K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2021

Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" là do người biên soạn sách đặt. Nhan đề này đã thể hiện ý nghĩa của đoạn trích. Nhan đề này là một thành ngữ trong dân gian có ý nghĩa có áp bức thì có đấu tranh. Người nông dân lao động trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 vốn hiền lành, chất phác, nhẫn nhục chịu thương, chịu khó. Nhưng nếu bị đẩy đến đường cùng họ sẽ vùng lên kháng cự, đánh quật lại bè lũ áp bức không chút lo sợ. Hành động vùng lên đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng của chị Dậu trong đoạn trích đã phản ánh quy luật xã hội tất yếu "Tức nước vỡ bờ" ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Đó là 1 chân lý tồn tại khách quan.

Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được nhan đề. Khi bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định, con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

Mặc dù là phản xạ tự nhiên, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.

P/S: phần in đậm là phần trả lời chính, còn phần còn lại chỉ có tác dụng dẫn văn, có hay không cũng không quan trọng lắm

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

 Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

 



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-ve-nhan-de-cua-doan-trich-tuc-nuoc-vo-bo-a82463.html#ixzz7881BjXrb

8 tháng 10 2021

Tham khảo:

 Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

19 tháng 11 2019

Đáp án và thang điểm

Gia đình chị Dậu thuộc vào loại cùng đinh trong làng. Vì không có đủ tiền nộp sưu thuế chị Dậu phải bán đàn chó, bán con và chạy vạy khắp nơi để có tiền đóng sưu cho chồng. Anh Dậu bị bọn tay sai đánh cho thập tử nhất sinh và được người làng đưa về nhà. Bà lão hàng xóm thương cảnh nhịn đói nên mang cho chị Dậu bát gạo nấu cháo cho chồng ăn. Anh Dậu chưa kịp ăn cháo thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập tới đòi sưu thuế. Mặc cho chị Dậu khẩn thiết van xin nhưng chúng không tha còn đánh chị Dậu và hùng hổ đòi trói anh Dậu. Không chịu nhịn được nữa chị Dậu xông vào túm cổ quẳng cai lệ lẫn người nhà lý trưởng ngã nhào ra thềm.

Nhan đề là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất khi người đọc tiếp cận với tác phẩm. Việc xây dựng một nhan đề vừa súc tích vừa độc đáo sẽ tóm gọn được nội dung tác phẩm, đồng thời khơi gợi trí tò mò của người đọc. Vậy, với “Tức nước vỡ bờ”, điều gì ẩn sau nhan đề ấy?

Nhan đề không chỉ đúc kết nội dung của tác phẩm mà còn được tác giả gửi gắm một bài học, một quan niệm, một tư tưởng nào đó, ý nghĩa nó truyền tải rộng hơn những gì câu chữ thể hiện. “Tức nước vỡ bờ” xuất phát là một thành ngữ của nhân dân ta, chỉ một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống: nếu nước quá đầy, quá lớn thì tất yếu bờ sẽ tràn, sẽ vỡ. Thế nhưng, đó mới chỉ là nghĩa đen của câu nói ấy. Trí tuệ của ông cha ta vốn thâm thúy, từ việc nói bờ tràn mà ta có thể liên hệ đến sự phản ứng của con người trước hoàn cảnh: nếu một người đến quá giới hạn chịu đựng của họ thì họ sẽ đứng lên đấu tranh, phản kháng, không chịu nhẫn nhục nữa.

