K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mùa thu đã qua. Sang mùa đông. Một buổi sáng cũng như bao nhiêu buổi sáng khác, em bước trên giường xuống thấy trong người giá lạnh. Mẹ em bảo: “Hôm nay đi học con mặc chếc áo đồng phục mùa đông vào cho ấm”. Nhìn chiếc áo, em thấy dáng áo bo mặc trông rất khoẻ.

Chiếc áo đồng phục của em có hai màu: phần trên áo có màu trắng, phần dưới áo là màu xanh thẫm. Vải áo mềm mại, mặc chiếc áo lên em thấy rất tiện cho các hoạt động của lớp của trường. Áo có hai lớp mặc nên rất ấm. Áo kéo phec – mơ – tuya rất tiện kéo lên kín cổ rất ấm. Chiếc áo đồng phục của em, phần dưới của áo có hai túi chéo có viền màu trắng nổi bật trên nền vải màu xanh. Nách áo rộng, tay áo không qúa dài nên đủ để mặc một chiếc áo len ở trong. Phái bên tay trái áo có gắn phù hiệu của trường.

Mỗi khi lấy chiếc áo ra khỏi tủ và mặc, em rất hãnh diện vì mình là học sinh trường tiểu học Quỳnh Lôi.

26 tháng 3 2019

xin lỗi nha ! nửa mà mk ghi là nữa!

Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.

Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.

Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.

Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.

13 tháng 3 2022

chép mạng rồi :)

13 tháng 3 2022

k chép thì tự làm đi bn. ai rảnh ngồi viết văn cho bn

13 tháng 3 2022

ngồi viết văn của mk cho bn thì cx là bn đg chép mạng mà

21 tháng 3 2018

Đề 2 :

     Cuối học kì I , em đạt học sinh giỏi , mẹ mua cho em một chiếc bút mực rất đẹp .

     Chiếc bút dài khoảng bằng gang tay em . Nó có màu đỏ đậm. Nắp bút có những chú bướm bay xung quanh . Nắp có cái cài làm bằng kim loại . Mở nắp bút ra , có chiếc ngòi nhọn và có 1 cái lỗ hình tròn ở giữa ngòi . Bên dưới ngòi , có 1 chỗ trống to để ta có thể thoải mái cầm bút . Thân bút có ống mực làm bằng nhựa và có chỗ để ta bơm mực.Đóng nắp bút vào có tiếng " cạch" nghe thật vui tai. Mỗi khi viết chính tả , em đều lấy chiếc bút mực này viết . Chiếc bút như Người thầy luôn giúp em rèn chữ .

      Em rất thích chiếc bút này và em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận vì không có chiếc bút nào có thể thay thế được chiếc bút này .

21 tháng 3 2018

Bạn Nguyễn thị như quỳnh có thể tả bứt chi ko

4 tháng 3 2022

tham khảo

Tết đến, nhà nhà háo hức chuẩn bị đón một năm mới sắp đến. Dù đây là một ngày lễ cổ truyền từ ngàn năm nhưng mỗi miền lại có những phong tục tập quán khác nhau. Người miền Bắc thích bánh chưng vuông chằn chặn, thích hoa đào giản dị mộc mạc nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Còn người miền Nam chúng tôi luôn đón tết với những chiếc bánh tét và cũng không thể thiếu một cây hoa mai thật lộng lẫy.

4 tháng 3 2022

tham khảo

Mùa xuân đó, không khí Tết làm nao lòng người, cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Khắp nơi trong vườn, ngàn hoa khoe sắc thắm. Em và bố cùng chăm chút cho biểu tượng của ngày Tết - cây hoa mai được bố trồng trước sân nhà.

17 tháng 3 2018

Bài làm 1

“Meo! Meo! Meo!” Vừa về tới nhà, chú Bông Bông đã quấn lấy chân em mừng rỡ ra mặt Đó là chú mèo ba xin được ở nhà một người bạn thân năm em tròn tám tuổi.

Chú mèo có bộ lông trắng muốt nên em đặt tên cho nó là Bông Bông. Khi mới đưa về chú chỉ to bằng chai nước suối Lavi loại nhỏ. Một năm sau chú đã to bằng chiếc bình thủy Rạng Đông. Bông Bông có cái đầu tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bóng nhựa của em. Đôi tai rất thính. Chỉ một tiếng động nhỏ chú cũng phát hiện được nó phát ra từ hướng nào. Đôi mắt của chú tròn vành vạnh và trong xanh như màu nước biển. Cái mũi thì nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi. Hai bên mép là bộ ria trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi. Thân hình chú dài, thon thả và mềm mại như các diễn viên xiếc. Mỗi khi chú vươn vai, cải đuôi cong lên như hình một dấu ngã. Bộ lông thì dày, mịn, nhuyễn như nhung. Bàn chân phía dưới có nệm thịt dày màu hồng nhạt, giúp chú di chuyển nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Ngón chân có móng dài sắc ngọt. Những lúc vui chú cào cào vào người, em cảm giác nhồn nhột.

ta-con-vat-nuoi-trong-nha-con-meo-t432

Ban ngày, chú như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo. Nhưng khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay thăm viếng.

Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim nhìn những áng mây trắng như bông lững lờ trôi trên nền trời xanh cao vời vợi, thật đáng yêu. Có lúc chú giơ chân lên miệng liếm liếm rồi ngồi xổm dậy, quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa.

Em rất quý Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Và điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.



 

17 tháng 3 2018

 Chú mèo nhà em tên là Mi Mi.Đó là con mèo mà nội em đem từ quê lên cho em.Chú có bộ lông trắng như tuyết.Toàn thân chú mềm mại.Cái đuôi dài cũng mềm mại,chóp đuôi cs nhúm lông màu nâu.Cái đầu chú tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bõng nhựa của em.Cặp mắt chú tròn xoe,xanh biếc.Đôi tai rất thính.Cái mũi nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi.Ngón chân của chú thì cs móng dài sắc nhọn.Chú rất ngoan và bắt chuột rất tài.Khi em ngủ,chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng.Chú thường đi quanh nhà rồi dừng lại ở những nơi chú nghi là lũ chuột thường hay đến.Em rất yêu quý chú mèo Mi Mi nhà em.

6 tháng 3 2018

Bên ngoài là một hình chữ nhật nhưng ở trong chứa đựng những kho tàng kiến thức vô cùng quý giá, các bạn có biết đó là vật gì không? Đó chính là ngôi nhà kiến thức của tôi đấy. Ngôi nhà kiến thức này được mang tên “Tiếng Việt 5, tập hai”.

Ngôi nhà kiến thức này khá đẹp và xinh xắn. Xung quanh ngôi nhà được bao bọc bởi một bức tường rắn chắc. Trên bức tường đó là hình ảnh đồng ruộng, núi non, biển cả và đặc biệt là hình ảnh các bạn học sinh của các vùng miền đang ngồi nói chuyện một cách vui vẻ. Hình như các bạn đang trao đổi để cùng nhau khám phá vẻ đẹp của quê hương đất nước. Trên cùng của bức tường có in hàng chữ ghi nơi có những người “kĩ sư” đã xây dựng nên ngôi nhà kiến thức này: “Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Tiếp đó, một hàng chữ xanh dương và là tên của ngôi nhà: "Tiếng Việt 5 ”, riêng số 5 được mặc chiếc áo đỏ hồng nổi bật hẳn lên. Phía dưới bức tường là dòng chữ trắng ghi địa chỉ sản xuất ngôi nhà này và nhiều ngôi nhà khác nữa: “Nhà xuất bản Giáo dục”. Phía sau ngôi nhà có một bức tường khác trắng tinh, bên dưới có đánh mã số, chính là địa chỉ của ngôi nhà đấy, các bạn ạ! Để ngôi nhà được sạch sẽ và lúc nào cũng như mới, tôi đã mặc cho nó một chiếc áo bằng ni lông trong suốt.

Khi mở cánh cửa ngôi nhà, bạn sẽ thật ngạc nhiên vì có mùi hương nhè nhẹ bay ra. Chao ôi! Những tờ giấy trắng tinh, những dòng chữ duyên dáng, những hình ảnh sống động, đã điểm tô cho ngôi nhà một vẻ đẹp có sức quyến rũ đến lạ thường. Ngôi nhà được thiết kế theo từng chủ điểm. Mỗi chủ điểm được học trong ba tuần. Trong mỗi tuần, các phân môn của môn Tiếng Việt được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Tập đọc giúp tôi biết đọc đúng, đọc hay, đọc hiểu. Chính tả giúp tôi viết đúng và đẹp văn bản. Nhờ có luyện từ và câu mà tôi biết thêm nhiều từ ngữ, biết cách dùng từ và viết câu dúng ngữ pháp. Tập làm văn luyện cho tôi cách nói hay, viết hay. Kể chuyện thì kích thích lòng ham đọc sách của tôi. Ngôi nhà đã đi cùng tôi suốt học kì hai của năm học cuối cấp này, giúp tôi mở mang kho tàng kiến thức.

