K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2016

Dàn ý:

1.Mở bài:

– Trong cuộc sống quanh ta có rất nhiều gương sáng học sinh nghèo vượt khó học giỏi

– Những gương sáng ấy tiêu biểu cho ý chí và nghị lực vươn lên số phận.

2.Thân bài:

+ Trần Bình Gấm,học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong,tp HCM:

– gia đình nghèo,ba đạp xích lô, mẹ bán khoai luộc, bắp luộc…kiếm tiền nuôi các con ăn học.

– Ba bị bệnh mất,chị Gấm vừa đi học vừa bán vé số,bán khoai luộc…giúp mẹ.

– Chị vẫn học rất giỏi,tốt nghiệp phổ thông chị đổ ba trường ĐH,chị chọn ĐH Dược. Mơ ước của chị là trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho ng nghèo.

– Ước mơ đã thành hiện thực, chị Gấm nay đã là bác sĩ chuyên ngành Lão khoa.

+ Nguyễn Ngọc Hiếu, học sinh trường Phan Sào Nam, quận 3

– Cha mẹ đều mù, k có nhà, phải thuê một căn nhà nhỏ hẹp trong hẻm chợ Bàn cờ

– Hiếu giúp cha mẹ làm chổi, bàn chải… gửi các quầy tạp hóa nhờ bán giúp. Tranh thủ ra chợ xách nc thuê và bốc hàng hóa để kíêm thêm tiền mua sách vở.

– Một buổi đi học, một buổi đi làm rất vất vả, Hiếu vẫn học rất giỏi. Các gia đình hàng xóm thường lấy gương của Hiếu để dạy bảo các con.

– Quỹ khuyến học của phường cấp cho Hiếu một suất học bổng. Hiếu hứa sẽ k phụ lòng mong mỏi của cha mẹ và địa phương.

– Mơ ước của Hiếu là trở thành 1 nhà báo chuyên viết về các vấn đề của ng nghèo trong xã hội.

+ Khâm phục trước nghị lực vượt khó cùng khát vọng vươn lên của các anh chị ấy.

+ Nhận thấy bản thân cần phải cố gắng hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống.

3.Kết bài:

+ Dân tộc ta vốn có truyền thống híêu học và những tấm gương trên là tiêu biểu.Dù hòan cảnh khó khăn nhưng họ vẫn k nản lòng.

+ Mỗi ng cần nhìn lại bản thân để xem mình có xứng đáng hay chap cũng như tìm cách khắc phục khuyết điểm để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ

Bài làm:

Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh. Không ít gương sáng của tuổi thiếu niên, thanh niên nghèo mà hiếu học và học giỏi. Có những người được ca ngợi trên báo chí, được cả nước biết đến, nhưng cũng có những người âm thầm vật lộn với cuộc sống đói nghèo để nuôi dưỡng và thực hiện bằng được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình. Sau đây, em xin giới thiệu về hai tấm gương học sinh nghèo học giỏi mà em biết.

Nhắc đến cái tên Trần Bình Gấm, “cô bé bán khoai đậu ba trường đại học” chắc nhiều người còn nhớ vì cách đây vài năm, báo chí đã viết nhiều về chị. Chị Gấm là con gái lớn trong một gia đình lao động nghèo. Ba chị làm nghề đạp xích lô. Mẹ chị bán khoai luộc, bắp luộc… mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn. Số tiền ít ỏi đó chi dùng cho một gia đình năm sáu miệng ăn. Không có nhà riêng, ba mẹ chị phải ở nhờ nhà bà ngoại ven kênh Nhiêu Lộc. Dưới chị là mấy đứa em còn nhỏ.
Thương ba mẹ, chị Gấm sớm biết lo toan. Nửa ngày đi học, nửa ngày đi bán vé số. Có những bữa gặp trời mưa, xấp vé số bán hoài không hết, chị vẫn lầm lũi ghé vào từng quán, năn nỉ khách mua giùm. Tấm thân gầy run rẩy trong lần áo ướt. Nhìn cô gái gầy guộc, xanh xao, mắt lại bị cận thị nặng, không ai ngờ đó là con người có ý chí và nghị lực phi thường.

Rồi ba chị mất vì lao lực. Gánh nặng mưu sinh dồn cả lên đôi vai của mẹ. Chị Gấm thương mẹ lắm nên tìm mọi cách để san sẻ với mẹ gánh nặng ấy. Tan học là chị về nhà ngay, bưng rổ khoai luộc đi bán rong khắp các con hẻm nhỏ. Khách mua khoai phần lớn là những người lao động nghèo quanh khu ga xe lửa.

Có điều lạ là nghèo khổ như vậy mà chị Gấm vẫn học rất giỏi, nhất là các môn tự nhiên. Cái tin chị Gấm thi đậu liền ba trường đại học không chỉ làm chấn động xóm nghèo mà còn chấn động thành phố và cả nước. Rất nhiều người xúc động, khâm phục trước tấm gương vượt khó của chị Gấm và lấy chị làm gương để dạy dỗ, động viên con cái. Chị Gấm đã chọn vào trường Đại học Y Dược để thỏa mãn ước mơ trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Hiện giờ, chị đã tốt nghiệp và là bác sĩ chuyên ngành Lão khoa.

Tấm gương thứ hai là bạn Nguyễn Ngọc Hiếu, cùng độ tuổi với em. Hiếu là học sinh lớp 9 trường Phan Sào Nam. Hoàn cảnh gia đình Hiếu vô cùng khó khăn. Cha mẹ đều mù lòa, phải kiếm sống qua ngày bằng nghề làm chổi và bàn chải. Hiếu vừa học vừa giúp đỡ cha mẹ. Là con trai, lại là con một nên mọi công việc lớn nhỏ trong nhà, Hiếu phải cáng đáng cả.

Ngày ngày, Hiếu đem chổi và bàn chải gửi các sạp tạp hóa nhờ bán hộ rồi tranh thủ đi xách nước thuê cho các bà, các chị hàng cá, hàng rau. Số tiền dành dụm được, Hiếu đưa cho mẹ phần lớn, phần còn lại để mua sách vở. Quanh năm, Hiếu chỉ mặc một bộ quần áo cũ sờn và đi đôi dép đã khâu lại quai đến mấy lần.

