K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

 

1 tháng 10 2021

Thank ^^

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trường từ vựng chỉ cảm xúc: in đậm.

Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, tác giả Nguyên Hồng đã xây dựng rất thành công nhân vật người cô là hiện thân cho sự khắc nghiệt của xã hội phong kiến. Thật vậy, người cô trong truyện chính là đại diện cho những sự cay nghiệt, độc ác của 1 xã hội chà đạp lên quyền sống và quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Trong cuộc trò chuyện với Hồng, người cô thường xuyên xoáy vào nỗi đau thiếu thốn tình thương của Hồng. Mục đích chính của người cô chính là làm cho hình ảnh của mẹ xấu đi trong mắt Hồng, để Hồng ghét bỏ mẹ và làm cho Hồng phải đau đớn. Người cô không hề thương xót gì cho những người trong cùng gia đình là Hồng và mẹ Hồng. Vì thế, cô đã thường xuyên nhắc đến mẹ, người mà Hồng đang thực sự ao ước được gặp lúc này nhưng vẫn phải kìm nén. Nhắc đến mẹ - một người khi nhắc đến luôn làm Hồng trực trào cảm xúc. Tuy nhiên, người cô này nhắc đến mẹ Hồng thì dùng toàn những lời lẽ miệt thị và bêu rếu mẹ của Hồng. Mục đích của người cô là làm cho Hồng trở nên ghét mẹ của mình. Xuất phát từ sự ghét bỏ mẹ Hồng và Hồng, người cô dùng những lời nói rất kịch và mỉa mai để làm cho Hồng đau khổ. Hoàn cảnh thiếu thốn tình thương phải xa mẹ mà người cô còn nói là mẹ có con với người khác càng làm cho Hồng đau đớn hơn. Tất cả đều là mục đích của người cô làm cho Hồng đau khổ và Hồng sẽ nghĩ xấu về mẹ của mình. Thế nhưng, sự cay nghiệt của người cô lại càng làm cho tình yêu mẹ của Hồng được thể hiện sâu sắc hơn trong văn bản.

27 tháng 12 2021

Trả lời đi em vote 5 sao

20 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó. Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc, nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

Trường từ vựng: Tính cách con người

20 tháng 9 2021

Em cảm ơn chị nhiều ạvui

11 tháng 9 2021

Tham khảo:

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã bị lâng lâng bởi khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. (câu bị động) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học” (câu ghép). Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.
11 tháng 9 2021

Mk chỉ nói là 12 câu thôi mà sao bạn vt dài thế

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Từ mượn: hy sinh

21 tháng 9 2021

Tham khảo (nãy máy lag nên quên in đậm).

23 tháng 12 2021

chào bạn Huy -8A bạn lm r thì cho mk xin nx nha, thanks:))))