K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2018

Ví dụ:
 

Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

Ví dụ:
 

Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm

Ví dụ: 
 

Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào

Ví dụ:
 

Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.

8 tháng 3 2018

VD về hoán dụ:

- làng xóm ta quanh năm lam lũ

VD về ẩn dụ :

- Người Cha mái tóc bac

- Về thăm quê Bác làng Sen

   Có hàng râm bụt , thắp lên lửa hồng.

27 tháng 4 2020
  1.  Ví dụ về hoán dụ

Ví dụ 1: Hoán dụ trong câu: “Áo chàm đưa buổi phân li”. (Trích Việt Bắc - Tố Hữu)

=> Người Việt Bắc trong cuộc sống thường mặc áo chàm. Tác giả câu thơ này dùng “áo chàm” giúp người đọc có sự liên tưởng, gần gũi ngay đến người Việt Bắc.

Ví dụ 2: “Cả khán đài hò reo, cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam”. (Internet)

=> “khán đài” trong câu mang ý nghĩa nhằm muốn đến những người ngồi trên khán đài.

Ví dụ 3: Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi. (Internet)

=> “bàn tay vàng” dùng để chỉ một thủ môn giỏi trong đội.

1 tháng 5 2020

A: Hoán dụ

1: " Sen tàn cúc lại nở hoa."

2: " Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời."

3: " Vì sao Trái Đất nặng ân tình

       Nhắc mãi tên người Hồ Chí MInh."

B: Ẩn dụ

1: " Cha lại dắt con đi trên cát mịn 

       Ánh nắng chảy đầy vai."

2:" Thuyền về có nhớ bến trăng

      Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền."

3:" Dàn sao Hàn khoe sắc trên thảm đỏ liên hoan phim."

26 tháng 8 2020

1.So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành
2. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
3. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài)
5. Điệp từ: là từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời thêm xanh.

26 tháng 8 2020

Cho ví dụ và phân tích

Áo trắng tung tăng tới trường 

5 tháng 4 2018

lớp ta học chăm chỉ

6 tháng 5 2021

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diển đạt.

Có 4 kiểu Ẩn dụ:

- Ẩn dụ hình thức

Ẩn dụ cách thức

- Ẩn dụ phẩm chất

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

6 tháng 5 2021

 So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

- Mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm:

+ Vế A nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.

+ vế B nêu tên sự vật sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc được nói đến ở vế A.

- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

- Từ ngữ chỉ ý so sánh.

3 tháng 4 2017

nhân hóa:Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng trâu cày vs ta

Hoán dụ:bà tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Ẩn dụ:Về thăm nhà Bác đầm sen/Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

K CHO MK NHA

3 tháng 4 2017

Nhân hóa:ông mặt trời, chị mèo mướp

Ẩn dụ:sao là đôi mắt

Hoán dụ:cánh tay thật chính là con người ta