K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2017

1. Việc tốt: 

Vào một buổi sáng mùa dông, bầu trời u ám vì cơn mưa cứ rả rích kéo dài. Em rảo bước trên con đường. Bỗng em nhìn thấy một cụ già đang xách một giỏ rau quả nặng, cụ đứng ở bên vệ đường, khuôn mặt thoáng vẻ lo âu.

Em dừng lại hỏi cụ:

- Bà ơi I Sao bà lại đứng ở dây? Bà mang giỏ nặng lắm phải không ? Bà cụ tần ngần đáp:

- ừ! Bà đi chợ bán rau quả nhưng giỏ xách nặng lắm, đường trơn quá, bà phải đứng nghĩ tay.

Nhìn bà cụ, em cảm thấy ái ngại, rồi em vội vàng đỡ lấy giỏ xách của cụ, tay kia em cầm lấy tay cụ và thưa:

- Bà ơi ! Để cháu giúp bà một tay nhé ! Cháu sẽ mang hộ giỏ xách cho bà, đường đến trường học của cháu cũng đi qua ngõ chợ đấy ạ!

Nét mặt bà cụ vui vẻ hẳn lên và đưa cho em giỏ xách. Em sánh bước đi cùng cụ, vừa di vừa trò chuyên vui vẻ. Thỉnh thoảng, em dừng lại để đợi cụ đi qua những đoạn đường trơn. Mãi trò chuyện cùng cụ, em đã quên đi sự nặng nề trên đôi tay bé bỏng của mình. Hai bà cháu đã đến ngõ chợ. Em trao lại giỏ xách cho bà cụ rồi tiếp tục đi học.

Em chào cụ. Vừa đi vừa cảm thấy vui vui vì đã biết giúp người già cả. Bất chợt, em khẽ cất lên tiếng hát trên con đường tới lớp.

GIÚP EM BÉ ĐI LẠC

Sáng chủ nhật, em xin phép mẹ ra ngoài xem phim. Em vui sướng chào mẹ rồi rảo bước để kịp giờ xem phim. Tiết trời chủ nhật thật tuyệt. Ai cũng đang tận hưởng cái thứ an nhàn của một ngày nghỉ. Đường phố tấp nập dòng người qua lại. Đang đi, bất chợt em bắt gặp một chú bé bị lạc đường trên hè phố.

Đó là một bé trai chừng bốn tuổi, đang mếu máo khóc, luôn miệng gọi má. Mặc dù vậy, mọi người đang đi ngang qua đều dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra. Ai cũng muốn nhanh chân để theo kịp nhịp độ sống của thành phố, bận rộn, tất bật. Nhìn chú bé khóc, em không cầm lòng được. Muốn đưa chú về cho cha mẹ chú nhưng lại nghĩ đến buổi chiếu phim hôm nay. cả tuần em được đi có một buổi mà phim kỳ này hay quá. Các bạn em đi xem về đều khen nức nở. Em đã định bỏ đi nhưng khỉ nhìn kĩ chú bé, em lại không nỡ để chú đứng mãi nơi hè phố. Nhỡ có kẽ thiếu lương tâm ẵm bé đi thì thật là một tai họa đau đớn cho gia đình chú.

Nghĩ thế, em ngồi xuống dỗ chú bé. Một lát sau, chú bé đã đỡ khóc và có vẻ tin cậy nơi em. Thấy chú đã bình tĩnh, em liền hỏi xem nhà chú ở đâu. Nhưng vì chú còn nói ngọng nên em cố nghe mà cuối cùng vẫn không hiểu. Sau cùng, em quyết định đưa chú bé đến đồn công an gần đấy, may ra sẽ có kết quả. Không ngờ bố mẹ chú bé cũng vừa tất tả đến đấy tìm con. Hai người mừng rỡ ôm chầm lấy chú bé. Bố chú bé ríu rít cảm ơn em. Ai cũng khen em có lòng tốt và biết giúp đỡ mọi người. Trời đã gần mưa, mọi người ra về trong không khí vui vẻ. 

Trên đường về, tuy đã bỏ lỡ một dịp xem phim hay nhưng em không lấy làm nuối tiếc, trái lại em cảm thấy vui sướng và hãnh diện vì mình đã làm một việc tốt để giúp đỡ người gặp hoạn nạn. Đó là bài học thể hiện nếp sống văn minh, lịch sự mà em đã được học ở trường. (hết)

2: kể 1 kỷ niệm

Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy ... Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.

 Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.

   Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gầm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!

m đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố ...) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kĩ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.

   Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:

   - Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm ... Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!

   Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn ...

Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá ... Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.

   Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.

   Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.. (hết)

3: tả về quê hương đổi mới

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                     Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

7 tháng 12 2017

tự đi mà làm có bài văn dễ ko cũng hỏi

22 tháng 12 2016

Mở bài:

  • Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
  • Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

  • Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
  • Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
  • Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
  • Có người khác chứng kiến hay không?
  • Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
  • Em có vui khi làm công việc đó?
  • Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

Tham khảo dàn ý này nhé !

22 tháng 12 2016

Đề 3:

Mở bài:

- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).

Thân bài:

- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.

- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).

- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).

- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).

Kết bài:

Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

20 tháng 12 2021

B ơi, mik nói thật là nếu b bảo ko chép mạng thì b tự lm đi. Ko chép mạng thì mắc j lên đây kêu ngta viết thế. B cũng tự suy nghĩ dc mà, đừng bảo 1 đằng lm 1 nẽo

ko chép mạng thì tự làm ạ :

16 tháng 12 2017

Đề 2:

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử

Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.

16 tháng 12 2017

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

13 tháng 11 2019

Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em.

Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen:” Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con”. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.

Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em:” Con giỏi lắm”. Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ:” O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu” cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.

Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yeu thương người khác, biết giúp đỡ nhưng người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên. Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng:” Thật tuyệt vời!”. Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.

Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.

Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ:” Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo:” Không sao đâu con bị sốt đấy”. Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc:” Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.

Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dàng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con

Bài văn mẫu 2

BÀI VĂN MẪU LỚP 5 HAY KỂ LẠI MỘT KỈ NIỆM SÂU SẮC VỀ CHA

Trong gia đình tôi, bố là người yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là tôi.

Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh. Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình. Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều. Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.

Hôm nào em đi học, bố và mẹ cũng ra tiễn em. Bố dặn dò em rất kỹ, nào là “đi học hôm nay phải…”, rồi thì “phải nghe lời cô giáo…”, nhưng câu cuối cùng vẫn là “con đi đường cẩn thận nhé”. Khi đi học về, đang dắt xe vào nhà thì tiếng nói của bố từ trong nhà vọng ra “Con đã về rồi à?”. Nhưng bố cũng rất nghiêm khắc, những hôm nào em mắc khuyết điểm, hay bị điểm kém thì bố lại bắt em làm bản kiểm điểm. Nghiêm khắc với em như vậy nhưng ẩn sâu trong con người của bố là một người bố yêu thương em vô bờ. Nhờ vào kỷ niệm một lần bị ốm mà em biết được điều đó. 

Hôm đó em bị sốt cao và mằn mệt mê man, bố là người cuống quýt chạy ngược xuôi mua thuốc rồi gọi bác sĩ về khám bệnh cho em, đêm đến bố còn không ngủ và chỉ thức ngồi ở bên cạnh em để trông em, chốc chốc lại sờ trán xem em đã hạ sốt chưa và cứ như vậy cho tới khi trời sáng.

Nhờ trận ốm hôm đó mà em hiểu ra rằng những lần bố nghiêm khắc với mình cũng chỉ vì muốn em được tốt hơn, ngoan hơn và giỏi hơn. Vì thế mà em vẫn luôn yêu bố em rất nhiều.
Bố em! Một người trụ cột trong gia đình. Đối với em, bố không giỏi thể hiện tình cảm nhưng trong nhà bố luôn biết khi mình cần cương, cần nhu và dạy các con những điều vô giá trong cuộc sống. Bố cho việc lớn thành việc nhỏ, việc nhỏ thì cho qua.

Bố em là một tấm gương sáng cho gia đình. Tục ngữ có câu “con không cha như nhà không có nóc” và đúng là như vậy. Bố con như người cha trong câu tục ngữ ấy, là một con người mẫu mực, một trụ cột không thể thiếu trong gia đình em. Là một người siêng năng, kiên trì, thông minh khác hẳn những người khác và đã có ý định làm gì thì phải làm cho bằng được nên bố được rất nhiều người kính trọng.

Em rất tự hào khi là con trai của bố, con sẽ luôn ghi nhớ những điều bố dạy bảo và sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ công ơn của bố.

Bài văn mẫu 3

VĂN MẪU 5: KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ VỀ BÀ NGOẠI KÍNH YÊU

Mẹ là người cho em tình thương yêu vô hạn nhưng bà cũng cho em những tình yêu thương, tình bà cháu kính yêu tôn trọng. Ở trong nhà em hợp nhất với bà chính vì thế mà em có chuyện gì cũng kể với bà chứ không phải là mẹ. bà cho em một tuổi thơ êm đềm nhưng cũng đầy dữ dội. Cái dữ dội ấy không phải là khổ sở hay đau đớn mà là nghịch ngợm trên những cánh đồng quê hương.

