K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Cho hình bình hành ABCD có AB= 2BC. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của AB và CD. a) Chứng minh tứ giác AECF là hình bình hành. b) Tứ giác AEFD là hình gì? Tại sao? c) BD cắt AF và CE lần lượt tại H,K. Chứng minh rằng DH= HK= KB. d) Gọi O là giao điểm của EF và HK. Chứng minh rằng H đối xứng với K qua O. Bài 2: Cho tam giác ABC nhọn (AB<AC), các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm của BC và K...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho hình bình hành ABCD có AB= 2BC. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của AB và CD.

a) Chứng minh tứ giác AECF là hình bình hành.

b) Tứ giác AEFD là hình gì? Tại sao?

c) BD cắt AF và CE lần lượt tại H,K. Chứng minh rằng DH= HK= KB.

d) Gọi O là giao điểm của EF và HK. Chứng minh rằng H đối xứng với K qua O.

Bài 2: Cho tam giác ABC nhọn (AB<AC), các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm của BC và K là điểm đối xứng của H qua M.

a) Chứng minh tứ giác BHCK là hình bình hành.

b) Chứng minh BK \(\perp\)AB

c) Gọi I là đối xứng của H qua BC. Chứng minh IK//BC

d) Tứ giác BIKC là hình gì? Vì sao?

Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi D và I lần lượt là trung điểm của BC và AC. Gọi E là điểm đối xứng của A qua D và H là chân đường vuông góc kẻ từ C tới tia BI.

a) Tứ giác ABEC là hình gi? Tại sao?

b) Chứng minh CE= 2DI

c) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác ABEC là hình vuông

d) Chứng minh \(EH\perp AH\)

Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A có BC= 20 cm, AB= 12cm, AM là đường trung tuyến. Gọi K và I là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB và AC, N là điểm đối xứng của M qua I.

a) Các tứ giác AKMI và AMCN là hình gì? Vì sao?

b) Tính diện tích tứ giác AKMI.

c) Tam giác vuông ABC có thêm điều kiện gì thì AMCN là hình vuông?

1

Bài 1:

a: Xét tứ giác AECF có

AE//CF

AE=CF

Do đó: AECF là hình bình hành

b: Xét tứ giác AEFD có

AE//FD

AE=FD

AE=AD

Do đó; AEFD là hình thoi

c: Xét ΔDKC có

F là trung điểm của DC

FH//KC

Do đó: H là trung điểm của DK

Xet ΔABH có

E là trung điểm của BA

EK//AH

Do đó: K là trung điểm của BH

=>DH=HK=KB

d: Xét ΔDHF và ΔEKB có

DF=BE

góc FDH=góc EBK

DH=BK

Do đo; ΔDHF=ΔEKB

=>HF=KE

Xét tứ giác EHFK có

EK//FH

EK=FH

Do đó; EHFK là hình bình hành

=>EF cắt HK tại trung điểm của mỗi đường

=>H đối xứng vơi K qua O

12 tháng 12 2021

a: Xét tứ giác AECF có 

AE//CF

AE=CF

Do đó: AECF là hình bình hành

16 tháng 12 2020

a) Ta có: \(AE=EB=\dfrac{AB}{2}\)(E là trung điểm của AB)

\(CF=FD=\dfrac{CD}{2}\)(F là trung điểm của CD)

mà AB=CD(Hai cạnh đối của hình bình hành ABCD)

nên AE=CF=FD=EB

Xét tứ giác AECF có 

AE//CF(AB//CD, E∈AB, F∈CD)

AE=CF(cmt)

Do đó: AECF là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

b) Xét tứ giác AEFD có 

AE//FD(AB//CD, E∈AB, F∈CD)

AE=FD(cmt)

Do đó: AEFD là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

c) Ta có: AF//CE(Hai cạnh đối trong hình bình hành AECF)

mà H∈AF(gt)

và K∈CE(gt)

nên HF//KC và EK//AH

Xét ΔDKC có 

F là trung điểm của CD(gt)

FH//DK(cmt)

Do đó: H là trung điểm của DK(Định lí 1 về đường trung bình của tam giác)

⇒DH=KH(1)

Xét ΔABH có 

E là trung điểm của AB(gt)

EK//BH(cmt)

Do đó: K là trung điểm của BH(Định lí 1 về đường trung bình của tam giác)

⇒BK=KH(2)

Từ (1) và (2) suy ra DH=HK=KB(đpcm)

15 tháng 12 2023

a: Ta có: ABCD là hình bình hành

=>AB=CD(1)

Ta có: E là trung điểm của AB

=>\(EA=EB=\dfrac{AB}{2}\left(2\right)\)