Căn phòng thuê chỉ hơn hai chục mét vuông trong con hẻm nhỏ gần chợ Bàn Cờ luôn gọn gàng, ngăn nắp nhờ tay Hiếu. Tuy chật chội nhưng Hiếu vẫn dành một góc nhỏ cho mình để học bài, làm bài. Sức học của Hiếu, nhiều bạn học trong lớp phải nể. Suốt mấy năm liền, Hiếu đều đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc.

Quỹ dành cho học sinh nghèo hiếu học ở phường em đã cấp cho Hiếu một suất học bổng. Hiếu hứa sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để không phụ lòng tin của cha mẹ và bà con lối xóm. Ước mơ cháy bỏng của bạn ấy là sau này trở thành một phóng viên. Hiếu sẽ viết về cuộc sống của tầng lớp dân nghèo cùng với những nguyện vọng thiết tha của họ.

Trên đây chỉ là hai trong rất nhiều gương sáng học sinh nghèo học giỏi của cả nước. Hiện nay, không ít bạn con nhà giàu sang, khá giả, đầy đủ mọi điều kiện nhưng lại không chịu nghiêm túc học hành, thường tụ tập rủ rê nhau ăn chơi, quậy phá gia đình, xã hội. Nhìn vào những gương sáng như chị Gấm, như bạn Hiếu hoặc một số bạn là nạn nhân của chất độc màu da cam mà vẫn kiên trì phấn đấu để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận, họ sẽ nghĩ gì?! Riêng em, em thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Em học được từ những gương sáng ấy rất nhiều điều bổ ích và điều thấm thía nhất là: Kiên trì, nhẫn nại sẽ dẫn đến thành công trên đường đời.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

18 tháng 12 2017

chưa xác định được thể loại và phương thức biểu đạt chính

12 tháng 9 2017

Trong xã hội ngày nay, sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội đã làm cho đời sống của người dân được cải thiện không chỉ về chất lượng cuộc sống vật chất mà nâng cao cả về đời sống tinh thần. Mỗi người trong xã hội đều có cơm no, áo mặc được cắp sách đến trường. Nhưng đó chỉ là số đông, vẫn còn đâu đó quanh đây rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh mà khi không quan tâm, để ý thì ta không hề hay biết. Trong lớp của em cũng có một bạn có hoàn cảnh khó khăn như vậy, đó là bạn Nam, tuy có một gia cảnh nghèo khó hơn những bạn khác trong lớp nhưng Nam lại là một tấm gương nghèo vượt khó, là một trong những người có lực học xuất sắc nhất lớp của em.

Lớp của em có hai mươi tám thành viên, chúng em đến từ nhiều nơi, nhiều địa phương khác nhau nên chúng em không thể hiểu hết về hoàn cảnh cụ thể cũng như cuộc sống của từng bạn. Tuy không hiểu hết về nhau nhưng lớp chúng em vô cùng đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Vì vậy mà khi biết nhà bạn Nam có hoàn cảnh khó khăn thì chúng em đều chung tay giúp đỡ cho cuộc sống của bạn. Ban đầu, lớp chúng em không hề hay biết nhà Nam nghèo, bởi bạn sống rất chân thành, nhiệt tình nhưng không bao giờ kể nể chuyện của gia đình mình.

12 tháng 9 2017

chút đừng ghét nhé

ông viết rất có cảm xúc hia nhưng tui cảm thấy nên thêm 1 chút nhá.

tới gia đình mình nên thêm:

EM mới chợt nhận ra ở nhiều khía cạnh khác, không chỉ nhìn bề ngòi mà đánh giá sự việc một cách dễ dàng, tất cả chỉ là vỏ bọc bên ngoài của nó thôi. Những người đục sống xug sướng hạnh phúc thì nơi đó cũng có những người khỏ sở , lo lắng cho gia đình, ngày đêm mệt mỏi, tại sao ta không san sẻ một phần để giúp họ trở nên có cuộc sống tốt hơn. BẠn ấy cứ như một tấm gướng để em noi theo. Dù có khổ sở nhưng chỉ cố gắng học hành sẽ có tương lai sáng rạng và thay đổi hoàn ảnh gia đình mình mà thôi.

24 tháng 1 2019

* Giống nhau:

- Thể loại đều là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Các đề yêu cầu người viết phải trình bày được quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề đặt ra.

* Khác nhau:

- Đề 1 và đề 3 đưa ra những nhận xét, suy nghĩ về những việc làm tốt đáng biểu dương, nhân rộng điển hình.

- Đề 2 cần có thái độ dứt khoát lên án, tuyên truyền loại bỏ hiện tượng xấu.

2 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều tấm gương về vượt khó học tập nổi tiếng nhất chính là trạng nguyên Mạc Đinh Chi. Người xưa kể lại rằng Mạc Đĩnh Chi con nhà nghèo người đen đủi, xấu xí. Hàng ngày, để duy trì cuộc sống cậu phải vào rừng kiếm củi giúp cha mẹ. Gần nhà ông có một trường học, vì không có tiền học nên hàng ngày mỗi khi gánh củi qua ông đều ngấp nghé đứng cửa lớp học ké. Nhiều ngày, thấy cậu học trò nghèo lại hiếu học thầy giáo liền cho vào lớp học. Nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống, phải học tranh thủ vào buổi tối.

Nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết cậu dùng lá để thay giấy và tập viết. Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Bằng nghị lực phi thường khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, ông còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên. Là học sinh thì không ai không biết đến câu chuyện về thầy giáo không tay Nguyễn Ngọc Ký. Câu chuyện bắt đầu khi thấy lên 4 tuổi thì bị bại liệt cả hai tay. Đôi cánh tay buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai đã khiến thấy không thể đi học như bao bạn khác. Nhưng tinh thần hiếu học, khát khao con chữ đã đưa cậu đến cánh của lớp học nghe cô giáo giảng bài.