Bà luôn cho em những tình yêu thương nhất, ngày còn bé cho đến tận bây giờ em không thể nào quên những kỉ niệm về bà. Từ khi em còn là một đứa đi học mẫu giáo bà đã sắm cho em đôi quần chíp để mặc. Vì mẹ em bận làm cho nên không quan tâm đến những vấn đề đó lắm. Tóc bà cũng cắt cho em, có thể nói tuổi thơ gắn liền với những kỉ niệm về bà. bà làm thay hết những công việc của mẹ em lo cho chúng em từ cái ghim kẹp tóc trở đi.

Nhớ những lần sáng sớm ra đòi bà mua quà những chiếc bánh rán năm trăm đồng ba chiếc. Khi ấy đồng tiền nó mới có giá trị làm sao. Quần áo bà mua cho em, mái tóc bà cắt cho em nốt. Bà em như một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp nhưng chỉ có một kiểu tóc duy nhất đó là tóc tiếng. Lũ trẻ con quê chúng em từ những đứa sạch cho đến những đứa bẩn đều có chấy. Chính vì thế mà bà phải cắt tóc ngắn cho chấy đỡ đẻ nhiều. Nhớ những buổi trưa ngồi trên bậu cửa bà bới tóc bắt từng con chấy cho vào răng cắn đến cậc một cái. Tuổi thơ em giữ dội là thế.

Mấy bà cháu sau những bữa em thường nằm quây quần bên nhau nghe bà kể chuyện ngày xưa. Bà lại trêu chúng em “Cấm cười cấm nói cấm gọi cấm thưa, cấm cửa nhà vua, ba phèo chín đấm”. Khi ấy đứa nào mà nhúc nhích là bà sẽ cù ki cho cười sặc mới thôi. Thằng em trai em sợ khủng long bà cứ dọa nó mỗi khi nó hư. Có lần gần sáng nhưng em vẫn xuống bô của bà ở cuối giường để tiểu. Ấy thế mà lúc ấy bà trêu thằng em rằng khủng long kìa. Em vội chạy lên làm đứt cả màn của bà.

Không những thế bà còn là một người khá nghiêm khắc nữa. Những lúc có khách mà chúng em đùa nhau nhộn quá bà thường phạt góc chúng em. Bà yêu thương chúng em như thế nhưng cũng rất nghiêm để dạy cho những em điều hay lẽ phải.

Đến bây giờ em vẫn không thể nào quên những kỉ niệm ấy. Bà của em bây giờ đã già rồi, mắt đã mờ, chân tay đã chậm và trí nhớ cũng không còn được minh mẫn như trước nữa nhưng những câu chuyện cổ tích vẫn theo bà, theo chúng em cho đến tận bây giờ.

10 tháng 1 2022

Tham khảo :

Kể lại một trải nghiệm của em với người thân 

Mỗi chúng ta không có ai sinh ra đã hoàn hảo đến mức tuyệt đối. Trong hành trình trưởng thành của mình, vô tình hay cố ý, chúng ta mắc phải những lỗi lầm. Những lỗi lầm ấy đôi khi lại làm tổn thương tới những người xung quanh. Em đã từng như thế. Cho đến hôm nay, hình ảnh mẹ khi em mắc lỗi vẫn in sâu trong tâm trí em.

Em may mắn được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Cha thường bận việc ở những miền đất xa xôi nên mẹ luôn quan tâm, chăm sóc em hết mực. Từ ngày cắp sách tới trường, em luôn cố gắng đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Mẹ và cha lúc nào cũng tự hào và tạo điều kiện tốt nhất cho em. Niềm tin của mẹ đặt trọn vẹn ở em, mẹ thậm chí không khắt khe thời gian học tập ở nhà với em.

Năm em học lớp 5, câu chuyện ấy đã xảy ra. Em mải chơi, lơ là việc học tập. Để rồi lần kiểm tra cuối kỳ 1, em bàng hoàng nhận bài kiểm tra điểm thấp. Trên trang giấy trắng, trong ô vuông điểm và lời phê ngay ngắn, con số 3 và dòng chữ “Lười học bài, kiến thức mơ hồ” đỏ chót chói mắt. Nỗi thất vọng và lo lắng bủa vây lấy em. Trống tan trường đã điểm mà em vẫn thẫn thờ ngồi trong lớp. Em suy nghĩ biết nói như thế nào với mẹ. Cả con đường về nhà quen thuộc cũng trở nên đáng sợ với em hơn bao giờ hết. Cuối cùng, em quyết định nói dối, em sẽ giấu kĩ bài kiểm tra này, mẹ chắc chắn sẽ không biết.

