K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2018

a) Là cho dù chúng ta có đi đâu làm gì thì cũng phải nhớ về người đã sinh ra mình

b)

c)có nghĩa là nếu ko có thầy thì chúng ta ko thể làm gì được

d)có nghĩa là muốn hiểu biết mọt cái gì đó thì ta phải hỏi

Tham khảo
a) 

Đói cho sạch, rách cho thơm”

+Đói và rách là hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn, đói cơm rách áo. Sạch và thơm là cách sống không tham lam, lèm nhèm, biết giữ gìn phẩm giá, biết bảo vệ nhân cách. Hai chữ “cho” rất hay, có nghĩa là “giữ lấy”, “bảo vệ lấy”. Không vì nghèo đói mà sa ngã. Phải biết giữ gìn phẩm giá nhân cách đó là kinh nghiệm sống, là bài học làm người mà câu tục ngữ đã nêu lên. Một số quan chức tham nhũng, họ chẳng đói, chẳng rách nhưng họ chẳng sạch chẳng thơm một tí gì, vì tâm hồn đã sa đọa cùng cực ! Những kẻ vô liêm sỉ, đạo đức giả ấy bị nhân dân khinh bỉ.

Không thầy đố mày làm nên”

+“Mày” là mọi người, là chúng ta. Dùng chữ “mày” không phải khinh thường mà chỉ để liền vần với chữ “thầy” cho để nhớ. Thầy là người dạy ta về văn hóa, khoa học, nghề nghiệp… “Làm nên” nghĩa là trở nên giỏi giang, có ích cho gia đình và xã hội. Học chữ, học nghề phải có thầy. Ta còn phải học trong thực tế, trốn trường đời. Ta sẽ gặp nhiều người thầy dạy ta đủ điều khôn, điều hay, lẽ phải. Câu tục ngữ nhắc ta phải biết tìm thầy mà học, phải kính trọng biết ơn thầy. Có thế mới “làm nên”… Lại có câu nói về học bạn:

+“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ hay nêu lên bài học về lòng biết ơn. “Ăn quả” là được hưởng thụ chất dẻo thơm, vị ngọt do người trồng cây vất vả làm ra. “Nhớ” là biểu thị lòng biết ơn. “Nhớ kẻ trồng cây” là nhớ ơn nhân dân lao động. “Quả” còn có nghĩa bóng như công ơn cha mẹ, ơn thầy, ơn Bác, ơn Đảng, ơn các anh hùng liệt sĩ, ơn nhân dân vĩ đại. Lòng biết ơn là bài học làm người. Không thể vong ân bội nghĩa.

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo- Không thầy đố mày làm nên- Học thầy không tày học bạn- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục...
Đọc tiếp

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)

Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.

Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4 : Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ: «Ăn quả nhớ kẻ trồng cây», trong đó có sử dụng 1 câu đặc biệt.

0
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo- Không thầy đố mày làm nên- Học thầy không tày học bạn- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục...
Đọc tiếp

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)

Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.

Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4. Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và  Học thầy không tày học bạn mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phần II: Tập làm văn

     Câu 1 : Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây  khuyên nhủ chúng ta điều gì? Bài học em rút ra được từ câu tục ngữ ấy. Hãy trình bày thành một đoạn văn.

1
18 tháng 2 2022

Câu 1 : Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề : Tục ngữ về học tập, rèn luyện.

Câu 2 : PTBĐ chính : Tự sự 

Câu 3 :

`-` Rút gọn thành phần Chủ ngữ

`-` Mục đích : Để câu tục ngữ không chỉ một người mà là chỉ chung tất cả mọi người

Câu 4 : Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau. Vì  hai câu tục ngữ trên đều nói về vấn đề học tập. Học thầy, cô để họ truyền đạt những kiến thức họ học lại cho chúng ta nhưng như vậy cũng chưa đủ nên cần học hỏi thêm những người bạn xung quanh.

