K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2021

Tham Khảo

 

MỞ BÀI: giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em thuyết minh.

THÂN BÀI

a. Vị trí và nguồn gốc

* Vị trí:

- Thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 151km về hướng Đông Bắc.

- Là một phần của vịnh Bắc Bộ gồm vùng biển thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn.

- Tiếp giáp phía Tây Nam với đảo Cát Bà, phía Đông với biển Đông, phía Đông Bắc với vịnh Bái Tử Long; phía Tây và Tây Bắc giáp với đất liền.

- Diện tích: 1553km2, gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ.

- Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 14 loài thực vật đặc hữuvà khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.

* Nguồn gốc:

- Hạ Long có nghĩa là: rồng đáp xuống. Bởi vậy, vịnh Hạ Long có nghĩa là vịnh nước nơi rồng đáp xuống.

- Theo truyền thuyết khi người dân Việt Nam mới lập bị nạn giặc ngoại xâm, bởi vậy Ngọc Hoàng đã sai rồng mẹ và một đàn rồng con xuống hạ giới giúp người dân Việt đánh giặc.

- Vị trí rồng mẹ đáp xuống gọi là Hạ Long, nơi rồng con đáp xuống là Bái Tử Long, chỗ đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa gọi là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay).

- Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hài. Các thời Lý, Trần, Lê mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ XIX.

b. Đặc điểm và cấu tạo

- Có hai dạng: đảo đá vôi và đảo phiến thạch hình thành cách đây trên 500 triệu năm,  tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long.

- Quá trình carxtơ bào mòn, phong hóa gần như hoàn toàn tạo ra một vịnh Hạ Long độc nhất vô nhị, với hàng ngàn đảo đá nhiều hình thù, dáng vẻ khác nhau lô nhô trên mặt biển, trong một diện tích không lớn của vùng Vịnh. Trên đảo là hệ thống hang động phong phú với những nhũ đá với hình dạng phong phú, huyền ảo.

- Một số hang có dấu tích của người tiền sử: hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Mê Cung,…

- Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Mỗi đảo có khuôn mặt, hình dáng riêng, cũng trầm tư, suy nghĩ tựa như dáng vẻ của những con người thực thụ. Đảo thì giống khuôn mặt ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu Người); đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng); đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng); phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm); đảo lại lúp xúp như mâm xôi cúng (hòn Mâm Xôi),… Chính sự đa dạng trong cảnh quan khiến vịnh Hạ Long trở nên đặc biệt hơn, ấn tượng hơn so với những hòn đảo khác.

c. Giá trị, ý nghĩa của vịnh Hạ Long

- Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

- Vịnh Hạ Long là có giá trị cao trong khai thác du lịch, mỗi năm có hàng chục nghìn lượt khách tới tham quan du lịch, đem lại giá trị kinh tế lớn.

- Vịnh Hạ Long còn là biểu tượng của con người, dân tộc Việt Nam.

KẾT BÀI: Nêu cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh

9 tháng 9 2021

Mình cảm ơn :3

Tham khảo dàn ý thuyết minh về một con vật

Dàn ý bài văn thuyết minh về con mèo

I. MỞ BÀI:

Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).

II. THÂN BÀI:

1. Khái quát chung về loài mèo:

- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.

- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).

2. Đặc điểm:

- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...

3. Tập tính loài mèo:

- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.

- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.

4. Vai trò:

- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.

5. Lời khuyên:

- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.

III. KẾT BÀI:

Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).

9 tháng 9 2021

Tham khảo dàn ý về con mèo (Nếu bạn muốn con trâu thì cũng được, sẽ có nhiều cho bạn)

I. MỞ BÀI:

Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).

 

II. THÂN BÀI:

1. Khái quát chung về loài mèo:

- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.

- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).

 

2. Đặc điểm:

- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...

 

3. Tập tính loài mèo:

- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.

- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.

 

4. Vai trò:

- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.

 

5. Lời khuyên:

- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.

 

III. KẾT BÀI:

Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).

9 tháng 9 2021

Minh cảm ơn bạn!!!! :3

6 tháng 12 2021

Em tham khảo:

1. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về tác giả Bà Huyện Thanh Quan và tác phẩm Qua đèo Ngang.

+ Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê ở Nghi Tàm, Thăng Long.

+ Bài thơ Qua đèo Ngang tả cảnh đèo Ngang lúc ngày tàn, qua đó nhà thơ cũng thể hiện những tâm tư trong lòng mình.

