K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2016

- Thánh gióng là người anh hùng dũng cảm. Muốn giúp sức cho nước nhà mà không ham lợi. Đây cũng là biểu tượng và mong muốn của nhân dân ta về 1 vị anh hùng cứu nước. Và nó như được hiện thực hóa bởi những thứ dân dã nhất đặc trưng nhất của nước ta. Dù vủ khí thô sơ như tre thì vị anh hùng vẫn đứng lên cứu nước và nhân dân ta!
 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
16 tháng 8 2018

Câu nói được dân gian truyền tụng về sức ăn uống phi thường của Gióng là: ăn bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông.

=> Câu nói ấy cho thấy mong ước của nhân dân về người anh hùng: nhanh chóng lớn, trưởng thành và có sức khỏe phi thường để đánh giặc cứu nước.

Đề bài : Qua bài thơ “Nam quốc sơn hà” , viết đoạn văn 6-8 câu em hãy nêu cảm nhận của mình về tinh thần yêu nước và liên hệ với bản thân của em bây giờ . Bài làm Trong tất cả các bài thơ đã được học , bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã để lại trong lòng tôi nhiều ấn tượng nhất . Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, nó ngợi...
Đọc tiếp

Đề bài : Qua bài thơ “Nam quốc sơn hà” , viết đoạn văn 6-8 câu em hãy nêu cảm nhận của mình về tinh thần yêu nước và liên hệ với bản thân của em bây giờ .

Bài làm

Trong tất cả các bài thơ đã được học , bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã để lại trong lòng tôi nhiều ấn tượng nhất . Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, nó ngợi ca lòng yêu nước , ngợi ca niềm tự hào dân tộc , đồng thời biểu thị ý chí , sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam . Tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc của bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta , đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch sử . Như ta đã thấy , từ ngàn xưa đã có Trưng Trắc và Trưng Nhị tuy là hai người phụ nữ chân yếu tay mềm đã dám đứng lên đấu tranh cho nền độc lập hay khi non sông đất nước cất lên tiếng gọi lúc lâm nguy , thì chú bé Gióng đã bật lên tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc . Đến thời kì chống Mĩ , đã có rất nhiều người anh hùng hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước : anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lổ châu mai , hay có chị Võ Thị Sáu , anh Lý Tự trọng đã hi sinh dù tuổi đời còn rất trẻ . Phải chăng tinh thần yêu nước và ý thức bảo vệ tổ quốc đã tạo cho những người anh hùng sức mạnh phi thường đó. Trong thời bình, lòng yêu nước được thể hiện qua hình ảnh những con người ngày đêm cống hiến xây dựng và bảo vệ đất nước : những anh lính nơi hải đảo đến những vùng biên giới xa xôi đang ngày đêm canh giữ vùng trời yêu thương của tổ quốc. Riêng bản thân tôi sẽ chăm chỉ học tập , nỗ lực cố gắng không ngừng để có thể trở tiếp bước cha anh ta xây dựng một đất nước ngày càng giàu mạnh.

[Đó là đề bài và đoạn văn của mình ! Mong các bạn hãy cho mình nhận xét để mình có thể hoàn thiện đoạn văn cho hay hơn ^^]

5
30 tháng 10 2016

Mình thấy bạn làm cũng hay rồi màhihi

29 tháng 10 2016

- Các bạn giúp mình nhé ! Mình sẽ tick hết cho ^^

 

16 tháng 10 2021

Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.

16 tháng 10 2021

Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.

12 tháng 8 2018

Nhịp điệu lời văn khi nhanh, chậm thể hiện sự hào hứng, niềm vui, tự hào của tác giả đối với hình ảnh cây tre

- Nhịp ngắn, dứt khoát, mạnh mẽ

- Nhân hóa về từ vựng và việc sử dụng nhiều động từ chỉ hoạt động (chống, xung phong, giữ, hi sinh, bảo vệ)

- Hai câu cuối lặp từ ngữ, lặp kết cấu ngữ pháp, ngắn gọn, không dùng động từ, ngắt nhịp sau từ “tre” tạo điểm nhấn như lời ngợi ca công trạng của cây tre

28 tháng 1 2022

Từ thủa xa xưa ở làng Gióng, lúc ấy vào thời Hùng Vương thứ sáu, có đôi vợ chồng nhà kia sống phúc đức hết lòng vì mọi người, vậy mà lấy nhau mãi chưa thể sinh con. Một hôm ra đồng làm việc, người vợ nhìn thấy một vệt chân to bèn thấy lạ mà ướm thử chân mình vào. Kì lạ thay, hôm đó về thì chị vợ thụ thai. Thế nhưng cái thai mãi đến mười hai tháng mới chịu ra đời.

