ngày tháng cuối cùng sắp khép lại, quãng đời trung học phổ thông, ước mơ lớn nhất của tôi là được bước vào giảng đường đại học, một ngôi trường sẽ là mái nhà tương lai che chở, bảo vệ và dạy cho tôi những kinh nghiệm, những bài học cuộc sống giá trị bên cạnh lượng tri thức khoa học bổ ích.

Rõ ràng việc vào đại học đối với học sinh trong thời đại ngày nay là rất dễ dàng, khác xa với thế hệ cha anh ngày trước. Bởi lẽ song song với nhu cầu giáo dục ngày càng cao trong thời kỳ hội nhập này, hàng loạt các trường đại học mọc lên ở khắp nơi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của khối lượng đông đảo học sinh. Và từ đó, cũng phát sinh rất nhiều vấn đề mang tính tất yếu mà học sinh chúng tôi phải băn khoăn, lo nghĩ về việc chọn một trường đại học phù hợp, đúng như sở nguyện của mình. Đứng trước nhiều lựa chọn mang tính bước ngoặt này, mặc dù đã được thầy cô, gia đình và hệ thống thông tin đại chúng tư vấn và cung cấp rất nhiều thông tin cần thiết nhưng chúng tôi vẫn không thoát khỏi những suy nghĩ mông lung, mơ hồ về ngôi trường đại học tương lai. Bởi lẽ, nghe và đọc thì chúng tôi đã được nghe và đọc rất nhiều nhưng chưa bao giờ và chưa lúc nào được viếng thăm một ngôi trường đại học thật thụ để hiểu rõ hơn về môi trường giảng dạy của nó. Thật khó để chọn lựa phải không nào, khi mà trên Internet hay báo chí, truyền hình, ngôi trường đại học nào cũng thật đẹp và có những điều kiện tuyển sinh hết sức hấp dẫn.

Và rồi, như một sự may mắn, tôi và nhiều hoc sinh khác được nhà trường tổ chức tham quan trường Đại học Tân Tạo thuộc “thành phố tri thức Tân Đức”, cũng tọa lạc trên địa phân huyện Đức Hòa của chúng tôi. Chắc chắn rằng, sự xuất hiện của ngôi trường này sẽ làm thay đổi rất nhiều bộ mặt của huyện Đức Hòa nói riêng và của cả tỉnh Long An nói chung chỉ trong tương lai gần mà thôi.

Hình như, có  nhiều lúc tôi đã mơ màng hình dung trong tâm trí mình những hình ảnh đẹp đẽ và tráng lệ nhất của ngôi trường đại học trong nhiều bộ phim của nươc ngoài. Chẳng hạn như trong phim Harry Potter, rõ ràng ngôi trường ấy thật lộng lẫy và nguy nga đến không thể tả được. Tôi đã từng nghĩ rằng ở nước Việt Nam của chúng ta không thể nào có một ngôi trường tầm cỡ như vậy. Thế rồi, chuyến tham quan  Đại học Tân Tạo đã thay đổi rất nhiều suy nghĩ non trẻ và có phần sai lệch trong tôi, đồng thời nó gieo cho tôi rất nhiều hy vọng về một tương lai tốt đẹp phía trước.

Tôi hầu như đã bị choáng ngợp khi đứng trước tòa nhà trung tâm của trường. Đó chỉ là một trong số rất nhiều tòa nhà khác đã và đang được hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Tuy không quá lịch lãm như những ngôi trường trong tưởng tượng phi thực của tôi, Đại học Tân Tạo cũng ít nhiều giúp tôi hình dung được rõ ràng và cụ thể hơn ước mơ cháy bỏng của mình.  Hơn thế nữa, qua trò chuyện với đội ngũ giảng viên và những thành viên trong ban sáng lập trường, tôi cảm nhận rõ được sự thân thiện toát lên qua từng lời nói và thái độ của họ dành cho lớp học sinh tương lai chúng tôi. Đâu đó trong ánh mắt thiết tha của các thầy, các cô là cả một niềm tin yêu và hoài vọng lớn lao đặt vào thế hệ trẻ chúng tôi. Không dùng những từ ngữ cầu kỳ, không diên những bộ trang phục mang tính thời đại, các thầy cô tận tình như anh chị, cha mẹ của chúng tôi vậy. Và còn gì tốt hơn khi tôi được học và sinh hoạt trong một môi trường thân thiện, ấm áp tình người như thế. Thầy cô sẽ không còn là những người ở trên, xa cách và luôn nghiêm khắc với tôi mà họ sẽ là những người bạn vô cùng đặc biệt, luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ và đồng hành cùng chúng tôi trên chặng đường chông gai phía trước.

