K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, gia đình em đã phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, gia đình em đã phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.

Câu 1: Nêu xuất xứ của đoạn trích trên và cho biết tác giả là ai?

Câu 2: Tại sao em bé lại không được đón giao thừa ở nhà? Qua đó em hiểu được gì về hoàn cảnh của cô bé?

Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu ghép sau và cho biết phương tiện liên kết và quan hệ giữa các vế trong câu ghép đó:

"Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà."

Câu 4: Việc tác giả miêu tả ngôi nhà năm xưa và hiện tại của cô bé đã sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 5: Bằng hiểu biết về tác phẩm, em hãy nêu suy nghĩ về tình cảnh của cô bé bán diêm bằng đoạn văn khoảng 7 - 9 câu theo cách trình bày diễn dịch.

Phần II: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?".

Câu 1: Đoạn truyện trên kể về sự việc gì? Qua đó em hiểu được gì về nhân vật có lời kể trên?

Câu 2: Lời kể trong đoạn trích sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích có ý nghĩa gì? Chỉ ra một thán từ và một câu ghép có trong đoạn trích.

Câu 4: Nhân vật này đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng tốt đẹp. Hãy nêu cảm nhận của em về tình cảm mà nhân vật này dành cho con chó Vàng bằng đoạn văn khoảng 7 - 9 câu, trình bày theo cách diễn dịch.

1
4 tháng 12 2018

Phần 1:

1)

1. Tác giả:

  • An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Ông có thể dựa theo những câu chuyện cổ tích được lưu truyền trong dân gian để viết lại, nhưng cũng nhiều truyện ông tự sáng tác mới hoàn toàn. Dù theo cách nào thì những câu chuyện của ông (Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu,... ) cũng luôn được các bạn nhỏ khắp nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam) hoan nghênh nhiệt liệt.
  • Các nhân vật của ông đôi khi ở trong những hoàn cảnh rất thương tâm nhưng nhìn chung truyện của ông luôn lấp lánh thứ ánh sáng lãng mạn kì ảo, kết thúc có hậu, mang đến cho bạn đọc niềm tin và tình yêu đối với cuộc sống.

2. Tác phẩm:

  • Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An- đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.
  • 2)
  • Gia cảnh của cô bé bán diêm.
    • Gia đình mới sa sút (bà chết, gia sản tiêu tan, dời chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước…)
    • Cô bé ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt và những lời mắng nhiếc, chửi rủa của cha.
  • Cảnh bán diêm của cô bé.
    • Thời gian: đêm giao thừa mọi người ở trong nhà quây quần đoàn tụ.
    • Không gian: ở trong mọi nhà đều rực sáng ánh đèn và sực nức mùi ngỗng quay, ngoài đường trời rét mướt cô bé bán diêm đầu trần chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối, đôi tay cứng đờ.
    • Tình cảnh: em không thể về nhà vì chưa bán được bao diêm nào và chưa có ai bố thí cho em xu nào đem về nên nhất định cha em sẽ đánh em. Em ngồi co ro trong góc tường tối tăm, gió rét căm căm
  • Nhiều sự tương phản đã diễn ra xung quanh em bé và trong lòng em bé :
    • Quá khứ - hiện tại (yên vui, sum họp – sa sút, chia lìa).
    • Phố sá tưng bừng, tấp nập – em bé lang thang cô đơn nghèo khó.
    • Mộng ảo huy hoàng – thực tế tối tăm, khắt nghiệt.
  • ==> Giữa hoàn cảnh đáng thương trong đêm giao thừa nhưng cô bé vẫn mơ về một Nô-en được trang hoàng rực rỡ, có người thân bên cạnh. Điều đó càng làm sáng lên ước mơ trẻ thơ trong tâm hồn ngây thơ của em.

Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, gia đình em đã phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những...
Đọc tiếp

Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, gia đình em đã phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.

a.xác định cụm danh từ trong câu văn sau ; gia đình em đã phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.

b.tìm và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật tương phản trong câu văn trên

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, gia đình em đã phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, gia đình em đã phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.

a, Xác định phương thức biểu đạt chính

b, Nêu nội dung của đoạn văn.

c, Đoạn văn được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để khác hoạ, làm nổi bật nhân vật.

d, Qua đoạn văn em có cảm nhận gì về nhân vật đước nói đến trong đoạn

e, Nếu chứng kiến cảnh trẻ em bị bảo lực gia đình e sẽ làm gì?

