K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2016

a) Những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản :
- Vùng biển rộng, có nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 2500 loài nhuyễn thể, hơn 600 loài rong và nhiều đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò, điệp,...).

- Nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm : Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và Hoàng Sa - Trường Sa.

- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt hải sản ; các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn ; dịch vụ thuỷ sản và các cơ sở chế biến thủy sản được mở rộng.

- Thị trường (trong nước, thế giới) ngày càng mở rộng ; sự đổi mới trong chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đánh bắt,...

b) Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản :

- Hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và nhu cầu lớn trên thị trường (nhất là các thị trường Hoa Kì, EU,...).

- Diện tích mặt nước còn nhiều, kĩ thuật nuôi trồng ngày càng hoàn thiện và các lí do khác (kinh nghiệm nuôi trồng, chính sách,...).

 

Do nước ta nằm gần biển nên diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản lớn ,đặc biệt là do nhu cầu ngày càng lớn của thị trường về đánh bắt thuỷ sản. Công nghiệp phát triển mạnh theo hướng dịch vụ buôn bán thuỷ sản. Thuỷ sản đem lại rất nhiều hiệu quả về mặt kinh tế,xã hội. Sự phát triển mạnh trên kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản như máy móc, thức ăn, giống nuôi, kỹ thuật,...

10 tháng 3 2023

Do nhu cầu của thị trường này càng lớn , ngành thủy sản phát triển mạnh , đem lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế , xã hội , sự phát triển về mặt kĩ thuật phục vụ cho nuôi trồng thủy sản , nhân dân có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thủy sản .

22 tháng 2 2016

Hoạt động nuôi trồng thủy sản  chiếm tỉ tọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất  của ngành thủy sản, vì :

- Ngành nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao về mặt kinh tế, xã hội

- Nhu cầu ngày càng lớn của thị trường

-  Nuôi trồng thủy sản chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.

- Có diện tích mặt nước nuôi thủy sản lớn (sông ngòi, ao hồ, bãi biển...)

- Cơ sỏ vật chất kỹ thuật phục vụ  nuôi trồng thủy sản không ngừng phát triển (máy móc cho  nuôi trồng thủy sản, dịch vụ, thức ăn, thuốc, con giống, kĩ thuật, .... phát triển mạnh.

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến và dịch vụ buôn bán thủy sản.

- Chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh phát triển  nuôi trồng thủy sản

 

6 tháng 7 2017

Gợi ý làm bài

Hoạt động nuôi trồng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản, vì:

- Ngành nuôi trồng thuỷ sản đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội.

- Nhu cầu ngày càng lớn của thị trường (trong và ngoài nước).

- Nuôi trồng thuỷ sản chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.

- Có diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản lớn (sông ngòi, ao hồ, bãi triều,...).

- Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản không ngừng phát triển (máy móc cho nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ thức ăn thuỷ sản, thuốc, con giống, kĩ thuật,... phát triển mạnh).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến và dịch vụ buôn bán thuỷ sản.

- Nhân dân có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thủy sản.

- Chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản.

16 tháng 3 2018

Đáp án C

31 tháng 7 2018

a, Hoạt động động khai thác thủy sản

Điều kiện Thuận lợi Khó khăn
Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt

+ Bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng khoảng 1 triệu km2.

+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9- 4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, 70 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài.... Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản

+ Có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trưòng vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thuỷ sản có giá trị kinh tế...

+ Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.

+ Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.

+ Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản cũng bị đe doạ suy giảm.

Dân cư và nguồn lao động

+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

 
Cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

+ Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

+ Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

Đường lối chính sách

+ Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

 
Thị trường

+ Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.

 

b, Nuôi trồng thủy sản

Điều kiện Thuận lợi Khó khăn
Điều kiện nuôi trồng

+ Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

+ Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Việc mở rộng diện tích nuôi trồng ở vùng dồng bằng còn hạn chế do cân nhắc đến việc bảo vệ môi trường.

- Dịch bệnh tôm.

- Một số vùng nuôi bị nhiễm bẩn.

 
Dân cư và nguồn lao động

+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống nuôi trồng thuỷ sản

 
Cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

Đường lối chính sách

+ Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

 
Thị trường

+ Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.

28 tháng 1 2016

* Giải thích:

- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản được coi là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm số 1
ở nước ta vì ngành này có thế mạnh lâu dài, có nguồn nguyên liệu phong phú và sẵn có ở trong nước có khả năng thu hút nhiều
nguồn lao động dư thừa thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đạt hiệu quả kinh tế cao và khi phát triển thì sẽ kích thích nhiều
ngành khác phát triển theo.

- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản có cơ cấu ngành khá đa dạng và thể hiện như sau:
           + Trong cơ cấu ngành gồm nhiều nhóm ngành trước hết là gồm các ngành chế biến các sản phẩm trồng trọt như xay sát gạo,
chế biến đường, mía, cà phê, cao su...
           + Nhóm ngành chế biến sản phẩm công nghiệp như chế biến thịt, sữa, thức ăn gia súc.

           + Nhóm ngành chế biến gỗ, lâm sản như cưa xẻ gỗ, sản xuất đồ gỗ, sản xuất bột giấy.
           + Nhóm các ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản như chế biến cá hộp, sản xuất bột cá làm nước nước, tôm cá đông
lạnh..
           + Gồm các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như sản xuất rượu, bia, nước ngọt, bánh kẹo...
- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản có cơ cấu ngành rất đa dạng.

* Các nguồn lực tự nhiên - xã hội - kinh tế ở nước ta để phát triển các ngành nông - lâm - thuỷ hải sản.
 

- Các nguồn lực tự nhiên.
Thuận lợi:
           + Do nước ta nằm trong vị trí địa lý thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu cho nên thiên nhiên nước ta là thiên nhiên
nhiệt đới nóng, nắng và có nền nhiệt bức xạ cao. Trước hết rất thuận lợi nhiều nguồn nông lâm thuỷ hải sản nhiệt đới, thúc đẩy
nhiều ngành công nghiệp chế biến phát triển.
           + T/nhiên nước ta gồm có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa sâu sắc theo mùa, theo Bắc - Nam, theo độ cao, có nguồn
nước tưới phong phú, có tài nguyên đất đai đa dạng về loại hình. (Nhiều loại đất Feralit, đất phù sa) là môi trường cho phép sản xuất
nhiều nguồn nguyên liệu nông, lâm, hải sản, đặc sản như lúa, mía, lạc, cà phê, cao su... chính là nguồn nguyên liệu thúc đẩy nhiều
ngành công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt, công nghiệp phát triển mạnh.
           + Đất đai nước ta tuy nhỏ hẹp nhưng lại có 3/4 đất đai là đồi núi trên đó có nhiều cao nguyên, bình nguyên và đồng bằng
giữa núi và nhiều đồng cỏ tự nhiên rộng lớn rất tốt với nuôi bò sữa bò thịt nổi tiếng như Cao nguyên Mộc Châu, Đức Trọng. Đb có
vùng gò đồi trước núi miền Trung rất thuận lợi để xản xuất với qui mô đàn bò 3,3 triệu con, đàn trâu 2,9 triệu con là nguồn nguyên
liệu thịt sữa thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển.
           + Nước ta có 450 ngàn ha đầm phá cửa sông với sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt hơn 1 triệu tấn năm trong đó riêng đồng
bằng sông Cửu Long xuất khẩu hơn 10 vạn tấn/năm. Chính đó là nguyên liệu thúc đẩy chế biến thuỷ sản tôm, cá đông lạnh phát
triển nhanh.
           + Nước ta có vùng biển rộng và trữ lượng hải sản từ 3 ® 3,5 tấn/năm với sản lượng đánh bắt hải sản hiện nay đã đạt được
50, 60 ngàn tấn tôm mực chính là nguồn nguyên liệu thúc đẩy công nghiệp chế biến hải sản như làm cá hộp, chế biến nước nắm...
           + Ngành công nghiệp gia súc, gia cầm khá phát triển với sản lượng thịt gia súc 1,2 triệu tấn/năm trong đó 3/4 là thịt lợn
chính là cơ sở phát triển công nghiệp chế biến đồ hộp xuất khẩu.
 

Khó khăn:
           + Do thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, diễn biến thất thường, khắc nghiệp nhiều thiên tai... đã làm cho năng suất và sản
lượng các nguồn nguyên liệu nông lâm thuỷ hải sản rất bấp bênh, chất lượng thấp
           + Tài nguyên môi trường nước ta nhiều năm qua đã được khai thác sử dụng bừa bãi hiện nay đang cạn kiệt, suy thoái nhanh
làm giảm nguồn nguyên liệu nông - lâm - thuỷ hải sản.

* Các nguồn lực kinh tế - xã hội.
Thuận lợi :
          + Nguồn lao động nước ta dồi dào vừa là động lực chính để thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển vừa là thị trường tiêu
thụ lớn những sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản. Mặt khác nguồn lao động nước ta đã tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất và chế biến những sản phẩm nông lâm thuỷ hải sản nên ngày nay năng suất nguyên liệu và chất lượng sản
phẩm chế biến liên tục được nâng cao.
          + Cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Trước hết là xây dựng được nhiều vùng chuyên canh lương thực
thực phẩm cây công nghiệp, nhiều nhà máy chế biến có kỹ thuật tiên tiến như xay xát gạo, đường, mía, cà phê, cao su... Chính là
những thị trường để kích thích sản xuất các nguồn nguyên liệu phát triển đồng thời có thể sản xuất nhiều sản phẩm tiêu dùng và
xuất khẩu có giá trị.
          + Về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra được nhiều chính sách hợp với lòng dân, kích thích sản xuất
phát triển như chính sách khoàn 10, thu mua nông sản và giá khuyến nông và đặc biệt là chính sách mở rộng thị trường xuất, nhập
khẩu.
 

Khó khăn:
          + Trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề của người lao động Việt Nam vẫn còn hạn chế nên năng suất và sản lượng các
ngành công nghiệp chưa cao, chất lượng các sản phẩm chế biến chưa tốt, làm giảm giá trị tiêu dùng và xuất khẩu.
          + Kỹ thuật chế biến lạc hậu, phương tiện già cỗi, cũ kỹ, đổi mới chưa kịp cũng là nhân tố làm giảm năng suất, sản lượng,
chất lượng sản phẩm chế biến.
         + Đảng và Nhà nước đổi mới chậm với duy trì cơ chế bao cấp mô hình Hợp tác xã Nông nghiệp quá lâu, nên làm giảm tốc
độ tăng trưởng của các ngành nông lâm thuỷ hải sản và công nghiệp chế biến.

12 tháng 12 2019

Đáp án: C

31 tháng 3 2017

31 tháng 3 2017

a/ Thuận lợi:
Nước ta có đường bờ biển dài, có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang.
-Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,…
-Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch…có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. DT mặt nước nuôi trồng thủy sản là 850.000 ha, trong đó 45% thuộc Cà Mau, Bạc Liêu.
-Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển, nhân dân có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt. Các phương tiện đánh bắt được trang bị tốt hơn; các dịch vụ thuỷ sản và CN chế biến cũng phát triển mạnh.
-Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.
b/ Khó khăn:
-Thiên tai, bão, gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra.
-Tàu thuyền và phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới, năng suất lao động còn thấp. Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
-Chế biến và chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế.
-Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.
c/ Hoạt động khai thác:
Sản lượng thuỷ sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, sản lượng bình quân đạt 42 kg/người/năm.
*Khai thác thủy sản:
-Sản lượng khai thác liên tục tăng, đạt 1,79 triệu tấn (2005), trong đó cá biển 1,36 triệu tấn.
-Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ. Dẫn đầu là các tỉnh về sản lượng đánh bắt: Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau.
*Nuôi trồng thủy sản:
-Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều, diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản là gần 1 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm hơn 70%.
-Nghề nuôi tôm phát triển mạnh với hình thức bán thâm canh và thâm canh công nghiệp
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở ĐBSCL và ĐBSH, nhất là ở An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa.

3 tháng 11 2019

Gợi ý làm bài

Hoạt động thuỷ sản ở nước ta trong những năm gần đây trở nên sôi động, vì:

- Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.

- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thuỷ sản:

+ Có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng.

+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú.

+ Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là: Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển). 

+ Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến và các dịch vụ thuỷ sản.

- Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thủy sản.

- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.