Sau một vòng tham quan cơ sở vật chất của trường, tôi cảm thấy rất vui và tầm nhìn của mình đã được mở mang đôi chút. Chưa bao giờ tôi tiếp xúc thực tế với những căn phòng, kiến trúc xây dựng hay tất cả mọi thứ theo tiêu chuẩn quốc tế như thế này. Thật hào hứng khi tôi chợt ước rằng một ngày nào đó được trở thành sinh viên của Đại học Tân Tạo. Khi ấy, chắc tôi sẽ phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều.

Khi tìm hiểu về công tác giảng dạy và hệ thống giáo dục của trường, tôi bất giác quên mình vẫn còn là một học sinh trung học phổ thông bởi chúng quá hấp dẫn và đầy quyến rũ với tôi. “Một nền giáo dục theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ”. Có thật không trong địa phận của huyện nhà đa số những người dân nơi đây đều nghèo và quanh năm tần tảo như nhau cả. Sẽ rất khó cho chúng tôi khi phải học trong môi trường giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với khoảng 60% giảng viên là người nước ngoài. Nhưng tôi chợt vững tâm và bớt đi phần nào lo ngại vì tôi tin rằng họ có thừa năng lực, trí thức và lòng hăng say yêu nghề để giảng giải tận tình cho chúng tôi. Học phí vào trường đại học là vấn đề đã gây rất nhiều suy ngẫm cho tôi, bởi với số tiền ít ỏi từ việc làm nông của gia đình, tôi hoàn toàn không thể với tới một ngôi trường tầm cỡ quốc tế thế này. Nhưng như một phép màu, trường có hẳn học bổng toàn phần cho những sinh viên vượt khó học tập. Hơn thế nữa, tất cả những sinh hoạt cá nhân, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí của học viên đều được thực hiện trong ký túc xá và khuôn viên nhà trường. Sẽ rất tiên lợi cho những sinh viên xa nhà và có nhiều lo ngại về hệ thống an ninh phức tạp trong các khu nhà trọ.

Tuy không được tham quan toàn bộ cơ sở vật chất của trường, chưa được vào thư viện và nhiều phòng khác nhưng tôi rất mong rằng: tất cả mọi thứ đều đầy đủ và tiện dụng cho sinh hoạt của chúng tôi.

Tôi nghĩ thư viện của nhà trường phải là nơi mà chúng tôi có thể tự do thả hồn mình nổi trôi trên những trang sách biết nói ở tất cả các lĩnh vực khác nhau. Phòng tự học dành cho sinh viên sẽ thật rộng rãi, thoáng mát để chúng tôi chú tâm vào việc học thay vì lười biếng ngồi buồn trong ký túc xá của trường. Trong môi trường mà tất cả mọi người đều học hăng say như vậy thì tin chắc rằng nhưng học viên khác cũng sẽ làm theo thôi.

Tôi còn rất nhiều mong muốn muốn bày tỏ với ban tổ chức cuộc thi này nhưng thời gian không còn nhiều nữa. Tôi nghĩ rằng, trường Đại học Tân Tạo đã, đang và sẽ đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của sinh viên, vượt xa cả những mong muốn giản đơn, bình dị của tôi. Thế nên tôi cũng chẳng còn muốn ước mơ gì khác ngoài việc sẽ được học tập, sẽ được bay đến tương lai bằng đôi cánh do Đại học Tân Tạo ban tặng cho mình. Ngay từ giây phút này, tôi sẽ nỗ lực trau dồi hết sức, hết lòng để vươn tới ước mơ khó khăn nhưng không phải là không thực hiện được. Trở thành sinh viên của trường Đại học Tân Tạo và cho dù ước mơ ấy không thực hiện được, tôi vẫn sẽ có cơ hội vào những trường đại học chất lượng khác, chỉ sau Đại học Tân Tạo thôi,  hy vọng là như vậy.

Chờ tôi nhé, ngôi trường Đại học yêu quí của tôi! Chờ nhé, ước mơ, khát vọng cháy bỏng trong tôi lúc này. Một lần nữa, tôi muốn động viên chính mình bằng câu danh ngôn yêu thích: “Hãy luôn là chính mình và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ”.

Và dĩ nhiên, tôi sẽ viết vào ký ức đẹp đẽ của mình những gì mà tôi trông thấy và cảm nhận được sau chuyến viếng thăm không thể nào quên này. Tuyệt. Cảm ơn tất cả mọi thứ từ cuộc sống đã cho tôi cơ hội được đến gần hơn với mơ ước của mình.

