K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài ...............( bạn tự tìm tên nha )!

Hiện nay, nhân loại chúng ta đang phải đối mặt với biết bao tai họa là hệ quả của việc biến đổi khí hậu. Vừa qua, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã chỉ ra những tác động tiêu cực của việc biến đổi khí hậu: Khí thải nhà kính làm Trái Đất của chúng ta ấm dần lên, hiện đã vượt quá nồng độ cao nhất được ghi nhận trong các lõi băng trong vòng 800.000 năm qua.

Bên cạnh đó, mức độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đã tăng 40% kể từ thời tiền công nghiệp hóa, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc đốt các nguyên liệu hóa thạch.

Những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của con người trên thế giới. Chắc hẳn ngài vẫn chưa thể quên được trận động đất kinh hoàng xảy ra vào ngày 12/1/2010 tại nước Cộng hòa Haiti đã cướp đi mạng sống của 250.000 người chỉ trong nháy mắt. Với rung chấn mạnh 7 độ Richter nó là trận động đất mạnh nhất kể từ năm 1887 của lịch sử nước này.

Chỉ trong chưa đầy 1 tháng sau trận động đất ở Haili thì ở Chile tiếp tục xảy ra trận động đất kinh hoàng 8,8 độ Richter đã gây dư chấn mạnh lan khắp Nam Mỹ và trở thành một trong những trận động đất dữ dội nhất trong lịch sử thế giới. Trận động đất này đã khiến ngành bảo hiểm phải chi trả số tiền lên tới 8 tỷ USD, trong khi thiệt hại kinh tế cho Chile sau thảm họa này là khoảng 30 tỷ USD.

Riêng với bản thân tôi, tôi vẫn nhớ như in về trận lụt dữ dội nhất trong lịch sử Pakistan hồi tháng 8/2010 đã tàn phá từ vùng Tây Bắc đến miền Nam và cướp đi sinh mạng của 1.600 người, ảnh hưởng tới 20 triệu người, gây thiệt hại vật chất ít nhất 43 tỷ USD, châm ngòi cho dịch bệnh-bạo lực bùng phát ở đất nước này.

Hình ảnh những con người lang thang với khuôn mặt đầy mệt mỏi xin ăn từng miếng, những đứa trẻ bị cuốn đi trong nước lũ chỉ trong vài giây và khuôn mặt hốc hác của người mẹ tìm con sau trận lũ vẫn ám ảnh tôi tới tận bây giờ.

Biến đổi khí hậu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người khi tầng ozon bị thủng và tia cực tím chiếu thẳng xuống mặt đất gây nên những đại dịch về da. Đó chính là lí do tại sao tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng mạnh. Chắc Ngài ................ cũng nhớ vào năm 2014 dịch bệnh Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 8.000 người và ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 20.000 người khi dịch bệnh này được liệt vào danh sách những bệnh có nguy cơ lây lan khủng khiếp nhất từ trước đến nay.

Hơn thế, một báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới dự đoán rằng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp và đồng thơi đe dọa an ninh lương thực cho hàng triệu người.

Theo dự đoán, đến năm 2050, sản lượng cây trồng ở châu Á dự kiến sẽ giảm 50% đối với lúa mì, 17% đối với gạo và điều này sẽ đe dọa hàng tỷ người sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, người tiền nhiệm của Ngài từng xem vấn đề thay đổi khí hậu là một nội dung quan trọng trong nhiệm kỳ của mình, đã kêu gọi các nước cải thiện những hệ thống cảnh báo thiên tai sớm, đồng thời tăng cường giáo dục để giảm thiểu tác hại của các thảm họa.

Có thể thấy cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu là một cuộc chiến chung, đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia chung sức, đồng lòng. Vậy, tôi rất mong ngài ................ với vai trò là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vào tháng 1/2017 sẽ nhìn nhận những gì tôi đã phân tích và có những động thái quyết liệt để chúng ta cùng nhau chung tay chống lại biến đổi khí hậu vì một thế giới yên bình hơn.

10 tháng 1 2017

Kính thưa Tổng thư ký LHQ ngài Antosnio Guterres.

