K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2017

Trước hết cần hiểu yêu cầu của bài tập là nhằm rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh những chi tiết tưởng như trùng lặp nhưng thật ra là sự nâng cấp giá trị nội dung của tác phẩm.

Cách tiến hành :

- Tìm hiểu kĩ hành vi và thái độ của con hổ thứ nhất trong việc cõng bà đỡ Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái, trong việc đền ơn đáp nghĩa đối với bà, mức độ của sự đền ơn.

- Tìm hiểu kĩ nội dung câu chuyện về con hổ thứ hai được bác tiều cứu khỏi nạn hóc xương, nội dung và mức độ đền ơn đáp nghĩa của nó đối với bác tiều.

- Từ hai kết quả trên, HS tiến hành so sánh hình tượng hai con hổ ở hai phương diện sau :

+ Tình thế phải chịu ơn ;

+ Cách đền ơn, mức độ đền ơn.

- Cuối cùng trả lời câu hỏi :

+ Nội dung truyện có bị trùng lặp không khi kể về hai con hổ ?

+ Từ chuyện con hổ thứ nhất đến chuyện con hổ thứ hai, giá trị nội dung của tác phẩm được nâng cấp như thế nào ?                       

23 tháng 12 2017

mk muốn có bài làm

24 tháng 3 2016

Chọn  con hổ làm nhân vậy chính chứ không phải là một con vật nào khác – đó cũng là một dụng ý để thực hiện mục đích giáo huấn của câu chuyện. Trong thế giới tự nhiên, hổ là giống vật ăn thịt, là loài thú mạnh nhất , hung bạo nhất trong các loài thú dữ. Nó là "mãnh thú" đứng đầu các "mãnh thú", là chúa sơn lâm. Người ta ví "dữ như cọp", "oai như cọp". Người ta mang " ưđng ba mươi" ra để hù doạ nhau. Nhưng trong quan hệ gia đình thì "hổ giữ không ăn thịt con".  Còn trong câu chuyện này , trong quan hệ xã hội, ta lại gặp những con hổ có nghĩa. Mãnh thú mà còn có tình, có nghĩa , có lòng biết ơn sâu sắc - điều đó khiến cho con người chúng ta, nhất là nhỡng kẻ vô tình, vô nghĩa phải hổ thẹn. 

24 tháng 3 2016

vì muốn truyện có tính chất giáo huấn.

làm cho câu truyện thêm phần sinh động, tính chất giáo huấn tạo cho người đọc như đang nói về chính bản thân mình từ đó rút ra bài học

2 tháng 4 2018

Câu chuyện thứ hai có thêm nét đặc biệt: Con hổ trán trắng rất tình nghĩa và có tình cảm ân nghĩa thuỷ chung sâu sắc giống như con người. Khi bác tiều phu mất nó tới dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy chung quanh như để nói lời tiễn biệt. Rồi hàng năm hổ còn mang dê hoặc lợn đến để giỗ bác

4 tháng 12 2017

1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn văn? Mỗi đoạn nói gì?
BL: - Văn bản này thuộc loại văn tự sự - truyện cổ trung đại.
- Truyện có 2 đoạn :
+ Đoạn 1: Kể chuyện giữa một con hổ và một và đỡ
+ Đoạn 2: Kể chuyện giữa một con hổ và bác tiều phu. 
2. Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện "con hổ có nghĩa" mà không phải là "Con người có nghĩa"?
BL: - Biện pháp là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người. 
- Nhằm mục đích đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. 

17 tháng 12 2018

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

23 tháng 12 2018

cảm ơn bạn

10 tháng 12 2019

Ý nghĩa truyện Con hổ có nghĩa

– Tác giả muốn mượn chuyện loài vật (loài hổ) như muốn nói về đối nhân xử thế giữa con người với nhau.

– Câu chuyện Con hổ có nghĩa tác giả xưa như muốn đề cao ân nghĩa trong đạo làm người, sống nên biết trước biết sau, có ơn cần trả và luôn biết ơn những người đã giúp đỡ mình.

10 tháng 12 2019

TL:

Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn truyện loài vật để nói chuyện con người, nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.          Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

          Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống. Thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất, bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc nhích. Lúc sau hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ. Sẵn có thuốc mạng theo trong túi, bà liền hòa với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Lát sau, hổ đẻ được. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. Hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc. Bà đỡ biết hổ tặng mình, cầm lấy. Hổ đực đứng dậy đi, quay nhìn bà, bà theo hổ ra khỏi rừng. Được mấy bước, trời sắp sáng, bà giơ tay nói:" Xin chúa rừng quay về". Hổ vẫn cúi đầu vẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt. Bà đi khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi bỏ đi.

                                                                   ( Con hổ có nghĩa)

1. Phương thức biểu đạt chính của truyện Con hổ có nghĩa là:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

 

2. Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất số ít

B. Ngôi thứ nhất số nhiều

C. Ngôi thứ hai

D. Ngôi thứ ba

 

3. Dòng nào dưới đây cho biết truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện giáo huấn đạo đức?

A. Truyện kể về tấm gương trung nghĩa

B. Truyện nêu bài học về đạo đức, lối sống

C. Truyện kể lại một sự thật lịch sử

D. Truyện kể về một tấm gương nhân hậu

 

4. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:

A. Bà đỡ Trần

B.Con hổ đực

C. Con hổ đực và con hổ cái

D. Bà đỡ Trần và con hổ đực

 

5. Lúc bị hổ cõng đi, bà đỡ Trần cảm thấy như thế nào?

A. Sợ đến chết khiếp

B. Run sợ không dám bước đi

C. Ngạc nhiên không hiểu nổi

D. Bình tĩnh nhìn xung quanh

 

6. Nếu liệt kê những chi tiết nói về ân nghĩa của con hổ với bà đỡ Trần thì chi tiết nào sau đây là không phù hợp?

A. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống

B. Hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc

C. Hổ vẫn cúi đầu vẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt

D. Bà đi khá xa, hổ gầm lên một tiếng rồi bỏ đi

 

7. Dòng nào dưới đây không đúng với ý nghĩa câu chuyện về con hổ đáp nghĩa bà đỡ Trần?

A. Biết ơn khi được giúp đỡ

B. Trả ơn ngay người đã giúp mình

C. Trả ơn khi người đã giúp mình còn sống

D. Trả ơn khi người giúp mình đã qua đời

 

8.Câu chuyện về con hổ đáp nghĩa bà đỡ Trần gần gũi với thành ngữ nào sau đây:

A. Cứu vật vật trả ơn

B. Thương người như thể thương thân

C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

D. Ở hiền gặp lành

 

9. Câu nào sau đây có sử dụng phép so sánh?

A. Bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai

B.Bà sợ đến chết khiếp

C. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay

D. Hổ liền gầm lên một tiếng rồi bỏ đi

 

10. Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?

A. gai góc

B. nhúc nhích

C. động đậy

D. sắp sáng

 

11. Xét về cấu tạo, cụm động từ nào dưới đây có đủ cả 3 thành phần?

A. Nghe tiếng gõ cửa

B. Chẳng nhìn thấy một ai( Chẳng thấy ai)

C. Sợ đến chết khiếp

D. Mừng rỡ đùa giỡn với con

 

12. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A. Một con hổ cái

B. Nằm phục xuống

C. Mệt mỏi lắm

D. Gầm lên một tiếng

 

II. Tự luận(7,0 điểm)

1. Đọc câu văn sau thực hiện yêu cầu ở dưới  (1,0 điểm):

" Trong vườn nhà em có một cây to là cây mít rất to."

a. Hãy cho biết câu văn trên mắc lỗi gì?

b. Hãy viết lại câu văn cho đúng.

2. Đặt một câu có từ chân được dùng với nghĩa chuyển. ( 1,0 điểm)

3. Hãy kể về một người em yêu thương nhất.  ( 5,0 điểm)

0
9 tháng 3 2018

Ý nghĩa câu chuyện:

- Đề cao, ca ngợi lối sống tình nghĩa, biết giúp đỡ kẻ gặp nạn

- Người được nhận ơn phải ghi nhớ và biết báo đáp ơn nghĩa cho ân nhân.