Cảm phục và xót thương cậu học trò nhỏ tật nguyền, cô để cậu vào lớp học cùng. Và cũng từ đây, thầy bắt đầu những tháng ngày khổ luyện chữ bằng chân. Đó là những cơn đau khi bị chuột rút, đôi chân co quắp lại, những ngón chân sưng phồng nhưng vẫn kẹp chặt cây bút…và hàng vạn những khó khăn khác không làm thầy nản trí chùn bước chân. Và những nỗ lực đã được đền đáp khi cậu đạt được cuộc thi vở sạch chữ đẹp của trường. Và từ bước thầy đã bước chân vào cảnh cổng trường đại học trở thành một nhà giáo ưu tú. Từng bước , từng bước thầy đã truyền lửa cho bao nhiêu thế hệ học trò và viết nên câu chuyện huyền thoại của mình. Hay như chàng hiệp sỹ trẻ Nguyễn Công Hùng. Từ khi còn nhỏ anh mắc căn bệnh hiểm nghèo bị liệt toàn thân. Nhưng điều đó không đánh gục được anh, anh vẫn cố gắng học tập, rèn luyện. Công nghệ thông tin đã giúp anh thay đổi cuộc đời và mở được trung tâm tin học dành cho người khuyết tật. Anh chinh phục mọi người bằng ý chí vươn lên mong muốn sống có ích, để cống hiến cho xã hội. Và còn hàng triệu những con người đang vượt khó trên đất nước Việt Nam đang không ngừng học tập để vươn lên giúp ích cho đời. Vượt qua những mặc cảm của cuộc sống, phấn đấu hết mình để không phải sống quỵ lụy, yếu đuối và phụ thuộc vào người khác. Họ từ gánh nặng của gia đình, xã hội đã trở thành những công dân có ích. Bởi hơn ai hết họ hiểu rằng “Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng”.

 

Những thành công đến với họ khó khăn hơn, vất vả hơn chúng ta rất nhiều. Trong đó chưa muôn vàn đắng cay, nước mắt, đau đớn…nhưng cũng chính vì thế mà chúng ta thêm khâm phục họ. Họ những con người không chịu thua số phận đã tạo dựng một cuộc sống ý nghĩa từ khó khăn, gian khổ. Như những bông hoa hướng về mặt trời họ không chỉ đã chiến thắng số phận của mình mà còn động viên khích lệ những người xung quanh.

11 tháng 12 2016

Ai sinh ra trên đời cũng muốn mình đc may mắn đc sống hạnh phúc và khoẻ mạnh trong một máy ấm gia đình.Nhưng ta nào có thể chọn cho mình 1 cách sống hoàn hảo cuộc sống ấy chăng. Vì vậy ắt hẳn cuộc sống sẽ có nhưng mãnh đời khác nhau bởi nó muôn hình vạn trạng. Thế nên ngay trên dãy đất hình chữ S bjết bao cảnh đời : ‘ mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” và ko ít những con người ko chịu đầu hàng trước số phận. Họ bjết vươn lên, nhìn đời bằng 1 màu hồng vì hoc “ tàn “ nhưng ko “phế”.

Con người vượt wa số phận đó là những con người có ý chí vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn gian khổ chẳng hạn như Nguyễn Ngọc Kí. Câu chuyện của của cậu bé viết bằng chân làm chúng ta cảm động : “ khi tôi lên 4 tuổi bị bại liệt cả hai tay, hai tay buông thỏng như hai sợi dây đeo bên vai.Tôi nhớ mẹ thường bổ cau rồi sắp vào mẹt thành những hình tròn dồng tâm rất đẹp để phơi, vừa chăm chú ngồi xem mẹ làm, tôi vừa bí mật dùng chân xếp thử vào mẹt thành những hình tròn. Khi mẹt cau xếp gần xong thì bất ngờ chân trái của tôi làm nghiêng mẹt cau...” đôi chân ấy trở thành 1 đôi tay làm mọi việc nào là vệ sinh cho mình và viết chữ. Anh đã nghiễm nhiên ngồi ở giảng đường đại học và trở thành một nhà giáo ưu tú. Còn em Nguyễn Minh Tú gương mặt điển hình của thế hệ trẻ hôm nay trong đại hội cháu ngoan bác Hồ toàn quốc diễn ra tại Hà Nội. Cha mẹ em bị nhiễm chất độc màu da cam. Em sinh ra trong một gia đình nghèo khó với nghề làm nông, bản thân bị mất hai tay ngay từ khi mới cất tiếng khóc chào đời nhưng em vẫn đến lớp nghe cô giáo giảng bài và em đã hoà nhập vào cộng đồng.

Họ là những con người ko chịu thua số phận, ý thức của họ về bản thân và ước mơ sống tốt đẹp có ích. Thành công đến với chúng ta là những con đưòng ngắn trơn tru nhưng với những con người ấy sẽ dài và khó khăn hơn nhiều. Ông cha ta thường nói : “ có công mài sắt có ngày nên kim” thế nên ai có thể thay thế đc chính bản thân họ để đạt dc mục đích ấy? Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Minh Tú... họ ko mặc cảm tự ti mà họ sống như “ thép đã tôi thế đấy” của Leptôn xtôi có viết :“hãy sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay ko phải hối hận về những năm tháng đã sống hoài sống phí”. Thời gian sẽ sàng lọc ta sẽ thấy dc sự bền bĩ phi thường của những con người và ý chí kiên định của họ, khác vọng của họ là những điều đẹp đẽ nhất.

Chúng ta cần phải đọng viên cảm thông, tôn trọng và tôn vinh họ, sẽ chia và tạo điều kiện để họ có thể phát huy khả năng của mình đẻ họ có thể nhìn đời bằng một màu hồng tươi đẹp.

Ở đời chẳng ai muốn những người xung quanh ta đau khổ và cũng chẳng muốn ta đau khổ. Tuy nhiên khi lâm vào tình cảnh khó khăn thi phải biết chấp nhận và chống lại số phận. Một xã hội tốt đẹp thì cần những người công dân tốt đẹp. Thế nên cần phải sống tốt mà sống tốt là có trách nhiệm với chính mình, có nghị lực quyết tâm cùng ya chí vươn lên ngay từ hôm nay.