Trường học ước mơ của tôi là một ngôi trường đẹp. Đó là một trường học lớn và rộng. Trường có nhiều cây xanh và ở đó có sân vận động, bãi thể thao đủ cho học sinh chơi. Những điều tôi mong đợi nhiều nhất, đó là một trường học tập tuyệt vời với nhiều trang thiết bị hiện đại. Một điều nữa, các sinh viên của trường rất thân thiện và hữu ích và các giáo viên là quá tốt. Đó là tất cả về trường học trong giấc mơ của tôi.

28 tháng 1 2018

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

Ngôi trường của tôi nằm trên quốc lộ 20.Cánh cổng xanh in đậm hàng chữ''Trường THCS Nam Cao'' mở rộng như đang đón tôi bước vào.Nhìn từ xa ngôi trường như dãy núi nhỏ nhưng sao lại khang trang và đồ sộ đến thế. Ngôi trường được bao quanh bởi những cây hoa giấy và hoa mười giờ cùng những làn gió mát rượi thấm đượm hương thơm dịu dàng của hoa trò thật khiến cho người ta yêu lắm ngôi trường này.Những lóp học được xây theo hình chữ U và khang trang hơn trước,có đầy đủ các thiết bị học tập:tivi,máy chiếu.máy tính,....Trên bàn giáo viên đều được đặt một chiếc bình bông.Mỗi chiếc lọ như vậy chứa đầy những bông hoa màu sắc sặc sỡ.Tôi còn nhớ hồi còn học lớp 6 lớp học đâu được khang trang như thế này,bàn ghế đầy những vết bút mực,sân tập thể dục chưa lát bê tông.Làm sau mỗi tiết thể dục thì sàn của lớp dính đầy bùn đất bởi giầy của chúng tôi,lúc đó thật mắc cười.Hàng cây xanh xanh xòe tán rộng che mát cho chúng tôi dưới tiết trời ấm áp của ánh nắng mặt trời.Ngôi trường đã gắn liền với tuổi thơ,những kỉ niệm vui buồn.Tôi sẽ không bao giờ quên ddược

8 tháng 10 2018

trường em là trường [tên  trường bạn] trưởng em nổi tiếng vì những bông hoa có sắc màu rực rỡ nở quanh năm ,vì những tiếng hót líu lo ,ríu rít của nhửng chú chim nhỏ nhắn dễ thương .Em rất tự hào về ngôi trường thân yêu .

mình ko biết có được ko......? nếu đươc thích cho mình nhé!..

My dream house is hi-tech house by the sea with many sands and water surroundings. There will have 12 large rooms and it will have many green trees, flowers and have big swimming pool in the garden. In each rooms, it will have a super smart TV, a super smart car, high-tech robot: the super smart TV will help me surf the Internet, send and receive my email, order food from the supermarket and contact my friends on other planets. High-tech robot will clean the floors, cook the meals, wash the clothes, water the flowers and feed the dogs and cats.I love my dream house very much.I hope that one day my dream will come true.

7 tháng 6 2020

My dream home is a luxurious looking house. In the garden there are lots of flowers, colorful. Of course there must be shade trees around the garden. After the garden there is also a large swimming pool. Western interior design. The office is also a bit wide. Constructing enough room for families and each room designed according to each person's preferences. That is the house I dreamed of.

*Ryeo*

12 tháng 9 2018

Trào lưu hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn học nước nhà. Chúng ta khó có thể quên các tên tuổi lớn như Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… và đặc biệt là Ngô Tất Tố – tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tắt đèn. Lần đầu tiên, ông đã đưa vào văn học hình ảnh một người phụ nữ nông dân Việt Nam với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. Đoạn văn Tức nước vỡ bờ thể hiện chân thực và sinh động vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu, một phụ nữ yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh và có tinh thần phản kháng mãnh liệt.

Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn cường hào đánh đập thừa chết thiếu sống chỉ vì chưa có tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cố sức xoay xỏa để cứu chồng ra khỏi cảnh bị cùm trói và hành hạ dã man. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia quạt lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình thương yêu chồng tha thiết.

Trong cơn quẫn bách của mùa sưu thuế, chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình khốn khổ. Chồng bị bắt, bị gông cùm, đánh đập, một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Chính tình yêu thương, lo lắng cho chồng đã dẫn chị đến hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác khi chúng nhẫn tâm bắt trói anh Dậu một lần nữa.

Hành động của chị Dậu không phải diễn ra một cách bất ngờ mà cái mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu, nhẫn nhục. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức tột độ đã khiến nó bùng lên dữ dội.

Lúc bọn đầu trâu mặt ngựa ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai thì chị Dậu tuy giận nhưng vẫn nhẫn nhục van xin tên cai lệ độc ác: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô của chị là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự nhún mình. Lúc bọn chúng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định trói anh một lần nữa, chị Dậu đã xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ, năn nỉ: Cháu xin ông. Những lời nói và hành động ấy của chị chỉ nhằm mục đích bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách, phẩm chất của chị Dậu mới bộc lộ đầy đủ. Tên cai lệ không thèm nghe chị. Hắn đấm vào ngực chị và cứ sấn đến trói anh Dậu. Chị Dậu đã chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách của chị Dậu là kết quả tất yếu của cả một quá trình chịu đựng lâu dài trước áp lực của sự tàn ác, bất công. Nó đúng với quy luật: Có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Từ vị thế của kẻ dưới: Cháu van ông…, chị Dậu thoắt nâng mình lên ngang hàng với kẻ xưa nay vẫn đè đầu cười cổ mình: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Câu nói cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu. Tức thì, sau lời cảnh cáo đanh thép của kẻ trên đối với kẻ dưới: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! là hành động phản kháng dữ dội: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xồ đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

3 tháng 9 2021

I often call my school is my second home.
School yard, through not very large but very spacious and clean. High school entrance and spacious, the two sides is the flower corridor leads straight to the playground and the classroom.

School Grounds em wide, around the yard trees and ancient eagle shade cover, with flower beds and lawns green. Listed under the tree row of stone for us to read books and talk after each lesson.

The classrooms are full of tables and chairs, cabinets for learning and also exhibited the post office corner, nice arle. In addition, you also have the other classroom as music room, computer science, library, classroom English ...

I even loved the school because here we have good friends and the teachers are always interested to teach and impart knowledge to us so people. I loved my second home!

24 tháng 9 2020

my dream school has a big swimming pool and has the art club.Every day,the teacher gives a ice cream to students.My school is big the yard and has the boarding school.My school is from english teacher and they are friendly and kind heart.The school allows students wear thier clothers.                                                                                                                                       

27 tháng 7 2018

các bn phải tự viết nhé

13 tháng 8 2018

hello ! my name is nguyen . I am ten years old . I am in class nine one.my hope school is Dang Dung secondary shool. I love it because the following reason : first it is very big with 100 rooms hihi it it my imagine. I think there are 94 class rooms , four computer rooms with many computers and two gym .Second teachers here are nice and young ,they  are always willing to help their stundent when they have dificulties.finally ,for students they are hard -working and friendly.besider it has a large yard with many tall trees , beautiful flowers and long chairs.mmore importantly, Dang Dung schoolis famous for its traditional study and activites .I love Dang Dung school very much.

27 tháng 10 2018

Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông.

Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật 6 tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp 1 đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong bộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.

Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".

Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.

Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.

Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.

28 tháng 4 2019

Môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề do nhiều người dân không có ý thức bảo vệ môi trường và bên cạnh đó là do các công ty , xí nghiệp xả chất thải chưa qua xử lí bừa bãi ra môi trường . Họ chỉ biết lợi ích của riêng mình mà không quan tâm gì đến mọi người xung quanh . Chính vì thế mà môi trường bị trở nên ô nhiễm , khiến cho mọi người bị ốm , mắc nhiều bệnh hiểm nghèo khó chữa nhiều hơn . Tiêu biểu là căn bệnh ung thư hiện đang rất phổ biến trên đất nước ta và chưa tìm ra cách nào chữa trị được . Để môi trường không bị ô nhiễm nghiêm trọng nữa , mọi người phải có ý thức tự giác bảo vệ môi trường , giữ gìn vệ sinh chung và hãy cùng nhau chung tay xây dựng một môi trường xanh sạch đẹp.

28 tháng 4 2019

​Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. 

Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng, không giữ gìn vệ sinh đường phố. Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Tuy vậy, họ vẫn thản nhiên, vô tư không có gì áy náy. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Không chỉ với những nơi công cộng, ở một số khu phố, con đường có đặt bảng khu phố văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan, rác rưởi ngập đầy khắp lối đi, mùi hôi khó chịu bốc lên suốt ngày. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. 

Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ,ao, sông rạch và ra đường.Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng,cống bị tắt nghẽn.Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên đò xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặc giũ thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. 

Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn.Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt?Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì đến mình, đến gia đình mình. Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại. Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh,giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con ngươì. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt?Nước không sạch,con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp, hiện đại. Không ở đâu xa, ngay trong thành phố của chúng ta – nơi con sông Đồng Nai chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn. 

Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo, vỏ bánh. Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô. Làm sao các thầy, các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy. Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác, dọn vệ sinh lớp. Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp. Thật tai hại làm sao ! Ngày hôm nay, vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều. 

Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó. Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình, điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn. Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên, chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo. Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại