K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2019

Nguyễn Trãi đã ra đời và đã sống với đất nước, với dân tộc, với nhân dân; Nguyễn Trãi, người anh hùng vào hàng số một của cuộc khởi nghĩa Lam sơn, quét sạch quân Minh xâm lược ra khỏi bờ cõi, Nguyễn Trãi người sáng tác ra bản “Thiên cổ hùng văn” “Bình Ngô đại cáo”:
                                   Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
                                   Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
  Hơn 600 năm qua, lịch sử nước ta:
                                    Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau.
                                    Song hào kiệt đời nào cũng có
      Nguyễn Trãi chính là hào kiệt trong số những hào kiệt đó. Đúng như Nguyễn Đăng Tĩnh, trong bài tựa Ức Trai di tập đã nhận định: “ Ở nước ta từ Đinh, Lê, Lý, Trần…đời nào cũng có những anh hùng mở nước và giữ nước nhưng tìm một người toàn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh, thật là ít lắm”
      Một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà chiến lược thiên tài, một nhà ngoại giao xuất sắc, một nhà tư tưởng văn hóa tiêu biểu cho những truyền thống ưu tú nhất của dân tộc, một nhà văn nhà thơ để lại những áng văn chương “làm vẽ vang cho đất nước”, một tấm gương trong sáng tuyệt vời về đạo đức và nhân phẩm…Tất cả những mệnh đề trên đây góp lại đều đúng với Nguyễn Trãi.


    Có thể nói, Nguyễn Trãi là kết tinh cao đẹp nhất cả tài năng và khí phách của dân tộc trong thời đại ông và mãi sau này.Nguyễn Trãi không sợ thời gian. Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong tâm trí và tình cảm của người Việt Nam.
     Nhớ Nguyễn Trãi, chúng ta nhớ người anh hùng cứu nước, người cùng Lê Lợi làm nên sự nghiệp “Bình Ngô”, người thảo “ Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi là một người yêu nước sâu sắc, mạnh mẽ, thiết tha, với tâm hồn và khí phách của người anh hùng. Đối với Nuyễn Trãi yêu nước là thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân đem lại thái bình cho dân, cho mọi người. Triết lý nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước thương dân: cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân.
     Nguyễn Trãi suốt đời mang một hoài bão lớn: làm gì cho dân. Bắt đầu  Bình Ngô đại cáo có câu: “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân” chữ ‘an” ở đây có nghĩa là an cư lạc nghiệp, cùng một ý với câu cuối cùng của Bình Ngô đại cáo : “ Nền thái bình muôn thuở”.
     Nguyễn Trãi là  người anh hùng cứu nước, đồng thời là nhà văn lớn, nhà thơ lớn của nước ta. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi bao gồm nội dung phong phú. Các tác phẩm ông viết trong khoảng bốn mươi năm đầu thế kỉ XV, tức là trong giai đoạn lịch sử sôi sục của cuộc kháng chiến chống Minh và tiếp đó là xây dựng tổ quốc được giải phóng và phục hưng nền văn hiến của dân tộc.

