K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Truyện cổ tích của dân tộc Kinh

Kho tàng truyện cổ tích của người Kinh ở Thái Nguyên được sưu tầm sớm. Những truyện cổ tích như Sự tích chiếc nón được lưu truyền và sưu tầm ở vùng Phú Lương nói về nguồn gốc chiếc nón và bà Chúa Tre là một truyện hầu như chỉ thấy ở Thái Nguyên. Hoặc truyện Sự tích Thác Đao cũng là trường hợp tương tự. Ngoài ra, trên vùng đất Thái Nguyên còn có rất nhiều câu truyện cổ tích mang tính phổ biến của người Kinh vùng đồng bằng. Sống xen lẫn với đồng bào các dân tộc thiểu số anh em, người Kinh ở Thái Nguyên đã phát huy sự ảnh hưởng của mình sang các dân tộc khác, đồng thời, cũng tiếp nhận ảnh hưởng của họ. Sự giao lưu này thể hiện từ chữ viết đến tiếng nói, các phong tục tập quán… Sự giao hòa văn hóa, hay nói cách khác là sự ảnh hưởng lẫn nhau về văn hóa trong cộng đồng đã tạo nên sự phong phú cho kho tàng văn học dân gian ở mỗi dân tộc. Do vậy, truyện cổ tích dân tộc Kinh ở Thái Nguyên đã có rất nhiều truyện có nội dung gần gũi, tương tự với truyện các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay… Ở một số truyện có thể nhận biết rõ là của dân tộc Kinh, còn ở một số truyện dấu vết để nhận biết đặc thù dân tộc đã trộn lẫn, hòa quyện vào nhau.

*Truyện cổ tích dân tộc Tày

Truyện cố tích dân tộc Tày Thái Nguyên có số lượng phong phú hơn cả. Phần lớn những câu chuyện này đã được lưu truyền và tồn tại ở vùng cư trú của đồng bào dân tộc Tày Bắc Kạn và Thái Nguyên. Các vùng của người Tày ở đây đều lưu truyền rất nhiều cổ tích với khoảng 185 mẫu kể. Nét tư tưởng phổ quát của cổ tích Tày là con người trong đấu tranh với thiên nhiên và trong đấu tranh xã hội. Các nhân vật cổ tích Tày in đậm bản sắc tộc người. Có lẽ đã có một bộ phận thần thoại và truyền thuyết Tày chuyển bóa thành cổ tích. Tiêu biểu cho nhóm này là truyện các chàng trai khỏe mạnh – các dũng sĩ tài ba trong lao động, diệt yêu tinh, cứu giúp người nghèo, mở núi, khai sông. Họ đều trở thành những vị quan, những ông hoàng, các vị vua tốt của người Tày. Đấy là những truyện như Chín anh em, Pú cấy, Pú té, Lệnh Trừ.

Các nhóm truyện cổ tích Tày được hình thành sớm, có nội dung phán ánh những loại người tiêu biểu trong xã hội có giai cấp:

Truyện về người mồ côi và con người mồ côi (Ý Pịa, Lục Pịa).

Truyện về người thần kỳ đội lốt  (Nàng tiên trứng, Chàng rể rùa, Hoàng tử Nai vàng, Nàng tiên khỉ, Sự tích cây trúc).

Truyện người con gái riêng (Ca và Vít, Tua Tểnh – Tua Nhì, Tua Gia – Tua Nhì, Tua Cốc – Tua Nhì).

Truyện người em (Chỉ có một cái đinh, Một bát cơm rang hơn cả làng thổi cơm,…).

Một số truyền cổ tích Tày đặc sắc được nhân dân các vùng Võ Nhai, Định Hóa, Thái Nguyên lưu truyền và đã được sưu tầm, công bố:

- Dân tộc Tày vùng Định Hóa có truyện cổ Nhân Lăng, nội dung kể về hai vợ chồng ông Lý Quang hiếm hoi, về già mới sinh được con trai đặt tên là Nhân Lăng. Nhân Lăng lên trời tìm thần Quỷ Cốc đã gặp con cá thần, gặp nàng tiên Cam, nàng tiên Thọ và đã hỏi hộ thầy Quỷ Cốc ba câu hỏi khó của họ. Truyện cũng giống như truyện Ba điều ước, Ngọc hoàng và anh chàng nghèo khó của dân tộc Kinh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Kết thúc câu chuyện, chàng trai mồ côi nghèo khó Nhân Lăng nhờ lao động cần cù, nhờ trí thông minh đã trở thành viên quan, được làm phò mã lấy công chúa, sống cuộc đời hạnh phúc, sung sướng.

- Người Tày vùng Võ Nhai có truyện cổ Chiếc cầu phúc đức kể về một anh chàng chuyên sống bằng nghề ăn trộm. Nghề này xưa kia cả ông và cha chàng đều theo những đến khi họ nhắm mắt xuôi tay đều không để lại được gì. Chàng trai đã quyết tâm bỏ nghề ăn trộm để đi làm nghề đốn củi và cố gắng làm nhiều việc phúc đức như bắc cầu để giúp dân qua sông khi lũ dâng. Việc làm của chàng đã làm động lòng một viên quan võ. Hai người kết làm anh em để cùng nhau làm việc thiện. Điều này đến tai Ngọc Hoàng, người bèn sai thần Gió đưa chàng trai tới hang vàng. Chàng trai từ đó trở nên giàu có. Cuối cùng, chàng trai và viên quan võ đều lấy vợ sinh con, sống sung sướng, hạnh phúc.

- Người Tày vùng Định Hóa có truyện con bò vàng lưu truyền ở vùng Định Hóa, nhân vật của truyện là một ông lão chăn bò nghèo khổ đi làm thuê cho tên nhà giàu. Vì đánh mất một con bò của hắn ta mà ông lão chăn bò suýt bị hắn giết chết. Nhờ có sự cứu giúp của tiên, ông lão đã thoát chết và trở nên giàu có, còn tên nhà giàu bị hổ ăn thịt.

Người Tày vùng Định Hóa có truyện Nàng Bjoóc Rồm (nàng Hoa Rồm) kể về nàng Bjoóc Rồm mồ côi mẹ phải sống với bố và mẹ kế. Trải qua bao nỗi khổ sở do dì ghẻ gây ra với sự giúp sức của hồn mẹ nàng và con chó vàng yêu quý, nàng đã được gặp và cứu sống được hoàng tử con vua. Cuối cùng nàng đã trở thành hoàng hậu, sống cuộc đời hạnh phúc, mụ dì ghẻ thì bị trừng trị thích đáng.

* Truyện cổ tích dân tộc Dao

Truyện cố tích của dân tộc Dao ở Thái Nguyên không phong phú như kho tàng truyện cổ tích của dân tộc Tày. Song họ cũng có những truyện khá đặc sắc như các truyện Nguồn gốc của các dòng họ dân tộc Dao kể về sự tích các dòng họ người Dao vùng Bắc Kạn. Hay như truyện người Dao anh em kể về tính cách, bản chất của người Dao. Truyện Ca La Thòng kể về nhận vật Ca La Thòng mồ côi với cô gái xinh đẹp là con gái út của Long Vương đã đấu tranh chống lại Thiên Vương ham mê sắc đẹp, mưu mô quỷ quyệt. Cuối cùng, nhờ người vợ đẹp và thông minh, chàng Ca La Thòng đã trừng phạt được tên Thiên Vương độc ác, hai vợ chồng sống hành phúc bên nhau đến đầu bạc răng long. Truyện nàng tiên thứ bảy của người Dao có nội dung tương tự như truyện Duyên tiên của người Kinh, song nội dung mang đậm tính dân tộc và là một câu chuyện được người Dao rất yêu thích.

* Truyện cổ tích bằng thơ của dân tộc Sán Chay

Người Sán Chay nói chung và một nhóm người Sán Chỉ ở Thái Nguyên nói riêng có một khi tàng văn họa dân gian rất phong phú dựa trên cơ sở lịch sử phát triển lâu dài của dân tộc này. Đó là một kho tàng dân ca, truyền thuyết, truyện cổ tích, câu đố, truyện cười. Đặc biệt, truyện cổ tích của người Sán Chay có một số truyện thơ rất hay, nội dung hấp dẫn. Đó là truyện Kos Lau Slam (truyện Lau Slam), Sắm Sừ (truyện chàng Cóc), truyện Chàng Út của ông trời, truyện Sáu Vênh, Truyện Cam Lò. Trong các truyện trên, có truyện là truyện thơ tình yêu, có truyện là truyện thơ huyền thoại mang tính chất thần bí có chủ đề đánh giặc hoặc đòi quyền lợi công bằng (như truyện chàng Út). Tất cả truyện trên sử dụng chủ yếu thể thơ 4 câu 7 chữ. Truyện Kó Lau Slam được lưu truyền ở rất nhiều vùng người Sán Chay nói về nữ thần ca hát, vừa kể chuyện theo lối nói (văn xuôi) vừa có thơ xen kẽ, minh họa. Các truyện này được truyền tụng và giữ gìn từ đời này sang đời khác khi thì bằng văn vần, kể chuyện, khi thì qua câu hát. Trong những ngày xuân về, Tết đến, người Sán Chay có truyền thống kể, hát cho nhau nghe những câu chuyện thơ kể trên suốt ngày đêm. 