Góp phần tìm ra những giải pháp vượt qua những thách thức mới, Hội nghị chính sách thế giới hồi giữa tháng 10 vừa qua tại TP Ma-ra-kếch của Ma-rốc đã đưa ra một nhận thức chung cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế phát sinh từ các nước phát triển, song các nước đang phát triển chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng và được coi là đầu tàu vượt bão tài chính thế giới. Tuy nhiên, các nước đang phát triển chưa có được tiếng nói xứng đáng trong việc hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu. Bài học rút ra từ khủng hoảng là quản lý kinh tế toàn cầu không thể bỏ qua những đối tượng dễ bị tổn thương nhất hoặc thiệt thòi nhất trong xã hội, vì đẩy hết gánh nặng cho những người hầu như không chịu trách nhiệm về các cuộc khủng hoảng tài chính là điều không thể chấp nhận được.

Tôi cho rằng, cộng đồng quốc tế cần tập trung nguồn lực, phối hợp hành động giải quyết ba vấn đề lớn của thế giới hiện nay, gồm hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, chống biến đổi khí hậu và tăng cường quản trị toàn cầu. Các nước đang phát triển và chậm phát triển là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề bởi những biến động xấu trên thế giới. Hai khối các nước phát triển và các nước đang phát triển cần tập trung nỗ lực vượt qua những thách thức từ biến đổi khí hậu. Vì vậy, các nước phải giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào thời điểm này và biến đổi khí hậu phải trở thành phần thiết yếu trong chương trình phát triển bền vững. Báo cáo của LHQ vừa công bố cho biết, trong chín tháng qua, các thảm họa thiên nhiên trên thế giới như động đất, bão, lũ lụt và lở đất... đã ảnh hưởng cuộc sống của 256 triệu người trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của hơn 236 nghìn người và gây thiệt hại vật chất ước tính 81 tỷ USD. Ðại hội đồng LHQ khóa 65 đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia tăng cường hợp lực, cùng nhau đối phó những thách thức đối với loài người. Hiện nay, nhu cầu quản trị toàn cầu cần được tăng cường để đối phó với những thách thức của thế kỷ mới, trong đó có công nghệ sinh học, hoạt động tội phạm có tổ chức, chủ nghĩa khủng bố và những vấn đề liên quan tới dòng người nhập cư vì nhiều lý do. Nguy cơ các tổ chức khủng bố sở hữu nguyên liệu hạt nhân đang đặt thế giới trước nhiệm vụ khẩn cấp mới trong chương trình an ninh hạt nhân toàn cầu. Quản trị toàn cầu là vấn đề quá lớn và quá quan trọng mà một nhóm nước hoặc một tổ chức không thể đảm đương nổi.

Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu trong hai năm qua đã xóa đi thành tựu kinh tế đạt được trong hai mươi năm qua. Thống kê của LHQ cho thấy có khoảng 40 triệu người trở lại cảnh đói nghèo, bao gồm cả những người ở các nước phát triển. Tình trạng thất nghiệp gia tăng nảy sinh những vấn đề xã hội khác. Chính phủ nhiều nước châu Âu phải áp dụng các biện pháp khắc khổ và cắt giảm các khoản chi tiêu xã hội. LHQ đã kêu gọi các nước tập trung giải quyết tình trạng thất nghiệp cao trong thanh niên, coi đây là giải pháp hiệu quả nhất để xóa giảm đói nghèo trên toàn cầu. Số liệu thống kê năm 2009 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, trong số 212 triệu người thất nghiệp trên thế giới, có khoảng 81 triệu người là thanh niên và đây là tỷ lệ cao nhất trong lịch sử. Số người thất nghiệp trong năm 2009 tăng 0,9% so với năm 2007, trong khi tỷ lệ này ở nhóm thanh niên là 1,6%. Số lực lượng lao động là thanh niên thất nghiệp cao gấp ba lần so với lực lượng lao động thuộc các lứa tuổi khác, trong khi hơn 50% số dân ở độ tuổi lao động trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ cao mất việc làm. Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), I-ri-na Bô-cô-va cho rằng, cuộc chiến xóa giảm đói nghèo cần gắn với sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, trong đó có giáo dục, y tế, chỗ ở, lương thực,... cũng như cơ hội việc làm tốt. Bà nêu rõ giáo dục đóng vai trò trung tâm để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và mang lại việc làm tốt cho mỗi cá nhân. Vì thế, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là chìa khóa để xóa giảm đói nghèo.

Trong báo cáo hằng năm về hiện trạng đói nghèo ở nông thôn, LHQ nêu rõ, nạn đói nghèo ở nông thôn đang là thách thức lớn đối với tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa đói nghèo trên toàn cầu. Thanh niên và trẻ em là các nhóm dân cư lớn nhất trong cộng đồng người nghèo ở nông thôn hiện nay. Vì vậy, tạo các cơ hội mới và tốt hơn để thanh niên và trẻ em nông thôn thoát khỏi đói nghèo là nhiệm vụ cấp thiết và cũng là thách thức không chỉ đối với các nước mà cả cộng đồng thế giới. LHQ khuyến cáo các nước cần mở rộng các cơ hội về giáo dục, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để tạo điều kiện cho thanh thiếu niên nông thôn vượt qua đói nghèo. Thách thức toàn cầu trong tương lai gần là thế giới cần sản xuất đủ lương thực để nuôi sống chín tỷ người trên Trái đất vào năm 2050. Theo Báo cáo, để đáp ứng nhu cầu này, sản xuất lương thực toàn cầu phải tăng thêm 70% và sản lượng lương thực của các nước đang phát triển phải tăng gấp hai lần. Sản lượng nông nghiệp của nông dân sản xuất nhỏ phải được coi trọng và sẽ đóng vai trò tích cực và hiệu quả hơn ở các nước đang phát triển. Các nước cũng cần nỗ lực lớn hơn và hiệu quả hơn để xử lý những lo ngại về khả năng người nghèo ở nông thôn trở thành người mua lương thực.

Để giảm nghèo bền vững ở nông thôn cần tạo ra môi trường chính sách hỗ trợ người nghèo. Các chính sách đối với nông thôn cần chú ý phân bổ nguồn lực lớn hơn cho phát triển nông thôn và chú trọng đến sự tiến bộ của phụ nữ vì đây là điều kiện tiên quyết cho mọi phát triển. Theo đó cần bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, giúp họ có quyền tiếp cận lớn hơn các tài sản, dịch vụ, nguồn lực, kể cả quyền quyết định chính sách phát triển ở nông thôn. Với nhiều sự kiện diễn ra, cục diện chính trị - quân sự thế giới năm 2016 có những biến chuyển lớn, thay đổi cơ bản, nhanh chóng. Trong đó, trật tự thế giới đa cực được thể hiện ngày càng rõ cùng vai trò nổi lên của nhiều nước. Đây sẽ là tiền đề quan trọng, tác động tới cục diện quốc tế năm 2017 với cả hai gam màu “sáng - tối”.

Tôi mong Tổng thư ký LHQ ngài António Guterres sẽ nhìn nhận và xem xét những ý kiến của tôi đã phân tích những mặt nổi cộm của thế giới gần đây, chúng ta cần giải quyết những vấn đề này trong những hướng tích cực nhất như tôi đã nêu.

Mr. Tony

Việt Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2016

21 tháng 1 2017

day co phai la toan ko ban?

21 tháng 1 2017

Bạn vào trang này nhé!

Cách viết thư quốc tế UPU 46 năm 2017 chủ đề: Nếu bạn là cố vấn cho TTK LHQ

Cái này phải tự vít nha

Hồi cấp 1 vít suốt:)

27 tháng 12 2021

Bn tự viết đi chứ mik cx quên r :'(

18 tháng 1 2017

cái này bạn phải tự viết chứ ?

