K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2018

Bài làm

Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông “đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức”.

2 tháng 1 2018

Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông “đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức”.

11 tháng 12 2017

chơi cái gì vậy

10 tháng 12 2017

Truyện được trích trong “Nam ông mộng lục”, tác phẩm được viết trong thời gian Hồ Nguyên Trừng bị giặc Minh bắt đem về Trung Quốc nhưng nhờ có tài nên đã làm quan tới chức Thượng Thư.

9 tháng 12 2018

9, Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sể… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể.

9 tháng 12 2018

1, 

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung.

Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.

Qua câu chuyện nhân dân ta nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang gọi là “Ếch ngồi đáy giếng”.

8 tháng 12 2017

Nội dung của đoạn trích từ " Cụ tổ bên ngoại của Trừng đến thời trọng vọng "

   của bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Giới thiệu thái y họ Phạm và đức tính tốt của ông.

8 tháng 12 2017

giới thiệu lương y Phạm Bân và kể về ông làm nghề y gia truyền 

8 tháng 12 2017

Nội dung của đoạn giới thiệu sơ qua về gia đình cụ và những công đức của vị thái y lệnh họ Phạm này

8 tháng 12 2017

Giới thiệu lai lịch và coonh đức của thái y

21 tháng 9 2018

đề này viết dài lắm.mik viết mỏi tay r

23 tháng 9 2018

Giúp mk đi mà!!!!😥😯😅😢😟😖😪😭

28 tháng 11 2018

- Ý nghĩa:

  • Truyện ngợi ca vị Thái y lệnh, không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
  • Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.

- nếu Thái y lệnh đến khám bệnh cho bậc quý nhân trong cung trước thì người đàn bà đang trong tình trạng nguy kịch sẽ chết.

7 tháng 12 2017

THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG

(Hồ Nguyên Trừng)

I. VỀ TÁC GIẢ

Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt (cùng cha, em và cháu) đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyện kể về Phạm Bân - một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.

Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi.

Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ "trọn đạo làm tôi" để bỏ mặc người bệnh.

2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: "Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi". Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng - bất kể địa vị của họ như thế nào.

3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh. 

4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng còn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông "đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức".

2. Lời kể:

Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại:

- Giọng của người đến cầu cứu: cầu khẩn, van nài.

- Giọng sứ giả (quan Trung sứ): hách dịch, doạ nạt.

- Giọng Thái y: khảng khái, kiên quyết.

- Giọng Trần Anh Vương: mừng rỡ, chân thành.

3. Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người “đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta”. So sánh nội dung này với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (một dang y nổi tiếng của Hi Lạp thời cổ đại) thì quả thức đã có sự gặp nhau về tư tưởng giữa các bậc đại danh y trên thế giới. Dù có những khoảng cách về không gian và thời gian nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sự thương yêu người bệnh, sự đùm bọc đối với những người nghèo.

4. Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu được dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng rõ ràng là chính xác hơn

mk lay o trong sach soan bai van tham khao ra 

7 tháng 12 2017

người thầy thuốc phải hết lòng vì nhân dân , không tham lam, không phân biệt giàu nghèo,không vì tền bạc, danh hoa phú quý mà để mất đi mạng người.

Vào thời vua Trần Anh Tông (1293 - 1314), có một vị lương y nổi tiếng tài năng, đức độ tên là Phạm Bân. Nhà vua phong cho ông chức Thái y lệnh, trông coi về việc chăm sóc và chữa bệnh cho những người sống trong cung.

Phạm Bân thường đem tiền bạc, của cải trong nhà ra mua các loại thuốc quý nhất và tích trữ lúa gạo để giúp đỡ người nghèo. Ai đói ông cho ăn, ai rét ông cho mặc, ai bệnh tật ông chữa bệnh cho. Dầu bệnh có nặng đến đâu ông cũng không hề né tránh. Bệnh nhân tới nhà ông đông lắm, cứ chữa khỏi bệnh rồi đi, chẳng tốn kém gì.

Bỗng mấy năm liền, trời làm mất mùa, đói kém, dịch bệnh xảy ra khắp nơi. Phạm Bân cất thêm nhà cho những kẻ khốn cùng, đói khát và bệnh tật đến ở. Ông cứu sống được cả ngàn người. Tài năng và y đức của ông khiến cho người đời trọng vọng.

Lương y Phạm Bân rất thương người nghèo. Một hôm, có người gõ cửa mời ...

... gấp:

- Nhà tôi có người đàn bà bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét, mời ngài đến xem cho!

Nghe vậy, lương y tức tốc đi theo nhưng vừa ra tới cửa thì gặp sứ giả của vua sai tới, bảo rằng:

- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, nhà vua triệu ông tới khám.

Phạm Bân trả lời:

- Bệnh đó không gấp. Nay mạng sống của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc. Để tôi cứu họ trước đã, lát nữa sẽ vào vương phủ.

Sứ giả tức giận mắng rằng:

- Phận làm tôi, sao ông dám nói như vậy? ông định cứu tính mạng người ta mà không nghĩ đến việc cứu mạng mình chăng?

Lương y Phạm Bân vẫn bình tĩnh phân trần:

- Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người đàn bà kia không được cứu kịp thời sẽ chết, chẳng biết trông cậy vào đâu. Tính mạng của tôi còn trông cậy được vào chúa thượng, nếu ngài rộng lòng, may ra tôi thoát. Tội tôi, tôi xin chịu!

Nói rồi, để mặc sứ giả đứng đấy, ông vội vàng đi cứu người đàn bà nghèo. Quả nhiên, bà ta được cứu sống.

Xong xuôi, lương y vào triều yết kiến nhà vua. Vua quở trách, ông bỏ mũ, cúi đầu tạ tội và bày tỏ lòng thành của mình. Nghe xong, nhà vua mừng rỡ phán:

- Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, biết thương xót đám dân đen con đỏ của ta. Ngươi thật xứng đáng với lòng ta mong mỏi. Từ tấm gương của ngươi, ta suy ra rằng thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

Về sau, con cháu của Phạm Bân cũng nối nghiệp cha ông, làm quan lương y đến hàng ngũ phẩm, tứ phẩm trong triều đình. Tuy vậy, họ vẫn để tâm chữa bệnh cứu giúp người nghèo. Họ đã xứng đáng với tên tuổi của Thái y Phạm Bân để lại cho đời.

K mink nha

Chuk hok tốt

26 tháng 11 2018

Xin lỗi bạn ,  đây là đóng vai người nhà của bệnh nhân .