K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2018

Miêu tả là gì? Miêu tả để làm gì?

- Văn miêu tả: sử dụng từ ngữ, câu văn để mô tả hình ảnh, hoạt động, đặc điểm nổi bật của sự vật (đồ vật, cây cối, con vật. phong cảnh...) làm cho người đọc hình dung được sự vật đang được miêu tả.

Ghi lại dàn ý sơ lược của một bài văn tả người.

I. Mở bài:

- Giới thiệu người cần tả

Thân bài:

a) Tả hình dáng

b) Tả tính tình, hoạt động

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ, lời hứa của em với người đó

11 tháng 1 2022

TK:

46 . 
Em cần chú ý bài thơ em chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện ( xuất hiện câu chuyện , nhân vật có thể chỉ mang một cái tên chung chung ) , có các chi tiết miêu tả bối cảnh không gian , thời gian , con người , ...

48 . 
Yêu cầu đối với phần mở đoạn là :
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

12 tháng 1 2022

câu 48 còn nữa ko bạn

22 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành được giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".

Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn "cai - nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v...

Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ...". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.

Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt..."

Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn...

Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.

 

Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm... làm tôi cứ nao nao lòng.

4) Tìm hiểu chung về văn miêu tảa) Trong bài học đường đời đầu tiên, có thể lược bớt các đoạn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, ... được không ? Vì sao ? Từ nhận xét đó, hãy nêu mục đích của văn miêu tả.b) Để viết được văn miêu tả, người viết cần phải làm những gì ?A. Quan sát để phát hiện các dấu hiệu, chi tiết của đối tượngB. Lựa chọn các chi tiết nổi bậtC....
Đọc tiếp

4) Tìm hiểu chung về văn miêu tả

a) Trong bài học đường đời đầu tiên, có thể lược bớt các đoạn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, ... được không ? Vì sao ? Từ nhận xét đó, hãy nêu mục đích của văn miêu tả.

b) Để viết được văn miêu tả, người viết cần phải làm những gì ?

A. Quan sát để phát hiện các dấu hiệu, chi tiết của đối tượng

B. Lựa chọn các chi tiết nổi bật

C. Sắp xếp các chi tiết theo định hướng của bài viết

D. Kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn tiến và kết thúc

c) Viết tiếp vào những chỗ trống sau để hoàn thành đoạn văn nói về mục đích, yêu cầu của văn miêu tả.

  Văn miêu tả là loại văn nhằm tái hiện đối tượng ( con người, cảnh vật ),làm cho cảnh vật, con người như ........

  Văn miêu tả yêu cầu người viết phải .........

0
14 tháng 12 2017

 Ko chép mạng !

24 tháng 2 2018

Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.

Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán

Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.

Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!

Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “lòng mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười đỏ chói trên bảng vở.

Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình

mk chỉ có thể chép thôi thông cảm

29 tháng 9 2023

- Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây (tên cây, nơi cây mọc,...).

+ Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

+ Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.

- Có thể miêu tả cây cối theo trình tự tả lần lượt từng bộ phận của cây.

- Những từ ngữ có thể dùng để tả các bộ phận của cây: 

 

Thân cây

Hoa

Quả

Dừa

- To

- Bạc phếch

- Dài

- Xanh

- Nhỏ

- Trắng

- Xanh

- To

Xoài 

- To

- Sần sùi

- Thon dài

- Xanh

- Nhỏ

- Vàng nhạt

- To

- Vàng ươm

Cà chua

- Nhỏ

- Mềm

- Nhỏ

- Xanh

- Vàng

- Nhỏ

- Mọng

- Đỏ

29 tháng 9 2016

1.Mở bài: Giới thiệu dòng sông quê em ( Sông bn tả là gì thì tự ghi nha )

2.Thân bài:

- Ở đâu?

- Quan sát vào thời điểm nào trong ngày (bình minh, trưa, chiều, tối)?

- Hình dáng: (uốn khúc giừa làng rồi chạy dải bất tận).

- Màu nước sông trong xanh.

- Cảnh hai bên bờ sông (bờ tre xanh vút chạy dọc theo bờ sông. Khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh ánh vàng).

- Buổi sáng binh minh chan hoà trên mặt sông.

- Trưa về sông hiền hoà, khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng.

- Chiều về dòng sông lấp lánh ánh vàng.

- Tối đến, sóng tĩnh mịch.

3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về dòng sông ( VD : Em rất yêu dòng sông này vì nó gắn liền với thời thơ ấu của em )

ks nha

29 tháng 9 2016

Đây là tạm thời thôi , muốn nộp cho cô hay thầy thì viết bằng ý. gạch từng đầu hàng ra

Dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước (Tả dòng sông quê em)

1.Mở bài: Giới thiệu dòng sông quê em.

2.Thân bài:

- Ở đâu?

- Quan sát vào thời điểm nào trong ngày (bình minh, trưa, chiều, tối)?

- Hình dáng: (uốn khúc giừa làng rồi chạy dải bất tận).

- Màu nước sông trong xanh.

- Cảnh hai bên bờ sông (bờ tre xanh vút chạy dọc theo bờ sông. Khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh ánh vàng).

- Buổi sáng binh minh chan hoà trên mặt sông.

- Trưa về sông hiền hoà, khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng.

Chiều về dòng sông lấp lánh ánh vàng.

- Tối đến, sóng tĩnh mịch.

3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương.