K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2015

​khó quá Đỗ Viết Nhật Minh

12 tháng 9 2015

GG

26 tháng 12 2018
1 – c Tác nhân gây ra bệnh viêm não là do một loại vi-rút có trong máu gia súc và động vật hoang dã như khỉ, chuột, chim,… gây ra.
2 – d Ai cũng có thể mắc bệnh viêm não nhưng nhiều nhất là trẻ em từ 3 đến 15 tuổi.
3 – b Bệnh viêm não lây lan qua vật truyền là muỗi
4 – a Bệnh viêm não có thể dẫn đến tử vong, nếu sống cũng bị di chứng như bại liệt, mất trí nhớ.
5 tháng 1 2021

1-C

2-D

3-B

4-A

Khủng long là một nhóm động vật đa dạng thuộc nhánh Dinosauria. Chúng xuất hiện lần đầu vào kỷ Tam Điệp (231.4 triệu năm trước) và là nhóm động vật có xương sống chiếm ưu thế nhất xuyên suốt hơn 165.4 triệu năm cho đến cuối kỷ Phấn Trắng (66 triệu năm trước), khi Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen diễn ra làm tuyệt chủng của hầu hết các nhóm khủng long và 3/4 các loài động...
Đọc tiếp

Khủng long là một nhóm động vật đa dạng thuộc nhánh Dinosauria. Chúng xuất hiện lần đầu vào kỷ Tam Điệp (231.4 triệu năm trước) và là nhóm động vật có xương sống chiếm ưu thế nhất xuyên suốt hơn 165.4 triệu năm cho đến cuối kỷ Phấn Trắng (66 triệu năm trước), khi Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen diễn ra làm tuyệt chủng của hầu hết các nhóm khủng long và 3/4 các loài động vật, thực vật trên Trái Đất, đánh dấu sự kết thúc của Đại Trung Sinh và bắt đầu Đại Tân Sinh. Các ghi nhận hóa thạch cho thấy chim tiến hóa từ khủng long chân thú vào kỷ Jura, do đó, chim được xem là một phân nhóm khủng long.[1] [2] Một vài loài chim sống sót sau sự kiện tuyệt chủng 65 triệu năm trước, và chúng tiếp tục phát triển cho đến ngày nay[3]. Việc chứng minh chim tiến hóa từ khủng long có nghĩa rằng khủng long đã không thực sự tuyệt chủng, và một nhánh con cháu của chúng vẫn tồn tại cho tới nay.

Khủng long là một nhóm đa dạng từ phân loại, hình thái đến sinh thái. Chim, với hơn 10,000 loài còn sinh tồn,[4] là nhóm động vật có xương sống đa dạng nhất ngoài bộ Cá vược.[5] Theo các bằng chứng hóa thạch, các nhà cổ sinh vật học đã nhận ra 500 chi khủng long riêng biệt[6] và hơn 1,000 loài phi chim.[7] Khủng long có mặt ở khắp các châu lục, qua những loài hiện còn cũng như những hóa thạch còn sót lại.[8] Phần nhiều ăn cỏ, số khác ăn thịt. Tổ tiên của chúng là động vật hai chân. Tuy thế có rất nhiều chi đi bằng bốn chân, và một số chi có thể thay đổi giữa 2 dạng. Cấu trúc sừng và mào là phổ biến ở tất cả các nhóm khủng long, và vài nhóm thậm chí còn phát triển các biến đổi bộ xương như áo giáp xương hoặc gai. Có bằng chứng cho thấy trứng được đẻ và xây tổ là một đặc điểm phụ của tất cả khủng long. Trong khi khủng long hiện đại (chim) khá nhỏ để thuận tiện cho việc bay lượn, nhiều loài khủng long có cơ thể rất lớn. Một số loài khủng long chân thằn lằn có thể đạt tới 58 mét (190 feet) chiều dài và 9,25 mét (30 feet 4 inch) chiều cao.[9] Dù vậy, ý nghĩ rằng khủng long đa số đều to lớn là sai lầm, vì hóa thạch lớn có khuynh hướng được giữ lâu hơn. Nhiều loài khủng long khá là nhỏ, vi dụ Xixianykus chỉ dài khoảng 50 cm (20 in).

Thuật ngữ "khủng long" được đặt ra năm 1842 bởi nhà cổ sinh vật học Richard Owen, và có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp δεινός (deinos) = "khủng khiếp, mạnh mẽ, kỳ diệu" + σαῦρος (sauros) = "thằn lằn", dù khủng long không phải thằn lằn. Chúng là một nhóm bò sát cổ xưa, mà, như những dạng bò sát tuyệt chủng khác, không có những đặc điểm của bò sát hiện đại, như máu lạnh hoặc tư thế chân vươn sang hai bên. Ngoài ra, rất nhiều bò sát thời tiền sử khác, như thương long, thằn lằn cá, dực long, thằn lằn đầu rắn, và Dimetrodon cũng thường được công chúng gọi là khủng long, dù thực sự chúng không được khoa học phân loại như thế. Suốt nửa đầu của thế kỷ XX, hầu hết cộng đồng khoa học tin rằng khủng long là động vật máu lạnh chậm chạp, không thông minh. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu được tiến hành từ những năm 1970 đã chỉ ra rằng khủng long là động vật hoạt động tích cực với khả năng trao đổi chất cao và thích nghi tốt cho quan hệ xã hội.

