K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

C1. Thời Đường (618-907) được coi là thời kỳ thịnh vượng nhất của phong kiến Trung Quốc vì nó đánh dấu một giai đoạn phát triển văn hóa, kinh tế và chính trị đáng kể. Có một số lý do chính để giải thích sự thịnh vượng của thời Đường:

1. Cải cách hành chính: Thời Đường thực hiện nhiều cải cách hành chính, bao gồm sự tách biệt giữa quyền lực quân sự và quyền lực dân sự, cải cách thuế và hệ thống quản lý đất đai. Điều này giúp tạo ra một hệ thống quản lý hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.

2. Phát triển kinh tế: Thời Đường chứng kiến một sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Nông nghiệp, thương mại và công nghiệp đều được khuyến khích và phát triển. Sự phát triển của hệ thống giao thông, như đường sông và đường bộ, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và trao đổi hàng hóa.

3. Sự ủng hộ và khuyến khích của triều đình: Triều đình Đường đã đặt sự phát triển kinh tế và văn hóa là ưu tiên hàng đầu. Họ khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực, bao gồm văn hóa, nghệ thuật, khoa học và công nghệ. Sự ủng hộ này đã tạo ra một môi trường thịnh vượng cho sự phát triển của xã hội.

C2. Kinh tế thời Minh-Thanh (1368-1912) có một số điểm mới so với thời Đường:

1. Thương mại quốc tế: Thời Minh-Thanh chứng kiến sự mở cửa và phát triển thương mại quốc tế. Trung Quốc đã trở thành một trung tâm thương mại quan trọng trong khu vực và thế giới, thúc đẩy trao đổi hàng hóa và văn hóa với các quốc gia khác.

2. Sự phát triển của nông nghiệp: Thời Minh-Thanh chứng kiến sự phát triển của nông nghiệp, đặc biệt là trong việc sử dụng phân bón và công nghệ canh tác tiên tiến. Điều này đã tăng năng suất nông nghiệp và cung cấp nguồn lực cho sự phát triển kinh tế.

3. Sự đa dạng hóa kinh tế: Thời Minh-Thanh đã chứng kiến sự đa dạng hóa kinh tế, với sự phát triển của các ngành công nghiệp như dệt may, sản xuất gốm sứ, chế tạo kim loại và thủ công mỹ nghệ. Điều này đã tạo ra sự phát triển kinh tế đa ngành và đa dạng.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng thời Minh-Thanh cũng đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề như chiến tranh, thảm họa tự nhiên và sự suy thoái chính trị, điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của thời kỳ này. 

30 tháng 10 2023

cảm un nha

15 tháng 10 2023

Vì dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc đạt được sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội.

15 tháng 10 2023

chịu 

22 tháng 12 2022

A

 

30 tháng 10 2021

Tham Khảo:

https://loigiaihay.com/su-thinh-vuong-cua-trung-quoc-duoi-thoi-duong-duoc-bieu-hien-o-nhung-mat-nao-c82a13588.html

19 tháng 5 2021

Tham khảo

* Kinh tế: sản xuất nông nghiệp phát triển

- Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

- Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

* Chính trị:

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

* Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân ấm no.

* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

⟹ Đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á

Tham_khảo

* Kinh tế: sản xuất nông nghiệp phát triển

- Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

- Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

* Chính trị:

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

* Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân ấm no.

* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

⟹ Đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

11 tháng 12 2017

- Sự phát triển kinh tế dưới thời Đường cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt.

- Bộ máy nhà nước thời Đường được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, xã hội ổn định.

- Mở khoa thi để tuyển chọn người tài cho đất nước.

- Kinh tế phát triển, nhà nước giảm tô thuế, thi hành chế độ quân điền.

- Nhà Đường tìm cách mở rộng bờ cõi bằng những cuộc chiến tranh xâm lược nước láng giềng.

3 tháng 9 2016

1. Về chính trị: 
- Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao. Vua thông qua 2 biện pháp: Cắt cử quan lại đi trấn giữ các địa phương và mở khoa thi cử để tuyển chọn quan lại => tạo ra chính quyền phong kiến quan liêu. Bộ máy nhà nước được kiện toàn 
- Đối ngoại: Vua mở các cuộc chiến tranh đi xâm lăng, mở rộng lãnh thổ. Đây là thời kì mà lãnh thổ Trung Quốc được bành trướng nhất 

2. Về kinh tế: 
- Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện 1 chính sách mới rất tiến bộ: chính sách quân điền ( lấy ruộng chia cho nhân dân)
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đồng thời được phát triển với nhiều sản phẩm nổi tiếng: gốm sứ, tơ lụa , luyện kim 

3. Về văn hóa: 
- Văn hóa thời đường phát triển rực rỡ về nhiều mặt. 
Đặc biệt là trong văn học, thơ Đường để lại khối lượng tác phẩm khá đồ sộ ( ~ 50 nghìn bài ) , đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật làm thơ và có ảnh hưởng lớn tới nền văn học của nhiều nước khác 
- Tôn giáo: Nho giáo và Phật giáo phát triển hài hòa 

=> Lãnh thổ được mở rộng, đất nước giàu mạnh , phát triển.

8 tháng 9 2017

dài quá