K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2016

-đều bị xã hội phong kiến nam quyền chà đạp lên khát vọng hạnh phúc

-đều là những người phụ nữ có số phận bi thương

- đều là những người chung thuỷ yêu thương gia đình

11 tháng 10 2017

Giống nhau: Đều bị Xã hội phong kiến nam quyền chà đạp lên khát vọng hạnh phúc.
Khác nhau:
"Chuyện người con gái Nam xương": Vũ Nương bị Trương Sinh nghi oan nhưng nàng không có một con đường nào khác, vì nàng đã làm hại đến trinh tiết của mình. Chỉ có tự vẫn mới là con đường thoát duy nhất cho nàng.
"Thúy Kiều": Thúy Kiều được lựa chọn. Cha và em bị bắt, THúy Kiều quyết định bán mình để chuộc cha và em. Số phận bi thương và thảm kịch sau này của nàng cũng không phải do người khác quyết định mà do chính nàng tự quyết định. Khác với Vũ Nương, nàng đâu muốn chết, nàng muốn sống với Trương Sinh và con hạnh phúc qua ngày tháng!

2 tháng 10 2021

trả lời :

"Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương".

Ngàn năm trôi qua, làn khói viếng "miếu vợ chàng Trương" vẫn muôn đời lan tỏa, vấn vương, như tiếc như thương cho số phận đầy bi kịch của Vũ Nương. Bằng ngòi bút đầy trân trọng trong "Chuyện người con gái Nam Xương", Nguyễn Dữ đã tạc vào lịch sử văn học Việt Nam hình ảnh một người phụ nữ thời phong kiến, một Vũ Nương, đại diện cho cái đẹp hoàn mỹ. Nhưng đáng tiếc thay, cuộc đời nàng lại chất chứa những trang buồn đầy nước mắt.

Tên nàng là "Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương", đã đẹp người lại đẹp nết. Trương Sinh, chồng nàng, là một người thất học lại thêm tính đa nghi. Khi binh đao loạn lạc, Trương phải ra trận. Một tuần sau, nàng sinh con trai đầu lòng và một mình chăm sóc mẹ chồng, lo tang ma khi mẹ chồng mất. Giặc tan, chàng Trương về, nghe lời con trẻ mà nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Vũ Nương không minh oan được nên đành trẫm mình, nhưng nàng được Linh Phi ở động Rùa cứu giúp. Sau đó, nàng gặp Phan Lang, người hàng xóm đã cứu Linh Phi, nhờ Phan Lang gửi hộ lời với chàng Trương. Trương Sinh hối cải, lập đàn giải oan theo lời Vũ Nương. Nàng hiện lên gặp chồng con rồi lại quay về động Rùa vì hai người đã "âm dương đôi đường". Nhưng hình ảnh Vũ Nương không dừng lại ở đó mà còn mãi vấn vương trong lòng người đọc bởi nét đẹp hoàn mỹ cũng như số phận oan khuất và cái chết đầy bi thảm của nàng.