Kể từ khi khủng long hóa thạch đầu tiên được ghi nhận trong những năm đầu thế kỷ XIX, bộ xương khủng long hóa thạch hoặc bản sao được gắn kết do các viện bảo tàng trên thế giới trưng bày, và khủng long đã trở thành một phần của văn hóa thế giới. Chúng thường xuất hiện trong các cuốn sách bán chạy nhất và những bộ phim như Jurassic Park, và những khám phá mới thường xuyên được bao phủ bởi các phương tiện truyền thông. Từ "khủng long" từng được sử dụng để mô tả những điều không thực tế to lớn, lỗi thời, hoặc bị ràng buộc bởi sự tuyệt chủng, phản ánh quan điểm lỗi thời rằng khủng long là những con quái vật maladapted của thế giới cổ đại[10][11].

0
7 tháng 5 2021

chỉ cần muốn sống sót thì chẳng có gì là không thể

7 tháng 5 2021

Con người ở bên đấy kiểu thật ích kỷ ( ko phải ở Trái Đất mik nha ) Mik nghĩ là nên hòa đồng với mọi vật xung quanh chúng ta , kết giao bạn bè , tạo thành 1 Trái Đất đầy niềm vui , hạnh phúc ( theo ý nghĩ , k sai cx đc )

20 tháng 4 2016

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

20 tháng 4 2016

giúp mình với mình tick cho

                     Giúp Mk vớiMẹ mình giao toàn câu hack não thôi,đã thế ko được tra google nữa chứ Câu hỏi về Mặt Trời mặt trời được thành lập bởi đâu/từ gì?mặt trời nặng bao nhiêu kg? từ trái đất đến mặt trăng mất bao nhiêu năm ánh sáng?mặt trời có tạo nên khí ni-tơ ko?Câu hỏi về mặt trăngmặt trăng có bao nhiêu miệng núi lửa?tại sao mặt trăng có hình tròn mà ko phải hình vuông...
Đọc tiếp

                     Giúp Mk với

Mẹ mình giao toàn câu hack não thôi,đã thế ko được tra google nữa chứ

 Câu hỏi về Mặt Trời

 mặt trời được thành lập bởi đâu/từ gì?

mặt trời nặng bao nhiêu kg?
 từ trái đất đến mặt trăng mất bao nhiêu năm ánh sáng?
mặt trời có tạo nên khí ni-tơ ko?
Câu hỏi về mặt trăng

mặt trăng có bao nhiêu miệng núi lửa?
tại sao mặt trăng có hình tròn mà ko phải hình vuông hay hình chữ nhật?
mặt trăng có thực sự tròn ko?vì sao?

câu hỏi về trái đất

trái đất có thực sự có hình tròn?? Tại sao các nhà khoa học lại khẳng định như thế?

trái đất tạo nên từ gì?tại sao trái đất lại là hành tinh duy nhất có sự sống??

các câu hỏi về không khí/thiên nhiên

 làm thế nào để không khí duy trì mãi trên trái đất mà ko bao giờ có bụi bẩn???

tại sao thiên nhiên lại là một thành phần của sự sống??
mọi người có lắng nghe được tiếng nói của thiên nhiên ko??tại sao??



 

1
5 tháng 7 2020

1 mặt trời được hình thành từ lava và thiên thạch

2 muốn bt mặt trời nặng bao nhiêu thì mẹ hãy cho con bt cân nặng của trái đất và con người

3 có hoặc ko

4 có số miệng núi lửa bằng số cây trên trái đất

5 vì áp suất của ngoài vũ trụ chỉ cho phép toàn bộ hình tròn

6 có vì các điều đó  đều là sự thật

7 trái đất được tạo từ thiên thạch

8 vì trái đất là một hành tinh đặc bt như mẹ vậy

9 vậy con người hãy ngừng hoạt động các nhà máy

10 vì thiên nhiên giúp ta có thể sống , thở,....

mọi người có lắng nghe được vì mọi tiếng ồn của tự nhiên đều là lời nói của thiên nhiên

- Nguyên nhân : Tai, mũi, họng là cửa ngõ của cơ quan phổi và của đường tiêu hoá, các bộ phận cơ thể này có cấu tạo là các hốc thông nhau và thông ra bên ngoài. 

⇒ Tai, mũi, họng là bộ phận có tới 90% nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn, nấm, virus hay dị ứng.

11 tháng 4 2019

- Ảnh hưởng tích cực: Mở rộng sự phân bố của thực, động vật: Ví dụ người châu Âu mang cừu từ châu Ẩu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á.

- Ảnh hưởng tiêu cực: Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật: con người khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong.

17 tháng 9 2018

- Ảnh hưởng tích cực: Mở rộng sự phân bố của thực, động vật. Ví dụ người châu Âu mang cừu từ châu Ẩu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á,...

- Ảnh hưởng tiêu cực: Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật. Con người khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong,...

30 tháng 12 2021

Như

31 tháng 12 2021

sao mấy nay ko on mk