18 tháng 1 2017

Động não đi!nhonhung

5 tháng 3 2020

Kính gửi cô giáo chủ nhiệm
Từ đầu năm học đến nay cũng đã được gần một học kỳ lớp chúng em được cô làm chủ nhiệm, và em luôn cảm phục đặc biệt
về cô như một cô giáo đáng kính, tận tâm với học sinh.
Nhưng chỉ riêng một chuyện mà em cảm thấy hơi e ngại, đó là cô thường rất khắt khe với việc học sinh dùng Facebook. Vì thế
hôm nay em muốn qua những dòng thư này chia sẻ một chút cảm nhận của học sinh bọn em.
Thực ra em có thể hiểu được vì sao cô và rất nhiều người lớn khắt khe và "dị ứng" với Facebook đến vậy. Hiện tượng "nghiện
Facebook" thời đại ngày nay có thể coi là vấn nạn cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có.
Facebook là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng, cập nhật thông tin. Có thể nói
Facebook chính là một thế giới mới, ở đó chúng ta tha hồ trò chuyện, chát chít, thậm chí cũng có rất nhiều người nổi tiếng
được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này.
Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thăng, tìm sự đồng cảm,
chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người
xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Thật đơn giản và tiện ích.
Tuy nhiên Facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản
thân. Bạn chăm sóc Facebook của mình để những lượt , comment; bạn lướt thông tin liên tục. Như thế cũng khiến cho bản thân
mỗi người thấy vui, tuy nhiên nếu không cẩn thận thì chính những điều này sẽ cuốn n

xem thêm tại https://olm.vn/hoi-dap/detail/242026847544.html

mình thi nek,nhưng ns hết ra,r hỏi ng khác thì thi làm j

11 tháng 2 2022

Ủa nộp rồi mà

11 tháng 2 2022

Tham khảo

 

"…,ngày… tháng… năm 2022

Kính gửi bác Tổng thư ký Liên Hợp quốc!

Cháu tên là Trần A*, học sinh lớp 9 của một trường THCS ở Việt Nam

Mới đây cháu đã xem một chương trình truyền hình nói về sự ảnh hưởng khủng khiếp của biến đổi khí hậu tới toàn cầu. Những thông tin đó đã khiến cháu suy nghĩ rất nhiều và đi đến quyết định viết một lá thư gửi tới bác. 

Cháu nhận ra rằng biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất đối với môi trường sống hiện nay cũng như tương lai của con người. Theo giới chuyên gia, tốc độ biến đổi khí hậu đang xảy ra nhanh hơn 20 - 50 lần so với bất kỳ giai đoạn biến đổi khí hậu nào trong lịch sử Trái đất. Kể từ năm 2015, nền nhiệt Trái đất đã ấm lên trung bình 1 độ C, khiến các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết người xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng trở nên tàn khốc hơn. Ngày càng có nhiều nước và vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương hơn và khả năng vượt qua yếu hơn trước tác động của biến đổi khí hậu.

Hiện nay, khủng hoảng khí hậu cũng đang từng bước đe dọa phá vỡ hệ thống lương thực toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của người dân.

Đặc biệt Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng… và nhiều hoạt động kinh tế khác trực tiếp hay gián tiếp của đất nước cũng như đời sống người dân.

Cháu đã phải chứng kiến người dân phải chịu cảnh lũ lụt sạt lở qua các phóng sự trên truyền hình. Hàng trăm, hàng ngàn người dân đã sống cảnh màn trời chiếu đất, không nhà cửa khi lũ về. Và cháu cũng chẳng thể quên hình ảnh những chú bộ đội cứu hộ cho nhân dân miền Trung đã hi sinh vì sạt lở.

Những cơn lũ từ trên thượng nguồn đổ xuống nhưng không hề có những cánh rừng để cản lại sức mạnh của nó. Hàng ngàn hành vi xấu của con người xảy đến nối tiếp nhau càng làm tình trạng nóng lên toàn cầu thêm trầm trọng. Nếu không sớm hành động, cả thế giới này sẽ sống ra sao?

Do đó, với bức thư này, cháu mong rằng bác sẽ nỗ lực dùng tầm ảnh hưởng của mình để đoàn kết các quốc gia, cùng nhau hành động để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu trên Trái đất.

Bên cạnh đó, cần hành động khẩn trương để bảo vệ các quốc gia, cộng đồng và người dân trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng khí hậu. Cộng đồng quốc tế cần có sự đột phá về khả năng thích ứng và phục hồi, điều đó đồng nghĩa cần nâng mức đầu tư hơn nữa vào các giải pháp cho vấn đề này.