Vũ Nương chính là đại diện cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Không như Nguyễn Du miêu tả thật tinh tế nét đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" của Thúy Kiều, Nguyễn Dữ chỉ điểm qua nhẹ nét đẹp của Vũ Nương: "tư dung tốt đẹp". Nhưng chỉ bằng một chi tiết nhỏ ấy, tác giả đã phần nào khắc họa được hình ảnh một cô gái có nhan sắc xinh đẹp. Cũng bởi "mến vì dung hạnh" nên chàng Trương đã lấy nàng làm vợ. Nhưng chữ "dung" ấy, vẻ đẹp hình thức ấy, chẳng thể nào tỏa sáng ngàn đời như vẻ đẹp tâm hồn nàng. Vũ Nương "vốn con kẻ khó", song rất mực tuân theo "tam tòng tứ đức", giữ trọn lề lối gia phong và phẩm hạnh của chính mình. Thế nên, nàng rất "thùy mị, nết na". Trong gia đình chồng, nàng luôn "giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa". Thế là, "hạnh", một trong những tiêu chuẩn đánh giá con người, nàng đã vẹn tròn. Lễ nghĩa, nàng cũng thông hiểu, am tường. Tuy chẳng phải tiểu thư khuê các, con nhà quyền quý nhưng lời nàng nói ra dịu dàng như vàng như ngọc. Ngày tiễn chồng ra trận, nàng đã dặn rằng: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi". Từng lời, từng chữ nàng thốt ra thấm đẫm tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt, khiến "mọi người đều ứa hai hàng lệ". Phận làm vợ, ai chẳng mong phu quân mình được phong chức tước, áo gấm về làng. Còn nàng thì không. Nàng chỉ ước ao giản dị rằng chàng Trương trở về được bình yên để có thể sum họp, đoàn tụ gia đình, hạnh phúc ấm êm như ngày nào. Nhưng mong ước của nàng đã không thực hiện được. Bị chồng một mực nghi oan, Vũ Nương tìm mọi lời lẽ để chứng minh sự trong sạch của mình. Nàng vẫn đoan trang, đúng mực, chỉ nhẹ nhàng giải thích: "Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng. Ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Xin chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp". Lời nói của nàng luôn từ tốn, nhẹ nhàng, không quá hoa mỹ nhưng chất chứa nghĩa tình. Chỉ qua những lời thoại, từ "ngôn" của Vũ Nương đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc bởi vẻ từ tốn, tế nhị của nàng. Và cũng từ những câu nói ấy, chúng ta cảm nhận được sự hy sinh vô bờ của nàng vì chồng con, gia đình. Khi chồng ra trận, cả giang san nhà chồng trĩu nặng trên đôi vai gầy guộc, mỏng manh của nàng. Nàng phải sinh con một mình giữa nỗi cô đơn lạnh lẽo, thiếu sự vỗ về, an ủi của người chồng. Thật là một thử thách quá khó khăn với một người phụ nữ chân yếu tay mềm. Nhưng nàng vẫn vượt qua tất cả, một mình vò võ nuôi con khôn lớn, đợi chồng về. Không những thế, nàng còn hết lòng chăm lo cho mẹ chồng ốm nặng: "Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Thời xưa, quan hệ mẹ chồng – nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

"Mẹ anh nghiệt lắm anh ơi
Biết rằng có được ở đời với nhau
Hay là vào trước ra sau
Cho cực lòng thiếp, cho đau lòng chàng".

Nhưng nàng đã yêu thương mẹ chồng như chính cha mẹ ruột của mình. Mọi việc trong nhà đều được nàng chăm lo chu tất. Và lời trăn trối cuối cùng của mẹ chồng như một lời nhận xét, đánh giá, một phần thưởng xứng đáng với những công lao và sự hy sinh cao cả của nàng vì gia đình nhà chồng: "Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Tác giả đã một lần nữa nhắc lại: "Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như với cha mẹ đẻ mình", như tô đậm tình yêu thương của nàng đối với mẹ chồng. Vũ Nương là một nàng dâu đảm đang, thảo hiền trong mắt tất cả mọi người. Vậy là cả "công – dung – ngôn – hạnh" nàng đều vẹn toàn. Nàng chính là đỉnh cao của sự hoàn mỹ về cả vẻ đẹp hình thức lẫn tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam xưa dưới chế độ phong kiến. Song, số phận chẳng hề mỉm cười với nàng.

