K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2017

Mb : gioi thieu van de can nghi luan

Tb : a Giải thích ý kiến

– Nghề nghiệp là cách nói khái quát về ngành nghề, công việc của mỗi người trong xã hội; cao quý là có giá trị lớn về mặt tinh thần, rất đáng trân trọng.
– Ý kiến nhằm khẳng định mọi ngành nghề trong xã hội đều quan trọng; giá trị cao quý của nghề nghiệp là do con người làm nên chứ không phải do bản thân nghề nghiệp đó.

b Bàn luận ý kiến

– Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người
+ Bản thân nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người; sự cao quý ấy phải do tự thân con người làm nên trong quá trình thực hiện nghề nghiệp của mình.
+ Trong xã hội, không có nghề tầm thường; bất cứ nghề nào mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng đều đáng được trân trọng, tôn vinh.

– Chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp
+ Thước đo giá trị nghề nghiệp là hiệu quả và phẩm chất đạo đức của người lao động trong công việc.
+ Sự cao quý của nghề nghiệp là do con người biết đem hết tài năng, sức lực và phẩm chất đạo đức của mình để làm nên các giá trị vật chất hoặc tinh thần, giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

– Phê phán một số quan niệm lệch lạc trong xã hội hiện nay khi cho rằng có nghề cao quý, có nghề tầm thường và chạy theo những ngành nghề chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cá nhân.

c Bài học nhận thức và hành động

– Cần phải biết chọn nghề phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân.
– Cần nuôi dưỡng niềm say mê, tình cảm yêu nghề để có thể tận tâm và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội.

Kb: Khang dinh lai ve cau noi

10 tháng 10 2017

làm thử phần c được không ?

bài học phải cụ thể hơn

25 tháng 9 2021
- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao. - “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI - một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút”. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ. 2. Thân bài a. Giải thích nhận định - “Cái bóng là hư”: ý nói nó là vật vô tri, vô giác. - “Nỗi đau rất thực” của Vũ Nương: là bi kịch bị chồng nghi oan, ruồng bỏ mà dẫn đến cái chết. => Nhận định đã chỉ ra chi tiết có ý nghĩa thắt nút của câu chuyện. b. Phân tích, chứng minh: * Chi tiết “cái bóng”: - Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. - Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó. - Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức. => Chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. * Bi kịch của Vũ Nương: - Nàng là một người phụ nữ nhan sắc, hiền thục, nết na, thủy chung son sắt: + Đó trước hết là một người phụ nữ đẹp, khiến Trương Sinh không tiếc trăm lạng vàng mà cưới về làm vợ. + Nàng là người con dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang: một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo... + Xa chồng nhưng rất mực thủy chung, một lòng thủ tiết chờ chồng. Khi bị nghi oan cũng chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng. - Song cuộc đời nàng vô cùng đau khổ: + Bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi. (bị đổ oan) + Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng. (chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá) + Tuy ở dưới thủy cung, nàng được cứu sống, sống phú quý, được bất tử, được minh oan nhưng lòng vẫn mong trở về cõi trần mà không thể. (chẳng thể trở về) c. Ý nghĩa của chi tiết cái bóng: - Tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật Vũ Nương, là nút thắt của tác phẩm, đẩy kịch tính lên cao trào. - Làm bộc lộ tính cách Trương Sinh: nóng nảy, ghen tuông mù quáng, độc đoán, gia trưởng. - Truyền tải giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: + Phản ánh chân thực số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương. + Lên án, tố cáo sự độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong xã hội phong kiến. - Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội cũ của nhà văn Nguyễn Dữ. 3. Kết bài: Tổng kết giá trị, ý nghĩa của chi tiết và tác phẩm.
16 tháng 6 2021

Trong cuộc sống, việc cho đi và nhận lại không chỉ đơn thuần là sự giúp đỡ giữa con người với nhau, hay là vì một mục đích nào đó. Hơn tất cả, việc cho đi và nhận lại là một lẽ tất yếu trong xã hội, góp phần làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, mang nhiều màu sắc nhân văn nhân bản hơn cả, từ đó con người tìm thấy được những vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống nhờ những giá trị tốt đẹp xuất phát từ tấm lòng chân thành giữa một xã hội hỗn độn, đầy mệt mỏi. Đúc rút được ý nghĩa của việc cho đi nhận lại đầy tốt đẹp ấy, một nhà diễn giả nổi tiếng người Mỹ gốc Canada Brian Tracy đã có một phát ngôn rất ấn tượng tạo động lực cho nhiều người đó là: "Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận mà không lãng quên".