Ví dụ: 

Bà Huyện Thanh Quan là một người phụ nữ tài năng và xinh đẹp, bà có một tác phẩm đặc sắc mà chúng ta đều biết tới đó là Qua đèo Ngang. Tác phẩm thể hiện cảnh đèo Ngang tuy đẹp nhưng lại rất heo hút, đồng thời thể hiện tâm trạng nhớ thương quê nhà của nhà thơ.

2. Thân bài - Chia bài làm 4 phần và phân tích nội dung của chúng

a. Hai câu đề

– Thời điểm nữ thi sĩ bước tới đèo Ngang.

– Gợi tả cảnh quan con đèo.

b. Hai câu thực

– Cuộc sống và con người nơi đèo Ngang, cảnh vật có sự đối nhau.

ADVERTISING X

– Sử dụng từ láy lom khom, lác đác làm tăng thêm sự hoang vắng, nghèo nàn của khung cảnh.

c. Hai câu luận

– Tiếng kêu quốc quốc, gia gia càng làm tăng thêm nỗi nhớ nhà.

 

– Sử dụng phép đối và đảo ngữ, vừa tạo hình, vừa tạo nhạc.

d. Hai câu kết

– Tâm trạng ngơ ngác, bồi hồi của nữ sĩ khi dừng chân đứng lại để nhìn ngắm cảnh đèo.

– Nhận ra cái cô đơn, lẻ loi của mình giữa không gian bao la.

3. Kết bài

– Nêu cảm nghĩ chung đúc kết lại của em về bài thơ Qua đèo Ngang.

Ví dụ: 

Qua bài thơ Qua đèo Ngang ta có thể thấy được cảnh núi non hùng vĩ và hoang sơ của đèo Ngang, một cảnh đẹp của đất nước. đồng thời ta còn thấy được tình yêu quê và nỗi nhớ quê của người phụ nữ xa quê rất cô đơn và rất buồn bã.

6 tháng 12 2021

Tham khảo :

 1. Mở bài:
– Đèo Ngang là ranh giới tự nhiên ngăn cách giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đây cũng là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng.
– Rất nhiều thi sĩ đã làm thơ tả cảnh đèo Ngang, trong đó nổi tiếng nhất là bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
– Tác giả sáng tác bài thơ này trong dịp từ Thăng Long vào Huế để nhậm chức Cung trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ).

– Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng cô đơn và hoài niệm về một thời đại phong kiến huy hoàng đã qua, không bao giờ trở lại.

2. Thân bài:
* Hai câu đề:
+ Câu thứ nhất: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.
– Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống.
– Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ thứ.
+ Câu thứ hai: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
– Miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của đèo Ngang qua điệp từ chen và hai vế đối: cỏ cây chen đá lá chen hoa.
– Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của một miền sơn cước.


* Hai câu thực:
+ Câu thứ ba: Lom khom dưới núi tiều vài chú.
– Đảo ngữ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiều phu kiếm củi sườn núi, nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.
+ Câu thứ tư: Lác đác ven sông chợ mấy nhà.
– Hình ảnh ngôi chợ là bộ mặt của cuộc sống một vùng nhưng ở đây, chợ chỉ là vài túp lều tranh xiêu vẹo ven sông.
– Không khí vắng vẻ, quạnh hiu bao trùm lên cảnh vật.

* Hai câu luận:
+ Câu thứ 5: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc.
– Tiếng cuốc kêu khắc khoải lúc chiều buông càng làm cho không gian thêm tĩnh lặng.
– Có thể là tiếng cuốc kêu mà cũng có thể là tiếng vọng từ trong tâm tưởng hoài cổ của nữ sĩ đang nuối tiếc thời đại huy hoàng đã qua, thể hiện nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
– Nghệ thuật đối câu (câu 5 >< câu 6) rất chỉnh, kết hợp với lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình (cuốc cuốc = quốc quốc); gia gia = quốc gia (nước nhà), tô đậm ý nghĩa tượng trưng của hai câu luận.
– Điều băn khoăn lớn nhất của nữ sĩ không ngoài chuyện của quốc gia, của thời đại.


* Hai câu kết:
+ Câu thứ 7: Dừng chân đứng lại, trời, non, nước.
– Cảnh đẹp của đèo Ngang thật hùng vĩ, khiến nữ sĩ phải đừng chân để chiêm ngưỡng, để thu nhận vẻ đẹp kì diệu ấy vào tâm hồn.
– Giữa cảnh vật và lòng người có nét tương phản: thiên nhiên cao rộng >< con người nhỏ bé.


+ Cậu thứ 8: Một mảnh tình riêng ta với ta.
– Nét tương phận càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lòng người.
– Nỗi buồn không thể san sẻ nên kết tụ lại trong lòng thành mảnh tình riêng, chỉ có ta với ta mà thôi.
– Âm hưởng, nhịp điệu câu thơ giống như một tiếng thở dài ngậm ngùi, nuối tiếc.


3. Kết bài:
– Qua đèo Ngang được đánh giá là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.
– Thể thơ Đường luật sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ trong sáng và những hình ảnh dân dã, quen thuộc.
– Bài thơ có sức sống vĩnh cửu trước thời gian và trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ.

14 tháng 10 2016

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

  • Em thích màu của lá cây...
  • Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...
  • Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
  • Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
  • Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  • Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

14 tháng 10 2016

MB: Giới thiệu chung về loài cây, tình cảm bao chùm

TB: - Cảm nghĩ, nhận xét về vị trí, đặc điểm của cây

       - Cảm nghĩ, nhận xét về vị trí ( trong em ), vai trò của cây với mọi người và bản thân người viết

       - Kể về 1 kỉ niệm đáng nhớ

KB: Khẳng định lại tình cảm của người viết, lời hứa hẹn

31 tháng 8 2016

I: MỞ BÀI

Cách 1: Giới thiệu tác giả – dẫn dắt vào tác phẩm

(VD: Có thể nói Hồ Xuân Hương là một trong hai nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của nền thơ trung đại Việt Nam. Bà không chỉ chiếm giữ vị trí bà chúa thơ Nôm mà còn là một đỉnh cao của của trào lưu nhân đạo thời kì này. Hầu hết sáng tác của bà tập trung tái hiện số phận nhiều cay đắng đâu khổ của người phụ nữ trong XHPK. Bà đã cất lên tiếng nói đồng cảm trân trọng họ với tư cách một người trong cuộc. Tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo ấy là bài thơ Tự tình II.)

 

Cách 2 : Giới thiệu đề tài người phụ nữ _ liệt kê những tác giả tác phẩm tiêu biểu ( vd như Nguyễn Dữ, Nguyễn Du..) _ nhấn mạnh đóng góp riêng của Hồ Xuân Hương với chùm thơ Tự tình _ trong đó bài Tự tình II để lại nhiều sâu sắc….

Tham khảo: Soạn bài Tự tình // Đọc hiểu bài thơ Tự Tình

II: THÂN BÀI

Giải thích nhan đề Tự tình:

1, Câu 1 : Câu thơ mở ra với khoảng thời gian không gian đặc biệt;

– Đêm khuya: lúc nửa đêm về sáng, khi vạn vật chìm trong bóng tối
– Trên nền không gian ấy nổi bật âm thanh tiếng trống điểm canh
+ “văng vẳng” từ láy tượng thanh _ những âm thanh nhỏ từ xa vọng đến _ càng gợi cái im vắng của không gian ( lấy động tả tĩnh)
+ “dồn” đối lập tương phản _ âm thanh dồn dập gấp gáp như hối thúc, dội vào lòng người.

2, Câu 2

– Cấu trúc đảo ngữ đc nhà thơ sử dụng để nhấn mạnh:
+ cảm giác lẻ loi trơ chọi
+ nỗi bẽ bàng trơ chẽn
– ” Cái hồng nhan” cụm từ ngữ mang sắc thái trai ngược
+”cái” suồng sã
+”hồng nhan” trang trọng
– ” Với nước non” gợi cốt cách cứng cỏi, tư thế kiêu hãnh của người phụ nữ cô đơn buồn tủi..
3, Hai câu 3, 4
Người phụ nữ lẻ loi cô độc ấy muốn kiếm tìm cho tâm hồn mình một điểm tựa nhưng ko thể
– Chén rượu: nỗi cô đơn buồn tủi chồng chất – phải tìm đến chén rượu – mong có sự khuây khoả…nhưng kết cục ” say lại tỉnh” – lúc tỉnh ra thì nỗi cô đơn buồn tủi lại càng trĩu nặng
– Hướng đến vầng trăng mong tìm thấy một người bạn tri ân giữa đất trời nhưng:

+ mảnh trăng khuyết mỏng manh
+ lại còn bóng xế – đang tà đang lặn – càng thêm mờ nhạt xa vời
==>Con người chới với giữa một thế giới mênh mông hoang vắng _ bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.