Cánh cổng gỗ đã hiện ra trước mắt. Giọng nói ấm áp của mẹ vang lên, ân cần hỏi em đi học về có mệt không. Mẹ pha cho em một cốc nước mát, nụ cười vẫn nở trên môi, mẹ hỏi: “Bài kiểm tra cuối kỳ con làm tốt chứ? Có áp lực quá không?” Em giật mình, không dám nhìn thẳng vào ánh mắt chờ mong của mẹ, em khẽ đáp: “Dạ, cũng ổn ạ” rồi lấy cớ vào phòng làm bài tập. Em đem bài kiểm tra kẹp vào quyển nhật ký, giấu tận trên tầng cao nhất của giá sách.

Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, em bị mẹ phát hiện. Một tuần trôi qua êm đẹp vì bài điểm kém đã giấu kín. Cho tới một hôm, em đi học về mà không thấy bóng dáng quen thuộc của mẹ ngoài phòng khách. Em rảo bước về phòng cất cặp sách. Qua khe cửa nhỏ, hình ảnh trong phòng làm em dừng hẳn lại. Giá sách bị đổ, sách vở nằm la liệt dưới đất, và trong đống lộn xộn đó, bài kiểm tra ở ngay dưới chân mẹ em. Mẹ cầm nó lên, em thấy khuôn mặt mẹ ngạc nhiên, bất ngờ rồi buồn bã vô tận. Hàng mi dài cụp xuống che đi đôi mắt đã ươn ướt lệ. Đôi tay gầy guộc của mẹ run lên nhè nhẹ. Lòng em dường như thắt chặt lại. Em khẽ gọi: “Mẹ”. Mẹ chầm chậm quay đầu nhìn em. Vội vàng lau đi những giọt nước mắt, giọng nói trong trẻo, ấm áp thường ngày chợt nghèn nghẹn, khàn khàn: “Con về rồi à. Rửa tay rồi ăn cơm thôi.” Mẹ nhanh tay gấp bài kiểm tra kia vào chỗ cũ, xếp lại sách đổ xuống cho tôi. Em cứ đứng như trời trồng ngoài cửa, lòng ngập tràn nỗi ân hận. Mẹ không đánh mắng mà im lặng, thể hiện nỗi buồn đó là rất lớn.

Bữa cơm yên lặng trôi qua, em cúi đầu, len lén nhìn vành mắt đỏ hoe của mẹ. Cả ngày hôm ấy, mẹ không nói thêm lời nào nữa. Em đắn đo mãi, quyết định xin lỗi mẹ. Em đứng bên giường khi mẹ đi nằm nghỉ, giọng lí nhí: “Con xin lỗi mẹ, con không nên học hành sa sút còn giấu mẹ. Con sẽ không bao giờ tái phạm nữa, mẹ đừng buồn mẹ nhé.” Em dứt lời rồi òa lên khóc. Mẹ hoảng hốt ôm lấy em, mẹ cũng khóc: “Con biết lỗi là tốt rồi. Đừng giấu mẹ, con phải tin tưởng cha mẹ. Dù có bị điểm kém, con nói ra mẹ mới biết và cùng con cố gắng. Con dù thế nào cũng là con của mẹ”. Giọng nói thân thương của mẹ vỗ về trái tim em, truyền cho em sức mạnh để kiên cường hơn. Mẹ con em cứ ôm nhau như vậy, lòng em nhẹ nhõm đi trông thấy.

Thời gian trôi đi, lỗi lầm ngày đó em đã sửa đổi. Song hình ảnh cảm động của mẹ vẫn luôn hiện diện nhắc nhở em phải sống cho xứng đáng. Mẹ là niềm hạnh phúc, là ánh mắt trời soi sáng cuộc đời em. Người mẹ nào trên thế gian này cũng vĩ đại, hãy trân trọng và yêu thương mẹ của mình.

10 tháng 1 2022

thanks

 

2 tháng 12 2017

Ồ! Đó là tiếng kêu của con mèo Trắng nhà tôi đấy, nó đang cùng đàn con gồm ba chú mèo dễ thương đến chơi với tôi. Nhìn nó chơi đùa với đàn con mà tôi thấy vui trong lòng, nhưng để có được như ngày hôm nay thì con Trắng nhà tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn và vất vả.Chợt, tôi nhớ lại chuyện xảy ra lúc đó…
Đó là lúc cách đây khoảng một năm, khi đó tôi mới học lớp 7, con Trắng còn chưa đẻ con, nó mới 2 tuổi, còn trẻ lắm, nó hay chơi đùa với tôi. Trắng là một con mèo màu trắng buốt, thân hình thon thả, đuôi dài, chân nó với miếng đệm màu hồng mềm mại bên dưới giúp nó di chuyển mà chẳng gây ra tiếng động nào, dù chỉ là nhỏ nhất. Chiếc đầu nó thì nhỏ nhắn, xin xắn, kèm theo đôi tai và đôi mắt đen tuyền dễ thương trông rất đáng yêu. Đừng nghĩ nó chỉ là một con mèo cảnh mà không biết bắt chuột nhé! Chiếc mũi hồng lúc nào cũng ươn ướt với đôi tai cực nhạy bén và đôi mắt cực kì tinh một khi đã kết hợp lại thì chẳng chú chuột nào chạy thoát. Ngoài ra, bộ móng vuốt sắc nhọn có thể thu lại gọn gàng càng làm cho Trắng như trở thành một sát thủ điêu luyện thực sự. Có một đặc điểm giúp tôi không thể nhàm lẫn Trắng với bất kì con mèo nào khác đó là vài chiếc đốm đen nhỏ xíu ở trên đuôi của Trắng. Và đó chính là ấn tượng đặc biệt sâu đậm khi lần đầu tiên tôi nhìn thấy Trắng.
Trắng rất thích nằm, nó có thể nằm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào. Mọi người nghĩ rằng nó rất lười và thường thắc mắc:<< Tại sao nó lại lười thế nhỉ? >> Nhưng chỉ có tôi biết được, đó là lúc nó đang thư giãn, nó cần được gãi vào bộ lông mượt mà của nó, nhất là ở trên đầu và vùng bụng. Trắng rất thích chơi đồ chơi, nó thích những thứ tròn và lăn được, mà cuộn len là thứ nó thích nhất. Biết được sở thích của nó nên lâu lâu tôi lại lén lấy một vài cuộn len của bà, và mỗi lần như thế thì lại có chuyện xảy ra: Nếu không phải là sợi len vương vãi khắp nhà thì cũng là những tiếng đỗ vỡ của bình hoa do Trắng làm lúc hứng chí. Ban đầu bố mẹ tôi còn la, nhưng nhiều lần như thế rồi đâm ra bố mẹ tôi xem đó như chuyện thường ngày và <> luôn, ghiền cái cảm giác được mắng <> chú mèo Trắng dễ thương mà tôi yêu quý. Từ đó bố mẹ coi Trắng như là một thành viên, không! Như là một người con quan trọng trong gia đình.
Tôi cứ tưởng mọi việc sẽ êm đềm trôi qua như vậy thì ngờ, vào một ngày, tôi chẳng thấy Trắng đâu cả! Tôi sợ lắm! Sợ không còn gặp lại Trắng nữa, sẽ không còn được vuốt ve bộ lông mượt mà của nó nữa, sẽ chẵng còn được mang những cuộn len cho nó chơi nữa! Thế là tôi bắt đầu đi tìm Trắng, ba mẹ tôi cũng vậy, tất cả mọi người trong nhà tôi, kể cả hàng xóm cũng vậy, ai nấy đều yêu mến Trắng và đang xôn xao đi tìm nhưng tìm mãi chẳng thấy nó đâu. Tìm không thấy tôi bắt đầu lo lắng: << Chẳng lẽ Trắng ghét mình nên bỏ đi mất rồi? Nhưng nó đang mang bầu thì đi đâu được? Hay là nó đã bị ăn thịt rồi? >> Chỉ nghĩ đến hai chữ << Hay là >> đó thì tôi bần thần cả người, tôi chực khóc, nhưng vì là đàn ông nên tôi cố kìm nén cảm xúc của mình. Tôi buồn, tôi buồn lắm, tôi nhớ cái ngày nghe tin Trắng đã có thai thì tôi nhảy cẫng lên, vui mừng khôn xiết, mà bây giờ lại phải chấp nhận sự thật rằng: << Trắng đã ra đi, không còn trở lại nữa! >>. Thấy tôi buồn thì bố tôi an ủi:
- Con à, đừng buồn nữa.
- Nhưng đâu tìm thấy Trắng đâu bố, chắc nó đi thật rồi?
- Đừng lo con ạ, ba sẽ đăng lên báo nhờ người tìm giúp, đừng nản chí con nhé!
Nghe được những câu đó, tôi dường như được tiếp thêm sức mạnh, tôi nghĩ chắc chắn sẽ tìm được Trắng thôi. Nhưng rồi 1 ngày, rồi 2 ngày, 3, 4,5 ngày mà vẫn chẳng thấy Trắng đâu cả, kể cả những tin gì về nó. Tôi bỗng hụt hẫng và bắt đầu ý nghĩ chấp nhận rằng Trắng đã đi thật rồi!
Ngày qua ngày, tôi chỉ biết ngồi cầm những vật mà Trắng thích: Cuộn len loại xịn mà tôi đã đích thân tặng , quả bóng đồ chơi, cả cái chén ăn cơm của nó nữa,… Tôi ngồi thẫn thờ nhìn lên bầu trời xa xăm, đám mây trôi lững lờ bỗng dừng lại, đàn chim bỗng ngừng hót, cây cối ngừng rơi lá,… Tất cả như chia sẻ nỗi buồn cùng tôi.
Tôi nghĩ mọi việc đã kết thúc! Nhưng nó chỉ thực sự kết thúc khi nó đã đến hồi kết. Vào ngày thứ 11 sau khi đăng báo, thì bất ngờ có một người đến nhà tôi và đưa cho tôi một thùng các-tông to đùng, tôi mở ra xem thì rất bất ngờ: Trong đó chính là Trắng và ba chú mèo con chưa mở mắt. Khi thấy Trắng bỗng nhiên bị sứt một bên tai thì tôi hỏi chú ấy:
- Chú ơi, tại sao con mèo nhà cháu bị như vậy?
- À, chú tên là Nam, nhà ở khu bên, chú làm nghề xe thồ, nhà chú cũng có nuôi một con mèo đực. Chú cứ thấy con mèo Trắng nhà cháu luẩn quẩn quanh nhà chú, chú định đuổi đi thì thấy nó có vẻ mệt mỏi, còn lại có bầu nữa, thế là chú cho nó ở lại và còn chia cho nó một phần cơm nữa. Cứ từ đó con mèo nhà chú và con mèo Trắng cứ quấn quýt lấy nhau, chú mới hiểu ra rằng: con mèo nhà chú đã lên chức làm cha, làm cha của những chú mèo nhỏ dễ thương chờ ngày chào đời.
Tôi định hỏi chú vài câu hỏi thì chú lại nói tiếp:
- Chú cứ tưởng Trắng sẽ ở nhà chú luôn chứ! Ai ngờ tới ngày nó đẻ, chú mời bác sĩ thú y tới để khám, về đến nhà lại chẳng thấy nó đâu. Thế là chú tức tốc lên xe và đi tìm nó, chú lái đi khắp mọi nơi, mọi ngóc ngách mà chẳng tìm được, chú định bỏ cuộc thì nghĩ đến một nơi: bãi đất trống gần sân vận động. Chỉ nghĩ đến đấy thì chú liền phóng ngay xe đến nơi và chú đã được đền đáp: tiếng mèo Trắng kêu meo meo và vài tiếng kêu nhỏ của ba chú mèo con đang ở trong bụi rậm kia. Chú vội vã chạy tới nhưng lại nhìn thấy 1 con mèo hoang tiến từ từ tới trước mặt con mèo kia và nhìn vào đám con của Trắng bằng ánh mắt ghê rợn, như muốn ăn tươi nuốt sống đàn mèo nhỏ kia. Trắng chưa biết được chuyện đó và nằm dài ra đất một cách mệt mỏi. Con mèo hoang bước từng bước tới chỗ đám mèo con, những chiếc vuốt sắc nhọn của nó vụt xuống định cào mèo con. Nghe thấy tiếng động và nhìn thấy cảnh tượng ấy, nó dùng hết sức chạy nhanh tới cào vào lưng con mèo hoang, đám mèo con đã thoát chết trong gang tấc. Con mèo hoang tức lắm, nó quay lại và nhìn Trắng một cách dận giữ. Hai con mèo nhìn nhau mắt không rời, rồi chúng xù lông lên, kêu << meo meo >> như để cảnh báo, và chúng bất ngờ xông vào nhau. Trắng dường như được tiếp thêm sức mạnh nhờ tình mẫu tử nên xông thẳng vào, bất chấp khó khăn. Hai con mèo đánh nhau dữ dằn, một trận đấu thật kinh hoàng! Một lúc sau, con mèo hoang dường như đã mệt lả, nó không còn sức để chiến đấu nữa, nó nhảy đi chỗ khác và bỏ đi. Trắng dường như đã thấm mệt, nó nằm phịch xuống đất, tai rươm rướm máu. Chú từ bụi rậm nhìn thấy tất cả, vội chạy tới và ẵm con Trắng cùng đám con của nó về nhà. Nhờ bác sĩ thú y chăm sóc mà nó hồi phục rất nhanh, riêng trên tai thì hằn lại vết sẹo. Chữa cho nó xong, bác sĩ thú y liền đưa cho chú tờ báo, chú đọc và rất ngạc nhiên khi cháu là chủ nhân của Trắng. Đó là toàn bộ câu chuyện đấy cháu ạ!
Tôi mừng lắm, ôm chầm lấy Trắng và reo lên: << Mày giỏi quá Trắng ạ! >>. Nó dường như hiểu được điều đó nên cũng kêu lên <> như vui mừng. Tôi cảm ơn chú, vẫy tay chào tạm biệt chú cho đến khi bóng chú đã khuất ở xa xa.
Tôi đang nhớ lại chuyện cũ thì bỗng: <>. Tôi giật mình, thì ra là tác phẩm của Trắng cùng đàn con, đó là một chiếc bình vỡ. Tôi liền don dẹp ngay. Lúc ấy , trên bầu trời xa xăm, mây lại trôi, chim ca líu lo, cây lại rung rinh, và ông mặt trời chuẩn bị kết thúc công việc hôm nay, để lại một buổi hoàng hôn vô cùng rực rỡ. 