Trở lại với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, thông qua nhân vật chị Dậu, ta càng hiểu sâu sắc hơn về câu thành ngữ. Ở đầu đoạn trích, ta thấy chị Dậu hết lời van xin cai lệ và lí trưởng, giọng điệu khẩn khoản, cách xưng hô của một kẻ bề dưới: “Cháu van ông”, “xin ông tha cho”, “nhà ông làm phúc”. Tính dịu dàng, mộc mạc, quen chịu đựng, nhẫn nhục vốn là bản chất của người phụ nữ nông dân thời xưa, đối với chị Dậu, đặc điểm này cũng không là ngoại lệ. Thế nhưng, càng được nước, bọn chúng lại càng lấn tới. Mặc cho lời van xin của chị, tên cai lệ không thèm nghe, tiếp tục xông vào đánh anh Dậu và còn đánh cả chị, hỏi chị liệu có thể tiếp tục nhẫn nhịn, kìm nén được nữa không? Đọc đến đây, chắc không ít mọi người sẽ phải lên tiếng phẫn nộ. Và, quả là không phụ lòng mong đợi, phản ứng của chị Dậu đột ngột thay đổi, tức quá không thể chịu được nữa, chị đã liều mạng cự lại. Cách xưng hô “ông- cháu” đã được thay bằng “ông- tôi” ngang hàng với nhau, đi kèm là lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Đỉnh điểm hơn, khi tên kia tát vào mặt chị và cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Với lòng căm giận và khinh bỉ cao độ, chị Dậu vụt đứng dậy, chuyển hẳn cách xưng hô đanh đá “mày- bà” và tỏ ra không hề sợ hãi, quật ngã hai tên tay sai bằng sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng. Hai tên tay sai hung hãn bỗng trở thành những kẻ thảm bại, xấu xí và hài hước. Chị Dậu vốn cam chịu lại vùng dậy mạnh mẽ với tinh thần phản kháng quyết liệt. Điều này đã thể hiện một quy luật, một chân lí muốn đời: con giun xéo lắm cũng quằn và ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Hành động của chị Dậu không chỉ là tự vệ đơn thuần mà còn làm sáng ngời phẩm chất của chị và cũng là của những người phụ nữ thời xưa: dịu dàng, nhẫn nhục, giàu tinh thần yêu thương và ẩn chứa một tinh thần phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ. Với nhan đề “Tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố còn như “xui người nông dân nổi loạn”, kêu gọi tinh thần đấu tranh của họ chống lại áp bức bóc lột vì một cuộc sống công bằng, một tương lai tươi sáng hơn.

“Tức nước vỡ bờ” thực sự đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Qua nhan đề này, Ngô Tất Tố đã gửi gắm được phần nào những suy nghĩ cùng tình cảm của mình đối với người nông dân trong xã hội xưa.

20 tháng 11 2017

Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.

25 tháng 10 2019

Tức nước" có nghịa là nước rất đầy , như muốn trào ra . "Bờ" là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào. Hiện tượng "tức nước vỡ bờ" chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra . Nói theo nghĩa bóng là : Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng cả, vì vậy việc gì trong mức giới hạn thì người ta sẽ nhịn cho qua . Nhưng 1 ngày nào đó nếu chuyện xảy ra quá mức giới hạn cho phép của sức chịu đựng thì người ta sẽ phản kháng lại vô cùng mãnh liệt như chính sức mạnh dữ dội của nước làm cho vỡ bờ. Đó là điều tất yếu trong cuộc sống này. Đừng bao giờ dồn ép người khác tới bước đường cùng hay làm những chuyện quá sức chịu đựng của 1 con người. Bởi dù sao đó cũng chỉ là 1 con người bình thường, sức chịu đựng chỉ có giới hạn mà thôi, đừng để xảy ra chuyện " tức nước vỡ bờ" thì lúc đó không hay tí nào.

3 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

Những người nông dân gặp nhiều đau khổ, bất hạnh nhưng vẫn vươn lên trong cuộc sống, giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp, là hình ảnh ta dễ dàng nhận thấy trong những tác phẩm văn học giai đoạn trước cách mạng tháng Tám. Và khi đọc những tác phẩm ấy, người đọc chắc chắn không thể nào quên hình ảnh người phụ nữ nghèo khổ, sống trong cảnh khốn cùng nhưng vẫn hết lòng yêu thương chồng con và có một sức mạnh tiềm tàng mạnh mẽ. Người phụ nữ đó chính là chị Dậu trong Tắt đèn, hay rõ nét hơn ở tính cách của chị là trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Nhân vật chị Dậu có hoàn cảnh rất đáng thương. Nhà nghèo, lại nợ tiền sưu thuế, chị phải bán gánh khoai, ổ chó mới sinh và cả đứa con gái mới lên bảy tuổi cho vợ chồng Nghị Quế để có tiền nộp sưu thuế cho chồng. Vậy mà vẫn không xong, anh Dậu chồng chị vẫn bị bắt trói, đánh đập ở ngoài sân đình, vì còn thiếu suất sưu của chú em chồng đã mất từ năm ngoái. Đã chết cũng không được trốn sưu nhà nước nên vợ chồng chị Dậu vẫn phải nộp suất sưu ấy. Anh Dậu đã sẵn bệnh tật ốm đau, lại thêm bị trói cả ngày đêm ở sân đình nên người lả đi tưởng chết. Bọn tay chân cường hào thấy vậy, liền vác anh trở về nhà trả cho chị Dậu.

Chị Dậu là một người vợ, người mẹ giàu tình yêu thương. Nhìn chồng như vậy, chị Dậu đau đớn không kìm được nước mắt. Chị tìm mọi cách để cứu chồng qua cơn nguy kịch. Chị thiết tha xin chồng húp tạm hớp cháo cho đỡ xót ruột. Bát cháo như chứa đựng biết bao tình yêu thương của chị dành cho chồng. Chị bế cái Tỉu ngồi cạnh chồng, nhìn xem chồng có ăn ngon miệng không, khiến cho ta thấy rõ được tình yêu, sự chăm sóc hết mực của chị khi chồng đang đau ốm, đứng trước cơn nguy kịch đến tính mạng. Không chỉ thế, chị còn là một người cứng cỏi, dũng cảm, dám đứng lên chống lại bọn cường hào để bảo vệ cho người chồng mà chị thương yêu.

Bọn cai lệ, tay chân của lý trưởng sầm sập xông đến, tay roi tay thước thét trói đánh anh Dậu. Anh Dậu chưa kịp húp nổi miếng cháo, đã bị tiếng thét của chúng làm cho sợ ngã lăn đùng ra phản. Chúng chửi bới anh Dậu không ra gì, rồi trợn ngược mắt quát chị Dậu. Chị Dậu van xin hắn, xin khất nợ, xin chúng xem xét lại… Nhưng không, hắn lại càng lồng lộn lên, chạy đến chỗ anh Dậu để bắt trói ra đình. Thấy chị Dậu van xin, hắn bịch luôn vào ngực chị, rồi tát đánh bốp vào mặt chị. Hắn lao đến cạnh anh Dậu, định bắt trói anh. Đến lúc này chị không thể chịu được nữa, điều gì cũng có giới hạn. Để bảo vệ cho chồng, chị đã dũng cảm chống cự lại. Chị nghiến hai hàm răng thách thức chúng:

– Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Chị Dậu đã thay đổi thái độ một cách không thể ngờ. Đang hạ mình van xin, sợ sệt chúng, giờ chị đã vỗ ngực tự tin đe dọa lại chúng. Thậm chí, chị còn thẳng tay trừng trị hai tên cai lệ định xông tới trói chồng chị. Những kẻ hút nhiều sái cũ làm sao có đủ sức mạnh để chống lại người đàn bà lực điền quanh năm lam lũ. Chúng bị chị túm cổ, ấn dúi ra cửa, một tên bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra ngoài thềm. Chị chẳng còn gì để mà sợ nữa, thà ngồi tù, còn hơn để chúng làm tình làm tội. Chị đã cố gắng nhịn nhục, nhưng vì chúng càng được đà lấn tới, áp bức, bóc lột dã man, đe dọa tính mạng của chồng chị, nên chị đã dũng cảm vùng lên để chống trả lại chúng. Đúng như câu “Con giun xéo mãi cũng quằn”, trong hoàn cảnh áp bức, con người sẽ phải vùng lên để đấu tranh.

Thật vậy, chị Dậu trong “Tức nước vỡ bờ" được Nguyễn Tuân miêu tả rất sống động và chân thực. Người phụ nữ giàu tình yêu thương dành cho gia đình, chồng con, giàu đức hy sinh. Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, chị cũng sẵn sàng đứng lên đấu tranh vì gia đình, vì người thân yêu của chị. Chị là một điển hình của tấm gương những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa.


 

3 tháng 7 2021

Tham Khảo !

Trong nền văn học hiện thực phê phán thời kì 1930-1945 không thể không nhắc tới những cái tên các tác gia nổi bật như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố,… Và có lẽ chúng ta không thể nào quên được hình ảnh chị Dậu - điển hình của người phụ nữ thời kì đó. Đó là hình ảnh một người phụ nữ luôn hết lòng vì chồng con, mang nặng đức hi sinh nhưng không còn sự yếu đuối nhu nhược của người phụ nữ thời kì phong kiến mà đã có sự phản kháng mạnh mẽ chống lại những thế lực luôn chèn ép, bắt buộc những người nông dân thời kì bấy giờ, do đó có lẽ đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn đắt giá nhất trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc để lại trong lòng người đọc cho tới tận hôm nay.

Bối cảnh trong tác phẩm là hình ảnh của làng Đông Xá trong những ngày đang bị bọn lí chủ, cường hào đi thúc giục sưu thuế cho bọn chúng. Mà nhà chị Dậu lại là một trong những gia đình khó khăn nhất trong làng. Vì không thể trả nổi mức thuế cao vô lí mà anh Dậu đã bị bọn chúng bắt trói lại, đánh đập dã man. Cực chẳng đã, chị Dậu đã phải bán đi đàn chó mẹ, chó con cùng đứa con gái lớn nhất cho nhà Nghị Quế với mức giá rẻ mạt để có tiền cứu chồng ra khỏi tay của bọn cường hào. Qua đây, chúng ta có thể thấy được hình ảnh của một người phụ nữ nông dân tuy thất học nhưng luôn hết lòng vì chồng, phải cáng đáng công việc mà đáng lẽ ra dành cho người đàn ông trong gia đình.

Mở đầu đoạn trích là hình ảnh anh Dậu bị trói trên cây cột giữa sân đình, đang thoi thóp, kiệt quệ, không thể chống đỡ được sự đau đớn, mỏi mệt cả về thể xác và tinh thần. Khó khăn lắm, chị Dậu mới có được chút tiền bạc để nộp sưu. Ấy vậy mà bọn cường hào, tay sai của “ông Lý” lại lôi anh Dậu ra vứt ở ngoài sân, trao trả lại cho chị và đòi chị phải nộp thêm thuế đinh của người em trai chồng đã mất từ năm ngoái. Đó là một điều đòi hỏi vô lí, thế nhưng chị vẫn phải nhẫn nhục. Đau khổ là thế, lo lắng là thế nhưng chị vẫn cố dằn lòng, cố gắng đưa cho chồng bát cháo loãng, dù chính mình còn chưa có gì ăn. Chị chỉ nhẹ nhàng bảo với chồng: "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Lời của người đàn bà nhà quê tuy mộc mạc nhưng lại mang biết bao tâm tư, tình cảm mà ít ai sánh được. Thậm chí, chị còn bế cái Tửu ngồi cạnh chồng để nhìn xem anh ăn có được hay không, có ngon miệng không. Tình cảm của chị phải son sắt, giàu đức hi sinh như thế nào mới có thể được như vậy trong lúc hoàn cảnh khó khăn, đầy ngang trái như vậy. Và có lẽ chính tình yêu thương bao la ấy đã tạo cho chị sức mạnh phi thường chống lại bọn tay sai khi chúng tiến vào, định cưỡng ép tới bức đường cùng hoàn cảnh của anh chị.

