K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2023

- Mẹ em có thể dạy thêm gia tăng thu nhập.

- Em gái em với style ăn mặc độc đáo, có thể mua đồ local về để bán lại.

- Em có thể nấu nha đam đường phèn, chè dưỡng nhan đóng chai bán cho bạn bè, công nhân nhà máy uống giải mát để có thể tăng thu nhập.

17 tháng 3 2022

Tham khảo

- Thuận lợi: + Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. + Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải. + Nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều loại khoáng sản; vùng thềm lục địa giàu dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế. + Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn. - Khó khăn: chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như: động đất, sóng thần, bão, lũ lụt..

Giải pháp: 

- Phát triển nghề  trồng cây lúa ở đồng bằng, trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên,...

- Phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản.

- Khai thác nguồn khoáng sản sẵn có

- ...

5 tháng 9 2023

- Biện pháp 1: Tăng gia sản xuất, trồng trọt rau củ quả để tăng nguồn lương thực.

- Biện pháp 2: Làm những vật dụng handmade (mây tre đan, làm đèn lồng, làm bánh,…) để bán tăng thu nhập.

- Biện pháp 3: Hạn chế mua những vật dụng không cần thiết trong gia đình.

8 tháng 12 2023

Giải thích:

Để nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế cho người dân ở vùng núi, có thể đề xuất các giải pháp sau:

 

1. Đầu tư vào hạ tầng: Xây dựng và cải thiện hệ thống giao thông, điện lực, nước sạch và viễn thông để kết nối vùng núi với các khu vực khác. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, phát triển du lịch và thu hút đầu tư.

 

2. Phát triển nông nghiệp và chế biến sản phẩm: Hỗ trợ người dân vùng núi trong việc áp dụng các phương pháp nông nghiệp hiện đại, đa dạng hóa cây trồng và chăn nuôi. Đồng thời, xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp để gia tăng giá trị gia tăng và tạo ra việc làm cho người dân địa phương.

 

3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đầu tư vào giáo dục và đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho người dân vùng núi. Điều này sẽ giúp họ có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn và tham gia vào các ngành kinh tế mới.

 

4. Phát triển du lịch: Tận dụng tiềm năng du lịch của vùng núi bằng cách xây dựng các điểm đến du lịch hấp dẫn, khám phá và bảo tồn các di sản văn hóa, thiên nhiên đặc biệt của vùng núi. Điều này sẽ tạo ra nguồn thu nhập thêm cho người dân địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế.

 

Lời giải:

- Đầu tư vào hạ tầng

- Phát triển nông nghiệp và chế biến sản phẩm

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển du lịch

9 tháng 9 2021

Ảnh hưởng:

+ Kinh tế: tốc độ phát triển chậm.

+ Xã hội: lao động - việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, giao thông... bị quá tải khiến đời sống người dân chậm được nâng cao.

Cần làm:

Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình để làm giảm việc gia tăng dân số tự nhiên.

11 tháng 2 2023

Các biện pháp có thể góp phần phát triển kinh tế gia đình em:

+ Mẹ là giáo viên nên dạy thêm, dạy kèm tăng thêm thu nhập.

+ Cả nhà có một vườn cà phê, nên làm vườn để thu cà phê về cũng tăng thu nhập.

+ Đầu tư chứng khoán, cổ phiếu.

+ Hoạt động web Hoc24.vn và OLM.vn



 

25 tháng 11 2023

Tham khảo:

+ Dẫn nước ngọt vào ruộng để thau chua, rửa mặn (đối với vùng đất bị nhiễm mặn).

+ Lựa chọn và trồng những giống cây chịu mặn phù hợp với tình trạng mặn của đất.

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu.

22 tháng 12 2020

Đặc điểm cơ bản về nguồn lao động nước ta:

Mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu lao động -> dồi dào, tăng nhanh Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao. Cơ cấu lao động ở nông thôn (69,3%) cao gấp đôi ở thành thị (30,7%), cơ cấu lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao (70,1%).
1 tháng 11 2019

- Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:

      + Thuận lợi: Do có cơ cấu dân số trẻ, nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, trợ lực cho phát triển kinh tế ...

      + Khó khăn: gây sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm, tài nguyên, môi trường, giáo dục, ý tế ...

- Biện pháp:

      + Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

      + Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các ngành, các vùng.

      + Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở đô thị, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

      + Tăng cường đầu tư giáo dục – đào tạo cho lớp trẻ để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm.