K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2018

(Bài này mk học r nên đúng đấy. Bn tham khảo 1 số phần nhé, mk k có time làm hết :) )

B. Hình thành kiến thức

1. Cách dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.

a) Dấu chấm lửng

(1)

- Dấu chấm lửng được dùng để biểu thị rằng còn nhiều loại hình nghệ thuật nữa chưa kể hết.

- Dấu chấm lửng được dùng để giãn cách, tạo sự bất ngờ cho thông tin xuất hiện phía sau.

- Dấu chấm lửng được dùng để biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do lo sợ và mệt mỏi.

(2)

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, sự việc, đối tượng tương tự chưa liệt kê hết : Vd1

- Thể hiện chỗ lời nói còn bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng : Vd3

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của những từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm : Vd2

b) Dấu chấm phẩy (Dcp)

(1)

- Vd1 : Dcp dùng để tách các bộ phận của phép liệt kê trong câu.

- Vd2 : Dcp dùng để tách các bộ phận của câu ghép.

- Vd3 : Dcp dùng để tách các bộ phận của câu ghép.

(2)

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp: Vd2

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp: Vd1

c) Dấu gạch ngang (DGNg)

(1)

\(\odot\) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu [...].

\(\odot\) Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ !

Ngài cau mặt, gắt rằng :

- Mặc kệ !

\(\odot\) Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren - Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren ; cái đó thì cũng có thể.

(2)

Các nhận xét đúng:

- Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài.

- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu.

- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

2. Văn bản đề nghị.

a)

b)

___ 1. Quốc hiệu và tiêu ngữ

___ 2. Địa điểm và thời gian làm giấy đề nghị

___ 3. Tên văn bản : Giấy đề nghị (hoặc Bản kiến nghị)

___ 4. Nơi (người) nhận đề nghị

___ 5. Người (tổ chức) đề nghị

___ 6. Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị

___ 7. Chữ kí và họ tên người đề nghị

c)

C. Luyện tập

1.

a) Dcl được dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, sự việc, đối tượng tương tự chưa liệt kê hết.

b) Dcl được dùng để thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

c) Dcl được dùng để thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

2.

(a) - 1

(b) - 1

(c) - 2

3. Phân biệt công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối.

  1. DGNg (Dấu gạch ngang) --- (Công dụng) Đánh dấu bộ phận chú thích.

  2. DGNg --- Đánh dấu bộ phận chú thích.

  3. DGNg --- Đánh dấu lời đối thoại trực tiếp của nhân vật.

  4. DGNg --- Đánh dấu bộ phận chú thích.

  5. DGNg --- Đánh dấu bộ phận chú thích.

  6. DGNg --- Đánh dấu bộ phận chú thích.

  7. DGNg --- Nối các từ trong 1 liên danh.

  8. DGNg --- Đánh dấu lời đối thoại trực tiếp của nhân vật.

  9. DGN (Dấu gạch nối) --- Nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài.

  10. DGN --- Nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài.

  11. DGN --- Nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài.

4. Tình huống 1 cần viết giấy đề nghị.

D. Vận dụng

1. Đoạn văn bn tự viết, chủ đề tự do nên k khó nhé.

2.

Vd: Trong lớp học, một số quạt bị lung lay, có nguy cơ hỏng cao, rất nguy hiểm. Cả lớp cần viết giấy đề nghị nhà trường cho người sửa chữa hoặc thay mới những chiếc đó.

3. (Nguồn : Soạn bài văn bản đề nghị

Lí do viết đơn và lí do viết đề nghị:

- Giống: Viết đơn và viết đề nghị đều đề bạt một nguyện vọng với cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết.

- Khác: Khi viết đơn chĩ trình bày lí do để đạt nguyện vọng. Còn với văn bản đề nghị không chỉ trình bày lí do mà có thể cần phải cắt nghĩa, nói rõ lí do ấy cho người nhận biết.

_Mioh_

15 tháng 4 2018

Cảm ơn bn nhìu nhak!hihivui

3 tháng 12 2017

BÀI 13: TIẾNg GÀ TRƯA (Xuân Quỳnh)

A) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

B) HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

1) Đọc văn bản:

2)Tìm hiểu văn bản:

Câu 1: Cảm xúc của tác giả khi được khơi gợi từ âm thanh tiếng gà trưa trên đường hành quân xa

Tiếng gà trưa

Nhớ về kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với hình ảnh đàn gà và người bà.

Khẳng định mục đích chiến đấu.

Câu 2: Những kỉ niệ tuổi thơ

*Tiếng gà trưa

-Ổ rơm..... trứng, gà mái mơ, gà mái vàng.

-Tiếng bà mắng:- Gà đẻ... -Tay bà khum soi trứng...→Bà lo cho đàn gà→Ôi cái quần... cái áo.

→Tình yêu thương bà, yêu làng quê

Câu 3: Hình tượng người bà.

-Tiếng bà vẫn mắng→Vì lo cho cháu.

-Tay bà khum... chắt chiu... lo gà toi...sương muối...bán gà→Cháu được quần áo mới.

→Tình cảm lớn lao của à dành cho cháu.

Thể hiện tình bà cháu sâu nặng, bà yêu thương lo cho cháu; cháu yêu quý bà và kính trọng bà.

Câu 4: Khổ cuối

-Tiếng gà trưa mang bao nhiêu hạnh phúc

-Cháu chiến đấu

Vì: lòng yêu Tổ Quốc, xóm làng thân thuộc, bà, tiếng gà... ổ trứng hồng

⇒Là sự hòa điệu giữa tình cảm gia đình, tình bà cháu và tình yêu quê hương đất nước.

Câu 5: Nghệ thuật

-Thể thơ: thơ 5 chữ(ngũ ngôn) có biến đổi.

-Ngôn từ: gần gũi, mộc mạc, tự nhiên, dễ hiểu

-Chủ yếu gieo vần chân, vần cách

-Hình ảnh thơ: quen thuộc, gần gũi.

-Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ.

*Ý nghĩa văn bản: Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.

(Vnen7: tick hộ mk nha).

3 tháng 12 2017
Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Câu 1:

- Hai bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

++) Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.

++) Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.

- Ngắt nhịp:

+ Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

+ Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

Câu 2:

Hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng về khuya. Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.

Câu 3:

Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

Câu 4:

- Nhận xét về không gian miêu tả trong bài thơ:

+ Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chơ đầy trăng.

+ Tràn ngập ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất "Nguyệt chính viên": "trăng ngày rằm", hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong "rằm tháng giêng".

+ Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống.

=> Dù là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng rất đẹp và đầy sức sống.

- Cách miêu tả:

+ Không miêu tả cụ thể chi tiết.

+ Chú ý sự khái quát của toàn cảnh và sự hài hòa giữa các cảnh vật.

- Nét đặc biệt về từ ngữ của câu thơ thứ hai:

+ Ba chữ xuân nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên.

+ Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.

Câu 5:

Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến câu thơ: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ này của Trương Kế đều nói về lúc đêm khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ, một bên "người khách" đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn), còn bên kia "người khách" ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.

Câu 6:

Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là:

- Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

- Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.

- Cả hai bài thơ đều thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.

Câu 7:

Tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng.

Trăng trong Cảnh khuya là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi "hoa" (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng.

Trong khi đó, trăng trong "Rằm tháng riêng" là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.

1 tháng 9 2021
Tham Khảoa pig in a poke idiom alien blind foreign god God only knows idiom hidden lesser-known moodily moodiness moody murky/uncharted waters idiom not be in sb's vocabulary idiom obscure obscurely obscurity outside pig rando random shadowy strange strangeness TBD terra incognita the outside world idiom uncharted uncommon undefined unexplored unfamiliar unheard-of unknown unknown quantity unrecorded unsung untried unused vocabulary water wild card
1 tháng 9 2021

các bạn ơi giúp mink với mink cần lém khocroi

28 tháng 8 2021

Mik thấy câu a sai sao ý,

28 tháng 8 2021

ko có kết quả sao tìm x

13 tháng 5 2016

  Phương pháp học tập là cách để tiếp thu kiến thức, vận dụng vào thực tế và sáng tạo ra kiến thức mới. Có một phương pháp học tập tốt sẽ giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức tốt, vận dụng đúng đắn và sáng tạo những kiến thức có ý nghĩa thực tiễn. 

Phương pháp học tập hiện nay có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều khuyết điểm. 

Học sinh được cung cấp sách giáo khoa, kho kiến thức căn bản mà ai cũng phải có và sẽ được thầy cô truyền tải kiến thức từ đó khi đến trường. Sau khi tiếp thu kiến thức cơ bản một thời gian, học sinh sẽ làm bài kiểm tra để tự đánh giá lại kiến thức mà mình đã được học, và cũng là bản báo cáo tình hình dạy và học cho nhà trường, từ đó sẽ phát huy hoặc cải thiện phương pháp học tập cho phù hợp. 

Ngày xưa, người ta quan niệm thầy hay thì trò mới giỏi, cũng như học trò là kết quả của quá trình giảng dạy, vì vậy cái ta gọi là phương pháp học tập không khác gì phương pháp dạy. Học trò chỉ chuẩn bị một tinh thần tốt để tiếp thu những gì thầy dạy, nên thầy dạy nhiều thì biết nhiều, dạy ít thì biết ít, làm cho học trò thụ động, học một cách gượng ép, khó tiếp thu tốt, nên kết quả cũng không tốt. 

Ngày nay, khi nhận ra được việc tiếp thu kiến thức không chỉ ở mỗi thầy giáo mà còn là nỗ lực của học sinh, người ta đã thay đổi phương pháp học rất nhiều. Học sinh phải đọc bài trước ở nhà để có cái nhìn tổng quát về kiến thức mới, sau đó là tự nghiên cứu theo sách để hiểu đến mức độ nào đó, và cuối cùng là hỏi thầy cô bạn bè những điều còn thắc mắc. Ta thấy rằng thầy cô giờ đây chỉ là người hướng dẫn và sửa chữa lỗi sai của học sinh, chứ không còn gò ép hiểu biết của học sinh trong tầm hiểu biết của mình như trước. 

Bên cạnh đó, việc tiếp cận với nhiều phương tiện thông tin đại chúng như đài radio, tivi, và nhất là internet ... chính là thế mạnh của học sinh ngày nay, giúp học sinh có thể chủ động trong việc học tập. Học sinh có thể chọn cách học khái quát hoặc đào sâu kiến thức tùy thích 

Cần phải chọn cho mình một phương pháp học tốt, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, khả năng của bản thân để đạt được kết quả học tập như mong muốn

13 tháng 5 2016

yahoo phải ko bạn  

mink thấy cũng hay nhưng hơi ngắnok

12 tháng 5 2022

chịu

27 tháng 3

Bạn có thể nhận thấy rằng mỗi phân số trong dãy là tổng của phân số trước đó và một phân số có tử số là 1 và mẫu số tăng dần từ 2 đến 56. Vì vậy, tổng của dãy phân số này chính là số lượng các phân số có tử số là 1, trừ đi 1 (vì phân số đầu tiên là 1/2, không phải 1/1).

Vậy, tổng của dãy phân số này là 5.

Bài 4:

a: Ta có: \(-\left|x+1.1\right|\le0\forall x\)

\(\Leftrightarrow-\left|x+1.1\right|+1.5\le1.5\forall x\)

Dấu '=' xảy ra khi x=-1,1

b: Ta có: \(-4\left|x-2\right|\le0\forall x\)

\(\Leftrightarrow-4\left|x-2\right|+10\le10\forall x\)

Dấu '=' xảy ra khi x=2

4 tháng 9 2021

cảm ơn bn

 

21 tháng 7 2016

Bữa cơm chiều nay cả nhà sum họp. Em rất hào hứng kể cho bố mẹ nghe và anh của em nghe về một câu chuyện có thật, vô cùng cảm động đã xảy ra ở lớp em chiều hôm nay....

"... Ở lớp con có một bạn tên là Hưng, nhà bạn rất nghèo, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, nhưng bạn ấy lại học rất giỏi. Hiểu hoàn cảnh của bạn, cả lớp con đã bàn nhau góp tiền mua cho bạn một món quà nhân bạn vừa qua một đợt sốt cao, bây giờ mới đi học lại. Thực ra, chúng con chỉ gom đủ tiền để mua hai cân cam ngọt và một tập vở 20 quyển thôi, nhưng làm được việc này, cả lớp ai cũng cảm thấy yên lòng hơn một chút.

Đến giờ ra chơi, cả lớp cử bạn Hương ra tặng quà cho Hưng (vì bọn nó cho rằng bạn Hải lớp trưởng hay nói ầm ồ, không xuôi). Nhìn vẻ mặt của Hưng, cả lớp rất cảm động.Từ chỗ vô cùng ngạc nhiên, đến vui mừng và xúc động, vì bất ngờ và vì tình cảm chân thành của cả lớp. Bạn ấy đã khóc trong vòng tay của các bạn nam. Khai ai bảo ai, cả lớp cùng khóc.

Cô giáo chủ nhiệm lớp con mới biết tin sự kiện đáng nhớ này. Rất nhanh, cô đã có món quà ý nghĩa trong tay. Cô vào lớp, giọng cô vô cùng xúc động: "Quà này của cô về nhà con mới được mở ra nhé". Cô khen cả lớp đã biết quan tâm đến hoàn cảnh bạn bè quanh mình. Theo thói quen của người phụ trách thi đua, cô tuyên bố ca lớp được hành kiểm tốt trong tháng sáu này - tháng có sự việc đặc biệt. Chỉ có thế thôi, mà cả lớp reo lên sung sướng, nhất là mấy "ông tướng" nghịch ngợm, bị đưa ý kiến về gia đình... Câu chuyện chiều nay làm con cảm thấy gắn bó với tập thể lớp hơn, bố mẹ ạ! Không khí chiều nay thật sự đầm ấm như con đang được sống trong gia đình thứ hai...

Câu chuyện em kể đã xong rồi mà hình ảnh như cả vẫn ngồi in lặng, lắng nghe. Cuối cùng, mẹ em là người lên tiếng, giọng cảm động: "Cả nhà rất vui vì lớp các con biết yêu thương nhau và con cùng cả lớp đã làm được một việc tốt".

2 tháng 9 2016

/hoi-dap/question/82933.html

Xem ở đây bạn nhé!

3 tháng 2 2017

Đáp án j