K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2016

a) MB: Giới thiệu về hoa sen: gắn liền với con người VN
b) TB: -Nguồn gốc: Có truyền thống lâu đời, có nguồn gốc từ Châu Á
-Ý nghĩa: + Chiếm một vị trí cố xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo
+ Là biểu tượng của người con gái VN
+ Là quốc hoa của nước ta
-Cấu tạo: gồm cuống đài cánh và nhụy
+ Cánh và nhụy cấu tạo thành một hoa sen với một vẻ đẹp thanh thoát
+ Hoa sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc lên trên mặt nước để khoe vẻ đẹp thanh thoát của mình
+ Lá sen rất xanh và lớn. Trên mặt lá có một lớp nhung trắng, khi có ánh nắng chiếu vào làm cho lớp nhung đó óng ánh li ti huyền ảo rất đẹp
-Công dụng: có rất nhiếu công dụng
+ Dùng để trang trí làm cho ngôi nhà thêm đẹp và trang trọng
+ Hạt sen nhỏ màu vàng là loại thuốc rất tốt để chửa bệnh mất ngủ, suy nhược,...
+ Cánh và gạo sen dùng để làm trà ăn với cốm thì rất tuyệt
+ ... ... ...
c) KB: Khẳng định lại giá trị của hoa sen
Nêu cảm nghĩ về hoa sen

15 tháng 9 2016

Mở bài: giới thiệu chung về loài hoa mà em yêu thích

Thân Bài:

Gt  bao quát : 

màu sắc

xung quanh nó

vào buổi nào ( sáng , chiều,....)

chăm sóc hoặc nhìn thấy nó ở đâu?

Bắt đầu chi tiết về loài cây đó:

nó có đặc điểm gì?

Nó dùng để làm gì ? ( trang trí làm thuốc,.....)

Nó tượng trưng cho cái gì?

kết bài : Cảm nghĩ chung và đưa ra kết luận

Chúc bạn học tốt!

 

13 tháng 1 2022

hừm cần gấp không?

13 tháng 1 2022

gấp

Mở bài: 
Nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cứ chọn cái nào thu hút ng` đọc 
VD: Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa . 
Thân bài: 
1. Phân loại: 
Chó ta chó tây chó bẹc, chihuahua v.v... 
Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà. 
3. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng: 
- Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu --> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nếu nh~ đặc điểm nổi bật: Là loài đv ! có 3 mí chẳng hạn v.v... 
3. Thuyết minh về đặc điểm sống(Cứ tìm trên mạng nhé): 
- Đặc điểm phát triển cơ thể - ko fải là miêu tả như trên nhá (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..). 
- Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v...) 
- Đặc điểm tổ chức: bầy đàn/ riêng lẻ v.v..., quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v.. 
- Đặc điểm sống: các tập tính, thói quen... 
Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu... 
4. Vai trò: 
- Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi ntn nhé) 
- Là ng` bạn 
- Ngoài ra: chó đặc vụ, cảnh sát v.v... 
Nhớ fân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế ntn) 
5. Quan hệ của chúng với con ng`: 
- Thân thiết, trung thành v.v... 
6. Mở rộng vấn đề: 
- Thái độ hiện trạng của con ng` (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v...) ==> Đánh giá nên hay k nên 
- Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này. 
Kết bài: đánh giá chung và riêng về nó.. 

( dàn bài này mk lấy trên mạq ak, pn tham khảo nha) 