3
12 tháng 12 2019

a. PTBĐ: Tự sự.

b. Nội dung: Tình cảnh nghèo khổ, đáng thương của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.

c. Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng:

* Thủ pháp tương phản:

- tương phản giữa cuộc sống giàu sang (rực sáng ánh đèn, phố sực nức mùi ngỗng quay) với tình cảnh nghèo khổ, cô đơn của cô bé bán diêm.

- tương phản giữa quá khứ hạnh phúc, đầm ấm và hiện tại khổ đau, bất hạnh của cô bé bán diêm.

* Biện pháp liệt kê: Quá khứ (bà còn sống, cùng bà đón giao thừa, sống trong căn nhà có dây thường xuân bao quanh...) với hiện tại (lang thang, phải đi bán diêm sống qua ngày, không dám trở về nhà, bà và mẹ đã mất).

=> Cả phép liệt kê và tương phản đều góp phần làm nổi bật tình cảnh đáng thương, cô độc của cô bé bán diêm.

d. Nhân vật cô bé bán diêm hiện lên là 1 đứa trẻ đáng thương, bất hạnh, phải sống cô độc ngay cả trong đêm giao thừa (Thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khoảnh khắc mà vốn dành cho gia đình đoàn viên, quây quần bên nhau thì em lại phải lang thang khắp các con phố lạnh lẽo để bán diêm)

e. Nếu chứng kiến cảnh ấy, em sẽ can ngăn và tìm cách can thiệp, nhờ sự giúp đỡ của người lớn, chính quyền địa phương để cứu bạn nhỏ đó.

12 tháng 10 2020
https://i.imgur.com/WPYgRrF.jpg
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai

b. Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:

- Ngôn ngữ đối thoại: trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai,...

- Hành động: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò

- Cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai về thầy: cảm nhận về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy; mong ước thầy là người ruột thịt của mình…

c. Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha… trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.

23 tháng 10 2017

a. Phương thức biểu cảm

b. Nghệ thuât: sử dụng quan hệ từ "và" (3 lần) như một sự liệt kê những cảm xúc bất tận của "tôi" khi được gặp mẹ. Những cảm nhận không thể chấm dứt ngay nên sử dụng từ "và" như một phương pháp kéo dài những tâm trạng mừng vui. 

c. Nội dung: tâm trạng vui sướng tột cùng, hạnh phúc tột độ của cậu bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ

5 tháng 11 2017

a/  Phương thức biểu đạt miêu tả 

b/ dùng biện pháp nói giảm nói tránh kết hợp 3 phương thức biểu đạt , tự sự , miêu tả , biểu cảm 

c/ Ta lại nhân vật khi còn hơi nhỏ 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:                                      Bỗng nhận ra hương ổi                                      Phả vào trong gió se                                      Sương chùng chình qua ngõ                                      Hình như thu đã về                                       Sông được lúc dềnh dàng                                      Chim bắt đầu vội vã                                      Có đám...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

                                      Bỗng nhận ra hương ổi

                                      Phả vào trong gió se

                                      Sương chùng chình qua ngõ

                                      Hình như thu đã về

 

                                      Sông được lúc dềnh dàng

                                      Chim bắt đầu vội vã

                                      Có đám mây mùa hạ

                                      Vắt nửa mình qua thu

 (Trích Sang thu – Hữu Thỉnh)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của đoạn trích trên

Câu 2 (0,5 điểm): Khổ thơ thứ hai nhắc đến những sự vật nào có chuyển động đối lập nhau?

Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu nội dung hai câu thơ sau như thế nào?

                                      Có đám mây mùa hạ

                                      Vắt nửa mình qua thu

2
9 tháng 6 2021

1. thể thơ 5 chữ

2. chuyển động đối lập : ''dềnh dàng'' của sông và ''vội vã'' của chim

3. hai dòng thơ cuối thể hiện sự bất ngờ khi mùa thu đến thì mọi vật cũng dần đổi thay.

9 tháng 6 2021

\(Câu 1:\)Thể thơ: 5 chữ

\(Câu 2:\): Những sự vật nào có chuyển động đối lập nhau:

Sông (dềnh dàng) >< Chim (vội vã)

\(Câu 3:\) Nội dung hai câu thơ:

-Một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa cuối hạ sang thu được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này.

- Đám mây mùa hạ đang có sự biến đổi để bước sang mùa mới, hiền lành, lặng lẽ nhưng như vẫn còn nhiều sự tiếc nuối, lưu luyến chưa muốn rời.

 

 

6 tháng 1 2018

Cô đơn thay là cảnh thân tù !

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!

Vậy mà bây giờ bỗng nhiên bị ngăn cách hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài - trong hoàn cảnh ấy, một tâm hồn trẻ tuổi ham hoạt động không thể tránh khỏi sựbuồn bực, cô đơn. Thực ra "Cô đơn thay’’ không chỉ là lời than thở mà còn là lời xác nhận một sự thật cay đắng nay đã được thấu hiểu bằng sự trải nghiệm của chính người tù ấy. Cô đơn vì phải xa cuộc chiến đấu của dân tộc, phải xa đồng chí, đồng bào – như thế cũng có nghĩa là cảm giác cô đơn thể hiện sự gắn bó của người chiến sĩ trẻ tuổi với phong trào cách mạng, với xã hội, với cả một thời gian sôi động bên ngoài nhà giam.

Ba câu thơ tiếp theo là hệ quả cảm cô đơn đã được nhấn mạnh ở câu thơ mở đầu. Ở ba câu thơ này, tất cả sự buồn bực, tức giận, tất cả niềm khao khát cuộc sống bên ngoài đã tập trung cao độ trong sự chú ý của thính giác. Tuy vậy không chỉ có ‘ tai mở rộng"... lắng nghe mà người tù còn hình dung và cảm nhận cuộc sống bên ngoài bằng "lòng sôi rạo rực’' nghĩa là bằng cả tâm hồn bồn chồn khao khát tự do của người bị giam giữ. Do đó, qua ô cửa nhỏ bé lại được ráo kín bằng những song sắt kiên cố, Tố Hữu nghe mà như nhìn thấy thật hữu hình, cụ thể âm thanh đang “lăn "ngoài nhà giam mang theo bao cái náo nức của cuộc đời bên ngoài. Chính trong sự đối lập, tương phản thật gay gắt với ‘cảnh thân tù"quá đau khổ cô đơn, nhà thơ mới càng cảm thấy cuộc sống bên ngoài là vui sướng và tự do “ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu”?.

16 tháng 10 2016

Tuy là một bài thơ ngắn chỉ 4 câu nhưng ở Trung Quốc hiểu tường tận bài thơ này vẫn có những ý kiến chưa thống nhất. Trước hết về thời gian sáng tác bài thơ này các sách đều ghi là “không xác định” chỉ biết Lý Bạch ban ngày đi chơi, ban đêm ngủ nhìn trăng sáng rồi nhớ quê hương như tứ một câu thơ của Đỗ Phủ “nguyệt thị cố hương mình”. Bài thơ mặc dù tác giảcảnh và người là Trung Quốc nhưng nó được người dạy, học trong nhà trường phổ thông Việt Nam cảm nhận sâu sắc, có tác dụng trong việc giáo dục tình cảm yêu thiên nhên, quê hương, đất nước trong mỗi người Việt Nam.

16 tháng 10 2016

2) a)  Bài thơ được viết ở thể loại ngũ ngôn tứ tuyệt, theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc.

 

Bài 2 :

 

Bạn tham khảo 

MB : Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá".

- Giới thiệu nội đoạn thơ thứ ba, thứ 4 

TB : - Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Khái quát các đoạn thơ trước và dẫn dắt tới nội dung của đoạn thơ thứ ba, thứ tư.

* Cảm nhận nọi dung của đoạn thơ thứ 3 : 

-Tác giả cho bạn đọc thấy con tàu đánh cá như tàu chiến, những ngư dân như những người anh hùng trên biển khơi:

- Hình ảnh mạnh mẽ, hùng tráng: con thuyền đi nhanh như “lái gió”, cánh buồm trắng ôm trọn mặt trăng, thuyền đi “giữa mây cao với biển bằng”

- Động từ “lướt”: cảm giác đi như bay, mạnh mẽ

⇒ hình ảnh đẹp, con thuyền đi trên biển như thuyền có phép lạ bay trên mây.

- Việc đánh cá tài tình và đầy chiến thuật như đánh giặc: thuyền ra “dặm xa dò bụng biển”, “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”. Những công việc được thực hiện một cách hào hứng, vui vẻ: ngư dân gõ mạn thuyền cho cá bơi vào lưới, giống như “hát bài ca gọi cá vào”.