5 tháng 10 2020

giải gấp giúp mình với ạ

6 tháng 10 2020

Nhưng cụ thể là truyện dân tộc j vậy bạn?:)Phải nói cụ thể truyện dân tộc nào thì mik ms làm đc nha bạn ^_^ ''

17 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Trần Đình Hượu ( 1928-1995) quê ở Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ Anh. Từ năm 1963-1993, ông giảng dạy tại khoa văn trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Ông chuyên nghiên cứu lịch sử tư tưởng văn học Việt Nam trung cận đại

Tác phẩm tiêu biểu : Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại ( 1995), Đến hiện đại từ truyền thống ( 1995)...Ông được phong giáo sư năm 1981 và nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học xã hội và nhân văn năm 2000

2. Tác phẩm

Văn bản trích từ công trình Đến hiện đại từ truyền thống mục 5, phần II vàtoafn bộ phần III. Đoạn trích thể hiện một cái nhìn khá toàn diện và sâu sắc của tác giả về những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Theo đó, trên cơ sở phân tích những biểu hiện vừa phong phú, đa dạng, vừa thống nhất trên cả hai mặt đời sống vật chất và tinh thần xã hội, tác giả đã khái quát những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống. 

II. Trả lời câu hỏi

1. Trong đoạn trích, tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thông Việt nam dựa trên cơ sở các phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần và vật chất, đó là : tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, văn học), ứng xử (giao tiếp  cộng đồng, tập quán), sinh hoạt ( ăn, ở, mặc). Những mặt  tích cực và hạn chế của mỗi đặc điểm được đan xen vào nhau làm cho bài văn có sự uyển chuyển, hài hòa. Có thể nói, đoạn trích đã nêu được những nét đặc thù của vốn văn hóa Việt Nam để phát huy tiếp tục những giá trị đó trong thời kỳ hiện đại.

2. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt nam : " Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, lì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa sinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, sáo quần trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải." Những nét bản sắc này hình thành từ thực tế địa lí, lịch sử, đời sống cộng đồng của người Việt Nam cũng như hình thành trong quá trình giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận, biến đổi các giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác như Trung Hoa, Ấn Độ. Văn hóa Việt Nam giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện

3. Bài viết không tách bạch mặt tích cực cũng như hạn chế của văn hóa Việt Nam mà phân tích song song, xen kẽ nhau. Thậm chí ngay trong những mặt tích cực cũng hàm chứa những hạn chế. Do tính chất trọng sự dung hòa trong tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần và vật chất nên văn hóa Việt Nam chưa có một vóc lớn lao, chưa có một vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng tạo được  ảnh hưởng sâu sắc đến các văn hóa khác. Theo tác giả, nguyên nhân của những hạn chế này : "Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế khó khăn, nhiều bất trắc" của dân tộc.

4. Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất đến nền văn hóa truyền thống của Việt Nam : Phật giáo, Nho giáo. Người Việt Nam tiếp nhận những tư tưởng tôn giáo này trên cơ sở chọn lọc những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của những tôn giáo đó : sự từ bi. hỉ xả của đạo Phật, khao khát giúp nước cứu đời của đạo Nho....Người Việt nhờ Phật để hướng thiện chứ không phải để giác ngộ, siêu thoát. Nho giáo cũng ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi đến đời sống văn hóa người Việt, tuy nhiên nó không trở thành tư tưởng cực đoan. 