4, Hai câu 5, 6

Nhưng người phụ nữ đó không hề đắm chìm trong tuyệt vọng mà cất lên tiếng nói bi phẫn – tràn đầy tinh thần phản kháng
– Tác giả đã sử dụng các yếu tố tương phản để gợi lên thân phận người phụ nữ xưa
+ “rêu từng đám; đá mấy hòn” – ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất
+ Ẩn dụ cho thân phận lẻ loi cô đơn của chủ thể trữ tình
– Nhưng người phụ nữ này đã ko chịu khuất phục – trái lại dũng cảm đấu tranh – tinh thần phản kháng mạnh mẽ quyết liệt
+ tinh thần ấy đc diễn tả bằng cấu trúc đảo ngữ với những động từ mang sắc thái mạnh “xiên ngang; đâm toạc”…
+ khát vọng “nổi loạn” : phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình…

5, Hai câu cuối

Tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ ấy là niềm khát khao đc hạnh phúc
– Câu 1:
+ “ngán” – tâm sự chán trường, bất mãn
+ xuân đi: tuổi trẻ của con người cứ trôi qua – thời gian không chờ đợi
+xuân lại lại: vòng tuần hoàn của thời gian vô tận _ sự trớ trêu: cứ mỗi mùa xuân đến cũng là lúc tổi xuân của con người mất đi, quy luật khắc nhiệt của tạo hoá.
=>Bộc lộ ý thức của con người về bản thân mình với tư cách cá nhân – có ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống.
– Câu 2: Đời người hữu hạn, tuổi xuân ngắn ngủi mà cơ hội có hạnh phúc lại quá mong manh
+ ” mảnh tình”: chút tình cảm nhỏ nhoi – lại còn phải san sẻ – cuối cùng chỉ còn là ” tí con con” – chút nhỏ nhoi không đáng kể
+ câu thơ in đậm dấu ấn tâm trạng nhà thơ – Hồ Xuân Hương là người phụ nữ xinh đẹp tài hoa – nhưng lỡ làng duyên phận – từng chịu cảnh làm lẽ – thấm thía hơn ai hết nỗi cay đắng bẽ bàng hờn tủi của cảnh ngộ mảnh tình san sẻ…
==> Ẩn sâu trong những dòng thơ này là niềm khát khao hạnh phúc tình yêu – một tình yêu nồng thắm một hạnh phúc trọn vẹn đủ đầy.

III: KẾT BÀI

– Bày tỏ một cách chân thành sâu sắc những tâm tư tình cảm,, tác giả đã cất lên tiếng nói đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ…đống thời nhà thơ thể hiện tinh thân phản kháng mạnh mẽ và khát vọng hạnh phúc tha thiết -> tràn đầy giá trị nhân đạo.
– Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách thơ Nôm của HXH
+ngôn từ hình ảnh bình dị dân dã mà giàu sức gợi
+ thể thơ Đường luật đc Việt hoá ……

31 tháng 8 2016

Làm đoạn văn mình có cần phân tích thơ ra k ạ!!!

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

a. Mở bài

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng từng gặp nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Em cũng vậy, nhưng kỉ niệm làm em nhớ mãi lại vô cùng đặc biệt, bởi đó là về một lần em gặp xui.

b. Thân bài

Hôm đấy là một buổi sáng nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê chơi.Về đến nhà bà, em xin phép được ra đồng đi dạo, ngắm cảnh và được bố mẹ cho phép.Tuy nhiên khi đang đi do không để ý và không quen đường nên em đã trượt chân xuống một mương nước.Mương nước khá sâu, nhưng nước cũng chỉ ở ngang đầu gối thôi.Em bị xước nhẹ và ướt hết áo quần. Nhưng điều rất xui là em không thể tự mình leo lên được.Lúc đấy là gần tối, mọi người đều đã về nhà, em đứng dưới đấy khá lâu nhưng không có ai đi qua cả, vừa sợ vừa tủi nên em đã ngồi khóc.Đúng lúc đó, có tiếng xe đi qua, em vội lên tiếng gọi. Chú lái xe nghe thấy và đã kéo em lên và đưa em về nhà bà.Về đến nhà, em mới biết là mọi người đều đã đi tìm em cả rồi, nên rất xấu hổ.Cuối cùng em được mẹ đưa đi sửa soạn lại, bôi thuốc vào vết xước. Bố thì mắng em một trận nhớ đời.Mãi sau này, mỗi khi em về quê, mọi người đều chọc ghẹo về chuyện em lỡ rớt xuống mương nước, khiến em vừa xấu hổ lại vừa ngại ngùng.

c. Kết bài

Kỉ niệm này tuy là một kỉ niệm không vui vẻ chút nào, thế nhưng vẫn khiến em ấn tượng mãi chính bởi sự nhiệt tình, yêu thương và quan tâm của mọi người dành cho em. Em sẽ mang kỉ niệm này đồng hành cùng mình mãi về sa

6 tháng 9 2016

Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam - Hồ Xuân Hương.

Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.

Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ - trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.

Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng cùa người vợ chờ chồng.

Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uông rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!