K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2019

Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.

Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!

Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.

Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của tế hanh

27 tháng 2 2020

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài
vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi
hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền
cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật
độc đáo!
Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh,
nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê
nhà.
Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền
biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình
cảm quê hương trong sáng, tha thiết của tế hanh

14 tháng 3 2022

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”

Quê hương – hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương, dạt dào! Trong mỗi con người chúng ta ai cũng ẩn sâu cho mình hình ảnh nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi luôn chan chứa tình yêu thương. Có lẽ cảm xúc về quê hương là những cảm xúc cao đẹp nhất. Và thoáng chút bâng khuâng khi chiều nay tiết văn cô giáo vừa giảng bài “Quê hương” của Tế Hanh – quê hương của tác giả thật đẹp, thật bình dị!
Tế Hanh sinh ra ở một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, cả tuổi thơ của ông gắn liền với nắng gió, với hơi thở của biển. Có lẽ hồn biển đã thấm sâu vào tim để rồi làm nguồn cảm hứng mãnh liệt giúp Tế Hanh viết nên những vần thơ về quê hương, về những con người miền biển chân chất, thật thà.

 

“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”

Hai câu mở đầu như gợi lên hình ảnh một làng chài nhỏ nằm ngay sát biển. Họ mưu sinh bằng nghề đánh bắt, bằng những chuyến tàu đi về hằng ngày trên biển. Cụm từ “Làng tôi” như một tiếng gọi thân thương trìu mến của một người con xa quê bỗng cất lên nỗi nhớ da diết. Câu thơ ngắn gọn nhưng gợi tả được bức tranh về một làng chài ven biển bình dị, thân quen…
Ở nơi đó có những con người sinh ra từ biển, lớn lên từ biển. Mỗi sớm mai thức dậy, khi bầu trời trong xanh, biển im ắng họ lại “bơi thuyền đi đánh cá”. Những chàng trai làm nghề của biển họ mạnh mẽ, họ khỏe khoắn với “làn da ngăm rám nắng” ngày ngày đối mặt với sóng to gió lớn, lênh đênh hàng tháng liền trên biển mênh mông:

“Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”

Những bài Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh tuyển chọn

Họ trở về từ biển, họ mang hơi thở của biển. “Vị xa xăm” – không chỉ là vị của biển mà còn là hương vị của những vùng đất họ đã đi qua, là vị mặn của những giọt mồ hôi, của tình yêu quê hương. Người ta nói, dân biển họ đậm tình đậm nghĩa lắm, đậm như chính nơi biển lớn họ sinh ra. Dù đi đâu lòng họ vẫn hướng về quê hương, về nơi xóm chài nghèo e ấp khi bão về…
Cuộc sống của những con người vùng biển quanh năm gắn liền với những con thuyền mộc mạc. Có những gia đình gần như sinh sống trên không gian nhỏ bé của thuyền. Chiếc thuyền là nơi sinh hoạt, là mưu sinh, là sự sống của họ. Trong kí ức của Tế Hanh những chiếc thuyền như chính linh hồn làng, con thuyền trong thơ ông hiện lên như một dũng sĩ xông pha nơi chiến trường:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

 Tác giả đã so sánh hình ảnh chiếc thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh. Động từ mạnh được sử dụng liên tục như càng tô đậm hơn sự dũng mãnh của chiếc thuyền chài “phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang” – ta tưởng như con thuyền rẽ mọi con sóng, vượt mọi ngọn gió, oai hùng tiến về phía trước không một chút nao núng. Con thuyền ấy sở dĩ hiên ngang như vậy bởi được bao bọc bởi cánh buồm trắng – cánh buồm như mang theo cả hồn của làng chài nghèo, của những người thân đang ngóng trông họ nơi quê nhà. Một cánh buồm đơn sơ được Tế Hanh thổi hồn nay bỗng trở nên thiêng liêng vô cùng. Mỗi ngày trên biển, nhìn cánh buồm tung bay trong gió những người dân chài như thấy thấp thoáng hình bóng quê hương, thấp thoáng bóng người vợ, người mẹ già ngày đêm đứng chờ ở bãi biển…
 Hàng tháng trời ở biển, đâu chỉ con người biết mỏi biết mệt, những chiếc thuyền cũng thấm mệt, lui dần về bến, lim dim ngủ:

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

 Tế Hanh đã tinh tế khi sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai câu thơ trên. Nếu từ “nghe” là từ chỉ hoạt động của thính giác thì “thấm” là cảm nhận của xúc giác. Bằng nghệ thuật ấy, tác giả đã vẽ nên hình ảnh chiếc thuyền trở về nằm im mệt mỏi nhưng dường như từng “thớ vỏ” bên trong. Con thuyền nằm đó, im lặng nhưng vẫn dạt dào nguồn sống. Ta dường như thấy được nhà thơ đang hóa thân vào hình ảnh con thuyền để bày tỏ nỗi lòng, để lặng ngắm không khí vui tươi ngày trở về…

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

 Đối với những con người làm nghề đi biển, họ mong lắm ngày được trở về. Những người mẹ, người vợ càng háo hức mong đợi nhiều hơn. Ấy thế nên khi ghe vừa đến bến cả mỗi vùng xôn xao náo nhiệt. “Ồn ào” , “tấp nập” – những từ láy gợi tả khung cảnh đông vui, náo nức được nhà thơ sử dụng như càng làm bừng lên không khí vui mừng nơi xóm nghèo. Họ nô nức đón ghe về, họ vui mừng khi “cá đầy ghe”. Những con người chân chất ấy họ sung sướng nhưng vẫn không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến thần linh – “nhờ ơn trời biển lặng”… đã mang những con thuyền chở người thân của họ trở về trong bình yên.
 Tất cả những hình ảnh trên chỉ còn lại trong kí ức của tác giả bởi ông đang ở nơi xa, đang từng ngày mong nhớ quê hương nơi đất khách:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi,
Thoáng con thuyền sẽ sóng chạy ra khơi”

 Mọi thứ dường như đã rất quen thuộc, dường như đã ăn sâu nơi tiềm thức của nhà thơ. Bài thơ da diết, sâu lắng tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người làng chài sao mà chân thật, sống sộng đến thế? Phải chăng đây chính là nỗi niềm từ chính tâm tư của những con người xa quê… Để rồi Tế Hanh đã phải thốt lên:
“Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
 Vâng, dù đi đâu, đi thật nhiều nơi nhưng cái hương vị quê nhà, mùi của đất, của biển, của tình người vẫn mãi thấm đượm trong tác giả. Là cả một ước mong ngày trở về…Vần thơ bình dị mà gợi cảm, hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, giọng văn nghẹn ngào cảm xúc – “Quê hương” như môt khúc nhạc nhớ thương quê hương trong sáng, da diết của nhà thơ! Quê hương – hai tiếng ấy sao mà thân thương! Mỗi lần thốt lên hay nghĩ về đều rất thiêng liêng:

“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người”
14 tháng 3 2022

Tham khảo nx nhá

6 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Trên dải đất hình chữ S đã phải chịu bao nhiêu là đau thương và mất mát. Hàng ngàn năm lích sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn với "một lòng nồng nàn yêu nước" đứng lên chiến đấu anh dũng để dành độc lập cho Tổ Quốc, quét sách bọn giặc ngoại xâm. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ. Có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…. Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.

2 tháng 5 2018

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

30 tháng 1 2018

Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.

Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

Thu Hứng được sáng tác khi Đỗ Phủ đang lưu lạc tại Quỳ Châu, sống những tháng ngay khốn khó, bệnh tật. Tuy nhiên, bài thơ không chỉ là nỗi niềm thân phận của cá nhân nhà thơ mà còn là nỗi lòng của biết bao người dân Trung Hoa thời bấy giờ. Sống trong cảnh loạn lạc, nước mất nhà tan, xã hội chưa ngày nào được yên ổn, người dân luôn phải sống trong nỗi bất an, lo sợ, lẻ loi, trống vắng. Đỗ Phủ tả cảnh mùa thu xơ xác, tiêu điều hay chính lòng nhà thơ đang cảm thấy u uất, bất an, lo sợ. Cái vọt lên của sóng, cái sà xuống của mây phải chăng là tâm trạng muốn vùng thoát khỏi thực tại tù túng, tối tăm, mù mịt. Mỗi lời thơ tả cảnh của Đỗ Phủ đều thật chan chứa cảm xúc, như nói thay bao nỗi lòng của con người thời bấy giờ.

18 tháng 1 2022

Tham khảo:

Chẳng nơi đâu có thể bằng quê hương . Vì nó ấm áp và luôn chào đón ta khi ta quay trở về . Nó đẹp và thơ mộng chẳng nơi nào bằng . Buổi sáng mùa hè như bao trùm cả xóm, ông mặt trời đỏ chói như lòng đỏ trứng gà đang dần nhô lên khỏi mặt đất . Tiếng gà trống cùng với tiếng có sửa của những chú chó như báo hiệu buổi sáng đã tớ trên cánh đồng quê em .Vào mùa hạ, tiếng đặc trưng nhất mà mỗi đứa trẻ đều nghe đó chính là tiếng ve kêu.Vào buổi sáng, ông mặt trời vừa ló dậy mà các bác nông dân đang rủ nhau ra đồng gặt lúa . Ai ai cũng mĩm cười như đón chào một ngày làm việt vui vẽ . Nhưng hạt lúa chính mọng đang ngày càng một lớn, mùi thơm của lúa như mùi sữa bay khắp làng xóm. Cánh đồng như tấm thảm vàng trải khắp cánh đồng.Những hạt nắng như rắc đều trên cánh đồng lớn .Những hạt gạo như được gói trong những chiếc bao có màu vàng óng . Sắp được tách ra khỏi vỏ . Và giờ ông mặt trời đã nhô cao lên . Những lũ trẻ cùng nhau vui đùa trên cánh đồng vàng chói . Chúng ca hát làm vang khắp xóm .Vào mùa hạ, tiếng đặc trưng nhất mà mỗi đứa trẻ đều nghe đó chính là tiếng ve kêu.  Màu vàng của lúa không gắt gỏng mà rất diệu dàng êm ả .Những hạt gạo như được gói trong những chiếc bao có màu vàng óng . Sắp được tách ra khỏi vỏ.Các bác nông dân còng lưng gặt lúa .Ôi! Nhưng gọt mồ hôi lăng dài trên đôi má đỏ ửng của các bác nông dân . Nhưng ai cũng vui vì vụ lúa hôm nay rất tốt . Đó chính là những hình ảnh về quê hương đất nước tôi đang sống . Em cảm thấy yêu quê hương đất nước của chúng ta vì những anh hùng đã ngả xuống vì đất nước tươi đẹp . Trở nên đáng sông hơn .

18 tháng 1 2022
 

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương có ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

CâuCâu 1:1:Đoạn văn trên dử dụng phương thức biểu đạt chính nào ??

 ⇒⇒Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: Biểu cảm

Câu2:` Tìm phép điệp ngữ có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của phép điệp ngữ ấy.

⇒⇒điệp ngữ: quê hương.

 Phép điệp ngữ có tác dụng làm cho khung cảnh ở quê thêm gần gũi và sinh động hơn nhấn mạnh để làm nội nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh về quê hương.

CâuCâu 3:3:Theo em tác giả của bài thơ này muốn nhắn gửi chúng ta điều gì thông qua bài thơ trên.

⇒⇒Nói lên lời khuyên chân thành của tác giả gửi gắm tới người đọc . Cho chúng ta thấy được giá trị , tầm quan trọng của quê hương - ảnh hưởng đến việc hình thành mỗi con người . Dù đi nơi nào , hay đến nơi đâu thì mỗi người chúng ta vẫn luôn khao khát , nhớ mong về quê hương . Nó không hề xa hoa mà vô cùng giản dị , nó cho con người một sự bình yên thư thái đến tận cùng trái tim