Ta có: F là trung điểm của CD

=>\(FC=FD=\dfrac{CD}{2}\left(3\right)\)

Từ (1),(2),(3) suy ra EA=EB=FC=FD

Xét tứ giác AECF có

AE//CF

AE=CF

Do đó: AECF là hình bình hành

b: Xét tứ giác AEFD có

AE//FD

AE=FD

Do đó: AEFDlà hình bình hành

Hình bình hành AEFD có \(AE=AD\left(=\dfrac{AB}{2}\right)\)

nên AEFD là hình thoi

c: Xét tứ giác EBCF có

BE//FC

BE=FC

Do đó: EBCF là hình bình hành

Hình bình hành EBCF có \(EB=BC\left(=\dfrac{AB}{2}\right)\)

nên EBCF là hình thoi

=>EC\(\perp\)BF tại trung điểm của mỗi đường

=>EC\(\perp\)BF tại K và K là trung điểm chung của EC và BF

Ta có: AEFD là hình thoi

=>AF\(\perp\)ED tại trung điểm của mỗi đường

=>AF\(\perp\)ED tại I và I là trung điểm chung của AF và ED

Ta có: AEFD là hình thoi

=>EF=AD

mà AD=DC/2

nên EF=DC/2

Xét ΔEDC có

EF là đường trung tuyến

\(EF=\dfrac{CD}{2}\)

Do đó: ΔEDC vuông tại E

Xét tứ giác EIFK có

\(\widehat{EIF}=\widehat{EKF}=\widehat{IEK}=90^0\)

=>EIFK là hình chữ nhật

d: Để EIFK là hình vuông thì FI=FK

mà \(FI=\dfrac{FA}{2};FK=\dfrac{FB}{2}\)

nên FA=FB

=>ΔFAB cân tại F

Ta có: ΔFAB cân tại F

mà FE là đường trung tuyến

nên FE\(\perp\)AB

ta có: FE\(\perp\)AB

FE//AD

Do đó: AD\(\perp\)AB

25 tháng 12 2021

Bài 8:

a: Xét tứ giác AEFD có 

AE//FD

AE=FD

Do đó: AEFD là hình bình hành

mà AE=AD

nên AEFD là hình thoi

25 tháng 12 2021

hình đâu

 

Bài 4: Cho hình bình hành ABCD có AB = 2AD. Gọi E, F thứ tự là trung điểm của AB và CD.  a. Các tứ giác AEFD, AECF là hình gì? Vì sao?  b. gọi M là giao điểm của AF và DE, gọi N là giao điểm của BF và CE. Chứng minh rằng tứ giác EMFN là hình chữ nhật.  c. Hình bình hành ABCD cần thêm điều kiện gì thì EMFN là hình vuông?Bài 5: Cho tam giác ABC vuông tại A, D là trung điểm của BC. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của điểm D trên...
Đọc tiếp

Bài 4: Cho hình bình hành ABCD có AB = 2AD. Gọi E, F thứ tự là trung điểm của AB và CD.

  a. Các tứ giác AEFD, AECF là hình gì? Vì sao?

  b. gọi M là giao điểm của AF và DE, gọi N là giao điểm của BF và CE. Chứng minh rằng tứ giác EMFN là hình chữ nhật.

  c. Hình bình hành ABCD cần thêm điều kiện gì thì EMFN là hình vuông?

Bài 5: Cho tam giác ABC vuông tại A, D là trung điểm của BC. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của điểm D trên cạnh AB, AC.

  a. Chứng minh tứ giác ANDM là hình chữ nhật.

  b. Gọi I, K lần lượt là điểm đối xứng của N, M qua D. Tứ giác MNKI là hình gì? Vì sao?

  c. Kẻ đường cao AH của tam giác ABC (H thuộc BC). Tính số đo góc MHN.

Bài 6. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường trung tuyến AM. Gọi D là trung điểm của AB, E là điểm đối xứng với M qua D.

  a. Chứng minh rằng điểm E đối xứng với điểm M qua AB.

  b. Các tứ giác AEMC, AEBM là hình gì? Vì sao?

 

  c. Cho BC = 4cm, tính chu vi tứ giác AEBM.

1
18 tháng 12 2022

Bài 6:

a: Xét ΔABC có BD/BA=BM/BC

nên MD//AC

=>ME vuông góc với AB

=>E đối xứng M qua AB

b: Xét tứ giác AEBM có

D là trung điểm chung của AB và EM

MA=MB

Do đó; AEBM là hình thoi

Xét tứ giac AEMC có

AE//MC

AE=MC

Do đó: AEMC là hình bình hành

c: BM=BC/2=2cm

=>CAEBM=2*4=8cm