Cuộc đời Vũ Nương tiêu biểu cho số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Nàng gặp bao bất hạnh trên đường đời. Chiến tranh tàn khốc đã khiến bao gia đình li tán. Trước cảnh đất nước binh đao loạn lạc, Trương Sinh phải đi lính, giao phó cả giang san nhà chồng trên đôi vai bé nhỏ của người thiếu phụ. Tất cả mọi việc trong nhà đều trông cậy vào nàng. "Khi xa chồng vừa đầy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản". Thiếu vắng sự quan tâm, săn sóc của người chồng, song nàng vẫn nuôi nấng, dạy dỗ con thơ khôn lớn, trưởng thành. Vừa một mình chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng, Vũ Nương vừa sinh con trai, lại thầm lặng, tần tảo nuôi con và cũng một mình lo ma chay, chôn cất mẹ chồng chu đáo. Từng ngày từng ngày trôi, bấy giờ, trên đôi vai bé nhỏ của nàng khó khăn lại chồng chất khó khăn. Rồi chiến tranh cũng qua, cứ ngỡ Vũ Nương lại được sum họp gia đình, đoàn viên cùng chàng Trương, được sống trong hạnh phúc lứa đôi mà nàng hằng ao ước. Nàng đâu biết rằng bi kịch cuộc đời nàng sắp bắt đầu. Những ngày xa chồng, nàng đã âm thầm nuôi con, và nàng xót xa biết bao khi nhìn cảnh con thơ thiếu vắng sự chăm sóc, yêu thương của người cha. Thế là nàng đã chỉ bóng mình trên tường mà bảo với con rằng ấy chính là cha Đản. Hành động ấy chẳng phải vì nàng quá thương nhớ chồng mà xuất phát từ tấm lòng yêu thương con vô bờ của một người mẹ. Nhưng nàng sẽ chẳng bao giờ ngờ được rằng nàng chết chính bởi cái bóng của chính mình. Ngày Trương Sinh về, nghe lời con thơ dại mà hàm oan vợ: "Trước đây có người đàn ông đêm nào cũng đến. Mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả". Trương Sinh vốn là tên thất học, lại thêm "tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức". Lời nói ngây thơ của bé Đản chứa đầy những chi tiết đáng ngờ, như đổ thêm dầu vào lửa. Tính đa nghi của Trương Sinh đã dâng lên đến cao trào và một mực "đinh ninh là vợ hư". Chàng không còn đủ bình tĩnh để phán đoán, phân tích, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, cũng nhất quyết không nói ra nguyên cớ để nàng có cơ hội minh oan. Và Trương Sinh thoáng chốc hóa một kẻ vũ phu, thô bạo, "mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi". Vượt qua được mọi gian lao, vất vả trong chiến tranh để vẹn tròn phận dâu thảo hiền nhưng Vũ Nương không thể vượt qua nổi bức tường của chế độ nam quyền độc đoán, bất công, tàn bạo. Lời nói của nàng đầy thương tâm: "Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu". Ngay từ đầu, cuộc hôn nhân giữa nàng và chàng Trương đã có phần không bình đẳng và mang tính chất một cuộc trao đổi, mua bán: Trương Sinh "xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về". Điều ấy khiến chúng ta chạnh lòng nhớ đến tình cảnh một Thúy Kiều khi phải bán mình chuộc cha:

"Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm".

Sự cách bức về địa vị xã hội như thế đã tạo cho Trương Sinh một cái thế bên cạnh những uy quyền vốn có của người chồng, người đàn ông trong gia đình gia trưởng phong kiến. Chính cái gia đình "chồng chúa vợ tôi", "phu xướng phụ tùy" ấy đã khiến nàng bị khinh rẻ, đối xử tệ bạc. Một người vợ vốn đức hạnh, ngoan hiền, vâng theo cả "tam tòng tứ đức" lại phải mang tiếng xấu "hư thân mất nết". Mọi lời mắng nhiếc của Trương Sinh như chà đạp lên phẩm giá cao đẹp mà nàng đã gìn giữ cả một đời. Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ cứ dài theo những "bướm lượn đầy vườn", "mây che kín núi". Thế mà khi vừa mới sum họp hạnh phúc, nàng lại bị gán cho tội danh: "lừa chồng dối con". Thật đau đớn, thật tủi nhục! Bi kịch của cuộc đời Vũ Nương chính từ lễ giáo bất công và chế độ nam quyền. Người đàn ông với những quyền hành về số phận, cuộc đời người phụ nữ đã đẩy Vũ Nương vào đường cùng không lối thoát. Cái chết oan khuất, xót xa của Vũ Nương, ai có thể ngờ người gây ra thảm kịch ấy chính là chồng và con nàng, những người thân mà nàng hết mực yêu thương, chăm sóc. Nàng, một người con gái luôn khao khát hạnh phúc dù chỉ nhỏ nhoi, bình dị nhưng cho đến khi trẫm mình xuống sông thì cuộc đời nàng đúng là một chuỗi dài những bi kịch. Hạnh phúc đâu quá xa vời mà xã hội phong kiến ấy không cho nàng chạm tay đến tận hưởng "thú vui nghi gia nghi thất" một lần duy nhất trong đời. Nỗi oan của nàng thấu cả trời xanh. Ngày xưa, Quan Âm Thị Kính mắc oan giết chồng bởi "tình ngay lý gian". Nhưng nàng Thị Kính cũng còn hiểu ra nỗi oan khuất của mình từ đâu mà thành. Còn khi đã chìm sâu dưới dòng nước, Vũ Nương vẫn không hề biết rằng mình phải chết vì đâu. Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh không những không được bênh vực, che chở mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lý; chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hôi sữa và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình. Phải chăng đằng sau nỗi oan của nàng còn bao nhiêu nỗi oan của những người phụ nữ khác trong chế độ phong kiến bị rẻ rúng, suốt đời sống trong câm lặng.

Xót thương trước nỗi đau khổ vì bị chà đạp của những người phụ nữ, Nguyễn Dữ như muốn minh oan và bù đắp cho những đức tính tốt đẹp của nàng bằng một cuộc sống khác với dương gian. Nhưng ở chốn "làng mây cung nước", Vũ Nương chẳng thể nào nguôi nỗi nhớ về những oan ức, bĩ cực ở cõi trần. Sống giữa cõi tiên huyền ảo, đẹp diệu kỳ nhưng nàng dường như không bao giờ dứt tình nghĩa gia đình, mãi khóc thương cảnh gia đình tiêu điều xơ xác. Nàng xin lập đàn giải oan, khao khát được trả lại danh dự của một người con gái đức hạnh. Và cuối cùng, nỗi oan của nàng đã được giải. Từ chốn thủy cung, Vũ Nương "ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ sắc màu, lúc ẩn, lúc hiện". Nhưng xót xa thay, nàng "chẳng thể trở về nhân gian được nữa". Nỗi oan tình của nàng đã được minh oan, giải tỏa nhưng âm dương đôi đường cách trở, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ chốn cõi trần. Bé Đản mãi mãi là một đứa bé mồ côi mẹ. Nếu nàng được trở về với cõi trần thì liệu xã hội phong kiến bất công không có nơi dành cho cái đẹp này có dành cho nàng một cuộc sống ấm êm, bình yên, hay một lần nữa, nàng phải đau đớn, buồn khổ. Dù quay về chốn tiên cảnh xinh đẹp, nhưng cuối cùng, mơ ước cả đời của nàng, hạnh phúc "nghi gia nghi thất", chỉ mãi là ước mơ hảo huyền.

Hình tượng nhân vật Vũ Nương là hiện thân của lòng vị tha và vẻ đẹp người phụ nữ. Song cuộc đời nàng gặp nỗi bi kịch lớn. Ấy chính là tấn bi kịch của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ phong kiến tàn ác, chế độ của sự lạc hậu và cả bóng đêm vĩnh cửu. Điều đó khiến chúng ta phải chạnh lòng trước số phận của người phụ nữ.

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

^HT^

2 tháng 10 2021

mấy bạn giúp mk nhé,mk cảm ơn nhiều lắm, chiều mai mk cần đến nó r !

16 tháng 3 2018

1. Lập dàn ý 

a.Mở bài                                                         

– Đề tài phụ nữ trong văn học nói chung, trong văn học trung đại nói riêng.

– Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và tính chất tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ.

b. Thân bài

* Vũ Nương – người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp nhưng số phận đau khổ :

– Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.

+ Tư dung tốt đẹp – người con gái bình dân.

+ Là người con hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ chung thuỷ.

+ Là người cố lòng tự trọng.

– Vũ Nương lại là người phải gánh chịu nhiều khổ đau :

+ Một mình nuôi con, lo lắng thuốc thang, chôn cất mẹ chồng.

+ Bị Trương Sinh đối xử phũ phàng : nghi ngờ, không cho nàng biết nguyên do, mắng nhiếc thậm tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết.

+ Muốn quay trở lại cuộc sống trần gian nhưng không thể được.

* Suy nghĩ về thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến :

– Con người không làm chủ được vận mệnh của mình.

– Xã hội phong kiến với những luật lệ khắt khe, vô nhân đạo gây ra bao bất công cho người phụ nữ ; chế độ đa thê gây bao cảnh oan trái đau lòng.

– Người phụ nữ buộc phải cam chịu, nhẫn nhục nên những bất công đó có điều kiện phát triển.

– Cảm thông và hiểu rõ đĩều tốt đẹp trong phẩm chất của họ.

(lấy ví dụ qua ca dao, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều,…)

c. Kết bài : Hiểu về thời đã qua để thêm yêu hiện tại.

2. Bài làm minh họa

Trong văn học trung đại đã có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Ví như Nguyễn Dữ với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã khắc hoạ nhân vật Vũ Nương – một đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ.

