K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2018

ăn thử rồi lựa

6 tháng 5 2018

Sách giáo khoa trang 78 đó . Câu này mk làm rồi nên chắc chắn đúng 100% luôn

7 tháng 5 2018

         Nếu như ngày xưa mong muốn của con người là làm sao để được ăn no, mặc ấm thì nay đã được nâng lên thành ăn ngon, mặc đẹp. Thế nhưng, nhu cầu thiết yếu nhất là ăn uống của con người lại đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi một vấn đề vô cùng nhức nhối mang tên “thực phẩm bẩn”.

           Vấn đề thực phẩm bẩn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta, nhất là ở các thành phố lớn. Mỗi ngày, trên các chương trình thời sự, các trang báo giấy rồi đến báo mạng và các trang thông tin điện tử khác vẫn thường xuyên đưa tin về thực phẩm bẩn. Nay thì hoa quả Trung Quốc tràn ngập thị trường, mai thì thịt lợn tẩm hóa chất hô biến từ bốc mùi hôi thối thành “tươi mới” tức thì. Nay thu giữ mấy tấn nội tạng không rõ nguồn gốc xuất xứ, mai thì tin tức về rau phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích… Những tin tức như vậy dù không còn mới mẻ hay lạ lẫm với ai nhưng chúng đang ngày càng xuất hiện với tần suất lớn đến mức báo động

         Nhu cầu về thực phẩm là điều thiết yếu nhất đối với con người. Trong những bữa ăn của mỗi gia đình thì rau, thịt, cá vẫn được sử dụng dù rằng biết là “độc” là “hại”. Không có một ai có khả năng có thể tạo ra tất cả những gì cần cho cuộc sống. Thế nên, dù trồng được rau sạch thì vẫn phải ăn thịt bẩn, dù có chè ngon nhưng vẫn phải dùng hoa quả phun thuốc trừ sâu, chất bảo quản. Chính vì thế, đối với những người ích kỷ, nghĩ rằng: rau sạch để mình ăn, rau phun thuốc thì đem bán; thịt sạch để nhà dùng , mang thịt có chất tạo nạc ra chợ bán. Chung quy lại vẫn là mình hại người khác rồi người khác lại hại mình mà thôi.

         Thực phẩm bẩn là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh nguy hiểm

         Mỗi ngày số người chết vì bệnh ung thư, viêm màng não hay ngộ độc thực phẩm với một con số không hề nhỏ và có dấu hiệu tăng cao, mà một trong những nguyên nhân chính là nằm ở ngay những thứ mà chúng ta vẫn đưa vào cơ thể hàng ngày “thực phẩm bẩn”. Các nguy cơ mà thực phẩm bẩn gây ra cho sức khỏe được thể hiện tương đối rõ ràng như: nhiễm khuẩn – gây tiêu chảy, nhiễm độc – gây ngộ độc thực cấp. Theo báo Tienphong.vn đưa tin ngày 9/12/2015: Theo cục an toàn thực phẩm (Bộ y tế)  thì trung bình mỗi năm có khoảng 470 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7000 người trúng độc và 37 người chết. Thế nhưng, có một vấn đề nổi trội hơn cả gây hoang mang cho con người hơn cả chính là việc thực phẩm bẩn có khả năng gây ung thư. Theo thông tin trên 1 bài viết của Songkhoe.vn ngày 13/4/2016 thì: mỗi năm có 33.145 người chết do ung thư gây ra bởi thực phẩm bẩn. Nghĩa là mỗi giờ sẽ có 3 người chết vì nguyên nhân gây sốc này. Thực phẩm bẩn đã và đang gây ra tâm lí hoang mang cho toàn xã hội, khi mà giữa con người và con người không còn niềm tin, tình thương đối với nhau. Giờ đây, khi nhìn vào thực phẩm đều là những ánh mắt nghi ngờ, dò xét. Một hậu quả mà thực phẩm bẩn tạo ra do thực phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch chính là việc gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng tới các cá nhân cũng như doanh nghiệp làm ăn chân chính và hơn thế nữa là gây ảnh hưởng năng nề tới nền kinh tế.

         Con người làm hại lẫn nhau

        Có thể thấy rằng, nguyên nhân lớn nhất dẫn tới việc thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường đến từ các doanh nghiệp và nhà sản xuất. Với tâm lí muốn thu lợi nhuận một cách nhanh chóng nên bất chấp các quy định về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó còn do sự thiếu hiểu biết về hậu quả nghiêm trọng mà thực phẩm bẩn gây ra đối với người tiêu dùng. Nguyên nhân thứ hai mà ta cần nói tới chính là xuất phát từ bản thân người tiêu dùng. Sự thiếu hiểu biết, tâm lí ham rẻ dẫn tới việc tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc, không có tâm lí đề phòng. Hành động ấy đang từng ngày từng giờ dẫn họ đến những hậu quả khó lường hết được. Một phần nguyên nhân không nhỏ dẫn tới việc thực phẩm bẩn tràn lan khắp thị trường là do sự quản lí lỏng lẻo của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Trên thực tế các cơ quan chức năng vẫn chưa có những biện pháp xử lý thích đáng đối với các trường hợp vi phạm về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó việc thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan khoa học và cơ quan pháp luật trong việc đẩy nhanh quá trình phát hiện và ngăn chặn hoạt động sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bẩn cũng là một nguyên nhân đáng quan tâm.