 
  

Các quốc gia cần tăng cường các hành động bảo vệ môi trường, bao gồm: Đầu tư vào việc làm bền vững; không hỗ trợ cho các đối tượng gây ô nhiễm; chuyển từ đánh thuế thu nhập đối với người nộp thuế sang đánh thuế khí thải carbon đối với đối tượng gây ô nhiễm môi trường; chấm dứt trợ giá cho nhiên liệu hóa thạch, nhất là than đá; cân nhắc mọi nguy cơ đối với khí hậu khi ra quyết định và công bố những rủi ro tài chính liên quan tới biến đổi khí hậu....

Cháu mong tin vui từ bác,

14 tháng 11 2017

vào trang upu công bố chủ đề viết thư rồi có cái dàn ý nhìn vào ma viết

21 tháng 11 2017

mình vào rồi mà ko có lên

16 tháng 1 2018

Xin chào những người bạn của tôi ở thế kỷ 21!

Tôi xin tự giới thiệu, tôi là bức thư đến từ Vũ trụ 2.000 năm sau. Bạn chắc sẽ không tin, nhưng tôi được tạo ra để có khả năng gửi xuyên thời gian một cách nhanh nhất. Và tôi cũng thông minh đủ để biết được đây là thời điểm cần hành động ngay để cứu vớt Trái Đất của chúng ta trước khi quá muộn.

Mọi người có biết, hiện nay tại một khu vực hẻo lánh thuộc Nam Cực gọi là Pine Island Bay, cách Mũi Sừng - cực Nam của Mỹ Latin 2.500 dặm, hai khối băng hà đang nắm giữ số phận của nhân loại.

Trải dài hơn 150 dặm trên một vùng đồng bằng quanh năm băng giá, khối băng hà Pine Island và Thwaites dày 2 dặm đã và đang dịch chuyển dần về phía biển Amundsen thuộc biển Nam Cực trong nhiều thiên niên kỷ qua.

Được mệnh danh là "khối băng ngày tận thế", Pine Island và Thwaites tan chảy nhanh nhất Nam Cực. Ngày băng tan hết, nước sẽ xóa sạch dấu vết của con người trên Trái Đất, bởi lẽ lúc ấy mực nước của tất cả các đại dương sẽ tăng lên hơn 3,35m - đủ sức nhấn chìm tất cả các thành phố ven biển trên Trái Đất.

Nên nhớ càng gần trung tâm Nam Cực, đáy đại dương càng trở nên sâu hơn, và cứ mỗi tảng băng tách ra sẽ tạo nên các vách băng ngày càng cao. Khi không còn chịu nổi sức nặng của chính mình, các vách băng sẽ sụp đổ hàng loạt và không điều gì ngăn được quá trình hủy diệt này.

Băng chỉ cứng có giới hạn, nó sẽ sụp đổ khi các vách băng đạt đến một độ cao nhất định, chỉ là sớm hay muộn. Đến lúc đó, khắp thể giới, thủy triều sẽ dâng càng lúc càng cao, dần dần nuốt chửng các khu vực bờ biển, nhấn chìm các thành phố và tạo ra đội quân người tị nạn khí hậu lên đến hàng trăm triệu...

Tất cả những điều đó có thể xảy ra chỉ trong 20 đến 50 năm tới - quá nhanh để nhân loại kịp thích nghi. Hiện tượng nước biển dâng trong thế kỷ tới có thể quy mô hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ cách đây 5-10 năm.

Nếu lượng khí thải carbon tiếp tục theo chiều hướng tăng, kịch bản xấu nhất là mực nước biển sẽ dâng 3,35m.

Theo các chuyên gia của National Geographic, nếu toàn bộ băng trên thế giới tan chảy vì biến đổi khí hậu, toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương ngày nay sẽ biến mất. Những quả đồi ở San Francisco, Mỹ trở thành cụm đảo và Thung lũng Trung tâm trở thành một vịnh khổng lồ.

Ở Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon ở phía bắc và lưu vực sông Paraguay ở phía nam trở thành hai vịnh nhỏ của Đại Tây Dương. Thành phố Buenos Aires, vùng duyên hải của Uruguay và phần lớn Paraguay đều chìm dưới nước biển.