Đám tay sai khi tiến vào cùng roi da, gậy gộc, điều làm đầu tiên của chị là nghĩ tới người chồng đáng thương của mình. Chị lo lắng anh không thể chịu nổi bất cứ trận đánh nào nữa. Anh đã hoàn toàn kiệt sức sau đêm qua. Chị chỉ có thể cầu xin bằng giọng nói run run, đầy hèn mọn, nài nỉ: "Hai ông làm phúc nói với ông Lý xin cho cháu khất”. Chị cư xử như vậy là bởi vì chị biết hoàn cảnh của mình bấy giờ, vì chị chỉ là một người phụ nữ nông dân như bao con người khác mà thôi. Lúc này chị không còn nghĩ được gì ngoài ý chí sôi sục phải bảo vệ gia đình của mình, bảo vệ người chồng đau ốm cũng những đứa con thơ dại. Thế nhưng, những tên tay sai ấy đâu còn chút tình người nào. Chúng bỏ ngoài tai lời van xin của chị, chúng gạt chị ra, định tiếp tục trói anh Dậu dẫn đi, lúc này đây, chị đã phải quỳ xuống cầu xin: "Cháu xin ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc”. Nhưng hắn lại tát chị và một mực đòi xông về phía anh Dậu vừa mới tỉnh lại trong chốc lát.

Tới đây, chị đã không thể nín nhịn được nữa. Sự phản kháng của chị đi theo mức độ tăng dần lên. Đầu tiên, chị ngăn bọn chúng lại và nói “chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. Chỉ một câu nói thôi nhưng đã như một lời cảnh cáo của chị về hành động của bọn chúng. Thế nhưng càng nhẫn nhịn thì bọn chúng lại càng lấn tới. Hắn “bịch luôn vào ngực chị mấy bịch” rồi “tát vào mặt chị một cái đánh bốp” rồi vẫn xông về phía anh Dậu. Đến lúc này, chị Dậu đã không còn giữ được bình tĩnh nữa, chị lao về phía chồng, gạt bọn tay sai ra, hai tay chống nạnh nói “mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”.

Đúng như câu nói “tức nước vỡ bờ”, chị Dậu từ cách xưng hô đầy nhỏ bé, hèn kém, xưng cháu gọi ông, sau đó chị xưng là “tôi”, và cuối cùng là “bà - mày”. Có thể có người cho rằng chị Dậu là một người phụ nữ đanh đá thế nhưng có thể nói rằng, ít ai có thể hành động được như chị. Chị lao vào những tên muốn bắt chồng chị rồi đánh nhau với chúng. Sức mạnh thật sự của người phụ nữ trỗi dậy khi họ bắt buộc phải bảo vệ những người thân yêu xung quanh mình, và cũng có lẽ do chị đã không thể nín nhịn được thêm nữa, chị đã bị buộc vào bức đường cùng. Thậm chí dù chồng chị có khuyên, chị cũng vẫn đanh thép làm theo bản năng của chị, chị thà ngồi tù chứ quyết không để bị chèn ép, bị ép buộc. Cũng như nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói: "Trên cái tối trời, tối đất của xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu. Bản chất của chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra…”.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã miêu tả lại sâu sắc hình ảnh đầy màu sắc hiện thực của xã hội Việt Nam thời kì trước cách mạng. Cùng với nó, hình ảnh chị Dậu cũng được khắc họa một cách rõ nét, dung hòa hai tính cách khác nhau, đối với những người thân yêu bên cạnh, chị luôn dịu dàng, sẵn sàng hi sinh bất cứ điều gì, thế nhưng với những kẻ xấu, chị bất chấp tất cả để chiến đấu cùng chúng. Đó cũng có lẽ là một sự thay đổi lớn trong hình ảnh của người phụ nữ cả về khí chất và tính cách.