11 tháng 9 2016
Mở bài :  tự làm 

Thân bài : 
• Nguồn gốc : 
- chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa cách đây 12000 năm vào cuối kỉ băng hà – thời kì đồ đá. Tổ tiên loài chó gồm cả cáo và chó sói . 
- Loài chó ngày nay được tiến hóa từ 1 loại chó nhỏ màu xám .
• Miêu tả : 
- Trọng lượng từ 1 – 80kg. Là động vật 4 chân , ngực nở bụng thon ,chân thường có 4 ngón và 1 ngón treo ( gọi là ngón con ) . NHững con chó có 4 móng treo gọi là Tứ túc huyền đề ( một loài chó rất khôn ) 
“Chó khôn tứ túc huyền đề 
Tai thì hơi cúp , đuôi thì hơi cong” 
- Não chó rất phát triển nên rất thông minh 
- Mắt chó có 3 mí , 1 mí trên , 1 mĩ dưới và một mí thứ 3 nằm ở giữa hơi sâu vào phía trong, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. So với mũi thùi tai và mắt chó không tốt bằng 
- Tai chó cực thính , chúng có thể nhận ra được 35 nghìn âm rung trong một giây. Khứu giác ( mũi ) chó rất tuyệt vời , con người có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp những chó có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn có thể tìm ra những cây nấm con con nằm trong rừng sâu . Vào mùa đông lạnh thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt , đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.
- Chó có 2 lớp lông , lớp ngoài mượt mà mmoij người dễ thấy còn lớp nhỏ ở trong giúp chúng giữ ấm và khô ráo trong những ngày khô rét . Nó còn có nhiệm vụ hạ nhiệt trong những gày oi bức.
- Đuôi chó là bộ phận thể hiện tình cảm ( Tự kể chuyện ) 
- Chó có bộ tiêu hóa rất tốt, hàm răng rất cứng nên thích gặm xương, lúc mới ra đời chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần uổi , chúng có đến 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của chó là 42 chiếc.
• Các giống chó : ( tham khảo thêm ) 
- Chó Phốc : là loại chó nhỏ, gọn và cơ bắp, có bộ lông bóng mượt và một cơ thể cân đối , là giống chó đặc biệt ương ngạnh và bướng bỉnh. Sống lâu Khoảng 15 năm và có thể hơn nữa. 
- Chó Chihuahua : trọng lượng chỉ từ 3kg .Nhanh nhẹn, thông minh và không gây nguy hiểm,tấn công người, thân thiện với trẻ con. -Có hai loại Chihuahua : lông ngắn và lông dài. mắt hơi lồi, to , sáng trong, nhanh nhẹn trông thật ngộ nghĩnh với đôi tai luôn "vểnh" và hướng theo tiếng động. Màu lông: khá phong phú với trắng vàng,nâu,đen ,… 
- Chó Béc-giê Đức : là loại chó dũng cảm, thông minh, thích nghi cao, tính cảnh giác cao đó là những đức tính cần thiết nhất mà chó phải có . 
Vì những đức tính trên nên chó rất thích hợp với việc bảo về kho tàng, làm nghiệp vụ cho quân đôi, công an. 
Nhờ mũi thính nó cũng được làm chó săn , phát hiện chất nổ và ma túy cho các lực luợng chuyên nghiệp .


• Lợi ích : 
- Chó là loài gần gũi với con người là loài rất thông minh , chân thành , sống có tình nghĩa , trung thành với chủ . Giúp con người nhiều việc như : trông nhà , săn bắt , cứu hộ. kéo xe , trinh thám ,…
- ( Tự kể một câu chuyện ) 
- Chó là đề tài của phim ảnh : ( kể tên một số bộ phim ) “ Sói hoang “ , “ Một trăm lẻ một chú chó đốm ” 
- Thịt chó : có tính ấm , nhiều đạm, là đặc sản của một số nước ở châu Á , có tên gọi : Cầy tơ , Mộc tôn , cây Còn ,..
- Lông chó dễ bám bụi . chứa nhiều vi khuẩn , phải tắm rửa sạch sẽ cho chó , tiêm phòng dại …….
  
13 tháng 11 2021

Tham khảo:

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò "rồng rắn" quanh gốc bàng cổ thật vui...

 

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát... Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

 

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: "Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?". Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: "Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!"

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,... Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời...

13 tháng 11 2021

Tham khảo:

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò "rồng rắn" quanh gốc bàng cổ thật vui...

 

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát... Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

 

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: "Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?". Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: "Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!"

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,... Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời...

15 tháng 7 2021

Em tham khảo bài Cây bằng lăng tím em nha:

Nhắc đến loài cây gợi nhớ tuổi học trò, bên cạnh cây phượng với sắc hoa đỏ thắm, không thể không nhắc đến bằng lăng với màu tím biếc thủy chung.

Bằng lăng là một loài cây thuộc họ cây gỗ. Thân cây không to lắm, một vòng tay em ôm cũng xuể. Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Cách mặt đất chừng một mét thân cây chia ra làm nhiều nhánh. Trong từng nhánh ấy lại tiếp tục chia ra thành những nhánh nhỏ vươn mình lên cao cùng với những chiếc lá xanh đón ánh nắng mặt trời. Nhìn từ xa, bằng lăng như một người lực sĩ khổng lồ đang vươn mình trong nắng và gió, mang sức mạnh phi thường.

Cây bằng lăng có nhiều tán lá xum xuê. Hè về cây tỏa bóng mát khắp các con đường. Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp. Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn. Lá bằng lăng thường dài, rất nhẵn. Mùa xuân, lá có màu xanh biếc ở hai mặt. Khi những dàn đồng ca ve sầu cất lên khúc hát mùa hạ, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn. Mặt dưới của chiếc lá có những đường gân xanh chia nhánh kéo dài kín chiếc lá nhìn như bộ xương cá.

Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc. Không cháy đỏ rực lửa như hoa phượng hay đài các kiêu sa như các loài hoa khác, hoa bằng lăng ngây thơ ngơ ngác giữa trời chiều. Hoa bằng lăng không nở rộ cùng lúc như nhiều loài hoa khác. Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm. Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng. Vì thế người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây “học trò”.

Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng, lớp nọ kế lớp kia, bông nọ tiếp bông kia duyên dáng đến diệu kỳ. Mỗi cành có đến hàng chục bông hoa cho nên người ta thường gọi là cành hoa bằng lăng chứ ít ai gọi bông hoa hay nhành hoa bằng lăng.

Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa. Khi hoa bằng lăng rụng thì bằng lăng bắt đầu ra quả. Lúc đầu quả nhỏ xíu, hình tròn, màu xanh thẫm, khi gần về già tự tách ra từng múi. Trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti. Những cơn gió mùa hạ xào xạc đến cuốn bay đi hạt bằng lăng rải rác khác mọi miền.

Học trò ai cũng tha thiết với sắc tím biếc thủy chung của hoa bằng lăng. Bằng lăng như gợi về những kỉ niệm mơn man của một thời áo trắng ngây ngô, hồn nhiên, trong sáng.

15 tháng 7 2021

tham khảo:

Có loài hoa làm rực cháy những trưa hè, có loài hoa ép khô trên những trang giấy cũ gợi nhớ về tuổi thơ cắp sách đến trường. Loài hoa đó chính là hoa phượng hay ai đó còn gọi là hoa học trò. Ngắm nhìn bác phượng già đứng trầm ngâm ở góc sân trường với những chùm hoa quen thuộc, khiến lòng em xao động.

Em không biết bác phượng bao nhiêu tuổi, em chỉ biết rằng khi đặt chân vào ngôi trường, bác đã đứng đó như một người khổng lồ có mái tóc màu xanh. Bác đứng hiên ngang trước mưa gió, bão bùng, bởi vậy chiếc áo của bác trở nên sù sì, nổi lên nhiều mắt mấu. Rễ cây trồi lên mặt đất, ngoằn ngoèo như những con rắn trú ngụ dưới gốc cây. Về mùa đông, khi cơn gió lạnh buốt cuốn phăng lá cây, bác phượng để lộ ra những cánh tay gầy guộc, khẳng khiu. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau lớp vỏ thô ráp kia, một dòng nhựa nóng vẫn cuồn cuộn nuôi cây và chờ đợi bước chân của mùa xuân ấm áp trở về. Đến xuân, bao lộc non trổ đầy trên mình bác mang lại sức sống thanh tân sau một giấc ngủ đông dài. Những chiếc lá xanh non, biếc rờn vẫy chào chị gió và chúng em. Chẳng bao lâu, chúng kết thành vòm lá xanh biếc, che chở cho chúng em vui chơi dưới gốc cây mà không một ánh nắng nào lọt xuống. Rồi hè đến, dàn đồng ca râm ran của những chú ve sầu báo hiệu điều đó, chúng còn thúc giục những nụ hoa phượng hé nở. Mới ngày nào, vài chùm nụ  bé xíu còn núp trong vòm lá. Khi nụ hoa đón nhận đủ sức sống, nó bung nở thành năm cánh hoa thon thon, đỏ thắm. Một bông rồi hai bông...em không ngờ hoa phượng nở chóng thế. Quả là:

“Hôm qua còn lấm tấmChen lẫn màu lá xanhHôm nay bừng lửa đỏRừng rực cháy trên cành”

Hoa phượng như hô ứng nhau, bông này gọi dậy bông kia, nở rộ, nổi bật giữa nền xanh của sắc lá. Em mải mê ngắm nhìn hoa phượng mà lòng gợn lên một nỗi buồn man mác. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa thi sắp đến, lũ học trò chúng em sắp phải chia tay nhau, tạm xa mái trường, thầy cô. Vậy mà hoa vẫn cứ đỏ tươi dưới cái nắng vàng ươm của mùa hạ, bác phượng vẫn điềm nhiên, trìu mến nhìn chúng em như ngày nào. Phải chăng, phượng muốn thắm lên trong chúng em niềm tin yêu, cứ vô tư, hồn nhiên trong lứa tuổi học trò bên những người bạn, người thầy yêu dấu. Chẳng thể quên dưới bóng cây này, chúng em từng thủ thỉ tâm sự với đứa bạn thân. Chẳng thể quên được những lần chơi đuổi bắt, chơi chuyền, ô ăn quan cùng chúng bạn mà tiếng cười giòn tan còn vang vọng mãi.

Lúc chúng em nghỉ hè, ngôi trường trở lại vẻ trang nghiêm, uy nghi của nó. Còn bác phượng và những đóa hoa, phải chăng cũng nhớ nhung lũ học trò tinh nghịch- từng khắc tên chúng lên thân cây, ngắt hoa phượng ép thành cánh bướm vào trang vở...nên bác lặng im đến thế?

Từng lứa học trò học trò lướt qua trên con thuyền tri thức, có ai còn nhớ tới góc sân trường có dáng hình quen thuộc của bác phượng vĩ, âm thầm lưu giữ những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò?

 

19 tháng 3 2022

TSP

Chưa có mùa xuân nào vườn hoa nhà em lại nở nhiều bông như mùa xuân năm nay. Hình như chúng đua nhau thi tài khoe sắc, xem ai đón xuân đúng ngày đúng tháng theo dự kiến của cô chủ nhà. Vừa mới hai mươi sáu, hai mươi bảy Tết, chúng đã rục rịch hé nở những cánh hoa đầu tiên dưới nắng xuân hồng. Nào hồng, nào huệ, nào cúc, lay ơn, thược dược… loài nào cũng đẹp, cũng xinh, nhưng em thích nhất vẫn là loài cúc trắng.

Ai cũng nghĩ bông cúc thì phải có màu vàng. Đúng như thế. Song chỉ có vậy, hóa ra loài cúc đơn điệu về màu sắc thế ư? Không! Vườn nhà em có loài cúc trắng. Nó không chỉ nở về mùa thu không thôi mà suốt quanh năm, cúc trắng vườn em cứ đơm bông khoe sắc với trời đất, vẫn nở nụ cười chúm chím lúc rạng đông rồi cười tươi một cách hồn nhiên đón nắng mai vàng khi ông mặt trời lên cao rực rỡ.

Cũng giống hệt như hoa cúc vàng, vẻ đẹp của cúc trắng chẳng kém phần lộng lẫy, lại còn thêm vẻ trinh trắng kiêu sa hơn cúc vàng một bậc. Cũng những cánh hoa nhỏ li ti, cũng hương thơm thoang thoảng dịu dàng, vậy mà em thích nó hơn nhiều hoa cúc vàng đấy! Cúc mọc thành từng khóm, thân cây chi chít, chen chúc lẫn nhau như muốn đứng tựa vào nhau bởi thân mềm mảnh mai như cành liễu. Lá mọc thẳng từng chùm xòe ra như những bàn tay. Hình lá nhỏ, cong mềm mại, mọc so le nhưng rất dày. Vì thế nhìn khóm cúc tưởng như nó xòe lan ra mặt đất như loài thân có dây. Lá cúc xanh quanh năm, một màu xanh dìu dịu. Còn bông thì nở theo từng tháng, mỗi đợt đến gần nửa tháng hoa mới tàn. Vài ngày sau đã bắt đầu điểm nụ. Có lẽ quanh năm dường như lúc nào cũng thấy bông có ở đầu cành. Dù nắng hạ mưa đông, tiết trời thay đổi, cúc vẫn không quên nở hoa và cũng không vì thế mà kém cả hương sắc. Lúc nào hoa cũng tròn xoe, trắng muốt, kiêu hãnh xếp đặt cánh bao quanh nhụy. Và lúc nào cũng được ong bướm bầu bạn đông vui.

Cây cúc trắng không gợi nhớ mùa thu như cúc vàng, mùa xuân như vạn thọ, mai, đào. Nó là một loài hoa tứ quý, luôn trang điểm cho đời thêm đẹp thêm vui. Có thể từ đặc điểm có tính riêng biệt này mà làm cho em yêu loài hoa này nhất.

19 tháng 3 2022

Xe szsytheththnethnethntsnhnehtnethhnethneth tẻynrym my

3 tháng 10 2016

1/ Mở bài:

 

-          Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)

-          Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…

2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.

Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)

-  Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.

-   Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…

-  Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…

-   Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.

-  Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.

-  Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…

-  Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?

-  Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.

-  Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.

Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:

-  Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.

-  Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…

-  Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.

-   Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.

-  Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.

-  Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”

Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng

-  Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.

-  Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.

-  Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.

-  Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…

Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.

-  Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)

-  Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…

3/ Kết bài:

-  Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.

-  Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

4 tháng 10 2016

      Mở bài:

   Mỗi loài hoa đều mang trên mình vẻ đẹp riêng hoa ly kiêu hãnh , hoa hồng bạch ngây thơ hay hoa Lài của tình bạn ngát hương. Riêng tôi loài hoa  mang trên mình vẻ đẹp tượng trưng cho đất trời không đâu khác đó là hoa sen lòng bộ lượng bác ái, từ bi.

   Kết bài:

  Sen thơm, hương lại ngan tỏa. Dù trong hoàn cảnh nào Sen cũng hàm chứa trong đó sự tinh túy, thuần khiết , cao đẹp. Nó là biểu tượng cho đất nước, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam

Chúc bạn học tốt!

 

 

2 tháng 10 2018

Dàn ý 1: Về loài cây em yêu: (Tham khảo):

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

- Em thích màu của lá cây,…

- Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

- Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa
hứng thú ra sao?

- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức
nó.

- Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong
mùa quả mới như thế nào?

- Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ
niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

2 tháng 10 2018

1/ Mở bài:

- Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)

- Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…

2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.

Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)

- Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.

- Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…

- Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…

- Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.

- Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.

- Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…

- Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?

- Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.

- Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.

Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:

- Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.

- Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…

- Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.

- Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.

- Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.

- Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”

Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng

- Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.

- Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.

- Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.

- Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…

Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.

- Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)

- Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…

3/ Kết bài:

- Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.

- Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

25 tháng 3 2018

Nhà em có trồng rất nhiều các loại cây leo nhưng em thích nhất là giàn dưa chuột mẹ em trồng ở vườn. Mẹ em làm giàn dưa chuột bằng những thanh tre dài bốn mét, khung giàn được xếp theo hình chữ A.

Mới ngày nào, những cây dưa chuột còn nhỏ xíu, dưới bàn tay mẹ em chăm sóc những cây dưa chuột lớn lên từng ngày. Chỉ sau một tháng cả giàn dưa chuột đã xanh mướt vướn những chiếc lá xinh xinh đón gió. Em rất thích ngắm giàn dưa chuột nhà em vào sáng sớm, những chiếc tua cuốn và những chiếc lá rung rinh trong sớm mai, những hạt sương long lanh đọng trên lá như những viên ngọc. Cả khu vườn buổi sáng như bừng sáng trong ánh nắng có thể nhờ thế mà những cây dưa chuột lớn nhanh như thổi.

Chẳng mấy chốc một màu vàng đã đan xen giữa một màu xanh mướt. Hoa dưa chuột có màu vàng tươi nhỏ xíu thu hút những chú ong bé và các chị bướm bay rập rờn. Số lượng hoa dần dần ngày một nhiều trên những kẽ lá, cả giàn dưa bây giờ ngập tràn cánh hoa vàng. Những quả dưa đầu tiên bé xíu thi nhau chồi ra đón chào ngày mới. Chúng to dần từ bằng ngón tay, rồi đến bằng quả chuối xanh, những quả to bằng quả chuối tây thẳng tắp mẹ em bắt đầu thu hoạch. Quả nào quả nấy thẳng tắp, quả có màu xanh xen lẫn sọc trắng nhỏ, chúng lúc lỉu trên khắp giàn. Sáng nào, em cũng dậy thật sớm để ra vườn phụ mẹ bắt sâu và hái dưa về ăn. Giàn dưa nhà em rất sai quả mẹ sai em mang biếu họ hàng, hàng xóm. Ai cũng khen dưa nhà em vừa ngọt vừa giòn.

Em rất thích giàn dưa nhà em, em sẽ chăm chỉ chăm sóc chúng thất tốt để giàn dưa lúc nào cũng sai quả và không bị sâu bệnh.

25 tháng 3 2018

bạn có tham khảo ở đâu ko