Vũ Nương là một người phụ nữ xuất thân bình dân, có “tư dung tốt đẹp”. Nàng được Trương Sinh con trai nhà hào phú trong làng “mang trăm lạng vàng” cưới về làm vợ. Nhưng chính sự không bình đẳng trong quan hệ gia đình, đồng tiền đã phát huy “sức mạnh” của nó khiến cho Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Biết chồng bản tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng có mối thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi tiễn chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy và nói những lời dặn dò đượm tình thuỷ chung : “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Điều ước ao lớn nhất của nàng không phải là danh vọng, tiền bạc mà là một cuộc sống gia đình đầm ấm yên vui. Trong những ngày tháng chồng đi xa, một mình nàng phải chèo lái con thuyền gia đình. Nàng chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng đau ốm, bệnh tật như đối với cha mẹ đẻ. Sự hiếu thảo của nàng khiến bà hết sức cảm động, trước khi qua đời bà đã nhắn nhủ : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”. Không chỉ vậy nàng còn phải chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng. Đêm đêm, nàng chỉ vào cái bóng của mình trên tường và nói với đứa con nhổ rằng đó là cha nó. Xã hội phong kiến trong buổi suy tàn khiến con người luôn cảm thấy bất an : chỉ một trò đùa, một vật vô tri, vô giác như cái bóng cũng khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Qua năm sau, việc quân kết thúc, Trương Sinh về tới nhà. Nghe lời của đứa con, chàng chẳng thèm suy nghĩ dù đó là lời nói của một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và quá mập mờ. Trương Sinh mắng nhiếc vợ rồi đánh đuổi nàng đi, không cho nàng giải thích. Nàng thật sự thất vọng. Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ. Tình yêu, lòng tin không còn. Thất vọng đến tột cùng, chán chường vô hạn, nàng đã tìm đến cái chết để thanh minh cho bẳn thân. Niềm tin vào cuộc sống đã mất khiến cho Vũ Nương không thể trở về với cuộc sống trần gian dù điều kiện có thể.

Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều :

Đau đớn thay phậh đàn bà,

Lời rằng bậc mệnh cũng là lời chung.

Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến với những điều luật hà khắc, bất công với nữ nhi. ơ đó sinh mạng người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội ấy, họ chỉ như một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Vũ Nương chết đi mang theo nỗi oan tột cùng, nhưng người gây ra tất cả những bi kịch trên là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án và cũng không mặc cảm với bản thân. Ngay cả khi nỗi oan ức ấy đã được giải thoát, Trương Sinh cũng không bị lương tâm cắn rứt, coi đó là việc đã qua rồi, không còn đáng nhắc lại làm gì nữa. Xã hội phong kiến đã dung túng cho những kẻ như Trương Sinh, để người phụ nữ phải chịu những đau khổ không gì sánh được.

Trong ca dao cũng nhắc đến người phụ nữ với sự đau khổ tương tự :

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Dù ca dao có xuất xứ từ nhân dân lao động, nhưng nó vẫn phản ánh đúng số phận của người phụ nữ – “những hạt mưa sa”. “Hạt mưa ấy” không biết mình sẽ rơi vào đâu : một nơi “đài các” hay ra “ruộng cày” ? Dù đó là đâu, dù muốn hay không họ cũng phải chấp nhận.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ phong kiến, bà cũng hiểu số phận của mình sẽ bị xã hội đưa đẩy như thế nào. Bà đã viết :

Thân em ưừa trắng lại ưừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Bà không cam chịu sống cuộc sống bất công như vậy. Bà đã khẳng định người phụ nữ phải có một vị trí khác trong xã hội. Nhưng sự cố gắng của bà chỉ như một tia sáng hiếm hoi trong chuỗi đời u tối của người phụ nữ. Xét cho cùng, những đau khổ ấy đến với họ cũng là do họ sống quá cam chịu, quá dễ dàng thoả hiệp. Nếu như họ biết đấu tranh tới cùng, nếu như họ không chọn cái chết để thanh minh thì những bất công ấy sẽ không có điểu kiện phát triển.

Chúng ta đều xót thương và cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Là một con người sống trong thời đại mới, ta thật hạnh phúc khi không phải bó buộc vào những luật lệ, lề thói xấu ấy.

28 tháng 6 2019

1. Mở bài

 Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và đoạn trích Chị em Thúy Kiều: Trong đó phải kể đến bút pháp tả người của Nguyễn Du, đặc biệt là miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”

2. Thân bài

  • Vẻ đẹp của Thúy Kiều là vẻ đẹp của tài sắc vẹn toàn: Hình ảnh một cô gái không chỉ vô cùng tài sắc, tuyệt vời mà còn hội tụ đủ mọi tinh túy tài sắc
  • Hiếu nghĩa, đoan trang và đức hạnh: vẻ đẹp của đôi mắt trong veo như mặt nước mùa thu.
  • Vẻ đẹp của một tâm hồn thanh cao: một tuổi xuân đang phơi phới và tràn đầy những ước mơ dành cho tương lai
  • Vẻ đẹp ấy là điềm báo cho một cuộc đời đầy sóng gió: dự báo cho người đọc thấy trước con đường tương lai nhiều điều bất hạnh của Thúy Kiều

3. Kết bài

 Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều: Qua bức chân dung của Thúy Kiều, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp vô cùng tuyệt diệu.

28 tháng 6 2019

Đời người, với những nỗi buồn sầu thế và những bất hạnh khôn cùng trải dài ra mênh mông, vô tận, cập bến lửa thiêng và đến với nhà thơ Nguyễn Du- một đại thi hào của dân tộc. Thân phận con người, đặc biệt là thân phận người con gái trong xã hội phong kiến suy tàn với bao bất công ngang trái, coi trọng thế lực đồng tiền đã đi vào trái tim nhà thơ với bao rung cảm và bao xót xa đau đớn. Hình tượng Thuý Kiều ra đời trong bao dồn nén về cuộc đời, về thân phận con người của nhà thơ. Đó là đại diện cho một kiếp người, một lớp người trong xã hội phong kiến hủ bại và thối nát. Qua hình tượng nàng Kiều và với những giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm “Truyện Kiều”, ta có thể thấy rõ được quan niệm nghệ thuật mới tiến bộ về con người, về cá nhân của đại thi hào Nguyễn Du.

“Truyện Kiều” được sáng tác dựa trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc “Kim Vân Kiều truyện”. Tuy nhiên Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, với cảm hứng mới, nhận thức lý giải về nhân vật theo cách của riêng ông, với thể loại truyện thơ khác hẳn “Kim Vân Kiều truyện” là tác phẩm tự sự văn xuôi.

Nhân vật nàng Kiều hiện lên trên nền bi kịch của cuộc đời. Nàng có ý thức về nhân phẩm của mình nhưng lại bị xã hội hủ bại chà đạp nhân phẩm. Đó là bi kịch lớn nhất của đời người. Nỗi xót xa, đau đớn bao trùm lên một con người mà “hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh”, “một hai nghiêng nước nghiêng thành- Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”. Văn học trung đại viết về con người đã ít, viết về số phận con người, đặc biệt là số phận của người phụ nữ lại càng ít hơn. Với cái xã hội trọng nam khinh nữ thì một Nguyễn Du và một “Truyện Kiều” xuất hiện như toả sáng nền văn học tối tăm, soi đường chỉ lối và tôn lên giá trị nhân phẩm cao quý của con người.

Thuý Kiều- một người con gái tài hoa, xinh đẹp- một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, một tài năng hiếm thấy, nổi bật về cả cầm, kì, thi, hoạ. Nguyễn Du đã dồn hết tâm huyết của mình vào sáng tạo hình tượng Thuý Kiều, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ vốn không được coi trọng trong xã hội đương thời bằng một tấm lòng trân trọng yêu thương. Đó là điều hiếm, hoặc thậm chí không tìm thấy trong các tác phẩm trước “Truyện Kiều”, và các nhà thơ khác trước Nguyễn Du. Nghệ thuật đòn bẩy được sử dụng thật tài tình, cái đẹp “mười phân vẹn mười”, “sắc sảo mặn mà”, Thuý Kiều quả là một giai nhân hiếm có trên đời. Nếu như Thuý Vân có một vè đẹp “mây thua”, “tuyết nhường”, hài hoà với cảnh vật xung quanh, với thiên nhiên, tính cách đoan trang thuỳ mị như ngầm báo trước một tuơng lai êm đềm, phẳng lặng thì Thuý Kiều với vẻ đẹp khiến cho “hoa ghen”, “liễu hờn”, ngầm dự báo trước số phận của nàng sẽ gặp nhiều bất trắc, nhiều sóng gió bão táp. Nàng Kiều đã tự viết lên khúc nhạc ai oán, não nùng. Phải chăng nàng đã tự dự đoán trước được tương lai, số phận của mình- tương lai, số phận của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh trong cái xã hội chỉ coi trọng đồng tiền mà vùi dập, chà đạp lên thân thể, danh dự và cả nhân phẩm của con người. Qua hình ảnh nàng Kiều, ta thấy được cái nhìn yêu quý, trân trọng, cảm thông của Nguyễn Du với nhân vật lý tưởng của mình, cũng như với những kiếp người nhỏ bé trong xã hội. Đó là quan niệm nghệ thuật mới tiến bộ về con người, cá nhân của nhà thơ Nguyễn Du.

Biết cảm thông, chia sẻ, Kiều đã cảm thấy rất buồn và thương cho nấm mộ Đạm Tiên bên đường cỏ mọc hoang, không ai chăm sóc. Người con gái mang kiếp cầm ca, sống thì bị dè bỉu, chết đi thì nấm mồ cũng vẫn cô đơn hiu quạnh.

“Kiếp hồng nhan có mong manh

Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”

Phải chăng, cũng từ đây mà một cơn giông tố đang sắp ập đến trên đầu người thiếu nữ vô tội. Nấm mồ hoang kia phải chăng như một sự báo thức, như đánh dầu bước ngoặt cuộc đời của Kiều:

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Kiều- một con người có vẻ đẹp ngoại hình, có tâm hồn trong sáng, lương thiện, tài năng, đồng thời nàng cũng là người có khát vọng tình yêu, hạnh phúc, vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến:

“Tình trong như đã mặt ngoài còn e

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê”

Đặc biệt là hình ảnh “xăm xăm băng nẻo đường khuya một mình” của Thuý Kiều để tìm Kim Trọng, tìm đến hạnh phúc của mình. Kiều đã vượt qua những gò bó của thời cuộc để đi tìm hạnh phúc, điều mà khó tìm thấy nơi những người con gái khác trong khi quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” vẫn đang tồn tại rất mạnh mẽ trong xã hội. Nguyễn Du đã làm cho nhân vật của mình thật nổi bật trên nền xã hội đồng tiền, xã hội phong kiến hủ bại, thối nát. Ông coi trọng con người, coi trọng sự tự do, hạnh phúc và quyền được tìm hạnh phúc cho mình của mỗi người mặc cho định kiến xã hội đang vây lấy tất cả.

“Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan

Vô duyên là phận hồng nhan đã đành

Lại mang lấy một chữ tình

Khư khư mình buộc lấy mình vào trong”

Con người sinh ra tài hoa không phải là một cái tội, nhưng đặt trong hoàn cảnh lễ giáo phong kiến, những người có tài, có sắc, đặc biệt là người phụ nữ lại hay phải chịu những truân chuyên, vất vả. Đang ở độ tuổi đẹp nhất của thời con gái, vừa gặp được mối tình đầu của mình, tưởng như cuộc sống sẽ chuyển mình bước trên một con đường hạnh phúc, nhưng ông trời thường hay thử lòng người. Phải chăng, khúc nhạc mà Kiều sáng tác trước kia đã trở thành chính cuộc đời nàng, ai oán và não nùng. Chỉ vì đồng tiền, bọn sai nha đã gây nên vụ án oan trong gia đình Kiều, vì đồng tiền mà bọn chúng đã phá hoại hạnh phúc gia đình Kiều, từ một mái ấm êm đềm bỗng tan hoang, lạnh lẽo. Thuý Kiều, với tư cách là một người chị cả phải đứng ra lo liệu mọi chuyện, nàng phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho sai nha để cứu cha và em khỏi bị tra khảo dã man. Bi kịch cuộc đời bắt đầu từ đây, khi mà con người , khi mà nhân phẩm bị người ta mua đi bán lại như một món hàng. Mã Giám Sinh, Tú Bà xuất hiện càng làm nổi bật lên hình tượng một Thuý Kiều bất hạnh, đau đớn ê chề:

“Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ

… Cò kè bớt một thêm hai”

Cái tài, cái sắc giờ đây bị mang ra cân đong đo đếm, bị quy ra thành tiền:

“Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”

Cảnh mua bán hiện lên thật sinh động, có người mua, kẻ bán, có sự thử hàng, trả giá, mặc cả, giao kèo. Từ “ép”, “thử” đã lột trần bản chất của Mã Giám Sinh, đồng thời khắc hoạ được rõ nét nỗi đau đớn, bất hạnh khi bị coi như một món hàng mua bán của Thuý Kiều. Từ một nghìn mà bị ngã giá xuống bốn trăm lạng, trong xã hội đồng tiền, con người chỉ đáng giá thế thôi sao?

Xã hội phong kiến đã chà đạp lên nhân phẩm và đạo đức của con người. Phẩm giá bị xúc phạm, Thuý Kiều căm tức những kẻ đã gây ra cho gia đình nàng nỗi ô nhục này: “nỗi mình thêm tức nỗi nhà”. Nàng đau xót, nàng khóc cho số phận hẩm hiu của mình:

“Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng

Ngại ngùng dợn gió e sương”

Hình ảnh Thuý Kiều hiện lên thật tội nghiệp. Nàng đau khi nghĩ đến “nỗi mình”- tình duyên dang dở, “nỗi nhà” bị vu oan giáng hoạ. Mỗi bước đi của nàng nước mắt tuôn mà lòng quặn thắt. Là một tiểu thư khuê các mà giờ đây lại trở thành một món hàng nên càng tủi thẹn, xấu hổ ê trề khi phải đối mặt với sự thật. Nhưng Thuý Kiều càng buồn bao nhiêu thì lại càng đẹp bấy nhiêu: “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”. Với bút pháp ước lệ tượng trưng, tác giả đã khắc hoạ thành công nỗi buồn của Kiều, đồng thời thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước thực trạng con người bị chà đạp. Thuý Kiều hiện lên trên bức tranh khổ đau vẫn thật đẹp về cả ngoại hình lẫn nhân phẩm. Dù bị xã hội dồn ép, đè nén, nhưng hình ảnh một người con gái hi sinh hạnh phúc của mình và gia đình hiện lên thật đáng quý, đáng trọng. Đó cũng là nét nghệ thuật tiến bộ về con người, cá nhân của Nguyễn Du khi mà trong văn học cũ, con người không được đề cao.

Biết rằng cuộc đời mình sẽ chuyển sang một trang mới, biết rằng mối tình Kim- Kiều sẽ chẳng đi về đâu. Sau những đêm trắng nghĩ đến thân phận và tình yêu, Kiều quyết đinh nhờ Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng:

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Giữa đường đứt gánh tương tư

Kheo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.

Là chị mà Kiều phải lạy, phải thưa với em của mình, một thái độ vừa kính trọng, vừa biết ơn. Kiều đã nghĩ rất chu toàn, biết rằng việc này rất khó cho Vân nên nàng rất khó để mở lời. Nàng tâm sự với em về mối tình trong sáng, cao đẹp của mình đối với chàng Kim. Đối với Kiều, giữa chữ hiếu và chữ tình, nàng đều muốn trọn vẹn cả hai.

Đau đớn nhất trong đời người là nhân phẩm bị chà đạp, và nỗi đau đớn đó càng nhân lên gấp bội khi phải từ bỏ tình yêu của mình. Kiều trao duyên cho Thuý Vân mà lòng đau xót, nuối tiếc, nhớ lại tất cả những kỉ niệm đã qua, nhận ra mình là người bạc mệnh:

“Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung

Dù em nên vợ nên chồng

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

Mai sau dù có bao giờ

15 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Giống nhau: Đều bị Xã hội phong kiến nam quyền chà đạp lên khát vọng hạnh phúc.

Khác nhau:

"Chuyện người con gái Nam xương": Vũ Nương bị Trương Sinh nghi oan nhưng nàng không có một con đường nào khác, vì nàng đã làm hại đến trinh tiết của mình. Chỉ có tự vẫn mới là con đường thoát duy nhất cho nàng.

"Thúy Kiều": Thúy Kiều được lựa chọn. Cha và em bị bắt, Thúy Kiều quyết định bán mình để chuộc cha và em. Số phận bi thương và thảm kịch sau này của nàng cũng không phải do người khác quyết định mà do chính nàng tự quyết định. Khác với Vũ Nương, nàng đâu muốn chết, nàng muốn sống với Trương Sinh và con hạnh phúc qua ngày tháng!