- Cảm nhận về vẻ đẹp và sự đa dạng của các loài cá quý trong khổ thơ thứ 4 :

 + Tác giả liệt kê tên các loại cá ở biển như cá nhụ, cá chim, cá đé... những loại cá mang giá trị kinh tế

 + Biển không chỉ giàu mà còn đẹp thơ mộng: màu sắc lấp lánh của muôn loài cá (lấp lánh, đen hồng, vàng chóe) tất cả tạo nên tổng thể bức tranh sơn mài tuyệt đẹp của tạo hóa

 + Đêm ở biển được miêu tả sống động, mang hơi thở của cuộc sống (tiếng sóng nước hòa với nhịp gõ thuyền, hòa với sự khoáng đạt của trời cao biển rộng)

→ Như vậy tầm vóc của người và đoàn thuyền được nâng lên, hòa nhập vào kích thước của thiên nhiên, vũ trụ. Không còn cảm giác cô đơn, nhỏ bé của con người khi đối diện với trời rộng, sông dài trong thơ Huy Cận

KB : - Khẳng định giá trị của hai khổ thơ.

- Bày tỏ cảm nhận về nội dung bài thơ và niềm vui hăng say của con người lao động trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới.

** Bài viết tham khảo.

Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận ảo lão nỗi buồn nhân thế. Nhưng sau cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận tràn đầy một khí thế mới . Đó là niềm vui chiến thắng, là sự hòa nhập và trải nghiệm của tác giả vào cuộc sống của nhân dân. Tác giả hòa cùng nhịp độ lao động của con người trong thời kì xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. " Đoàn thuyền đánh cá " chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Huy Cận thể hiện rõ niềm hứng khởi, hăng say lao động của con nguoiwf trong thời đại mới. Đặc biệt đoạn thơ thứ ba, thứ tư của tác phẩm đã gây ấn tượng sâu đậm với người đọc về bức tranh hoành tráng của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.

Ở vị trí phần giữa của tác phẩm, đoạn thơ nổi bật với vẻ đẹp tráng lệ của biển khơi và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người trong lao động. Tất cả được viết lên bằng trí tưởng tượng mãnh liệt,bằng niềm hứng khởi bay bổng và bút pháp tạo hình đầy sáng tạo.Mở đoạn đoạn thơ là hình ảnh đoàn thuyền lướt nhanh giữa trời cao biển rộng có cái lân lân, sảng khoái lạ thường:Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằng.Ra đậu dặm xa dò bụng biểnDàn đan thế trận lưới vây giăng”.Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la, đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao và biển bằng, giữa mây trời và sóng nước với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả,chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh này thể hiện rất rõ sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước và sau cách mạng . Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm chủ cuộc đời. Con người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm : ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, con người đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng.

Bức tranh lao động được điểm tô bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo:Cá nhụ cá chim cùng cá đéCá song lấp lánh đuốc đen hồng.Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóeThủ pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo như trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Như có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sống động hẳn lên. Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa là trong thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần tình. Chúng đâu chỉ là sản phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với họ - những người ngư dân này – cá là bạn, là “em”, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca. Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm:"Đêm thở :sao lùa nước Hạ long"Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống động. Tiếng sóng vỗ dạt dào dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang“lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm đầu khôi phục và phát triển kinh tế là cơ sở hiện thực của những hình ảnh lãng mạn trên.Bởi thế, bài thơ như một khúc tráng ca mà Huy Cận sáng tác để ca ngợi những con người lao động mới hay chính những con người lao động tự cất lên, tự viết lời cho khúc ca lao động của mình

Có thể nói, với hình ảnh thơ tráng lệ, âm hưởng hào hùng,bút pháp lãng mạn, bay bổng, nhà thơ đã khắc họa thành công một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người lao động giữa biển trời bao la. Đọc đoạn thơ, bài thơ ta càng yêu hơn, trân trọng hơn vẻ đẹp của cảm hứng say sưa, niềm vui phơi phới trước cuộc đời và tình yêu thiên nhiên, con người thiết tha của nhà thơ Huy Cận.

Câu 1 :

a) - Những câu văn là lời độc thoại của nội tâm của nhân vật: 

+ Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được

+ Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà

+ Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!

I/ Đọc- hiểu (2 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: “Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những...
Đọc tiếp

I/ Đọc- hiểu (2 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: “Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng. Trên các trảng ruộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt, bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.” (Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi) Câu 1: (0,5 điểm): Nêu PTBĐ chính của đoạn văn trên? Câu 2: (0,5 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn văn trên? Câu 3: (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Câu 4: (1,0 điểm): Đọc đoạn văn trên, em học tập được gì khi làm văn miêu tả? II/ Tập làm văn (7,0 điểm): Tả về một người em yêu quý nhất.

0