17 tháng 12 2017

khá hayvui

26 tháng 12 2022

ở chỗ cậu ko có à

28 tháng 12 2022

(ĐCSVN) – Ngày 24/11, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng với tựa đề: “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Toàn cảnh Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021
Xây dựng và phát triển văn hóa, con người vì sự phát triển bền vững
Văn hóa hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc
Khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII
Khẳng định vai trò của văn hóa trong việc phát triển nhanh và bền vững đất nước
Khơi dậy động lực và sức mạnh nội sinh của văn hoá thúc đẩy sự phát triển đất nước

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. 
“Kính thưa các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

Thưa các vị đại biểu,

Thưa toàn thể các đồng chí,

Hôm nay, tại Thủ đô Hà Nội - "nơi lắng hồn núi sông ngàn năm"; "nơi hội tụ, kết tinh và toả sáng nền văn hoá, văn minh của Dân tộc"; "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người"; "Thành phố vì hoà bình"; "hào hoa và thanh lịch"; "văn hiến và anh hùng";... chúng ta long trọng tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hoá. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa về nhiều phương diện; tôi rất vui mừng và hào hứng được đến dự Hội nghị này. Sở dĩ tôi nói như vậy là vì 3 lý do:

- Vị trí, vai trò quan trọng của văn hoá: Văn hoá là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hoá còn thì Dân tộc còn,...

- 75 năm nay (từ ngày 24/11/1946), hôm nay mới lại có Hội nghị toàn quốc về văn hoá với quy mô lớn thế này.

- Họp sau Đại hội Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận, Khối Nội chính; và sắp tới sẽ còn có Hội nghị về đối ngoại và về xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần tôi vẫn nói: "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng" và "Dọc ngang thông suốt".

Trước hết, tôi xin gửi đến các vị đại biểu, các vị khách quý cùng toàn thể các đồng chí lời chào thân ái, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.

Thưa các đồng chí,

Chúng ta đều đã biết, Văn hoá là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Đến nay, trên thế giới có tới gần 200 định nghĩa khác nhau về Văn hoá. Nhưng chung quy có thể hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng: thì văn hoá là trình độ phát triển về tinh thần và vật chất của nhân loại trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định (thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng,... văn hoá Đông Sơn, văn hoá lúa nước,...). Nghĩa hẹp: thì văn hoá là những hoạt động tinh thần của một xã hội, gồm có những lĩnh vực: giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức (lối sống, cách cư xử, ứng xử giữa người với người,...). Văn hoá cũng bao gồm cả văn hoá vật thể (các di tích lịch sử, các công trình văn hoá, di sản văn hoá, những sản phẩm văn hoá: Kim tự tháp, đình, chùa, miếu thờ,...) và phi vật thể (ca dao, dân ca, hò vè, lễ hội; các phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi địa phương...). Văn hoá chúng ta bàn ở đây chủ yếu là theo nghĩa hẹp.

Nhưng dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hoá là nói đến những gì là tinh hoa, tinh tuý nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hoá, một gia đình có văn hoá, một dân tộc có văn hoá; lối sống văn hoá, nếp sống văn hoá, cách ứng xử có văn hoá,...). Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi... là vô văn hoá, phi văn hoá, phản văn hoá. Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng.

Việt Nam là một đất nước có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trải qua không biết bao nhiêu sự biến đổi, thăng trầm do thiên nhiên và con người gây ra, đã tích luỹ, tạo ra và phát huy được nhiều giá trị, bản sắc văn hoá riêng của Dân tộc, làm nên hồn cốt của Dân tộc; đồng thời tiếp thu và góp phần đóng góp vào nền văn hoá chung của nhân loại. Nhận thức sâu sắc được vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hoá trong sự phát triển của đất nước ta, dân tộc ta, cho nên ngay từ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, Đảng ta đã đề cập đến vấn đề phải phát triển văn hoá của dân tộc; và năm 1943, khi nước nhà còn chưa giành được độc lập, Đảng ta đã đề ra "Đề cương văn hoá Việt Nam", trong đó chỉ rõ "Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hoá)", và chủ trương phát triển văn hoá theo ba hướng: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. Những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Văn kiện quan trọng này đã tạo ra một luồng sinh khí mới để tập hợp đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, tập hợp nhân dân phát huy vai trò của văn hoá, thống nhất về nhận thức, tư tưởng và tổ chức, khơi dậy khát vọng của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chuẩn bị tinh thần và lực lượng cho cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, năm 1945.

Trong cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược, với khẩu hiệu "Văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá", "xây dựng đời sống mới", văn hoá Việt Nam đã thực sự trở thành động lực tinh thần để huy động tất cả mọi nguồn lực cho cuộc kháng chiến, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", năm 1954.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cả nước ta đã tập trung vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giành thống nhất nước nhà, Đảng ta đã thường xuyên quan tâm đến công tác văn hoá, động viên và cổ vũ đội ngũ văn nghệ sĩ và những lực lượng làm công tác văn hoá phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá mới, con người mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960 đã xác định mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về văn hoá và áp dụng những nhận thức đó vào việc xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, thiết thực, phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, nâng cao không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đảng ta đã nhấn mạnh đến công tác phát triển nền văn nghệ, báo chí, xuất bản, truyền thanh, điện ảnh, thư viện, bảo tồn bảo tàng, nâng cao tính tư tưởng, tính chiến đấu, tính quần chúng của các công việc đó. Đồng thời, Đảng ta cũng đã đặc biệt quan tâm đến công tác văn hoá quần chúng, xây dựng các hoạt động và các thiết chế văn hoá ở cơ sở, nâng cao dân trí, xây dựng đời sống văn hoá mới, cải tạo các thói quen và nếp sống cũ, xây dựng thói quen và lối sống mới.

