K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2018

*Gợi ý:
- Bài "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm cho ta rất nhiều bài học tư tưởng thấm thía, đáng để ta học tập. Đó là bài học làm người, muốn mau trưởng thành thì phải thường xuyên học tập, rèn luyện tu dưỡng. Để có được học vấn thì phải thường xuyên đọc sách, nhưng đọc sách cũng cần phải có cách đọc đúng. Đọc sách cần phải đọc sao để hiểu cho sâu nhớ cho kĩ, tránh cách đọc lướt qua. Đọc sách cần có sự chọn lọc, đọc từ những quyển cơ bản rồi đọc đến nâng cao, đọc nhiều, đọc rộng, đọc bao quát kiến thức rồi tóm lược lại, có như thế mới nắm chắc kiến thức.
- Người ta thường nói: " Sách mở ra một chân trời cảm xúc mới". Do vậy, ta càng đọc sách thì sách càng làm cho ta gắn bó với thế giới và cuộc đời trở nên rực rỡ và có ý nghĩa. Làm sao ta biết cuộc đời éo le của những con người cùng khổ trên mọi miền đất nước, phải chăng là do sắp đặt? Chính sách đã an ủi phần nào cho cuộc sống của ta để khi nhìn lên thì cũng chẳng bằng ai, nhìn xuống thì cũng chẳng ai bằng mình. Song, ta cũng thấy rằng, có những người sống một cách vui thú, sung sướng mà không một người nào xung quanh ta biết sống như thế!
- Sách sẽ làm Trái Đất tràn ngập những nỗi niềm buồn vui và những cái tốt đẹp. Mỗi cuốn sách đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy với những dấu hiệu và những từ. Có lúc ta khóc khi ta đọc sách với những việc hay, với những con người tốt bụng, hiền lành. Họ thật gần gũi và đáng mến làm sao! Càng đọc sách thì càng điềm tĩnh hơn, làm việc hợp lí hơn, ít để ý đến những chuyện bực bội trong cuộc sống. Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên ta đã tách ra khỏi con thú để vươn đến con người, đến gần với quan niệm cuộc sống mà mình đang có và đang vươn tới.
( Nguồn: violet.vn)

7 tháng 1 2019

Bài Bàn về đọc sách của học giả Chu Quang Tiềm, văn bản này in trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.

Tác giả đã nêu lên 3 luận điểm cơ bản: mục đích của việc đọc sách, cái khó của việc đọc sách, phương pháp đọc sách.

Hai đoạn văn đầu nói về mục đích của việc đọc sách: "Học vấn không chỉ là chuyên đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn". Học vấn là vốn kiến thức tích lũy được; người có học vấn là người giàu chữ nghĩa, học rộng, biết nhiều, cái vốn trí tuệ giàu có để làm ăn, để thi thố, để hiến dâng và phục vụ. Có nhiều cách để có học vấn, nhưng Chu Quang Tiềm đã khẳng định "đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”.

Sách là gì? Sách là "kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại" đã được "ghi chép mà lưu truyền lại". Sách là "những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật". Ví dụ, từ thơ ca dân gian mà có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, v.v..

Tại sao phải đọc sách? Để xây dựng nên một sự nghiệp lẫy lừng có thi sĩ đời Đường đã "độc thư phá vạn quyển”. Ức Trai phải trải nghiệm, nung nấu "thập tải độc thư bần đáo cốt” nhà bác học Lê Quý Đôn đã suốt đời "mắt không rời trang sách, tay không ngơi cuốn sách",... Chu Quang Tiềm có một cách nói khá hay về mục đích của việc đọc sách. Đọc sách để "làm điểm xuất phát" để vươn lên, tiến lên từ văn hóa học thuật. Không biết đọc sách có nghĩa là "xóa bỏ hết" thành tựu văn hóa của quá khứ, chẳng khác nào "đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu''. Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại. Đọc sách là để "trả món nợ chung", là để “ôn lại" những thành tựu, những kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại trong mấy nghìn năm. Đọc sách là để "thu nhận "và "hưởng thụ"những kiến thức, lời dạy của người xưa, để tự vũ trang cho mình một tầm cao trí tuệ, một bề dày học vấn, có thể "làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới".

Cái khó của việc đọc sách là luận điểm thứ hai mà tác giả nói đến trong đoạn văn thứ 3 bài Bàn về đọc sách. Sách ngày một nhiều, đầy ắp trong các cửa hàng, chất cao trong các thư viện, vì thế người đọc sách thường đứng trước 2 cái khó (cái hại).

Một là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Ngày xưa có người đọc đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh (tứ thư, ngũ kinh), họ đã "miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn". Chu Quang Tiềm châm biếm một "học giả trẻ" khoe đọc hàng vạn cuốn sách; cách đọc "liếc quatuy nhiều mà "lưu tâm" thì rất ít, "hư danh nông cạn" khác nào "ăn sống nuốt tươi"...

"Thứ hai, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng". Trước hàng biển sách, hàng núi sách, nhiều người vì "tham nhiều mà không vụ thực chất", không phân biệt được "những tác phẩm cơ bản đích thực” với những "cuốn sách vô thưởng vô phạt", học vấn chẳng được nâng cao, tâm hồn chẳng được bồi đắp, trái lại chỉ " lãng phí thời gian và sức lực". Tác giả đưa ra một so sánh, với chuyện đọc sách, làm học vấn chỉ “ đá bên đông, đấm bên tây", "tự tiêu hao lực lượng", mà không biết "đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu". Qua đó, ta càng thấy rõ, đọc sách để làm học vấn, đọc sách để tự học thật không dễ.

Ba đoạn văn cuối bài, tác giả nêu lên phương pháp đọc sách. "Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ". Chỉ đọc "lướt qua" 10 quyển sách thì không bằng "đọc mười lần" mỗi quyển sách. Đọc 10 quyển sách "không quan trọng" thì chẳng bằng đọc 1 quyển sách "thật sự có giá trị". Một câu thơ của cổ nhân được nhắc lại rất ý vị, thấm thía:

Sách cũ trăm lần xem chẳng chán,

Thuộc lòng, ngâm kĩ một mình hay.

Đọc nhiều chưa hẳn là "vinh dự” đọc ít cũng không phải là "xấu hổ". Phải "đọc kĩ", tập thành nếp "suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất". Chu Quang Tiềm đưa ra so sánh "cưỡi ngựa đi qua chợ...", "kẻ trọc phú khoe của ” để châm biếm những kẻ "đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu", thể hiện "phẩm chất tầm thường, thấp kém".

Sách đọc có thể chia thành mấy loại, một loại là thường thức, một loại đọc để làm học vấn chuyên sâu. Loại sách thường thức thì ai cũng phải biết. Các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu người học chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Đọc thuộc giáo trình "chẳng có lợi gì", mỗi môn cần phải "chọn kĩ từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ". Nếu thiếu lựa chọn hoặc đọc qua loa thì người đọc sách sẽ ''không thu nhận được lợi ích thực sự".

Sách thường thức "không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại" mà đối với các nhà học giả chuyên môn "cũng không thể thiếu được". Phải chuyên sâu, uyên bác. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận, vì thế trong quá trình học tâp, nghiên cứu "không thể tách rời". Các bộ môn, các chuyên ngành như: văn, sử, triết, ngoại giao, quân sự, chính trị... đều có "quan hệ" đến nhau. Nếu không biết đến các học vấn liên quan thì "giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát". Tác giả nêu lên phương châm trong học vấn: "không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn phải biết rộng rồi sau mới nắm chắc. Người có thành tựu lớn trong một lĩnh vực học vấn nào "đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác ". Đó là chuyên sâu và uyên bác trong học vấn.

Vấn đề Bàn về đọc sách không có gì là mới. Đã có nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ... nói về đọc sách và kinh nghiệm đọc sách. Nhưng cách viết nhẹ nhàng, lí lẽ xác đáng, cách lập luận chặt chẽ của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục sâu sắc. Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài Bàn về đọc sách, tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía.

4 tháng 1 2019

Điều thấm thía nhất khi đọc văn bản Bàn về đọc sách:

   + Nhận ra bản thân chưa thực sự có kế hoạch và sự kiên trì khi đọc sách

   + Việc đọc sách chủ yếu là cảm tính, chưa có sự chọn lọc kĩ càng, sự đầu tư nghiên cứu về nội dung

   + Chưa đa dạng các loại sách, mới chỉ đọc sách thiên về văn học

   + Việc đọc chuyên sâu còn hạn chế cho chưa có cái nhìn mang tính bao quát.

Ý nghĩa - Giá trị

    Sau bài học này, học sinh:

- Nhận ra ý nghĩa, giá trị của việc đọc sách trong quá trình tích lũy và nâng cao học vấn của con người.

- Nhìn nhận lại cách đọc sách của mình và phát huy cách đọc đúng, hiệu quả cao.

- Học hỏi cách trình bày, lập luận, chọn lý lẽ sắc bén của tác giả.

18 tháng 1 2018

Bài học: tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi con người chúng ta, người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình vì thế cho nên tình yêu thương, sự kính trọng mẹ là điều cần thiết đối với mỗi người con. Và cần phải biết giữ gìn, trân trọng tình cảm gia đình hạnh phúc ấy.

11 tháng 4 2022

Những điều mà em thấm thía sau khi học bài :"Bàn về phép học".

- Học tuần tự, tiến lên từ trình độ thấp đến trình độ cao. Cách học này sẽ giúp người đọc thu nhận kiến thức một cách chắc chắn vững vàng, xây dựng được một quá trình bồi dưỡng và rèn luyện lâu dài trong việc học.

- Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Cách học này giúp người học mở rộng được vốn kiến thức cơ bản, hiểu rộng biết nhiều đồng thời biết đi sâu tìm hiểu những trọng tâm kiến thức cốt yếu nhất. Như vậy, cần phải biết kết hợp giữa học rộng và hiểu sâu, có cái nhìn toàn diện bao quát song cũng cần biết đi sâu vào chi tiết cụ thể.

- Học phải biết kết hợp với hành; học để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đây là một quan điểm đã trở thành chân lí của muôn đời. Ý nghĩa chân chính của việc học chỉ thực sự phát huy hết tác dụng khi việc học được sử dụng để phục vụ đời sống của con người và xã hội. Học phải đi đôi với hành để lí thuyết được soi chiếu đối ứng trong thực tiễn, làm cho kiến thức nhận được trở nên sâu sắc hơn. Học cần đi đôi với hành để kiến thức học tập không phải là thứ chết cứng, xa lạ với cuộc đời mà phục vụ đắc lực cho cuộc sống và con người.

19 tháng 4 2022

REFER

Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách gợi ra những điều sâu sắc về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này với người khác trong cuộc sống hàng ngày. Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.

19 tháng 4 2022

ghi rõ bài ra

2 tháng 10 2021

văn bản mẹ tôi để lại em hiểu và thấm thía nhất : tình mẫu tử vô cùng thiên liên cao quý. đối với mỗi con người chúng ta, người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình . tình yêu thương , kính trọng mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với con người , cần phải biết giữ gìn và trân trong nó

Lai cho cá vàng đi ạ

Bài học: tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi con người chúng ta, người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình vì thế cho nên tình yêu thương, sự kính trọng mẹ là điều cần thiết đối với mỗi người con. Và cần phải biết giữ gìn, trân trọng tình cảm gia đình hạnh phúc ấy.

ht

3 tháng 12 2023

- Qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi sự điềm đạm, bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo cũng như sự đoàn kết trong tình bạn; phê phán sự bốc đồng, hiếu thắng.

- Đối với em thấm thía nhất là sự đoàn kết trong tình bạn và bỏ qua những điều nhỏ nhặt. Bởi vì đó là một tình cảm tốt đẹp cần được trân trọng.

9 tháng 10 2016

 Qua văn bản trên , em rút ra được bài học mỗi mần non của thế hệ trẻ sau này đều là những người sẽ làm chủ nhân tương lai của đất nước, đứng ra bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Vì vậy, chúng ta phải học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chứng tỏ một điều rằng, sự nỗ lực phấn đấu của chúng ta sẽ giúp đỡ cũng như bảo vệ được đất nước.

Chúc bạn học tốt!

9 tháng 10 2016

Sau nhiều lần bị thách đó của nhà vua thì chú bé đó khoog lùi bước,hỏi đến đâu chú trả lời đến đấy làm cho nhà vua và sứ giả phải kinh ngạc.Ccahs ứng xử của cậu bé rất thông minh và hiếu động,trong suy nghĩ của câu bé kèm théo sự hài hước tức là chú vừa trả lời câu hỏi xen lẫn với sự hài hước,hành động của chú bé rất nhanh nhẹn dứt khoát dám nói thẳng bày mưu mẹo rất thông minh và sáng tạo

\(\Rightarrow\)Đề cao sự thông minh, trí khôn, kinh nghiệm đời sống dân gian. 
- Tạo tiếng cười vui vẻ, hài hước, mua vui, hồn nhiên trong đời sống.