5. Kết luận trên đã đánh giá khách quan tinh thần chung của nền văn hóa dân tộc. Đó không phải là sự sáng tạo, tìm tòi, khai phá nhưng nó đã khẳng định được sự khéo léo, tinh tế, uyển chuyển  của người Việt trong việc thu nhận và háp thu nhưng tinh hoa văn hóa nhân loại. Chính tinh thần chung đó đã tạo thành một nét riêng độc đáo của văn hóa Việt Nam

6. Dân tộc ta đã trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa. Những giá trị văn hóa gốc phần nhiều bị mai một, xóa nhòa. Bởi vậy văn hóa Việt Nam không thể trông cậy nhiều vào khả năng tạo tác. Chúng ta 'Trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài". Và dân tộc ta thực sự có bản lĩnh trong vấn đề này. 

Chúng ta tiếp thu nhưng không bao giờ rập khuôn máy móc văn hóa của quốc gia khác. Tiếp nhận văn hóa ngoại lai, người Việt ngay lập tức biển đổi để nó mang những ý nghĩa riêng của dân tộc mình.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
12 tháng 9 2018

1. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện sự tích các dân tộc:

- Sinh nở thần kì:

+ người vợ có mang và có bầu trong 7 năm 7 ngày 7 tháng mới sinh.

+ sinh ra một quả bầu. Vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa nhưng khi lại gần thì im bặt, người chồng định lấy dao chặt nhưng người vợ ngăn lại. 

- Các tộc người lần lượt ra đời:

+ Người vợ que củi trong bếp dùi lỗ ở đầu quả bầu, người Xá, Thái, Lự, Kinh lần lượt chui ra.

+ Người Xá chui ra trước, dính nhọ nồi nên đen.

+ Cuối cùng là người Kinh nên trắng.

2. Chi tiết các dân tộc đều sinh ra từ một quả bầu và đều được gọi là anh em Khốt Kho có ý nghĩa: giải thích nguồn gốc các tộc người Việt Nam. Nghĩa là tuy họ có tiếng nói, màu da, vốn văn hóa khác nhau nhưng đều có nguồn gốc chung, đều là anh em, vì vậy mà cần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.

3. Cách lí giải về nguồn gốc của sự tích các dân tộc và truyện Con rồng cháu tiên:

- Giống: đều nhằm giải thích nguồn gốc và suy tôn giống nòi của dân tộc.

- Khác:

+ Trong Sự tích quả bầu, nguồn gốc giản dị và gần gũi - quả bầu. Còn trong Con Rồng cháu Tiên, nguồn gốc cao quý - Rồng, Tiên.

+ Trong Sự tích quả bầu, giải thích sự ra đời của các tộc người, của các dân tộc còn trong Con Rồng cháu Tiên chỉ lí giải sự ra đời của dân tộc Kinh.

+ Trong Sự tích quả bầu, sự ra đời của mỗi người ứng với từng dân tộc => nguồn gốc dân gian hóa.

   Trong Con Rồng cháu Tiên, sự ra đời của tộc người còn gắn với sự hình thành của nhà nước phong kiến đầu tiên - thời đại Hùng Vương.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Sự tích quả bầu đậm chất dân gian, giản dị và gần gũi.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Con Rồng cháu Tiên mang màu sắc kì ảo hơn, suy tôn nguồn gốc cao quý từ nòi Rồng giống Tiên và gắn với sự hình thành của nhà nước và các vị vua.

5 tháng 10 2020

bạn giúp tôi trả lời câu :

hãy tóm tắt nội dung chính của câu chuyện ,với

cảm ơn

26 tháng 2 2016

I. Kiến thức cơ bản

1. Tác giả Đọc kĩ phần tiểu dẫn để nắm được những nét chính về tác giả Phạm Văn Đồng. Chúng ta cần lưu ý hai điểm chính sau: - Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là nhà chính trị, nhà ngoại giao, đồng thời cũng là giáo dục tâm huyết, nhà lí luận văn hóa, văn nghệ lớn, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. - Riêng trong lĩnh vực văn học, ông để lại cho nền văn học nước ta nhiều tác phẩm có giá trị, mà tiêu biểu là cuốn sách nổi tiếng: Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ.

2. Tác phẩm Tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dan tộc” là bài viết của Phạm Văn Đồng đăng trong Tạp chí Văn nghệ số 7 – 1963 nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888). Đây là bài viết có phát hiện mới mẻ và những định hướng nghiên cứu đúng đắn về nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu. Bằng sự từng trải cách mạng, sự gắn bó sâu sắc với đất nước, với nhân dân và cách nghĩ sâu rộng của một nhà văn nghệ lớn, tác phẩm đã nhìn nhận cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong mối liên hệ khăng khít với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay, từ đó phát hiện ra những điều mới mẻ giúp ta điều chỉnh lại cách nhìn về nhà thơ yêu nước lớn ở miền Nam, để càng thêm yêu quý có người và tác phẩm của nhà thơ lớn đó. Bài viết ra đời từ năm 1963, cách đây hơn 40 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị cả về mặt khoa học và mặt tư tưởng. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Những luận điểm lớn của bài văn Bài viết gồm ba phần, ứng với ba luận điểm lớn: - Phần 1: Tác giả nêu luận điểm xuất phát, đó là phải có một cách nhìn đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông. Cách nhìn đó là: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phảm chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”. - Phần 2: Tác giả nêu các luận điểm bổ sung chứng minh cho luận điểm xuất phát: Cách nhìn đúng đắn đó được cujtheer hóa qua cách đánh giá của tác giả về: + Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu (chủ yếu là bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). + Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (cả nội dung và nghệ thuật). - Phần 3: Luận điểm kết luận, cái đích của bài viết: đánh giá đúng vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc theo cách nhìn mới mẻ đã nêu ở phần mở đầu: “Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sức mạnh của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng. Nhìn chung, cách sắp xếp các luận điểm như vậy là phù hợp với nội dung của bài viết. Nếu có khác với trật tự thông thường (nghiên cứu các tác phẩm theo trình tự thời gian xuất hiện) thì ở đây, tác giả lại nói về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trước, sau đó mới nói đến Truyện Lục Vân Tiên (truyện Nôm). Phải chăng, tác giả muốn người đọc chú ý hơn đến thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu? 2. Cách nhìn mới của tác giả Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. Đó là một phát hiện có ý nghĩa phương pháp luận trong cách nhìn về nhà thơ yêu nước lớn này. - “Những vì sao có ánh sáng khác thường”: ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy. Cái ánh sáng khác thường ở đây chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản gị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, vẻ đẹp của hai loại văn chương hướng về đại chúng gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ cuộc sống của người dân, mang tính nhân dân sâu sắc. Văn chương Đồ Chiểu không óng mượt, bóng bẩy mà chân chất, xác thực, có chỗ tưởng như thô kệch nhưng lại chứa đựng trong đó những tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân. “Nó không phải là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng” (Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này rất đáng quý, và đáng quý hơn khi ta biết nhà thơ đã sáng tác trong hoàn cảnh mù lòa, cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bất hạnh. - “Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy” chính là vì thế! Bởi lâu nay, chúng ta quen nhìn loại ánh sáng khác, vẻ đẹp khác. Đó là văn chương trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mỹ với hình tượng hùng vĩ, tráng lệ, phi thường… Cách nhìn như vậy thật khó đến với văn chương Đồ Chiểu, nói chi đến việc cảm nhận được tình ý sâu xa để tháy hết vẻ đẹp đích thực của văn thơ ông. Vì vậy “phải chăm chú nhìn thì mới thấy”, tức phải dày công, kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được vẻ đẹp ấy, nhưng phải chăm chú nhìn ề sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những bài điếu như Ngư Tiều y vấn đấp… Đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất cao độ trước kẻ thù. - Truyện Lục Vân Tiên là một bài thơ hào hùng mà thiết tha lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một tấm lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh… Bằng cách nhìn mới mẻ mà đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối” này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật như vốn có của tác phẩm. 4. Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay? Chính là vì: - Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó không ít người còn nhìn nhận phiến diện về thơ văn ông, thậm chí còn “chê” văn thơ ông là thô ráp, nôm na… - “Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay” để khôi phục lại giá trị đích thực của nhà thơ yêu nước miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân dân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay. 5. Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây: - Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi. - Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình. - Nhưng quan trọng nhất là tấm lòng của người viết đối với cuộc đời cao đẹp và thơ văn có giá trị đích thực của Nguyễn Đình Chiểu. Đó cũng là tấm lòng gắn bó sâu sắc của tác giả, đối với vận mệnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chính tấm lòng này đã làm nên chất văn cho bài viết, và qua bài viết, ta thấy được hơi thở của cuộc sống thấm trong từng câu chữ, để người viết có thể làm sống lại một thời kì lịch sử đau thương mà anh hùng của dân tộc, trên cái nền đó mà biểu dương, ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu – một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, nêu cao tấm gương của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. II. Luyện tập Gợi ý làm bài: - Phân tích rõ vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay (về nội dung, về nghệ thuật). - Trên cơ sở bác bỏ quan niệm không đúng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, xây dựng một lập luận về việc cần thiết phải học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong nhà trường để làm gì? Có lợi như thế nào? (về mặt tư tưởng và văn học). theo một cách khoa học, đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu. - Điều này có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, nó là một sự điều chỉnh về cách nhìn để có một định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu. Trên cách nhìn mới mẻ này, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Nguyễn Đình Chiểu như Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao vàng nhìn càng sáng của Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Đoàn Lệ Giang. 3. Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam - Trước hết là về cuộc sống và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Đó là mọt cuộc đời đẹp, đầy nghị lực, dù gặp nhiều khó khăn và bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng, vẫn ngẩng cao đầu mà sống, không phải vì mình mà vì dân, vì nước, theo lí tưởng “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dãi”, tỏ thái độ bất khuất, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Cùng với cuộc sống đẹp là quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: Chở bao nhiêu thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà! Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức, và ông đã làm đúng thiên chức đó. - Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đăc lực cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, làm sống lại tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1960 về sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những bài điếu như Ngư Tiều y vấn đấp… Đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất cao độ trước kẻ thù. - Truyện Lục Vân Tiên là một bài thơ hào hùng mà thiết tha lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một tấm lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh… Bằng cách nhìn mới mẻ mà đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối” này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật như vốn có của tác phẩm. 4. Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay? Chính là vì: - Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó không ít người còn nhìn nhận phiến diện về thơ văn ông, thậm chí còn “chê” văn thơ ông là thô ráp, nôm na… - “Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay” để khôi phục lại giá trị đích thực của nhà thơ yêu nước miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân dân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay. 5. Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây: - Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi. - Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình. - Nhưng quan trọng nhất là tấm lòng của người viết đối với cuộc đời cao đẹp và thơ văn có giá trị đích thực của Nguyễn Đình Chiểu. Đó cũng là tấm lòng gắn bó sâu sắc của tác giả, đối với vận mệnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chính tấm lòng này đã làm nên chất văn cho bài viết, và qua bài viết, ta thấy được hơi thở của cuộc sống thấm trong từng câu chữ, để người viết có thể làm sống lại một thời kì lịch sử đau thương mà anh hùng của dân tộc, trên cái nền đó mà biểu dương, ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu – một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, nêu cao tấm gương của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. II. Luyện tập Gợi ý làm bài: - Phân tích rõ vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay (về nội dung, về nghệ thuật). - Trên cơ sở bác bỏ quan niệm không đúng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, xây dựng một lập luận về việc cần thiết phải học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong nhà trường để làm gì? Có lợi như thế nào? (về mặt tư tưởng và văn học). 

7 tháng 11 2018

Ý nghĩa truyện Con rồng, cháu Tiên. + Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. + Biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. – Phần đọc thêm: + Dù làm ăn sinh sống ở đâu cũng nhớ ngày giỗ Tổ Hùng Vương. + Câu ca dao khuyên chúng ta đoàn kết. + Nguồn gốc Tiên Rồng khiến cho Đất nước Việt Nam là mái nhà chung cho mọi gia đình đoàn tụ, cho mọi thế hệ có trách nhiệm hi sinh vì nhau. Đáng chú ý là cha ông không dặn dò con cháu làm ăn ra sao mà dặn phải tự hào, thành kính với tổ tiên, nguồn gốc (hai tiếng “cúi đầu” rất thiêng liêng, thành tâm). (Hết)

11 tháng 9 2018

NỘI DUNG CHÍNH : KỂ VỀ CỘI NGUỒN, CUỘC SỐNG, CÁC BÀI HỌC TRONG CUỘC SỐNG.

7 tháng 11 2018

Truyện Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng giống của con người Việt Nam ta vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu sắc niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng nghĩa đồng bào là cao cả, thiêng liêng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người ai trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm dâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ…
(Đất nước – Trường ca mặt đường khát vọng)

học tốt

7 tháng 11 2018

Truyện con Rồng cháu Tiên có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt.

Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng cháu Tiên  Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc

Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng “đồng bào” (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) Truyền thống đoàn kết của dân tộc

Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên … 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng. (Hết)