Sự lãnh đạo của Đảng trong suốt thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1975 đã góp phần phát huy vai trò của văn hoá Việt Nam thực hiện nhiệm vụ vừa kiến quốc, vừa kháng chiến, huy động được các binh chủng, các lực lượng làm công tác văn hoá của toàn dân tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giành Đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất Tổ quốc, thu giang sơn về một mối. Lời kêu gọi thiết tha, sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do!"; "Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một! Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!" đã trở thành lẽ sống thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam, là hồn cốt thiêng liêng của Văn hoá Việt Nam!; "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!"; thậm chí "Còn cái lai quần cũng đánh!" (chị Út Tịch). Đồng thời: "Đạp quân thù xuống đất đen, súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa!".

Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã đánh giá rất cao về những đóng góp của Ngành văn hoá, văn học nghệ thuật Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước và khẳng định: Nền văn hoá, văn nghệ nước ta xứng đáng đứng vào "Vị trí tiên phong của nền văn hoá văn nghệ chống đế quốc, phong kiến trên phạm vi toàn thế giới trong thời đại ngày nay". Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta chẳng những là Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, Người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà còn là Nhà văn hoá kiệt xuất, được thế giới phong tặng danh hiệu vẻ vang "Danh nhân văn hoá thế giới"! (cùng với Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Chu Văn An và mới hôm qua có thêm: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương).

Từ năm 1975 đến năm 1985 là giai đoạn bản lề chuyển từ chiến tranh sang hoà bình, đất nước ta phải khắc phục hàng loạt những hậu quả của chiến tranh, khôi phục lại các cơ sở kinh tế, văn hoá, giáo dục bị tàn phá; thống nhất về thể chế và thiết chế văn hoá trên phạm vi cả nước. Đồng bào cả nước đã đồng cam, cộng khổ, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng để vượt qua những thách thức do cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình hình phức tạp của quốc tế lúc đó gây ra.

Bước vào thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã tiến hành đổi mới đồng bộ và toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Riêng về lĩnh vực văn hoá, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị rất quan trọng để tập trung xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ mới. Trên cơ sở tổng kết những thành tựu đã đạt được về lĩnh vực văn hoá những năm đầu thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII và đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là những nghị quyết có ý nghĩa chiến lược về phát triển văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng ta đã chọn 8 lĩnh vực để tập trung chỉ đạo, trong đó quan trọng nhất là vấn đề xây dựng con người với trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã xác định, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Tiếp đó là Nghị quyết số 33 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá XI năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong Nghị quyết này, Đảng ta tiếp tục khẳng định những quan điểm, nhiệm vụ mà Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã nêu; đồng thời bổ sung, nhấn mạnh một số vấn đề mới, khẳng định mục tiêu, vai trò, nhiệm vụ của văn hoá. Về mục tiêu chung, Đảng ta chỉ rõ: Xây dựng nền văn hoá Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học; làm cho văn hoá phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Đảng ta nhấn mạnh, văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; làm rõ đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; nhấn mạnh trọng tâm của việc xây dựng văn hoá là xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp… Trong Nghị quyết này, Đảng ta đã xác định một số nhiệm vụ mới là xây dựng văn hoá trong chính trị và kinh tế; phát triển các ngành công nghiệp văn hoá và hoàn thiện thị trường văn hoá. Bộ Chính trị khoá XII đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nhắc lại một cách vắn tắt như vậy để muốn khẳng định rằng: Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hoá và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hoá trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức của Đảng về văn hoá ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Đảng ta xác định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hoá đồng bộ, hài hoà với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Nói sâu sắc, ngắn gọn như Bác Hồ là: "Văn hoá soi đường cho quốc dân đi"! Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội; kế thừa những truyền thống văn hoá tốt đẹp của Dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hoá của thế giới, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao. Đồng thời, Đảng ta khẳng định: Con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hoá, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí của phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là một tiêu chí của tiến bộ, văn minh.

Đảng ta khẳng định: Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hoá là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; chú trọng mối quan hệ giữa văn hoá và chính trị, văn hoá và kinh tế; xây dựng văn hoá trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hoá công chức, văn hoá công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên. Đảng ta cũng đã xác định, chủ thể xây dựng và phát triển văn hoá là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng; nhấn mạnh đến phát huy tối đa các nguồn lực từ Nhà nước và xã hội, từ trong nước và nước ngoài để phát triển văn hoá.

Như vậy, nhận thức của Đảng ta về xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới đã từng bước được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện, toàn diện và sâu sắc hơn. Đây là tiền đề rất cơ bản để chúng ta quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện trong thực tế.

Thưa các vị đại biểu, thưa các đồng chí,

Nhìn lại những thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là trong 35 năm đổi mới gần đây, chúng ta có quyền tự hào về những đóng góp to lớn của nền văn hoá vào sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc. Những thành tựu nổi bật cần khẳng định là nhận thức về văn hoá ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn trên các lĩnh vực, các loại hình; các sản phẩm văn hoá ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển. Văn hoá trong chính trị và trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả, tích cực. Công nghiệp văn hoá và thị trường văn hoá có bước khởi sắc. Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế có bước phát triển mới. Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việc đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây tác hại đến văn hoá, lối sống được chú trọng. Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đã được biểu dương, lan toả vào đời sống xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá nói riêng, xây dựng và phát triển đất nước nói chung.

Nhân dịp này, tôi xin được thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng, biểu dương và cảm ơn những đóng góp to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn thể cán bộ, đảng viên và đặc biệt là của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của các lực lượng tham gia trên mặt trận văn hoá trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trên lĩnh vực văn hoá, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Hạn chế, yếu kém nổi bật được nhắc lại nhiều lần lâu nay là văn hoá chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hoá trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí. Phát triển các lĩnh vực văn hoá chưa đồng bộ, còn phiến diện, nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất. Thiếu những tác phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người. Môi trường văn hoá vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực. Sự chênh lệch về hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, các miền còn lớn. Đời sống văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo còn không ít khó khăn. Nhiều di sản văn hoá quý báu của dân tộc có nguy cơ bị xuống cấp, mai một, thậm chí bị tiêu vong. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hoá còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hoá các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hoá. Đầu tư cho văn hoá chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao… Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hoá chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hoá trong thời kỳ mới. Công tác giới thiệu, quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hoá nhân loại còn hạn chế; chưa coi trọng đúng mức và có biện pháp tích cực để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc; nhiều khi bắt chước nước ngoài một cách nhố nhăng, phản cảm, không có chọn lọc (nói nặng ra là "vô văn hoá", "phản văn hoá").

Những yếu kém, bất cập nêu trên chậm được giải quyết mặc dù đã được nhắc đi, nhắc lại trong nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng. Sự yếu kém, khuyết điểm này đã gây hệ luỵ, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đến xây dựng con người và môi trường văn hoá của chúng ta.

Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan vẫn là chính. Đặc biệt là trong công tác lãnh đạo, quản lý, chúng ta chưa nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về đường lối văn hoá của Đảng, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Phương thức lãnh đạo và quản lý văn hoá chậm được đổi mới, chưa thích ứng kịp thời với sự vận động và phát triển văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Việc thể chế hoá và tổ chức thực hiện đường lối văn hoá của Đảng còn thiếu đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả. Công tác tổ chức và công tác cán bộ trên lĩnh vực văn hoá còn nhiều bất cập. Trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển văn hoá chưa cao. Chúng ta cần phân tích sâu sắc các nguyên nhân này để tìm cách khắc phục, nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc chấn hưng và phát triển nền văn hoá Việt Nam trong thời gian tới.


Hình ảnh tại Hội trường Diên Hồng, Hà Nội. 
Thưa các vị đại biểu, thưa các đồng chí,

Với tầm nhìn từ nay cho đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nền văn hoá Việt Nam cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới vừa qua đã tạo nên thế và lực mới, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế; niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là một lợi thế cực kỳ to lớn để chúng ta tăng cường lòng tự hào dân tộc, quyết tâm đổi mới và chấn hưng văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới. Mặt khác, những thiếu sót, khuyết điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng văn hoá vừa qua cũng là những rào cản lớn đối với phát triển văn hoá. Sự tác động của quá trình toàn cầu hoá, cạnh tranh quốc tế và cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng cũng sẽ diễn ra quyết liệt, phức tạp hơn. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, xã hội số, văn hoá số,... vừa đem lại những cơ hội, vừa tạo ra thách thức mới trong việc xây dựng và phát triển văn hoá. Đồng thời, chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức của an sinh truyền thống, an sinh phi truyền thống, nhất là sự biến đổi khí hậu và dịch bệnh, trước hết là đối phó, thích ứng và sống cùng đại dịch COVID-19, vừa bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển", và "soi đường cho quốc dân đi"; phát huy giá trị văn hoá và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

Có thể nói, phát triển văn hoá là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đây là lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội Đảng, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hoá, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược. Văn kiện Đại hội đã nhấn mạnh một trong những quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt là: "Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hoá và con người Việt Nam,... kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất".

Để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc, chúng ta cần tập trung thực hiện thật tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Một là, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá trị văn hoá, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Hai là, xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hoá, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo. Những giá trị ấy được nuôi dưỡng bởi văn hoá gia đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; được bồi đắp, phát triển bởi nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với hệ giá trị: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; trên nền tảng của hệ giá trị quốc gia và cũng là mục tiêu phấn đấu cao cả của dân tộc ta: Hoà bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc.

Ba là, phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, môi trường văn hoá, đời sống văn hoá: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hoá mới. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hoá, phản văn hoá; bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ. Nâng cao đời sống văn hoá của nhân dân; xây dựng đời sống văn hoá vui tươi, lành mạnh, hạnh phúc; khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, miền của đất nước.

Bốn là, phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hoá là nhân dân; tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hoá, của người dân, các dân tộc, các vùng, miền; phát triển các phong trào văn hoá sâu rộng, thực chất; cải thiện điều kiện, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, bảo đảm sự công bằng. Đề cao, phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của những người làm công tác văn hoá.

Năm là, chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hoá, về đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để Đảng ta và hệ thống chính trị của nước ta thật sự là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho lương tri và phẩm giá con người Việt Nam. Xây dựng văn hoá trong lãnh đạo, quản lý; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng; hiệu quả quản lý của Nhà nước; sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong sự nghiệp phát triển văn hoá.

Sáu là, xây dựng môi trường văn hoá số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hoá thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, xây dựng thị trường văn hoá lành mạnh.

Để chấn hưng và phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam theo phương hướng nói trên, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung thực hiện một cách quyết liệt và có hiệu quả một số giải pháp sau:

Trước hết là tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá để đáp ứng yêu cầu phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong xây dựng, phát triển văn hoá từ trung ương đến cơ sở. Cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp phải nhận thức sâu sắc và quán triệt đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về Văn hoá và trên cơ sở đó xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện, huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hoá. Khắc phục tư tưởng "duy kinh tế", chỉ tập trung cho kinh tế mà ít quan tâm đến văn hoá. Phải quán triệt nghiêm túc quan điểm "văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội". Đại hội XIII của Đảng vừa qua đã xác định: Chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta trong thời gian tới là đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững; bảo đảm gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó: Phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Đây là quan điểm chỉ đạo rất cơ bản cần phải được triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt trong nhiệm vụ của các ngành, các cấp.

Đối với công tác quản lý nhà nước, cần sớm khắc phục tình trạng chậm thể chế hoá đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi về phát triển văn hoá, xây dựng con người. Đẩy mạnh công tác sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý văn hoá từ trung ương đến cơ sở. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, chú ý đến tính đặc thù của hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Nâng mức đầu tư một cách hợp lý từ nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời khơi thông các nguồn lực xã hội, nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát triển văn hoá. Trong quá trình đa dạng hoá các hoạt động văn hoá, Nhà nước cần chú trọng đầu tư vào dòng chủ lưu của văn hoá cách mạng để làm nòng cốt và dẫn dắt, truyền cảm hứng chủ đạo trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tâm hồn, tình cảm trong sáng, lành mạnh, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội.

Thứ hai là xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hoá tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hoá Việt Nam trong giai đoạn mới; sớm khắc phục tình trạng chắp vá, tuỳ tiện trong bố trí cán bộ làm công tác văn hoá, ở cả trung ương và địa phương. Đảng ta đã nhiều lần nhấn mạnh: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc". Công tác lãnh đạo và quản lý văn hoá không chỉ đòi hỏi có phẩm chất chính trị mà còn phải có trình độ chuyên môn, am hiểu đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, có tầm nhìn sâu rộng, có khả năng vận động và thuyết phục các tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển văn hoá. Đặc biệt chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ làm công tác văn hoá, văn học, nghệ thuật. Đội ngũ này có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp văn hoá nói riêng và trong sự nghiệp cách mạng nói chung. Bác Hồ đã từng căn dặn: "Để làm trọn nhiệm vụ cao quý của mình, văn nghệ sĩ cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giữ gìn thái độ khiêm tốn; phải thật sự hoà mình với quần chúng, cố gắng học tập chính trị, trau dồi nghề nghiệp" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, trang 647). Đổi mới chính sách đãi ngộ, sử dụng đối với đội ngũ văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hoá. Tôn vinh tài năng và cống hiến của họ cho sự phát triển văn hoá nước nhà. Bên cạnh việc tập trung nâng cao đời sống văn hoá ở cơ sở, cần phải chú trọng xây dựng và phát triển văn hoá đỉnh cao, phấn đấu có nhiều tài năng lớn ở các loại hình văn hoá, nghệ thuật, có những tác phẩm tầm cỡ, phản ánh được sâu sắc hiện thực đổi mới vĩ đại của đất nước, có ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam hiện nay.

Thứ ba là quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hoá của thời đại. Phát triển "sức mạnh mềm" của văn hoá Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới. Hiện nay, cả nước ta có tới 166 bảo tàng, trong đó có 4 bảo tàng quốc gia với hơn 3 triệu hiện vật; 3.486 tổng di tích được xếp hạng quốc gia, trong đó có 1.626 di tích lịch sử; 105 di tích quốc gia đặc biệt; 288 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (riêng Hà Nội có 21 lễ hội); 27 di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là "di sản văn hoá thế giới" (riêng tỉnh Bắc Ninh đã có 2 di sản văn hoá thế giới là Dân ca quan họ và Ca trù)... Đó là một tài sản vô cùng quý báu do Tổ tiên, Cha ông ta mấy nghìn năm để lại, không phải nơi nào cũng có được; chúng ta có trách nhiệm phải giữ gìn, trân trọng và phát huy. Nếu không là chúng ta có tội với lịch sử, là vong ân bội nghĩa với Tổ tiên, Cha ông chúng ta. Bác Hồ trước lúc đi xa vẫn còn dặn lại rằng: "Muốn yêu Tổ quốc mình thì phải yêu những khúc hát Dân ca!" (Nhạc sĩ Trần Hoàn với bài hát rất xúc động "Lời Bác dặn trước lúc đi xa"; "Giữa Mạc Tư Khoa tôi nghe câu hò ví dặm").

Thứ tư là chú trọng xây dựng văn hoá ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội; nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết; trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý xã hội ("Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng"; "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"; "Thương người như thể thương thân"; "Lá lành đùm lá rách"; "Lá rách ít đùm lá rách nhiều"; "Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ"; "Kính lão đắc thọ"; "Kính già, già để tuổi cho"; "Anh em như thể chân tay"; "Kính trên nhường dưới"; "Vợ ta đói rách ta thương, vợ người áo gấm xông hương mặc người"; "Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn; Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông"; "Đói cho sạch, rách cho thơm"; "Thật thà là cha quỷ quái"; "Tôn sư trọng đạo"; "Lời chào cao hơn mâm cỗ"; "Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng"; giữ lấy "nếp nhà", giữ lấy "Chân quê" (bài thơ của Nguyễn Bính năm 1936); giữ lấy tình nghĩa thuỷ chung son sắt (bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu năm 1954)... Xây dựng các quy tắc ứng xử văn minh trong các cơ quan công quyền, trong cộng đồng, nhất là trong không gian mạng, trong giới văn nghệ sĩ v.v…

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực; chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "quét sạch chủ nghĩa cá nhân", nguồn gốc của mọi sự tham nhũng, tiêu cực, hư hỏng ngay trong các ngành văn hoá, các cơ quan làm công tác văn hoá. Chú trọng thực hiện quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 các khoá XI, XII và đặc biệt là các Kết luận, quyết định của Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII của Đảng mới đây về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Thưa các vị đại biểu và các đồng chí,

Hội nghị văn hoá toàn quốc của chúng ta hôm nay là một dịp quan trọng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, nhất là những người làm công tác văn hoá, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ của cả nước, quán triệt sâu sắc, toàn diện và đồng bộ hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng ta, đặc biệt là quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về việc xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền Văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta cùng nhau nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn và toàn diện hơn về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hoá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong việc thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, xứng tầm với sự nghiệp đổi mới và truyền thống lịch sử vẻ vang ngàn năm văn hiến của Dân tộc.

Tôi tha thiết mong rằng, sau Hội nghị này, công tác văn hoá của chúng ta sẽ có bước chuyển biến, tiến bộ mới, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, ghi một dấu mốc mới trên con đường chấn hưng, phát triển nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới. Tôi tin rằng, với một Đất nước, một Dân tộc trọng văn hiến, trọng hiền tài, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; Nhân dân đoàn kết, cần cù, sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ tâm huyết, tài năng, có trách nhiệm cao với Nhân dân, với Đảng, với Tổ quốc và tương lai của Dân tộc; cùng với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, nhất định chúng ta sẽ khắc phục được mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức để chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp tục làm vẻ vang thêm cho Dân tộc, cho Giống nòi, tạo thành sức mạnh vô song để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, Nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, Đất nước ta ngày càng phồn vinh, xứng đáng với truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng của một Dân tộc anh hùng, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Và chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể nói rằng Hội nghị của chúng ta hôm nay có ý nghĩa thiết thực và thành công tốt đẹp về thực chất.

Xin chúc các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các quý vị đại biểu, các đồng chí và toàn thể đồng bào ta sức khoẻ, hạnh phúc và thắng lợi.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!”

9 tháng 6 2018

Ở năm học lớp 5, em có một người bạn thân. Bạn đó tên Tuấn. Bạn là một học sinh giỏi, là một tấm gương tốt trong học tập và hay giúp đỡ bạn bè.

Tuấn là người mà cô và các bạn trông cậy nhất. Trong lớp, môn học nào Tuấn cũng phát biểu và đóng góp ý kiến nhiều nhất. Bài làm của bạn ấy lúc nào cũng 9 với 10 điểm. Bài nào các bạn chưa hiểu rõ, Tuấn giảng giải từng li từng tí cho các bạn hiểu. Giờ ra chơi, Tuấn bỏ ra 10 phút để dò lại các kiến thức của những bạn học yếu.

Có một lần, em để quên cả hộp bút ở nhà. Tuấn biết, nhưng bạn ấy không nói cho cô và còn vui vẻ hi sinh cây bút duy nhất của mình để cho em mượn, nên hai đứa đã lén lút thay phiên nhau cầm bút chép bài. Lúc đó, Tuấn làm cho em rất cảm phục và cảm thấy mến bạn hơn.

Một lần khác, em bị sốt cao phải nghỉ học hết hai ngày. Em định gọi điện thoại nhờ Tuấn đến giảng bài. Vừa nhấc máy lên, chưa kịp bấm số, thì em nghe Tuấn gọi: "Duy ơi! Bạn có nhà không? Mình đến thăm bạn đây!". Không ngờ Tuấn đã tranh thủ làm hết bài ở nhà, rồi đem vở đến giảng cho em. Tuấn còn chép phụ bài giúp em nữa. Hôm ấy, em cảm động xuýt rơi nước mắt. Nhờ vậy mà tình bạn giữa em và Tuấn càng thân thiết và gắn bó hơn.

Có một hôm, vào giờ ra chơi, em cùng Tuấn đang ngồi đọc truyện trên ghế đá, thì thấy một người bạn khác lớp bị té trước mặt, ngồi ôm chân đau đớn. Tuấn liền chạy tới đỡ bạn dậy, phủi quần áo cho bạn và hỏi: "Bạn có đau lắm không? Để mình giúp bạn". Thế mà em vẫn ngồi trên ghế đá, cầm cuốn truyện, nhìn Tuấn. Tuấn quay lại chỗ ngồi, vậy mà không hề mở lời trách móc em mà vui vẻ cùng em đọc tiếp cuốn truyện. Có lẽ Tuấn muốn giữ nguyên vẹn tình bạn giữa hai đứa.

Trên lớp, bạn ấy còn hay trực nhật phụ các bạn. Vào những cuộc thi đua của khối năm, lớp em luôn đoạt giải nhất nhì là nhờ bạn. Cả lớp, ai cũng tự hào về Tuấn.

Được cô giáo thương, các bạn trông cậy và tin tưởng như vậy mà Tuấn không tỏ ra tự cao, hống hách, thật đáng khâm phục. Tuấn đúng là cháu ngoan của Bác Hồ.

Em rất tự hào vì có một người bạn thân như Tuấn. Em thấy mình còn phải học hỏi thêm nhiều điều ở Tuấn. Qua những sự việc trên, em sẽ cố gắng phấn đấu để được như Tuấn, luôn có trong mắt của cô và các bạn, để được trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

10 tháng 6 2018

Tên cậu là Hoàng. Nhà rất nghèo. Bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây, cậu đã lên chín, bị liệt một chân từ lúc hai tuổi sau một cơn sốt bại liệt. Trông cậu thật đáng thương. Hoàng bị liệt nên không giúp được gì cho mẹ. Mọi công việc dường như đều đổ dồn lên đôi vai gầy guộc của người mẹ.

Mẹ Hoàng đã nhiều lấn đưa Hoàng đến các nhà thương để chữa trị, nhưng vì tiền bạc quá ít ỏi, được một hai tuần lại phải đưa Hoàng về. Gia đình càng ngày càng túng thiếu. Nay đến cái ăn đã không được no nói gì đến ăn mặc. Quần áo Hoàng là những mảnh vụn chắp vá. Mẹ Hoàng đi làm tối ngày để kiếm tiền, Hoàng ở nhà một mình lê la từ nhà ra ngõ, từ ngõ vào nhà, người lấm lem bụi bặm, tóc tai bù xù, vàng hoe. Một hôm tôi nói với bố: “Con thấy Hoàng tội nghiệp quá bố ạ! Hoàng muốn đi học mà không có điều kiện. Có cách gì giúp Hoàng được không bố? Bố tôi bảo: “Bố sẽ viết đơn xin cho Hoàng đi học và mua cho Hoàng một cái nạng gỗ. Con sang với Hoàng, tập cho cậu ấy đi": Thế là lừ đó ngày nào tôi cũng sang bảo Hoàng tập luyện. Sau ba tháng Hoàng tự đi lại một mình với chiếc nạng. Đầu năm học mới Hoàng vào lớp Một. Hàng ngày đến lớp tôi thường mang hộ cặp sách cho cậu ấy. Cuối năm lớp ba, tôi chuyển trường theo gia đình về đây. Hoàng thường xuyên viết thư cho tôi thông báo tình hình học tập và sức khỏe của cậu ấy. Điều mừng nhất của tôi là Hoàng học giỏi và giúp đỡ được mẹ cậu ấy nhiều việc

Chuyện của Hoàng là thế đấy. Cho mãi đến giờ, tình bạn của chúng tôi, dù xa nhau, cách trở, vẫn đằm thắm như hồi nào. Tôi vui, vì đã làm được việc nghĩa ở đời “giúp đỡ một người tàn tật” vươn lên với cuộc sống đời thường.

18 tháng 1 2022

tham khảo:

Đề 1:

undefined

undefined

undefined

undefined

undefined

 

18 tháng 1 2022

refer:

undefined

undefined

undefined