20 tháng 10 2018

Mỗi người ai cũng có những người bạn bè thân thiết của riêng mình, đó có thể là người hợp với bạn về sở thích đối với các môn học, các môn thể thao hay đặc biệt hơn đó là người thường xuyên chia sẻ với bạn những buồn vui trong cuộc sống. Riêng với tôi, bạn thân với tôi là một người tôi yêu mến và khâm phục, bạn là người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập. Bạn là Minh.Có cái tên của con trai nhưng thực là Minh lại là một cô gái gầy gò và có vẻ yếu ớt nữa. Vầng trán bạn cao và rộng làm lộ rõ sợ thông minh. Đặc biệt, cặp kính tròn xoe khiến mọi người khó nhầm lẫn về học lực của Minh. Bạn học giỏi đều các môn, đặc biệt là môn Văn và môn Anh. Các thầy cô giáo và các bạn trong lớp rất yêu quý Minh. Bạn chẳng những học giỏi mà còn là lớp phó học tập gương mẫu và hay giúp đỡ bạn bè nữa.

Những kỉ niệm đáng nhớ là những sự kiện, sự việc mà chúng ta đã từng trải qua và có những ấn tượng khó quên về nó, những kỉ niệm không nhất thiết phải là những câu chuyện vui, những lời khen ngợi mà đôi khi nó còn là những câu chuyện buồn, những sự cố không may xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Em cũng có những kỉ niệm như thế, đó là một kỉ niệm khi em không may mắn gặp phải sự cố trên đường đi học về. Tuy là câu chuyện không vui nhưng nó đọng lại trong kí ức của em rất nhiều những ấn tượng, có lẽ em sẽ không bao giờ quên.

Cuộc sống không chỉ là những niềm vui, niềm hi vọng mà đôi khi những biến cố, những khó khăn sẽ bất ngờ ập đến mà chúng ta chẳng thể nào lường trước được. Sự cố mà em gặp phải trên đường đi học có lẽ chẳng có gì lớn lao nhưng nó làm cho em thực sự sợ hãi, hoảng loạn khi nó sảy ra. Hôm ấy như bao ngày bình thường khác, em cùng các bạn đến trường bằng xe đạp, chúng em học chiều nên thời gian bắt đầu xuất phát ở nhà là vào tầm trưa. Đây là thời gian mọi người nghỉ ngơi nên đường khá vắng vẻ, bởi vậy mà chúng em thường dàn hàng hai, hàng ba để tiện cho việc nói chuyện, cười đùa.

Chúng em vẫn biết là nguy hiểm nhưng do thói quen nên không đứa nào chịu thay đổi. Nhưng sự cố ngày hôm ấy khiến cho em phải có những suy nghĩ lại, đúng đắn hơn về sự an toàn của bản thân, và hậu quả của việc dàn hàng trên đường. Hôm ấy em và một vài người bạn đi xe và dàn hàng ra như mọi khi, câu chuyện vô cùng vui vẻ khiến cho chúng em mất chủ quan với những thứ xung quanh, đột nhiên có một chiếc xe đạp lao nhanh tới, do không làm chủ được phanh xe nên đã lao ầm một cái vào đuôi xe của em. Do lực đâm quá mạnh nên khiến cho cả người lẫn xe của em lao nhanh xuống một bờ mương cạn bên đường.

Cú lao xe mạnh khiến cho em ngã xõng xoài xuống mặt đất, chân đau ê ẩm, không thể tự nhấc lên được. Xe của em lúc ấy thì cũng bị lực ngã mà vỡ tan tành lồng xe, cặp sách trong lồng bung ra. Lúc lao xe khỏi mặt đường, em đã vô cùng sợ hãi, đây là lần đầu tiên em gặp sự cố và trải qua chuỗi cảm giác kinh khủng như vậy, tuy không bị thương quá nặng nhưng cảm giác sợ hãi lúc ấy khiến cho em thực sự bị ám ảnh, khiến nhiều ngày sau đó em không dám đụng vào xe đạp, đến trường cũng là bố mẹ chở đến.

15 tháng 11 2018

Xin lỗi mình ko phải là hs giỏi văn nên bài làm ko đc dài lắm, chỉ viết đc nhiều nhất là 1 tờ thôi (đó là theo font chữ hơi to của mình).Có gì bạn viết thêm vào cho dài ra.Mong bạn thông cảm !

21 tháng 12 2017

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

21 tháng 12 2017

cứ tra goold

24 tháng 10 2018

I. Giới thiệu : nêu hoàn cảnh mắc lỗi
Con người sinh ra, trong đời ai cũng có một lần mắc lỗi. mỗi người có mỗi lỗi khác nhau và vào hoàn cảnh khác nhau. Và tôi cũng thế, tôi mắc rất nhiều lỗi với ba mẹ và thầy cô. Nhưng lần mắc lỗi mà tôi thấy có lỗi nhất là vào thứ 7 vừa qua. Tôi đã đi chơi và không nói với ba mẹ khiến ba mẹ lo lắng. tôi rất hối hận vò không nói trước với mẹ. tôi sẽ kể các bạn nghe về lần mắc lỗi của tôi.

II. Thân bài
1. Mở đầu sự việc

- Thứ 7 cuối tuần được nghỉ học, nên tôi quyết định đi chơi
- Tôi đi tới tối khuya mà không nói ba mẹ, khiến ba mẹ lo lắng
2. Diễn biến sự việc
- Chuyến đi chơi khá hấp dẫn khiến tôi về khá trễ
- Tôi đi la cà trên đường về và về trễ hơn nữa
- Ba mẹ gọi tôi mà điện thoại tôi hết pin nên k pik
- Ba me gọi hoài không được nên rất lo lắng
- Khi về nhà, ba mẹ tôi đang xem ti vi
- Tôi rón rén bước vào nhà
- Ba gọi tôi lại và mắng tôi đi chơi không xin phép
- Tôi phụng phịu cải lại
- Tôi không biết lỗi mà cải lại với ba
- Ba mẹ tôi rất buồn
- Tôi bỏ lên phòng
3. Kết thúc sự việc
- Sang hôm sau ngủ dậy mẹ gọi ăn sang
- Ba tôi thì không nói một lời, mặt của ba rất buồn
- Tôi cảm thấy rất có lỗi
- Tôi xin lỗi ba và hứa không như thế nữa

III. Kết bài
- Tôi vô cùng hối hận về hành động của mình

- Tôi tự hứa với bản than sẽ không ham chơi mà cố gắn chăm ngoan học hành

 1. Mở bài

- Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc.

2. Thân bài

- Kể diễn biến sự việc:

+ Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?

+ Suy nghĩ của em khi làm công việc đó.

+ Hành động cụ thể của em khi đó.

- Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào.

c. Kết bài

- Cảm giác của em sau khi làm được một việc tốt.

Mở bài:

- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.

- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.

- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.

- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?

- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

Mở bài:

- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.

- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.

- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.

- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?

- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

a. Mở bài.

- Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.

- Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

b. Thân bài.

- Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)

- Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: Trèo cây, câu cá, bắn chim.

- Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.

- Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: Tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

c. Kết bài.

- Giời đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành

a. Mở bài

- Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.

- Giới thiệu khái quát về thành tích trong học tập hay việc tốt mà bạn ấy đã làm để giúp đỡ những bạn bè cùng lớp

b. Thân bài

- Kể về người bạn tốt của em:

+ Hoàn cảnh gia đình.

+ Tính cách.

+ Thành tích học tập.

+ Quan hệ với các bạn trong lớp, trong trường, với các thầy cô giáo và mội người ra sao?

- Kể về một kỉ niệm sâu sắc (nếu có) của bản thân với người bạn đó.

- Chơi với người bạn đó, em học được điều gì?

c. Kết bài

- Suy nghĩ của em về người bạn đó. (tự hào, thán phục).

- Nêu bài học về việc giao kết bạn bè. (Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).

 Chúc bạn học tốt ^-^