        Thắt chặt công tác quản lý

        Một câu hỏi được đặt ra gây trăn trở đối với biết bao người rằng: cần phải làm gì để ngăn chặn vấn đề thực phẩm bẩn? Trước hết, cần phổ biến kiến thức nhằm nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng về hậu quả khôn lường từ việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn gây nên. Nhà nước nói chung và các cơ quan có thẩm quyền nói riêng cần có những biện pháp để tăng cường kiểm soát và ban hành những quy định xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm. Và hơn ai hết, chính mỗi cá nhân, mỗi người tiêu dùng phải cần thật tỉnh táo trong việc chọn lựa thực phẩm cho bản thân và gia đình.

      Xã hội đang từng giây, từng phút đương đầu với thực phẩm bẩn. Để thoát khỏi nỗi ám ảnh về vấn đề nhức nhối này, cách duy nhất chính là làm một người tiêu dùng thông minh. Hãy trở thành một người tiêu dùng thông minh để có một cuộc sống khỏe mạnh. Hãy nói không với thực phẩm bẩn!

9 tháng 4 2018

5. Các phương pháp chế biến thực phẩm thường dùng:

- Luộc, nấu, kho

- Hấp (đồ)

- Nướng

- Rán, rang, xào,chien

4.

-Làm chín thức ăn giúp cho thức ăn mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn, làm thay đổi mùi vị và đảm bảo an toàn khi ăn.

10 tháng 4 2018
https://i.imgur.com/8Qt53SK.jpg

1. * Khẩu phần: Là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
* Nguyên tắc lập khẩu phần là:
Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau mà phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, hình thức lao động và tình trạng sức khoẻ.

2. Thực phẩm sạch và an toàn là thực phẩm:
+Giữ được chất dinh dưỡng.
+Được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh.

3. *Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần:
- Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc
và mùi vị lạ
- Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.
- Thức ăn được nấu chín, nấu xong nên ăn ngay.
- Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.

Rất vui đc giúp bạn ! Chúc bạn học tốt !

7 tháng 4 2019

2)Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn vào thực phẩm.

4)Nhiệt độ tiêu diệt vi khuẩn là từ 1000C đến 1150C.

5)Thay đổi món ăn để làm cho món ăn không bị ngán, phù hợp với sở thích của từng người.

6)Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc,liên hoan, có hay bữa ăn hàng ngày.

Các nguyên tắc xây dựng thực đơn:

- Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.

- Thực đơn phải đủ các loại món chính theo cơ cấu của bữa ăn.

- Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.

7 tháng 4 2019

7)Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng:

- Rửa tay trước khi ăn cơm

- Ăn chín uống sôi

- Bảo quản thực phẩm chu đáo

- Không dùng thực phẩm bị biến chất

- Rửa kĩ thực phẩm

- Đậy thức ăn cẩn thận

- Vệ sinh nhà bếp.

8)Có thực đơn tổ chức bữa ăn sẽ dễ dàng hơn vì chúng ta sẽ không cần phải suy nghĩ khi nấu nướng, không tốn thời gian cho việc chuẩn bị.

19 tháng 4 2019

An toàn thực phẩm hay Vệ sinh an toàn thực phẩmhiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh (làm sạch) an toàn (không nguy hại) thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.

20 tháng 4 2019

la 1 mon khoa hocdung de mo ta viec xu li ,che bien, bao quan va luu tru thuc pham = nhung phuong phap phong ngua,phong chong benh tat do thuc pham gay ra. Ve sinh an toan thuc pham cung bao gom 1 so thoi quen,thao tac trong khu che bien can dc thuc hien de tranh cac nguy co suc khoa tiem nang nghiemm trong...

10 tháng 4 2017
vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người. Chúc bạn học tốt.hehe
19 tháng 4 2019

vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.

21 tháng 4 2021

Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động. Mỗi chúng ta hãy nâng cao trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.

Chủ đề Năm An toàn giao thông 20...: “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy”; kết hợp tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hoạt động vận tải hành khách công cộng… nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt; không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, không vi phạm bảo vệ các công trình đường sắt; không vượt rào, chắn đường ngang; không vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng.

Đối với người dân ven các tuyến đường, tuyến phố: không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, treo, đặt biển quảng cáo, làm mái che mái vẩy gây cản trở giao thông; không vứt rác ra đường; gương mẫu trong các hành vi văn hóa giao thông.

Đối với người đi bộ: đi bộ trên vỉa hè; sang đường đúng nơi quy định; đi đúng vạch sơn tại nút giao; bảo đảm đi đúng phạm vi đèn tín hiệu cho phép; quan sát kỹ khi đi đường nhất là khi qua nút giao; không tụ tập dưới lòng đường.

Đối với người điều khiển phương tiện giao thông: Không vi phạm về nồng độ cồn, quy định về tốc độ, không vượt đèn đỏ, không đi vào đường cấm, ngược chiều; không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách; không vi phạm làn đường, vạch sơn; không đi xe trên hè phố; dùng còi xe phù hợp; dừng, đỗ đúng nơi quy định; nhường đường khi tham gia giao thông.

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên tất cả các tuyến đường góp phần giảm hậu quả tai nạn giao thông cho chúng ta. Mỗi cá nhân chúng ta cần nhớ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

21 tháng 4 2017

phai chu ko phai pha nha cac bn

24 tháng 4 2017

ta cần giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vì nếu chung ta sử dụng thức ăn nhiễm trùng hoặc nhiễm độc sẽ bị ngộ độc và rối loạn tiêu hóa