Người vợ sinh ra một đứa bé trai vô cùng tuấn tú khôi ngô và đẹp trai. Lại kì lạ hơn, đứa bé không phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Đến năm ba tuổi cũng chưa biết đi chưa biết nói cười. Thời đó giặc giã hoành hành, mãi đến khi có người sứ giả truyền tin tìm người tài đánh giặc thì vua chàng Gióng mới chịu cất tiếng nói đầu tiên.

Những lời đầu tiên biết nói là Gióng đòi xin áo giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng ăn rất khỏe, mỗi bữa hết một thùng gạo đầy mà vẫn chưa no. Dân làng bèn cùng nhau góp gạo nuôi Gióng. Vươn vai đã lớn như một người tráng sĩ oai hùng. Gióng cưỡi ngựa sắt xông vào đánh giặc. Khi roi sắt bị gẫy, người anh hùng làng Gióng đã nhỏ tre đánh giăc. Lũ giặc bạo tàn kinh hãi chạy toán loạn. Khi giặc tan, Gióng cưỡi ngựa trở về trời.

THAM KHẢO

Trong truyện Thánh gióng, chi tiết cái vươn vai thần kỳ của Thánh gióng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đó chính là cái vươn vai chớp mắt mà từ cậu bé đặt đâu ngồi đấu, bỗng trở thành tráng sĩ đánh đuổi giặc Ân, sức mạnh vô song. Chi tiết vươn vai thần kỳ ấy vừa đem đến sắc màu thần kỳ của truyện truyền thuyết, vừa có ý nghĩa truyền tải, gửi gắm ước mơ của nhân dân ta về sự chuyển hóa mạnh mẽ, nhanh như thổi của sức khỏe con người và sức mạnh công lý. Cái vươn vai đó đại diện cho sức mạnh của truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ khi giặc Ân tràn sang,và cũng chính là sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân ta không hề sợ hãi trước vó ngựa quân giặc. Sau cái vươn vai thần kỳ đó, cậu bé đã trở thành tráng sĩ khỏe mạnh, đánh đuổi sạch bóng giặc Ân trên lãnh thổ của đất nước.Chi tiết này có ý nghĩa đó là tôn vinh giá trị mộc mạc mà bền chắc theo năm tháng của những lũy tre làng Việt Nam - loài cây thân thuộc của các làng quê Việt Nam theo năm tháng. Đồng thời, những lũy tre đó cũng như đồng hành cùng đánh giặc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Hình ảnh những lũy tre làng giản dị nhưng cũng gắn liền với những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc.

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, con đường hào hùng và anh dũng không chỉ được miêu tả chân thực qua những trận đánh, qua những chiến công, qua những tấm gương quả cảm mà còn lắng đọng qua những trang văn, vần thơ. Đối với người đọc nhiều thế hệ, Trường Sơn cùng những người lính Trường Sơn năm nào mãi còn trong sử sách. ...Văn nghệ sĩ cũng đã trở thành những người...
Đọc tiếp

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, con đường hào hùng và anh dũng không chỉ được miêu tả chân thực qua những trận đánh, qua những chiến công, qua những tấm gương quả cảm mà còn lắng đọng qua những trang văn, vần thơ. Đối với người đọc nhiều thế hệ, Trường Sơn cùng những người lính Trường Sơn năm nào mãi còn trong sử sách. ...Văn nghệ sĩ cũng đã trở thành những người lính đặc biệt trên đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Họ được những người lính chiến đấu dọc con đường huyền thoại này đùm bọc, bảo vệ, tạo nguồn hứng cảm bất tận để viết ra những vần thơ. Những bài thơ ấy đã góp phần động viên, xốc dậy tinh thần và làm nức lòng Nhân dân hai miền Nam-Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước CÂU HỎI: Viết một CÂU VĂN nói về cảm xúc của em khi đọc xong đoạn trích trên, trong câu văn đó có chứa một thành phần cảm thán

0
Đề bài: Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở bên dưới:     Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc. Văn chính luận của ông có nội dung yêu nước sâu sắc và tình thần chiến đấu cao, Quân trung từ mệnh tập "có sức mạnh như mười vạn quân" (Phan Huy Chú), từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù. Bình Ngô đại cáo cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc,...
Đọc tiếp

Đề bài: Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở bên dưới:

     Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc. Văn chính luận của ông có nội dung yêu nước sâu sắc và tình thần chiến đấu cao, Quân trung từ mệnh tập "có sức mạnh như mười vạn quân" (Phan Huy Chú), từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù. Bình Ngô đại cáo cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc, bừng dậy hùng khí của những năm "đoạt sáo, cầm Hồ", trào dâng khí thế chiến đấu và chiến thắng của những năm tháng "Bình Ngô phục quốc". Trong Quân trung từ mệnh tập. Nguyễn Trãi đã dùng trí mưu đê phân tích thời - thế - lực nằm chứng minh ta nhất định thắng, địch nhất định thua. Nguyễn Trãi đã vận dụng đạo lí lên án vua quan triều Minh về tội ác xâm lược, dối trá, tàn bạo,... tuyên dương nghĩa quân về việc làm chính nghĩa, quang minh chính đại, trung trực, khoan hồng,... Sức mạnh chiến đấu của văn chính luận Nguyễn Trãi là sức mạnh của chiến lược "lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo", của sự ưu thắng khi phân tích về thời - thế - lực. Từ nhu cầu "công tâm" và từ nhận thức về tính năng chiến đấu của văn chương, với tinh thần chiến đấu không mệt mỏi, không khoan nhượng, trên những điểm căm bản và tuân theo một sách lược lonh hoạt, Nguyễn Trãi đã viết thư giáng cho địch những đòn tới tấp, đánh cho kẻ địch phải thua trên mặt trận tư tưởng. Chiến đấu là tính đặc thù của văn chính luận dân tộc. Nhưng chiến đấu ngoan cường, trực diện, tập trung, thường xuyên và có hiệu quả cao, xuất phát từ trí tuệ nhạy bén, tình cảm chân thành và nhất là từ ý thức dùng văn chương làm vũ khí "mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao" (Phạm Văn Đồng), thì chỉ có thể tìm thấy sớm nhất trong văn chính luận Nguyễn Trãi.

(BÙI DUY TÂN, in trong Nguyễn Trãi - Về tác gia tác phẩm, NXB Giáo dục, 1999)

Câu 1: (trang 120, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Văn bản trên viết về vấn đề gì? Tóm tắt trong khoảng 3 – 4 dòng.

 

2
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu. Ta có thể kể đến Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc. Trong Quân trung từ mệnh tập Nguyễn Trãi đã phân tích thời, thế, lực, lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, … đánh cho địch phải thua trên mặt trận tư tưởng. Nguyễn Trãi thực sự đã dùng văn chương làm vũ khí thành công.

29 tháng 8 2023

Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu. Ta có thể kể đến Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc. Trong Quân trung từ mệnh tập Nguyễn Trãi đã phân tích thời, thế, lực, lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, … đánh cho địch phải thua trên mặt trận tư tưởng. Nguyễn Trãi thực sự đã dùng văn chương làm vũ khí thành công.

sau khi học xong văn bản Vượt thác, qua hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác đã cho em ấn tượng gì?- Hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác“giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ” gợi liên tưởng đến vẻ đẹp huyền thoại của những người anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường. Những phẩm chất ấy như đang sống lại trong vẻ đẹp dũng mãnh và đầy sức...
Đọc tiếp

sau khi học xong văn bản Vượt thác, qua hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác đã cho em ấn tượng gì?
- Hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác“giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ” gợi liên tưởng đến vẻ đẹp huyền thoại của những người anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường. Những phẩm chất ấy như đang sống lại trong vẻ đẹp dũng mãnh và đầy sức mạnh của những con người lao động bình thường trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác đối lập với hình ảnh dượng Hương Thư lúc ở nhà “nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”; qua đó, tác giả muốn khẳng định những phẩm chất đáng quý của người lao động: những con người hiền lành, khiêm tốn, giản dị trong đời thường nhưng lại vô cùng dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong cuộc đối đấu với thử thách của thiên nhiên. 
mk tl vậy được ko

1
22 tháng 5 2019

của bạn được mk the nay

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách. 

sau khi học xong văn bản Vượt thác, qua hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác đã cho em ấn tượng: - Hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác“giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ” gợi liên tưởng đến vẻ đẹp huyền thoại của những người anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường. Những phẩm chất ấy như đang sống lại trong vẻ đẹp dũng mãnh và đầy sức...
Đọc tiếp

sau khi học xong văn bản Vượt thác, qua hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác đã cho em ấn tượng: 

- Hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác“giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ” gợi liên tưởng đến vẻ đẹp huyền thoại của những người anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường. Những phẩm chất ấy như đang sống lại trong vẻ đẹp dũng mãnh và đầy sức mạnh của những con người lao động bình thường trong công cuộc chinh phục thiên nhiênHình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác đối lập với hình ảnh dượng Hương Thư lúc ở nhà “nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”; qua đó, tác giả muốn khẳng định những phẩm chất đáng quý của người lao động: những con người hiền lành, khiêm tốn, giản dị trong đời thường nhưng lại vô cùng dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong cuộc đối đấu với thử thách của thiên nhiên.

mk tl như vậy được chưa

1
22 tháng 5 2019

của bạn được mk the nay

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách. 

bạn đăng nhiều quá vậy