Nếu nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng từ 14 độ C lên 26 độ C, phần lớn diện tích của châu Phi sẽ trở thành nơi con người không thể sinh sống. Hai thành phố Alexandria, Cairo của Ai Cập ngập trong nước biển Địa Trung Hải.

Ở Châu Âu, thủ đô London, Anh sẽ biến mất. Biển Adria sẽ chiếm lại Venice, Italy. Những con đê biển nổi tiếng của Hà Lan cũng phải chịu khuất phục trước nước biển dâng.

Ở châu Á, 600 triệu người Trung Quốc và khoảng 160 triệu người Bangladesh sẽ mất nơi sinh sống vì nước biển dâng. TP.HCM của Việt Nam cũng có thể bị chìm trong biển nước.

Australia sẽ có biển mới trong đất liền nhưng mất phần lớn dải duyên hải hẹp, nơi 80% dân số nước này đang sinh sống. Tầng băng ở Đông Nam Cực chứa 80% băng trên Trái Đất sẽ tan chảy sau thời kỳ ấm lên lâu dài. Băng ở Tây Nam Cực nằm phần lớn trên lớp đá nền dưới biển sẽ bị nước biển ấm làm tan chảy trong thời kỳ ấm lên đầu tiên.

Khi toàn bộ băng ở hai cực Trái Đất và trên các đỉnh núi tan chảy, nước biển sẽ dâng lên khoảng 65 m, tạo ra đường bờ biển mới cho các lục địa và biển trong đất liền. Một số nhà khoa học còn dự đoán sẽ mất trên 5.000 năm để toàn bộ trên 20,8 tỷ tỷ lít băng của Trái Đất tan chảy.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng theo từng năm, từng thập kỉ, … và cuối cùng sẽ làm băng vĩnh cửu ở hai cực địa cầu tan ra toàn bộ, nước biển dâng lên ào ạt nhấn chìm thành phố, làng mạc, núi non, …

Nếu bạn đã quen với câu chuyện cổ tích “Sơn Tinh – Thủy Tinh” chiến đấu mấy mươi năm ròng mà phần thắng thuộc về Sơn Tinh, thì ở năm 4.000 mọi thứ sẽ thay đổi. Sơn Tinh là kẻ bại trận, núi non không hóa phép để tăng thêm được nữa, từng ngọn núi cao phải cúi đầu chịu thua dưới làn nước Đại Hồng Thủy hùng mạnh của Thủy Tinh.

Và rồi thế giới sẽ xuất hiện một kỷ băng hà toàn bộ, nước sẽ đóng băng trái đất trong vòng 100 năm, và rồi bầu khí quyển biến mất, tầng ozon không còn, … bức xạ mặt trời làm tan chảy và hủy diệt mọi thứ.

Bạn thấy không? viễn cảnh Trái Đất, lịch sử loài người và các loài động thực vật sẽ kết thúc như vậy đấy! Do đó ngay từ bây giờ, bạn hãy cùng tối nhanh chóng nhân rộng thông điệp “bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống” đến mọi người trên toàn thế giới.

Hãy cho người ta thấy được mỗi nguy hại tiềm tàng khi môi trường bị hủy hoại, sự sống bị đe dọa khi môi trường bị ô nhiễm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, xây dựng môi trường xanh, môi trường sạch, môi trường mạnh khỏe thì tất cả con cháu chúng ta sẽ gánh chịu hậu quả thảm khốc ngay tức khắc.

Bằng những biện pháp pháp chế bắt buộc, hãy yêu cầu nhân loại phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường, tăng cường trồng cây xanh, sử dụng năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo, … Bạn hãy truyền cảm hứng cho mọi người tích cực tham gia tuyên truyền bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ sự sống còn của thế giới động, thực vật, để lịch sử của trái đất 2.000 năm sau và nhiều năm sau nữa sẽ thay đổi.

Trái đất sẽ luôn là hành tinh xanh, sạch, đẹp, đáng sống nhất!

16 tháng 1 2018

cái này phải tự làm đó vì để ko trùng nhau.

12 tháng 1 2017

Mk có rồi

12 tháng 1 2017

viết rồi

20 tháng 2 2020

ô nhiễm môi trường nha bạn 

 viết tốt

20 tháng 2 2020

về vírus côrona á