K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2016

Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em gồm 17 mục, ngoài phần tuyên bố về mục đích tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em và nhận thức về nhu cầu, quyền được chăm sóc, phát triển của trẻ em, văn bản được bố cục thành ba phần:

- Phần Sự thách thức : phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới (trẻ em trước hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, trẻ em trong thảm hoạ đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, ma tuý…);

- Phần Cơ hội: Chỉ ra những điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế trong việc thúc đẩy việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em;

- Phần Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Ba phần của văn bản này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai phần trước là cơ sở, căn cứ để rút ra những nội dung ở phần sau.

2 tháng 7 2016

Ngoài hai ý mở đầu, bài viết được chia thành 3 phần rất rõ ràng:

- Phần 1 ( sự thách thức): Thực trạng cuộc sống khốn khổ của rất nhiều trẻ em trên thế giới- những thách thức đặt ra với các nhà lãnh đạo chính trị

- Phần 2 ( cơ hội ):  Những điều kiện thuận lợi đối với việc bảo vệ và phát triển cuộc sống, đảm bảo tương lai cho trẻ em

- Phần 3 ( nhiệm vụ): Những nhiệm vụ cụ thể cấp thiết cần thực hiện nhằm bảo vệ và cải thiện đời sống vì tương lai của trẻ em 

4 tháng 9 2017

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “những kinh nghiệm mới”): khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên Trái đất, kêu gọi nhân loại hãy quan tâm nhiều hơn đến điều này

- Đoạn 2 ( Sự thách thức): những thách thức cho sự phát triển của nhiều trẻ em trên thế giới

- Đoạn 3 ( Cơ hội): Những điều kiện thuận lợi để thế giới có thể đẩy mạnh việc quan tâm, chăm sóc trẻ em

- Đoạn 4 (Nhiệm vụ): Nhiệm vụ cụ thể từng quốc gia và cả cộng đồng cần làm vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

 

2 tháng 7 2016

Trẻ em bị bóc lột, đầy doạ một cách tàn nhẫn, cuộc sống rất khốn khổ đặc biệt là ở các nước nghèo ( Mỗi ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu những thảm hoạ của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường bị xuống cấp. Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật

Trẻ em trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, chịu đựng những thảm họa như đói nghèo, khủng hỏng kinh tế, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp, chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật.

2 tháng 7 2016

Tác giả bắt đầu từ những vấn đề thực tiễn, ai cũng nhận thấy: Đó là những khổ cực thiệt thòi mà trẻ em trên toàn thế giới đang gặp phải. Phần thứ 2 tác giả đã nêu ra những cơ hội những điều kiện thực tế để các nhà lãnh đạo có thể vận dụng trong các hoạt động nhằm cải thiện cuộc sống của trẻ em. Phần cuối là hàng loạt các nhiệm vụ cấp thiết. Đây là cách trình bày theo quá trình từ thực tiễn đến tư duy, từ dễ đến khó từ quan điểm cá nhân đến quan điểm cộng đồng.

2 tháng 7 2016

 Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em gồm 17 mục, ngoài phần tuyên bố về mục đích tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em và nhận thức về nhu cầu, quyền được chăm sóc, phát triển của trẻ em, văn bản được bố cục thành ba phần:

- Phần Sự thách thức : phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới (trẻ em trước hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, trẻ em trong thảm hoạ đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, ma tuý…);

- Phần Cơ hội: Chỉ ra những điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế trong việc thúc đẩy việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em;

- Phần Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Có thể thấy bố cục văn bản có sự hợp lí, chặt chẽ. Đầu tiên, tác giả đã nêu ra vấn đề quyền sống, quyền được phát triển của trẻ em, để hướng sự chú ý của mọi người vào vấn đề quan trọng này đồng thời, khơi gợi sự đồng tình trong lòng người đọc, tạo tiền đề để thuyết phục tốt hơn trong những phần sau

 

2 tháng 7 2016

Thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới đã được nêu lên ở phần Sự thách thức. Thực trạng này được khái quát theo những nội dung:

- Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài;

- Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp;

- Tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ma tuý.

Những nội dung về thực trạng cuộc sống của trẻ em đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.

2 tháng 7 2016

Ở trong phần “ Nhiệm vụ” bản tuyên bố đã nêu ra 8 nhiệm vụ hết sức cơ bản và cấp thiết. Chăm lo đến mọi mặt của đời sống trẻ em, từ những vấn đề trực tiếp như y tế, sức khoẻ học hành cho đến những vấn đề có tầm vóc vĩ mô như sự tăng trưởng kinh tế, kế hoạch hoá gia đình... Sâu xa hơn nữa là cách thức giáo dục trẻ tự nhận thức được những giá trị của bản thân, từ đó có thể xây dựng cuộc sống đảm bảo tương lai cho mình.

19 tháng 5 2017

Thể loại: Nghị luận về vấn đề chính trị- xã hội.

 

1 tháng 3 2018

Chọn đáp án: D

17 tháng 2 2018

Chọn đáp án: D.

23 tháng 10 2017

Chọn đáp án: D

27 tháng 1 2022

- Bảo vệ quyền lời, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu.

- Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30/09/1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.

28 tháng 1 2022

TK

- Mục 1 nêu vấn đề, giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em.

- Mục 2 khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, khẳng định quyền được sống, được phát triển trong hòa bình, hạnh phúc. Đó cũng chính là nguyên nhân và cũng là mục đích của vấn đề: làm thế nào để đạt đảm bảo cho tất cả trẻ em có một tương lai tốt đẹp hơn.

=> Vấn đề được nêu ra ngắn gọn, rõ ràng, có tính chất khẳng định.