Ngôi nhà đã trở thành người bạn thân thiết cùa tôi tự bao giờ, tôi cũng không biết nữa. Tôi quý nó, tôi yêu nó cũng như tôi luôn trân trọng những kiến thức nó đã mang đến cho tôi. Ngôi nhà này sẽ mãi là bạn của tôi cho dù năm học kết thúc.

6 tháng 3 2018

Mẹ mua cho em hộp bút chì màu rất tốt. Hộp chì màu giúp em đạt điểm cao trong môn vẽ, trang trí. Nó còn giúp em học toán: nếu em chưa nhìn rõ hình, dùng bút chì màu tô từng ô hình sẽ phát hiện các kiểu hình chồng lên nhau. Vào những ngày lễ như ngày Nhà giáo Việt Nam hai mươi tháng mười một hay những lúc tham gia phong trào thi vẽ, hộp chì màu giúp em hoàn thành tác phẩm mĩ thuật của mình để dự thi và dâng tặng các thầy cô giáo. Hộp chì màu còn được các anh chị của em mượn để tô màu bản đồ địa lí. Em rất yêu thích hộp chì màu của em.

24 tháng 6 2018

Cây phượng vĩ được trồng trong sân trường, ngay trước cửa lớp em. Em nghe cô chủ nhiệm nói cây được thầy hiệu trưởng đầu tiên trồng cách đây năm mươi năm rồi, từ khi trường mới thành lập.

Cây phượng vĩ cao lắm, cao qua cả tầng một trường em. Thân cây to và chắc nịch đến hai ba người ôm mới hết. Thân cây xù xì có màu nâu sẫm. Lá phượng xòe tán lá rộng xum xuê, tỏa bóng mát khắp một góc sân. Lá phượng gồm nhiều lá nhỏ xíu mọc ra từ cành nhỏ, xêp song song. Lá có màu xanh mướt. Khi lá đã già sẽ ngả sang màu vàng óng. Mỗi lần có một làn gió nhẹ thổi qua, những chiếc lá phượng màu vàng nhỏ xíu lại bay bay rồi rơi xuống phủ một màu vàng khắp sân trường trông thật nên thơ.

Hè đến, phượng nở hoa đỏ rực rỡ. Từ trên cao nhìn xuống hoặc từ xa nhìn lại, cây xòe tán rộng với những chùm hoa nở bung nổi bật như những đốm lửa. Hình ảnh hoa phượng có lẽ gần gũi với tất cả những cô cậu học trò nhỏ bởi hầu hết ngôi trường nào cũng trồng hoa phượng ở sân trường. Thỉnh thoảng nhìn ra gốc cây, em vẫn thấy một vài bạn nhặt cánh hoa ép vào trang vở của mình rồi cùng nhau cười khúc khích. Cây phượng cho bóng mát nên mỗi giờ ra chơi, mấy nhóm bạn lại rủ nhau chơi trốn tìm, nhảy dây dưới gốc cây ấy, tiếng nói cười lúc nào cũng rộn rã khắp sân trường.

Em rất yêu cây phượng vĩ ở trường. Cây không chỉ cho bóng mát mà còn cho chúng em kỷ niệm đẹp tuổi học trò. Em sẽ cùng các bạn chăm sóc cho cây luôn tươi tốt.

24 tháng 6 2018

Trường em trồng rất nhiều những loài cây bóng mát như cây bàng, cây hoa sữa, cây sấu,...nhưng em yêu thích nhất là cây phượng vĩ ở góc sân, nơi chất chứa biết bao kỉ niệm của tuổi học trò.

Cây phượng vĩ nằm ở ngay gần cổng trường, cao hơn dãy nhà học bốn tầng. Cây đã đứng đó từ bao lâu rồi em không biết, chỉ biết là, từ khi em vào trường, cây đã to lắm rồi. Thân cây to, sần sùi màu nâu thẫm mang theo dấu ấn nắng mưa của thời gian nên trên thân có những vết nấm mốc, đôi chỗ bị tróc một ít vỏ cây. Gốc cây xù xì, nổi lên trên mặt đất những chiếc rễ to như những con trăn nhỏ. Từng chiếc rễ giống như những chiếc ghế ngồi lí tưởng để lũ học trò chúng em ngồi mỗi giờ ra chơi. Phía trên, những cành cây to, rắn chắc tỏa ra tứ phía như những cánh tay người. Bao trùm lên đó là tán lá rộng, xòe ra.

Lá cây phượng to nhưng mỏng, chia ra làm các nhánh lá nhỏ li ti, thưa thớt. Lá có màu xanh nhạt, lá già thì ngả vàng. Mỗi khi chị gió nhẹ thoảng qua, từng đợt "mưa lá" lại rũ xuống mặt đất, tạo nên những thảm lá nhỏ trên một góc sân. Lũ học trò chúng em thỉnh thoảng lại nhặt những chiếc lá cây rụng cành, tuốt ra rồi tung lên làm pháo bông hoặc đem ép vào những trang sách. Khi đến mùa hè hoa phượng nở, những chùm hoa đỏ rực nở rộ, bông nào bông đấy đua sắc đỏ rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Hoa phượng có năm cánh ôm lấy ở giữa là nhụy hoa. Từng bông phượng như những đốm lửa nhỏ, từng chùm hoa phượng lại giống như những bó đuốc đang cháy rực rỡ trên cành.

Người ta vẫn thường nói, hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với sự chia ly. Phải chăng vì hoa phượng thường nở đúng vào mùa hè, mùa của tựu trường. Cây phượng đã đứng đó, chứng kiến biết bao lứa học trò trưởng thành, bao cuộc chia ly của những em học sinh tốt nghiệp, bao nụ cười, bao giọt nước mắt. Cây phượng đã gắn bó với chúng em từ rất lâu rồi. Vào mỗi giờ ra chơi, chúng em lại rủ nhau ngồi dưới gốc phượng trò chuyện, tâm sự, từng tốp học sinh đứng đá cầu, nhảy dây dưới gốc cây. Biết bao kỉ niệm tươi đẹp đều ở dưới bóng cây này.

Cây phượng như một người bạn gắn liền với tuổi học trò của em. Màu đỏ của hoa phượng lại khiến em bồi hồi mỗi khi nhớ về. Dù bao năm trôi qua, cây vẫn cứ tươi tốt như vậy, chống chọi lại bao mưa, nắng của cuộc đời. Dù đi đâu xa, em cũng sẽ không bao giờ quên hình ảnh cây phượng nơi góc sân trường năm nào.
 

1) 

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập
“Hoa vàng cánh mỏng gọi rằng mai
Cũng nở vào xuân sánh vạn loài
Kẻ chuộng cây cành bao dáng mã
Người mê lá nụ những khuôn bài
Tươi màu chúc tụng luôn làm giỏi
Đậm sắc cầu mong mãi trổ tài
Cạnh trúc giao thề chung thủy, nghĩa
Bên tùng ước hẹn vững bền, dai.”
Đây là bài thơ “ hoa mai vàng” của tác giả Lưu Xuân Cảnh. Bài thơ như nói hết những đặc tính và hình dáng của cây hoa mai. Hoa mai là một biểu tượng cho ngày tết truyền thống của con người Việt Nam. Hoa mai toát lên một vẻ quý phái, kiêu sa giống như tên gọi của nó.
II. Thân bài
1. Tả bao quát:

- Dáng vẻ của cây mai như thế nào: cây mai to hay nhỏ, cao hay thấp.
- Nơi cây mai được trồng là ở đâu: vườn hay chậu
2. Tả chi tiết bộ phận cây mai
- Gốc mai: gốc mai ăn sâu xuống đất, được bao bọc bởi đất, đôi khi có những rễ mọc lên khỏi mặt đất.
- Thân mai: thân mai cao, ngoằn ngèo vì được uốn nắn. có nhiều cành tỏa ra khắp thân.
- Cành mai: cành mai xòe ra khắp thân cây, cành mai cũng được uốn nắn rất khéo léo và đẹp
- Nụ hoa: có những nụ hoa li ti màu xanh mọc khắp cây
- Hoa mai: hoa mai màu vàng có 5 cánh, nhị đo đỏ
- Những chum nụ hoa, chum hoa trông rất đẹp
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về hoa mai
- Nêu suy nghĩ về cây mai trong nét đẹp tết truyền thống của dân tộc

14 tháng 3 2019

Mở bài: Giới thiệu về cây cổ thụ

+ Em thường thấy nó ở đâu? ( gần nhà , công viên , trên đường đi học  ,...)

+ Đó là cây gì? (phượng vĩ, đa,... )

Thân bài :

+ Cây  lớn cỡ nào? Hình dáng của nó ra sao?

+có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá,... như thế nào?

Kết bài : Tình cảm của em đối với cây

+ cây có ích như thế nào ?