    Là một chiến sĩ của độc lập dân tộc, là một người đấu tranh vì quyền lợi của nhân nhân, Nguyển Trãi đã thể hiện trong tác phẩm của mình tinh thần của nền văn hóa việt, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của dân Việt. Nguyễn Trãi đã gắn văn chương với sự nghiệp, gắn việc làm văn với nhiệm vụ làm người. Văn chương không tách rời hành động “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược”, văn chương gắn liền với phẩm chất “có nhân, có trí, có anh hùng”. Và ông đã nói về ý nghĩa chiến đấu của văn chương khi nhắc đến các bức thư gửi giặc Minh như sau:
                                       Đao bút phải dùng tài đã vẹn,
                                         Chỉ thư nẩy chép việc càng chuyên. 
                                         Vệ Nam mãi mãi ra tay thước,
                                         Điện Bắc đà đà yên phận tiên.
                                                          ( Bảo kính cảnh giới, bài số 6)
       Ông đã dùng “đao bút” viết “chỉ thư” tức là những bài văn tờ lệnh mà người đời sau gọi là Quân trung từ mệnh, “cố ra tay thướt” có nghĩa là tỏ tài khéo mà chiến đấu với tư tưởng ngoan cố của quân giặc, góp phần “vệ Nam”, tức bảo vệ nước Nam, và “điện Bắc”, tức là dẹp yên giặc Bắc. Nguyễn Trãi quả là có ý thức về  tính chiến đấu của văn chương, và đã tự hào là mình biết dùng ngòi bút là vũ khí.
      Tự hào về vai trò của người cầm bút, Nguyễn Trãi lại nhấn mạnh khả năng của văn nghệ. Văn nghệ phải giúp cho người đời nhìn hiện thực một cách phong phú hơn, sâu sắc hơn.. Nguyễn Trãi đã từng làm như vậy trong tác phẩm của mình. Và ông đã phát biểu về vấn đề như sau:
                               Nhàn lai vô sự bất thanh nga,
                               Trần ngoại phong lưu tự nhất gia.
                               Khuê bích thiên trùng khai điệp hiến,
                               Pha lê vạn khoảnh vạn tình ba.
                               Quản huền tào lạp lâm biên điểu 
                               La ỷ phương phân ổ lý hoa.
                              Nhãn để nhất thời thi liệu phú,
                               Ngâm ông thùy dữ thế nhân đa .”
                                                                               (Hỷ đề)
 Nghĩa là :
                        Khi nhàn thì không gặp sự việc gì thì không ngân nga,
                        Ngoài cõi bụi, phong lưu tự thành một nhà.
                        Núi lớp lớp giăng nghìn trùng ngọc khuê ngọc bích,
                       Nước phẳng lặng bày muôn khoảng treong như pha lê.
                        Đàn sáo rôn rịp như chimhot1 bên rừng, 
                        Gấm vóc rực rỡ là hoa nở trong khóm.
                       Trong đáy mắt một lúc nguồn thi liệu dồi dào,
                       Nhà thơ và đời người ai có nhiều hơn ai” 
                       Qủa thật, văn nghệ làm cho thế giới cao rộng và đáng yêu hơn!


       Nguyễn Trãi, trong tác phẩm của mình, kể cả trong các tác phẩm chính luận, luôn có cái nhìn xa rộng, thấu đáo sâu sắc với thiên nhiên, xã hội, đối với cuộc sống của đất nước, của nhân dân. Ông đề cao tác dụng của văn nghệ,  đồng thời lại có yêu cầu cao đối với văn nghệ đối với người làm văn nghệ. Yêu cầu ấy trước hết là : Văn nghệ phải gắn bó mật thiết với đời sống  của quảng đại quần chúng. Mà chính sự nghiệp văn học của nguyễn trãi được xây dựng trên mối quan hệ mật thiết giữa văn học và đời sống. Ông đã từng phát biểu nhân trình vua Lê Thái Tông  quan niệm của mình về nền âm nhạc: “ Thời loạn thì dụng võ, thời bình thì dụng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc chính là phải thời lắm. Song không có gốc không thể đứng vững, không có văn không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, âm thanh là văn của nhạc”. Bản thân Nguyễn Trãi đã thể nghiệm điều ấy. Là một nhà yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ kiên cường, ông đã suốt đời đấu tranh vì lợi ích của tổ quốc, của dân tộc. Ông viết để phục vụ cuộc đấu tranh ấy. Và cũng vì thế ông đã có cái “gốc” để sáng tạo ra nhiều tác phẩm hay. Có thể nói rằng, vai trò lớn của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học nghệ thuật của nước ta trước hết là ở những quan điểm của ông. Mang tầm vóc của một nhà văn lớn. Ông đã đóng góp đáng kể vào kho tàng lý luận văn học nghệ thuật của dân tộc.


              Bình Ngô đại cáo qua các bức thư gửi tướng tá quân xâm lược đến thơ chữ Hán và chữ Nôm…ngòi bút thần của Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn và tất cả đều đạt đỉnh cao của nghệ thuật.
        Bình Ngô đại cáo là một ca khúc hùng tráng bất hủ của dân tộc ta. Hãy nghe Nguyễn Trãi lên án giặc ngoại xâm:
                             Tát cạn nước Đông- hải, khôn rữa sạch tanh hôi,
                            Chặt hết Trúc Nam sơn, khó ghimnđầy tội ác
                              …
                            Nghĩ khó đội trời cùng quân địch,
                           Thề không chung sống sống với giặc thù.
    Và đây là mấy câu thơ diễn tả thế thắng của quân ta:
                           Voi uống mà cạn hết nước sông,
                          Gươm mài mà khuyết mòn đá núi.
                          Cứu binh hai lộ kéo sang, chữa quay chân đã bại
                          Cùng khấu các thành khiếp sợ, đều cởi giáp ra hàng,
                          Tướng giặc bị tù, vẫy đuôi cọp đói cầu thương hại.
                         Uy thần chẳng giết, thể lượng trời đức hiếu sinh.
    Rồi đến đoạn cuối, lúc dẹp giặc xong:
                        Nước nhà từ nay bền vững
                        Non sông bởi đó đẹp tươi,
                        Càn khôn bĩ cực thái lai,
                        Nhật nguyệt tối rồi sáng tỏ
                        Để mở nền thái bình muôn thuở,
                        Để rửa điều hở thẹn nghìn thu.
          Những bức thư gởi tướng tá giặc trong Quân trung từ mệnh tập mà Phan Huy Chú cho là “có sức mạnh như mười vạn quân” là một tài năng hùng biện.          Hãy nghe Nguyễn Trãi kể tội Phương Chính:
               “Bảo mày giặc dữ Phương Chính: Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm cành. Nay bọn mày chỉ chuyên lừa dối, giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương. Việc ấy trời đất không dung, thần dân đều giận, cho nên liền năm chinh phạt, hằng đánh hằng thua”.
         Nguyễn Trãi không quên bọn ngụy quân và ngụy quan lúc bấy giờ; trong bức thư gởi chúng, Nguyễn Trãi viết:
             “Người xưa có nói:“Qụa đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế, huống nữa là người?...Quân ta đi đến đâu, nghĩa thanh vang dậy, dân chúng bốn phương cõng địu nhau mà kéo đến theo ta. Bọn các ngươi nếu biết sửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng thì không hững rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các người lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sự, thì khi hãm thành tội ác các người tất nặng hơn giặc Ngô đấy’


            Phải nói rằng, Nguyễn Trãi một mặt vạch tội ác quân xâm lược, và kiên quyết đánh chúng, mặt khác luôn luôn cố gắng hết sức mình để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh cứu nước một cách đỡ tổn thất nhất, đồng thời sớm khôi phục bang giao bình thường với nhà Minh. Trong bức thư gửi Vương Thông, người chỉ huy quân xâm lược, Nguyễn Trãi đem hết tài hùng biện của mình để chỉ rõ thế tất bại của địch. Nguyễn Trãi kể sáu điều tất bại ấy như sau: điều 1: quân địch ngày càng suy yếu; điều hai: viện binh sẽ bị tiêu diệt; điều 3: quân của vua Minh phải điều lên phương Bắc để phòng quân Nguyên; điều 4: người dân Trung Quốc bị gánh nặng chiến tranh đè nén trở nên chán nản; điều 5: nội bộ triều Minh không hòa, xương thịt lẫn nhau; điều 6: quân ta trên dưới một lòng.
             Nguyễn Trãi quả thật là một nhà chính trị có tầm cao xa, rộng lớn, đồng thời là một nhà ngoại giao khôn khéo. Ở nguyễn Trãi tài và đức thật vẹn toàn. Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam ít có nhân vật tài đức vẹn toàn như Nguyễn Trãi. Trong suốt cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, Nghuyễn Trãi lúc nào cũng là mưu sĩ số một của Lê Lợi. Lê lợi đã dùng “Bình Ngô sách” của Nguyễn Trãi làm cơ sở cho chiến lược, chiến thuật của nghĩa quân Lam Sơn. Dương Bá Cung đã nhận rằng: “Nhà Lê sở dĩ lấy được thiên hạ đều do công sức của Nguyễn Trãi”
              Nguyễn Trãi là nhân vật lịch sử duy nhất đã tự mình viết lên những tư tưởng chính trị, quân sự và đạo đức của mình. Về văn học, thơ chữ Hán và chữ Nôm của ông đã thất lạc hoặc ít hoặc nhiều. nhưng về chính trị và quân sự, tác phẩm của Nguyễn Trãi hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Quân trung từ mệnh tập là tác phẩm kết tinh tư tưởng chính trị và quân sự của ông. Bài Bình Ngô đại cáo bất hủ vừa là bản anh hùng ca của dân tộc làm phấn khởi và vẻ vang cho dân tộc, vừa là bản tổng kết đanh thép cuộc khởi nghĩa trường kì, gian khổ và thắng lợi chống quân Minh xâm lược.
               Về thơ của Nguyễn Trãi, chữ thơ Nôm của Nguyễn Trãi là vốn quý của văn học dân tộc. Bình về thơ tưởng không hay bằng việc đọc hai câu thơ sau:
                              Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi,
                              Đem thanh nguyệt bạc, khách lên lầu…
            Thơ của Nguyễn Trãi hay là như vậy! những vần thơ là tâm hồn của ông trong sáng và đầy sức sống. Có người nói thơ Nguyễn Trãi buồn vì đời của Nguyễn Trãi buồn. Thơ Nguyễn Trãi có bài buồn, có câu buồn, vì lẽ gì chúng ta đều biết, nhưng cả tập thơ Nguyễn trãi là tập thơ của con người yêu đời, yêu người, tâm hồn của Nguyễn Trãi sống một nhịp với non sông đất nước vui tươi.
           Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi đã ca ngợi Ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gát vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc. Cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…” Nguyễn Trãi không phải là ông tiên, Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho lý tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc......

18 tháng 1 2019

mik sẽ giúp bạn nếu bạn nói: tôi ghét BTS

___________________
_______________
dc ko

29 tháng 11 2018

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.

Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.
Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”,như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy “Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống”. Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.
Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: “Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

30 tháng 3 2021

Đời sống của các tầng lớp nhân dân dưới triều Nguyễn cực khổ do:

- Địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.

- Quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề.

- Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.

=> Nhân dân căm phẫn, bất bình, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nên họ nổi dậy đấu tranh chống chính quyền nhà Nguyễn.



 

30 tháng 3 2021

Đời sống của các tầng lớp nhân dân dưới triều Nguyễn cực khổ là do:

- Địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.

- Quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề.

- Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.

=> Nhân dân căm phẫn, bất bình, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nên họ nổi dậy đấu tranh chống chính quyền nhà Nguyễn.

Sơn Tinh, Thủy Tinh là hai nhân vật để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Trước hết, Sơn Tinh là một người thật lòng yêu thương Mị Nương. Chàng đã dùng hết tài nghệ và tâm trí để kiếm đủ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín mao làm sính lễ hỏi cưới công chúa về làm vợ. Chỉ những ai có tình yêu chân thật thì mới bỏ ra nhiều công sức như vậy! Tiếp đến, Sơn Tinh là một vị thần tài phép và trí tuệ. Khi Thủy Tinh dâng nước đánh mình, chàng đã không hề lo sợ, nao núng mà dùng phép bốc từng quả núi dựng thành bức tường thành kiên cố, ngăn dòng nước dữ làm hại đến hoa màu, thôn xóm. Nhân vật Thủy Tinh cũng có những năng lực phi thường nhưng vì tính tình nóng nảy cho nên mới luôn tìm cách trả thù, gây ra lũ lụt hàng năm, làm thiệt hại đến nhân dân. Hình ảnh Sơn Tinh chống lại và chiến thắng Thủy Tinh từ lâu đã là một biểu tượng cho hình ảnh chống lũ lụt của nhân dân ta. Dù lũ lụt có ghê gớm nhưng nhân dân ta vẫn kiên cường, bất khuất chống lại, và việc đẩy lùi thiên tai kia chỉ là vấn đề thời gian. Chính bằng sức mạnh và trí tuệ, con người đã dần chế ngự được cơn thịnh nộ của thiên nhiên, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc

thank nha

bn trả lời nhanh thế

30 tháng 3 2021

Ý 1:

- Đời sống nhân dân, nhất là nông dân ngày càng cực khổ.

- Địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề.

- Nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi.

=> Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

 

 

Ý 2:

Đời sống của các tầng lớp nhân dân dưới triều Nguyễn cực khổ do:

- Địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.

- Quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề.

- Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.

=> Nhân dân căm phẫn, bất bình, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nên họ nổi dậy đấu tranh chống chính quyền nhà Nguyễn.



 

 

30 tháng 3 2021

cảm ơn bạn

 

25 tháng 3 2021

Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới...

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.

Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.

Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng. Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới. Không có Lê Lợi, không có phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Nhưng Lê Lợi không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn mà ông còn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Một nét đặc sắc, mới mẻ trong đường lối chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Minh mà Lê Lợi thực hiện là dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhìn vào lực lượng nghĩa binh và bộ chỉ huy, tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa, có thể thấy rõ tính chất nhân dân rộng rãi của nó, một đặc điểm nổi bật không có ở các cuộc khởi nghĩa khác chống Minh trước đó. Dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu, rồi từ cuộc khởi nghĩa ở một địa phương, lấy núi rừng làm căn cứ địa, phát triển sâu rộng thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô toàn quốc. Đây là một cống hiến sáng tạo to lớn về đường lối chiến tranh của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại một kinh nghiệm lịch sử quý giá.

Vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng cầm quân mưu trí, quả quyết, Lê Lợi đã vận dụng lối đánh "vây thành diệt viện" theo lý thuyết quân sự ông nghiền ngẫm: Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành kiên cố hàng năm, hàng tháng không lấy được, quân ta sức mỏi, khí nhụt, nếu viện binh giặc lại đến thì ta đằng trước, đằng sau đều bị giặc đánh, đó là đường nguy. Chi bằng nuôi sức khỏe, chứa khí hăng để đợi quân cứu viện tới. Khi viện binh bị phá thì thành tất phải hàng". Chiến thuật "Vây thành diệt viện" của Lê Lợi kết hợp với chủ trương "mưu phạt nhị tâm công", uy hiếp, phân hóa, chiêu dụ địch của Nguyễn Trãi tạo nên một phương thức độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Cuộc vây hãm Vương Thông ở Đông Quan và tiêu diệt viện binh giặc tại Chi Lăng, Xương Giang cuối năm 1427 là kết quả thắng lợi của tư tưởng quân sự của Lê Lợi - Nguyễn Trãi. Sau khi đuổi hết giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê. Lê Lợi làm vua được 5 năm thì mất (1433), an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, miếu hiệu là Thái Tổ.

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước buổi đầu của vương triều Lê, Lê Lợi đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt, như tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống xã hội. Lê Lợi cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài. Năm 1428, lên ngôi vua, năm sau (niên hiệu Thuận Thiên thứ 2, 1429), Lê Lợi đã cho mở khoa thi Minh Kinh. Năm 1431, thi khoa Hoành từ. Năm 1433, Lê Lợi đích thân ra thi văn sách. Đấy là chưa kể năm 1426 trong khi đang vây đánh Đông Quan, Lê Lợi đã mở một khoa thi đặc cách lấy đỗ 32 người, trong đó có Đào Công Soạn, một nhà ngoại giao xuất sắc thời Lê Lợi. Nhưng, nhiệm vụ chính trị lớn nhất phải quan tâm giải quyết hàng đầu sau khi đất nước được giải phóng là việc tăng cường củng cố, giữ vững nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Về phương diện này, Lê Lợi đã làm được hai việc có ý nghĩa lịch sử. Thứ nhất, ông đã thành công trong cuộc đấu tranh ngoại giao, thiết lập quan hệ bình thường giữa triều Lê và triều Minh. Thứ hai, Lê Lợi đã kiên quyết đập tan những âm mưu và hành động bạo loạn muốn cát cứ của một số ngụy quân trước, điển hình là vụ Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Lai Châu. Trong bài thơ làm khắc vào vách đá núi Pú Huổi Chò (bên sông Đà, thuộc Lai Châu) năm 1431 khi đánh Đèo Cát Hãn, Lê Lợi đã nói rõ ý chí bảo vệ sự thống nhất giang sơn:

Đất hiểm trở từ nay không còn,

Núi sông đã vào chung một bản đồ.

Đề thơ khắc vào núi đá

Trấn giữ miền Tây của nước Việt ta.

Sau bài thơ trên, Lê Lợi còn viết bài thơ thứ hai khắc vào vách núi Hào Tráng bên Chợ Bờ, Hòa Bình.

Lê Lợi trong 5 năm làm vua, có những công lao to lớn. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 20 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, lập quan chức, lập phủ huyện, thu góp sách vở, mở trường học, có thể gọi là có mưu lớn, sáng nghiệp. "

25 tháng 3 2021

Hihi 

 

14 tháng 10 2016

Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long,Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) liền họp các tướng sĩ tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế hạ lệnh suất quân ra Bắc.Ông thân hành vừa đi vừa tuyển lính.Ngày 30 tháng chạp đến Tam Hiệp vua đã mở tiệc khao quân và đến mùng 7 năm mới sẽ vào thánh Thăng Long.Bằng sự chỉ huy tài tình của vua Quang Trung,đạo quân Tây Sơn tiến lên như vũ bão,quân giặc chạy toán loạn Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật,ngựa ko kịp đóng yên,người ko kịp mặc áo giáp,chạy về biên giới phía Bắc.Vua quan chạy toán loạn Lê Triêu Thống cũng phải chạy thoát thân và quân ta đã dành được thắng lợi lừng lẫy.

 

Quang Trung là con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán,nhanh nhẹn,quả quyết đó là 1 người chỉ huy quân sự sắc sảo

gbujgyjfyhjfkmfyuf

23 tháng 4 2018

câu 3: hoa lư

23 tháng 12 2017

Phở là một trong những món ăn truyền thống của VN. Phở ngon và có thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam là phở Hà Nội với hương vị tuyệt vời. Phở được làm từ bánh phở, thịt bò hoặc thịt gà và những gia vị khác. Phở là một món nước, vì thế sẽ ngon hơn khi ăn cùng với giá. Ăn phở với gia đình không chỉ phản ánh truyền thống người Việt mà còn tạo nên không khí ấm cúng. Vào cuối tuần, tôi và bạn bè thường đi ra tiệm ăn phở vì phở được bán ở rất nhiều hàng quán tại VN. Có 2 loại phở chính đó là phở bò và phở gà, cả hai đều ngon và bổ dưỡng. Phở là món ăn yêu thích của hầu hết người Việt và thường được phụ vụ như bữa sáng. Hơn nữa, phở còn phổ bién ở thị trường quốc tế bởi vị ngon và giá thành phải chăng. Du khách nước ngoài đến VN và họ rất thích hương vị phở ở đây. Tôi rất tự hào về điều đó. Trong tương lai, tôi mong phở sẽ càng nổi tiếng ở các nước khác để họ có thể thưởng thức và hiểu hơn về văn hoá Việt.

25 tháng 2 2021

Em có nhận xét là: Vị anh hùng Lê Lợi là một người có tài, có đức. Ông luôn vì dân quên mình, nên được nhân dân kính trọng. Vì vậy nên có nhiều người có tài mới theo ông kháng chiến. Lê Lợi còn là người có nghĩa, biết ơn Lê Lai là người cứu mình, nên đã lập đền thờ, đến khi chết cũng phải chết sát ngày với Lê Lai. Vì thế nên mới có câu:"hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi".

25 tháng 2 2021

Lê Lợi là một trong những anh hùng lớn của dân tộc, không chỉ ở công đánh đuổi giặc Minh xâm lược nước ta mà con mở ra một kỉ nguyên mới cho nhân dân, bởi triều Lê là một trong những triều đai hưng thịnh mà đỉnh cao là vua Lê Thánh Tông một vị vua đựơc rất nhiều sách sử ca ngợi.