K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2022

Số h/s đạt điểm 9 chiếm số phần trăm là :

25% - 5% = 20% 

Số h/s đạt điểm 10 và 9 chiếm số phần trăm là :

25% + 20% = 45% 

Cả lớp có số h/s là :

18 : 45 x 100 = 40 ( h/s )

 

29 tháng 3 2022

Cảm ơn bạn nhiều nha ☺☺☺

Câu 1 : Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau : rễ mang các …(1)…có chức năng hút…(2)…trong đất

A. (1) : lông hút ; (2) : nước và muối khoáng hòa tan

B. (1) : lông hút ; (2) : nước và muối khoáng dạng kết tinh

C. (1) : mạch gỗ ; (2) : các chất hữu cơ ( lipit, gluxit)

D. (1) : mạch mạch rây ; (2) : nước và muối khoáng hòa tan

Câu 2 : Cây nào dưới đây có nhu cầu muối đạm ít hơn các cây còn lại ?

A.lúa          B.đậu          C.cà chua          D.cà rốt

Câu 3 : Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có rễ củ

A.hoa hiên, hồ tiêu, cà rốt

B.sắn, mắm, bụt mọc

C.sắn, khoa ilang, cà rốt

D.khoai tây, khoai lang, cà rốt

Câu 4 :Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có rễ thở ?

A. Đước, bụt mọc, mắm, bần, vẹt

B. Đước, tầm gửi, mắm, vẹt, si

C. Hồ tiêu, bụt mọc, đa, vạn niên thanh, tơ hồng

D. Sung, tơ hồng, mắm, hồ tiêu, vẹt

Câu 5 : Dựa vào hình ảnh « tế bào lông hút » dưới đây, em hãy viết chú thích phù hợp vào các ô trống tương ứng với các số thứ tự 1,2,3,4.

Câu hỏi tự luận

Câu 1 : Đối với các cây rễ củ thì người nông dân thường thu hoạch vào giai đoạn nào ?

Câu 2 : Vì sao khi trồng cây lấy gỗ hoặc lấy sợi, người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu ?

Câu 3 : Bạn Hoa làm thí nghiệm để tìm hiểu chức năng của mạch rây, Hoa chọn một cành cây và bóc bỏ một khoanh vỏ. Sau một tháng, Hoa nhận thấy hiện tượng gì?

Câu 4: Hai tế bào thực vật phân chia liên tiếp 3 lần sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con ở thế hệ cuối cùng

Bạn nhập link này nhé:

https://vndoc.com/de-kiem-tra-1-tiet-45-phut-lop-6-mon-sinh

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
30 tháng 8 2018

Mức sinh ở các nước đang phát triển cao hơn so với các nước phát triển vì:

- Các nước đang phát triển trình độ thấp, vẫn còn những nước cổ hủ, lạc hậu với quan niệm "trời sinh voi trời sinh cỏ", tư tưởng "sinh con đàn cháu đống", phát triển hệ gia đình tam, tứ đại đồng đường.

- Các nước phát triển có lối sống công nghiệp, hiện đại hóa nên quan niệm sống độc thân, con người bận rộn và mức chi phí nuôi nhiều con (ăn học, phúc lợi xã hội) khiến họ chỉ có nhu cầu sinh 1 con. Vì vậy dân số ngày càng có xu hướng già hóa. Tỉ lệ sinh giảm.

2 tháng 4 2018
Mở bài: Hát quốc ca vào lễ chào cờ thứ hai hàng tuần là hoạt động bắt buộc tại các trường học. Bài quốc ca hùng tráng vang lên trong buổi lễ chào cờ trang nghiêm nhắc nhở chúng ta về một thời kì đấu tranh anh dũng, đau thương và bất khuất của dân tộc bảo vệ nền độc lập nước nhà. Bài quốc ca khơi gợi trong ta tinh thần yêu nước, ý thức giữ gìn và bảo vệ nền độc lập trong thời đại mới. Thế nhưng, ngày nay, học sinh ngày càng không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Hành động ấy làm mất đi sự nghiêm trang trong buổi lễ chào cờ. Thân bài: Hiện trang hát quốc ca của học sinh hiện nay: Ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng tồi tệ. Trước hết là vấn đề giữ trật tự trước khi hát quốc ca. Học sinh thiếu nghiêm túc, không chịu thực hiện theo hiệu lệnh của người điều khiển chào cờ, gây mất trật tự. Người điều khiển chào cờ phải mất một thời gian mới ổn định được trật tự trong sân trường. Khi bắt đầu hát quốc ca, nhiều học sinh không hát, hoặc hát nhỏ, hát nhép lấy lệ cho có. Không những thế, có học sinh cười đùa, trêu chọc nhau ngay khi cả trường đang hát quốc ca. Hành đông ấy khiến cho sân trường lộn xộn, mất trật tự. Buổi lễ chào cờ và việc hát quốc ca trở nên thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh không hát, hoặc hát quá nhỏ, nên chỉ nghe giọng bè, rề rà, kéo dài, uể oải không đúng với giọng điệu nghiêm trang, hùng tráng của bài quốc ca. Lúc mới bắt đầu còn nghe rõ. Sau nhỏ dần hoặc lạc nhịp hoặc ê a lấy lệ. Cuối cùng chỉ còn những tiếng xì xào rồi dừng hẳn. Người điều khiển buổi lễ chào cờ gần như độc diễn trong tiếng loa vang vang. Hầu hết học sinh hát sai nhiệp, không khớp với nền nhạc. Bài quốc ca trở nên rời rạc, không còn khí thế. Việc hát quốc ca mất đi ý nghĩa tôn nghiêm. Đâu chỉ có thế, ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Nhiều học sinh không hề thuộc lời bài quốc ca. Thậm chí, có học sinh tự “chế” lời bài hát. Việc hát quốc ca trong mỗi buổi lễ chào cờ bị xem thường. Nguyên nhân của hiện tượng hát quốc ca hiện nay: Đầu tiên là do bởi việc sinh hoạt dưới cờ không diễn ra thường xuyên. Tại nhiều trường học, việc ấy không được tiến hành một cách nghiêm túc. Việc quán triệt tư tưởng, ý thức giữ trật tự và hát quốc ca nghiêm túc, khí thế, đồng đều không được nhắc nhở thường xuyên. Nhà trường không đủ thời gian để hướng dẫn, tập dợt và kiểm tra việc hát quốc ca của học sinh ở từng lớp học. Thậm chí nhiều trường học còn không quan tâm đến công tác này. Sự lơ là của nhà trường khiến cho học sinh xem thường việc hát quốc ca và ý nghĩa của buổi lễ chào cờ đầu tuần. Học sinh không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Nhiều học sinh cho rằng hát quốc ca chỉ là hình thức, không có gì quan trọng. Cho nên, học sinh không hát, hoặc hát một cách miễn cưỡng, đối phó. Từ một vài học sinh kéo theo nhiều học sinh không chịu thực hiện hát quốc ca nghiêm túc. Ở nhiều trường học, hoạt động chào cờ thường kéo dài khiến học sinh chán nản, mệt mỏi. Các hoạt động nhàm chán cứ lặp đi, lặp lại, học sinh không còn hứng thú nữa. Có khi, học sinh phải thực hiện buổi lễ chào cờ dưới sân trường nắng gắt. Điề kiện bất lợi khiến học sinh không thể tập trung giữ trật tự đến hết buổi lễ được. Nhiều học sinh không hiểu hết ý nghĩa của hoạt động chào cờ và việc hát quốc ca. Từ đó thiếu lòng tôn trọng, không tuân thủ hiệu lệnh, không thực hiện hát quốc ca một cách nghiêm túc. Gia đình và xã hội không thường xuyên nhắc nhở học sinh về ý thức trách nhiệm hát quốc ca. Trong đời sống thường ngày, việc hát quốc ca ít diễn ra trong cộng đồng. Phụ huynh cũng không thường cùng các em tham gia các buổi tưởng niệm nhằm rèn luyện ý thức hát quốc ca và trách nhiệm đối với cộng đồng. Người lớn không gương mẫu, trở thành tấm gương xấu cho học sinh làm theo. Nhiều học sinh cảm thấy mắc cỡ, xấu hổ khi hát trước tập thể khiến việc hát quốc ca trong buổi lễ chào cờ diễn ra hết sức khó khăn. Hậu quả của việc hát quốc ca thiếu nghiêm túc: Hậu quả đầu tiên là buổi lễ chào cờ ở các trường học diễn ra chậm chạp, nặng nề, mất đi khí thế. Ý nghĩa giáo dục của hoạt động chào cờ và hát quốc ca cũng mất đi. Nếu không được chấn chỉnh, nghiêm khắc nâng cao ý thức việc hát quốc ca của học sinh, lâu dần, hoạt đông hát quốc ca không còn được tôn trọng và nghiêm túc thực hiện. Hát quốc ca thiếu nghiêm túc làm mất đi ý nghĩa trọng thể của hoạt động chào cờ và tính thiêng liêng của bài ca tổ quốc. Lòng tự tôn dân tộc và tình yêu tổ quốc cũng bị phai mờ, ảnh hưởng đến ý thức, trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tổ quốc của học sinh. Giải pháp khắc phục hiện trạng hát quốc ca hiện nay: Trước hết, nhà trường phải quyết liệt chấn chỉnh hoạt động chào cờ đầu tuần. nhắc nhở, xử phạt, kỉ luật để giữ gìn tính tôn nghiêm của hoạt động thiêng liêng này. Nhà trường phải có hoạt động hướng dẫn, tập luyện và kiểm tra thường xuyên hoạt động hát quốc ca của học sinh. Nên quy định hát quốc ca tại lớp mỗi tuần. Đưa bài quốc ca vào chương trình học tập để nâng cao ý nghĩa của bài quốc ca và tầm nhận thức của học sinh. Từ đó khắc sâu ý thức trách nhiệm và lòng yêu tổ quốc đối với từng học sinh. Gia đình và xã hội phải quan tâm hơn nữa đến hoạt đông hát quốc ca của học sinh. Hãy giải thích ý nghĩa của bài ca tổ quốc và cách hát quốc ca một cách nghiêm trang, hùng hồn thể hiện được khí thế và âm điệu của bài hát. Mỗi học sinh phải có ý thức nghiêm túc khi hát bài quốc ca. Quốc ca phải được hát lên bằng lời, hát một cách chân thật, hùng hồn, thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, gửi gắm tình yêu và niềm kì vọng lớn lao vào tương lai đất nước. Mỗi học sinh thực hiện hát quốc ca nghiêm túc sẽ truyền cảm hứng cho nhiều học sinh khác làm theo. Bài học nhân thức: Thực hiện hát quốc ca nghiêm túc là thể hiện ý thức tôn trọng bản thân. Hát quốc ca nghiêm túc thể hiện trách nhiệm cao cả đối với dân tộc, đối với đất nước. Cảm xúc thiêng liêng, niềm tự hào sâu sắc trong buổi lễ chào cờ nghiêm trang sẽ tạo một niềm tin tưởng vững chắc vào tương lai đât nước.Nó cỗ vũ tinh thần học tập và ý thức trách nhiệm dựng xây đất nước. Kết bài: Đối với mỗi dân tộc, quốc ca là bài ca thể hiện sức mạnh dân tộc và niềm tin chiến thắng. Đó là lời ca vang lên từ sâu thẳm con tim, là ý chí, nguyện vọng và sự gắn kết thiêng liêng của cả dân tộc. Và mỗi khi đất nước lâm nguy, nền hòa bình bị đe dọa, bài quốc ca là tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc thúc giục ta tiến bước lên đường bảo vệ non sông