Câu 5 : Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự là :

`-` Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

Phần II : 

Tham khảo:

Câu 1 : 

Đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung của con người. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây tức là khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra chúng giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt thì phải nhớ đến người đã trồng. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. Là học sinh, chúng ta hãy học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức để xây dựng nước nhà.

18 tháng 2 2022

Chăm dữ

Bước đi trên con đường đời, không thể thiếu những cánh tay dìu dắt con người ta trải qua những khó khăn, thử thách, và cánh tay của những người thầy, người dạy dỗ ta cũng là một trong số đó. Do đó, “Không thầy đố mày làm nên” chính là một trong những lời nhắn nhủ của ông cha ta đối với thế hệ con cháu.

Câu tục ngữ đơn giản nhưng lại chứa đựng ý nghĩa sâu xa. “Thầy” ở đây là những người cho ta kiến thức, bài học về cuộc sống để con người có thể tư duy và phát triển, thực hiện những điều đúng đắn. Dùng một cách nói dân dã, “không thầy đố mày làm nên”, cha ông ta đã đề cao vai trò của những người thầy đối với cuộc đời của người, từ đó, khuyên nhủ con cháu cần biết kính trọng với những người đã giúp ta trong cuộc sống.

“Không thầy đố mày làm nên” là một câu tục ngữ có lẽ đã vô cùng phổ biến trong cuộc sống đối với mỗi thế hệ học sinh, sinh viên hay bất cứ con người nào về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Thật vậy, con người từ khi sinh ra chẳng phải là một cuốn từ điển bách khoa để có thể hiểu biết được tất cả mọi thứ, vì kiến thức là vô cùng vô tận, bên cạnh việc tự học, tự tìm hiểu thì cần có những người xung quanh cung cấp, chỉ bảo những điều hay, điều đúng đắn. Họ là những người thầy có ý nghĩa trong cuộc đời ta, chỉ cho ta những gì ta chưa biết, định hướng cho ta những gì ta đã biết, đóng một vai trò quan trọng trong chặng đường cuộc đời của ta. vforum.vn Vậy nên, khi con người tìm đến được thành công, thì không thể không kể đến công lao của những người thầy, người trợ giúp, người cung cấp tri thức cho ta.

Nếu cha mẹ là những người mở ra con đường đi đến thành công cho ta thì chính những người thầy – những người lái đò thầm lặng sẽ là những người đặt những viên gạch đầu tiên lên con đường ấy để ta có thể bước đi một cách vững trãi. Từ lâu, bên cạnh công lao sinh dưỡng của cha mẹ thì công lao dưỡng dục của người thầy cũng được nhân dân ta đề cao và coi trọng. Những người thầy lớn của dân tộc như Cao Bá Quát, Nguyễn Ngọc Ký,...luôn được tôn vinh và kính trọng hay ngày lễ lớn Nhà Giáo Việt Nam 20-11 cũng là một dịp để các học trò tri ân, tôn vinh những người làm thầy, những người đã có công trong việc “trồng người”.

Nếu không có những người thầy mang lại ánh sáng của tri thức cho ta hay dìu dắt ta trên chặng đường của chính bản thân mình thì con người sẽ dễ dàng vấp ngã, từ bỏ hay mất niềm tin, động lực và vĩnh viễn chẳng thể nào đạt được thành công. Dó đó, cần phải biết ơn, kính trọng đối với những người thầy. Tuy nhiên, dù là một đạo lý truyền thống của dân tộc nhưng có nhiều cá nhân trong cuộc sống hôm nay vẫn có thói sống “ăn cháo đá bát”, họ vô ơn, bất kính đối với chính những người đã góp phần tạo nên thành công của họ, họ phủ nhận công lao dạy dỗ của những người thầy và cho rằng đó hoàn toàn là công sức của bản thân mình. Lối sống đó thật đáng lên án. Bên cạnh đó, cũng cần phải hiểu, tuy vai trò của người thầy trong cuộc sống của mỗi người là rất lớn thế nhưng không phải vì thế mà dựa dẫm hoàn toàn vào thầy, mà chính bản thân con người cũng cần không ngừng nỗ lực, cố gắng tiếp thu tri thức của người thầy và tự rèn luyện bản thân theo những gì mà thầy đã định hướng và chỉ bảo. Người thầy không phải là người tạo nên cuộc đời ta nhưng sẽ là người chỉ dẫn cho ta tạo nên cuộc đời chính mình.

Tuy đã ra đời từ bao đời nay nhưng câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Không thầy đố mày làm nên” quả thực là một lý lẽ vô cùng đúng đắn và có ý nghĩa tác động đến nhận thức và cách làm người của mỗi cá nhân trong cuộc sống, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cũng như biết bao thế hệ con cháu sau này, tiếp thu, nối tiếp đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà ông cha ta đã gìn giữ từ bao đời nay.

7 tháng 3 2019

google co do

28 tháng 4 2016

1. Một mặt người bằng mười mặt của

Con người luôn quý giá gấp nhiều lần hơn của cải, vật chất. Vì vậy chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn sức khỏe cũng như phẩm chất để được đề cao và tôn trọng hơn cả vật chất.

2. Cái răng, cái tóc là góc con người

Cái răng, cái tóc có thể thể hiện được sức khỏe, phẩm chất và tính cách của con người. Chúng ta có thể đánh giá con người qua hai yếu tố này.

3. Học ăn, học gói, học nói, học mở

Đầu tiên, chúng ta phải học cách lễ phép với cha mẹ, ông bà, sau đó đến học kiến thức, rồi đến học cách giao tiếp với mọi người và cuối cùng là học cách làm người.

4. Không thầy đố mày làm nên 

Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người thầy. Người thầy hướng dẫn chúng ta, truyền thụ cho chúng ta những kiến thức và giúp ta tìm cách tự tìm ra những bài học mới để làm giàu thêm kiến thức cho mỗi người. 

5. Học thầy không tày học bạn

Ngoài thầy cô là những người truyền thụ kiến thức cho chúng ta, ta còn có thể học ở bạn bè, chia sẻ, trao đổi với nhau những gì chúng ta chưa hiểu rõ, chưa nắm rõ và những gì mà chúng ta đã biết.

Chúc bạn học tốt hihi

 

 

28 tháng 4 2016

giúp mik vshuhu

5 tháng 5 2021

nếu không có thầy thì lớp học của chúng ta làm sao mà đào tạo lên những tương lai , ý là không làm mà đòi có ăn ý . hihi

 

Dân tộc ta ngay từ xa xưa đã có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Đây là nét đẹp đạo lý của dân tộc, bởi người thầy có vai trò to lớn trong việc dạy dỗ, dìu dắt chúng ta nên người. Để khẳng định vai trò người thầy, nhân dân ta có câu: “Không thầy đố mày làm nên”, câu tục ngữ như một lời khẳng định về vị trí, tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi người, đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết ơn và báo đáp công ơn thầy cô.

Câu tục ngữ thật giản dị, ngắn gọn, mọi ý nghĩa đã được thể hiện rõ trên bề mặt câu chữ. “Làm nên” tức là tạo được sự thành công, làm nên sự nghiệp lớn. Như vậy, nếu không có thầy dìu dắt, chỉ dạy ta từ những bước đi đầu đời thì ta không thể đạt được thành công. Câu tục ngữ là lời khẳng định chắc nịnh cùng với hình thức câu như đang thách thức “đố mày” một lần nữa nhấn mạnh vai trò to lớn của người thầy với mỗi người. Vậy tại sao người thầy lại có vai trò lớn lao đến vậy?