Toàn bộ câu nói đều mang bóng dáng của một lời khuyên bổ ích, câu nói ấy khuyên mọi người hãy làm điều tốt hướng đến những giá trị khác ngoài giá trị vật chất, đó là lời khuyên về thái độ của con người đối với việc cho đi và nhận lại trong cuộc sống. Trước hết, ta cần hiểu "hãy cho đi mà không ghi nhớ", ở đây "cho" có rất nhiều khía cạnh, từ việc trao tặng ai đó một món quà nhỏ, một bông hồng đẹp, một cuốn sách hữu ích, chia đôi phần ăn sáng cho cô bạn cùng bàn, hay cũng có thể là sự giúp đỡ người khác khi họ cơ nhỡ gặp khó khăn trong cuộc sống,... Ngoài ra, việc cho đi không chỉ thể hiện ở những giá trị vật chất chúng ta đã trao tặng, mà đôi lúc cho đi còn là cho những giá trị tinh thần, có thể đó là những lời động viên, an ủi, là những lời khuyên, lời chia sẻ tâm tình xuất phát từ tận trái tim. Quan trọng hơn cả, việc cho đi bất cứ một thứ gì thì cũng phải xuất phát từ lòng tự nguyện, từ trái tim yêu thương, ước mong được cống hiến, được giúp đỡ người khác. Có thế thì việc cho đi mới thực sự có ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp. Còn nếu như khi chìa tay ra và trao cho người khác một thứ gì đó, mà trong tâm hồn vẫn luôn tơ tưởng về việc sẽ được nhận lại cái gì đó xứng đáng thì chúng ta đã vô tình đánh mất đi cái ý nghĩa tốt đẹp của việc cho đi, đó đơn thuần chỉ là trao đổi, vì mục đích vụ lợi mà thôi còn đâu cái ý nghĩa của việc cho mà không cần hồi đáp.

Việc nhận lại hay không thuộc về những cảm nhận trong tâm hồn của chúng ta, chẳng phải khi bạn cho đi với một tâm hồn trong sáng lương thiện, thì chính bản thân bạn cũng đã nhận lại được niềm vui sướng hạnh phúc vì vừa làm được một việc hết sức có ý nghĩa hay sao. Theo tôi đó là sự đền đáp quá xứng đáng cho mỗi hành động tốt đẹp ấy rồi, cũng giống như việc ta trao tay người khác một bông hồng đẹp, cái còn lại nơi bàn tay ta chính là mùi hương vấn vương mãi không rời. Việc sẵn sàng cho đi mà không cần nhận lại là minh chứng cho tấm lòng cao thượng, một tâm hồn đẹp đẽ, nhân hậu của chính chúng ta. Không phải ai cũng có thể dễ dàng cho đi, nhưng một khi đã cho đi, chúng ta bỗng sống có ý nghĩa hơn trong cuộc đời, thoát khỏi cái gông cùm của sự ích kỷ, của cái tôi có nhân yếu đuối, để thả hồn vào cái vui sống, an nhiên, hạnh phúc bằng những hành động tốt đẹp, nhân văn. Có câu, bạn càng tính toán chi ly bạn càng cảm thấy cuộc sống bế tắc, nhưng một khi bạn thong thả, chịu hi sinh một phần lợi ích của bản thân cho người khác thì bỗng nhiên cuộc sống của bạn như được mở ra vậy. Giờ đây, cuộc sống không còn chỉ quẩn quanh ở những giá trị vật chất tầm thường, mà còn là những giá trị tinh thần cao quý, mà cho dù có bao nhiêu tài sản cũng chẳng thể mua nổi, chính những giá trị ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn bạn thành một vườn hồng thơm ngát. Bàn tay xinh đẹp của bạn ngày ngày thu hoạch rồi trao tặng cho người cần, thật sự ý nghĩa và hạnh phúc vì cuộc đời ta bỗng trở nên thơm mát lạ kỳ.

Với vai trò của người nhận, cho dù khi bạn nhận được một thứ gì đó nhỏ nhắn thôi, ví như cây kẹo mút, tờ khăn giấy, hay một món quà, một bông hoa,... Thì cái cốt yếu nhất mà chúng ta phải làm được đó là sự ghi nhớ không quên, là lòng biết ơn với những gì chúng ta được nhận, với người đã trao tặng cho chúng ta những thứ đó một cách chân thành. Hãy luôn tâm niệm rằng trong cuộc đời dài ngót nghét 60, 70 năm ấy chắc chắn ít nhiều cũng sẽ có đôi lần chúng ta vấp ngã, gặp khó khăn trong cuộc sống, những khi ấy người chịu chìa đôi tay ra kéo bạn đứng lên, chịu ngồi nghe bạn tâm tình thủ thỉ, cho bạn chiếc khăn tay lau nước mắt, thậm chí giúp bạn bước qua khó khăn bằng năng lực của họ thì chẳng còn gì sung sướng hạnh phúc hơn cả. Sao chúng ta có thể quên người đã từng giúp đỡ, từng có ơn nghĩa với mình được chứ, làm thế chẳng khác nào kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác, vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván chăng? Chúng ta cần tự ý thức được rằng, người giúp đỡ ta lúc khó khăn dù họ có ý nghĩ gì thì chí ít rằng, lúc ấy cũng chỉ có họ chịu chìa tay ra kéo chúng ta dậy, họ thực sự muốn giúp chúng ta trong khoảnh khắc ấy. Những con người như vậy thứ nhất là chúng ta đã nợ họ một ân tình, thứ hai là họ xứng đáng được chúng ta trân trọng và dành những tình cảm chân thành nhất để đối đãi. Làm được như vậy, chứng tỏ chúng ta có một tâm hồn và nhân cách đẹp đẽ, sẽ khiến chúng ta được sống hạnh phúc, vui vẻ, không phải vướng mắc hay cắn rứt lương tâm về hành động của mình. Người ta đã cho bạn một, thì bạn hãy cố gắng đền đáp họ lại 10, bằng lòng chân thành, yêu thương và biết ơn sâu sắc nhé, tuyệt đối đừng lãng quên lòng tốt của người khác mà chỉ thản nhiên nhận, đó gọi là vô sỉ, không có thể diện, đạo đức.
Câu nói của Brian Tracy đã đem đến cho chúng ta nhiều nhận thức mới mẻ về hành động cho đi và nhận lại trong cuộc sống. Cuộc đời chúng ta là một vườn hồng thơm ngát, chúng ta hãy hãy những bông hoa đẹp nhất đem trao tặng cho người đời mà đừng tiếc chi những ngày dài chăm sóc, bởi khi được cho đi thì sâu trong tâm hồn chúng ta đã cảm thấy thật hạnh phúc và ý nghĩa đang đong đầy trái tim. Và vườn hồng ấy của chúng ta cũng sẽ được nhận lại những tấm lòng đẹp đẽ, tựa nguồn phân bón tốt, nguồn nước sạch từ những người khác, khi ấy bạn tuyệt đối đừng quên đi những nhân tố đã vun đắp cho vườn hồng của mình nhé. Cuộc sống vốn là sự cho đi và nhận lại không cưỡng cầu, mà chúng diễn ra một cách tự nhiên tất yếu, nên đừng băn khoăn mà hãy sống thật thoải mái, bỏ đi cái tính ích kỷ hẹp hòi trong lòng, đó mới là chìa khóa của hạnh phúc.

19 tháng 6 2017

- Tâm hồn nhạy cảm, mẫn cảm : Ông hoạ sĩ trong câu chuyện với người thanh niên mặc dù gặp gỡ rất ít phút, chỉ thoáng nghe người thanh niên kể chuyện về công việc của mình, ông cảm nhận ngay được nét đẹp tâm hồn của anh, ông cảm thấy rối bời bởi ông đã bắt gặp điều mà ông vẫn ao ước được biết - vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người thanh niên.

- Là con người từng trải, hiểu đời, hiểu người sâu sắc

- Là con người gắn bó với hội hoạ, có nhiều trăn trở về nghề nghiệp ⇒ lòng yêu nghề, say mê với nghề. Dấu ấn nghề nghiệp đã in dấu lên vẻ ngoài của ông

   + Sắp nghỉ hưu vẫn muốn vẽ tranh. Ông hiểu vẽ là một công việc gian nan. Ông cảm thấy ngòi bút của mình dường như bất lực trong việc tái hiện lại vẻ đẹp cuộc sống con người. Chỉ có những người thực sự giỏi mới không tự bằng lòng với mình, tự thấy mình phải phấn đấu nhiều hơn nữa.

   + Ông càng xúc động trước những nét đẹp bình dị, đáng quý của anh thanh niên, ông càng khát khao sáng tác. Làm thế nào để phác hoạ được bức chân dung chàng trai, làm thế nào để người xem phát hiện được, cảm nhận được nét đẹp của anh như ông đang xúc động, làm thế nào để gửi gắm suy tư của ông vào bức tranh đó.

⇒ Quả thực ta thấy ông là một con người có tâm hồn nhạy cảm, có nhiều suy nghĩ sâu sắc về nghề nghiệp.

18 tháng 6 2023

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy,  trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Lúc này, nàng đương có mang sinh ra bé Đản vì sợ con nhớ cha nên mới lấy cái bóng mình lúc tối bảo rằng đó là cha con đấy. Khi Trương Sinh về, tin lời bé Đản bảo rằng có người cha khác hay lại nhà vào mỗi tội mà nghi ngờ chính người vợ chung chăn gối của mình. Chàng không kể với Nương, nổi giận đa nghi che mờ mắt đuổi nàng đi, mắng nhiếc. Khi này, nàng phải bất đắc dĩ mà nói "Thiếp ...Vọng Phu kia nữa" rồi nàng tắm gội sạch sẽ mà ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than trách mình là kẻ bạc mệnh hẩm hiu .... phỉ nhổ. Rồi gieo mình xuống sông. Nàng gieo mình đi để giải thoát cho một số phận khốc liệt của nàng, khi mà một người phụ nữ bị trói buộc bởi "phong kiến" nàng phải lấy cái chết của chính mình đã minh oan cho bản thân. Từ đây, ta thấy rằng Vũ Nương là người phụ nữ trọng danh dự, tình nghĩa vô cùng!. 

✿Tuệ Lâm 

14 tháng 9 2021

Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta. Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quý trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.

3 tháng 10 2017

Chọn đáp án: C.