Nếu gia đình dạy ta những bài học đầu tiền về đạo đức như kính trọng, lễ phép với người trên thì thầy là người đầu tiên trao truyền cho ta tri thức của nhân loại. Thầy dạy chúng ta biết con chữ, con số, thầy dạy chúng ta về lịch sử, địa lý,… Từ ngày đầu tiên đi học với những kiến thức đơn giản đến phức tạp đều do thầy nhọc công dạy dỗ. Thầy là người đã trao cho ta tri thức nền, tri thức cơ sở để sau khi tốt nghiệp chúng ta có thể vận dụng vào đời sống, để nuôi chính bản thân và giúp ích cho xã hội.

Không chỉ dạy kiến thức, thầy còn là người dạy ta những bài học đạo đức, bài học làm người để ta trở thành con người cử xử đúng mực, có văn hóa. Bồi đắp cho ta những tình cảm cao quý như tình thầy trò, lòng yêu quê hương đất nước, sự trung thực, lòng dũng cảm,… Nhờ có thầy mà bản thân mỗi người ngày một trưởng thành hơn, tốt hơn.

Thầy còn là người vun đắp những ước mơ, luôn bên cạnh ta cổ vũ động viên để biến ước mơ của ta thành hiện thực. Stephen Hawking nhà thiên tài vật lý và thiên văn với chỉ số IQ 160, ông có niềm yêu thích khoa học và vũ trụ, cùng với lời động viên, tiếp thêm sức mạnh của thầy, ông đã trở thành một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất về lý thuyết vũ trụ hố đen.

Ta có thể thầy rằng, trong cuộc đời này chúng ta có thể trở thành một viên ngọc tỏa rạng ánh sáng được hay không chính là nhờ một phần công ơn dạy dỗ, chỉ bảo của các thầy cô. Cũng chính bởi vậy chúng ta phải ghi nhớ công ơn người đã dạy mình nên người. Luôn kính trọng thầy cô, đền đáp công ơn thầy cô. Đền đáp lớn nhất chính là bản thân mỗi người phải có ý thức học tập, nghiềm ngẫm những điều thầy cô dạy, vận dụng chúng vào thực tiễn để trở thành một người thành đạt trong cuộc sống. Thành đạt của học sinh chính là món quà ý nghĩa nhất, quý giá nhất dâng tặng các thầy cô.

Bên cạnh những bạn đã có ý thức học tập chuyên cần, lễ phép với thầy cô giáo vẫn còn nhiều bạn chểnh mảnh học tập, thậm chí có thái độ vô lễ. Đây là những hành động đáng lên án, bởi người đã dạy chúng ta nên người, cho ta tri thức mà ta không biết tôn trọng, đền đáp công ơn thì tất yếu sẽ bị mọi người ghét bỏ và khó có thể thành công trong cuộc sống.

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng có giá trị thật lâu bền. Không chỉ khẳng định vai trò của người thầy đối với mỗi thế hệ học sinh mà đó còn như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết kính trọng, đền đáp công ơn thầy cô

 

21 tháng 1 2022

Refer:

a, - 2 câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" ta có thể thấy rằng nó có mâu thuẫn với nhau nhưng thực sự chúng đang bổ sung cho nhau

- Giải thích:

+ Nếu xem xét kĩ, ta có thể thấy rằng 2 câu tục ngữ đó là lời nói khuyên răn và bổ ích cho con người học tập chăm chỉ

+ Nội dung của hai câu này đều có những điều mà chúng ta nên học tập. Học tập những thầy cô liền trước vì họ đã trải qua bao nhiêu khó khăn và thử thách, tích luỹ được kiế thức và bây giờ truyền lại cho thế hệ sau

+ Học hỏi thầy cô thôi vẫn chưa đủ, ta cần học hỏi thêm bạn bè vì họ là người cùng lứa tuổi với ta, dễ gần gũi hơn

 Câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta phải kính trọng thầy cô và quan trọng hơn hết phải học hỏi thêm nhiều từ bạn bè thì mới có thể tiếp thu và hiểu được hết các kiến thức

b, '' Đi một ngày đàng học một sàng khôn " và "Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu."