K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thầy giáo mới

            Sáng hôm nay, chúng tôi đón thầy giáo mới.

            Giờ học đến, thầy ngồi vào bàn, chốc chốc lại thấy một người học trò cũ qua cúi chào. Cũng có người vào bắt tay thầy và thăm hỏi thầy một cách rất cung kính. Đủ biết học trò cũ quyến luyến thầy biết nhường nào và như muốn được ở gần thầy. Đến bài chính tả, thầy xuống bục, đi lại trong các hàng ghế đọc cho chúng tôi viết. Thấy một học trò mặt lấm tấm mụn đỏ, thầy ngừng đọc, lại gần tay sờ trán và hỏi: “Con làm sao vậy?”. Thừa lúc thầy quay lưng lại, một anh học trò bàn dưới leo lên ghế, lắc lư người như trượt băng. Bất ngờ, thầy ngoảnh lại bắt gặp, anh chàng vội ngồi ngay xuống cúi đầu đợi phạt. Nhưng thầy khẽ đập vào vai bạn học trò kia, nói rằng: “Không được làm thế nữa”. Rồi thầy trở về chỗ đọc nốt bài chính tả.

            Khi viết xong, thầy yên lặng nhìn chúng tôi một lúc lâu rồi ôn tồn nói:

            - Các con ơi! Hãy nghe ta! Chúng ta cùng nhau trải qua một năm học. Các con phải chăm chỉ, ngoan ngoãn. Ta không có gia đình. Các con là gia đình của ta. Năm ngoái, mẹ ta còn, bây giờ người đã khuất. ta chỉ còn có một mình. Ngoài các con ra ở trên đời này, ta không còn có ai nữa; ngoài sự yêu thương các con, ta không còn yêu thương ai hơn nữa. Các con như con ta. Ta sẽ yêu các con. Đáp lại, các con phải yêu ta. Ta không muốn phạt một người nào cả. Các con phải tỏ ra là những trẻ có tâm hồn. Trường ta sẽ là một gia đình, các con sẽ là mối an ủi và niềm tự hào của ta. Ta không cần phải hỏi lại các con vì ta tin rằng trong lòng các con, ai ai như cũng “vâng lời”, nên ta có lời cảm ơn các con.

            Thầy nói dứt lời thì trống trường vang lên. Chúng tôi yên lặng xuống sân. Anh học trò vô lễ ban nãy rón rén lại gần thầy giáo, run run nói:

            - Thưa thầy, xin thầy tha lỗi cho con.

            Thầy gật đầu và bảo:

            - Tốt lắm! Cho con về.

(Theo Những tấm lòng cao cả - A-mi-x)

CÂU 1 HÀNH ĐỘNG CỦA THẦY GIÁO ĐỐI VỚI  HỌC SINH NHƯ THẾ NÀO

CÂU 2 EM HÃY VIẾT 3-5 CÂU NÓI LÊN TÌNH CẢM CỦA MÌNH Ề MỘT NGƯỜI ( THẦY ) CÔ ĐÃ TỪNG DẠY DỖ EM 

0
25 tháng 12 2021

Dấu ngoặc kép để chú thích lời nói

25 tháng 12 2021

Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

25 tháng 12 2021

Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

25 tháng 12 2021

có kb với lê anh đức ko bảo anh í nhắn  với tui nha

6 tháng 5 2023

CHỊ THAM KHẢO NHÉ Ạ

Tả buổi học cuối cùng dưới mái trường Tiểu học - Số 1

Thời gian trôi đi nhanh thật đấy, mới ngày nào đó em vừa bỡ ngỡ nép sau lưng mẹ bước vào mái trường tiểu học thân yêu. Vậy mà hôm nay đã là buổi học cuối cùng em được ngồi bên cạnh bạn bè, được lắng nghe cô giảng bài, được là học sinh của mái trường này. Buổi học cuối cùng này, có lẽ không chỉ riêng em mà rất nhiều bạn khác nữa đều có cảm xúc xốn xang khó tả.

Một sáng mùa hè trong veo và yên ả, những tia nắng đang rọi xuống từng vòm cây xanh mượt mà. Cảnh sân trường buổi sáng mai tĩnh lặng đến lạ kì, có lẽ vì do các bạn học sinh chưa đến hết. Hôm nay em đến trường sớm hơn mọi ngày vì đây là buổi học cuối cùng của cấp học tiểu học.

Đi giữa sân trường, em thấy mình nhỏ bé và lạc lõng với môi trường đã thân thuộc suốt 5 năm qua. Lát nữa thôi, chúng em sẽ ngồi ngay ngắn vào bàn và làm đứa học sinh lớp 5 cuối cùng, chia tay bạn bè, chia tay thầy cô.

Buổi học hôm ấy nhẹ nhàng, không ồn ào, vội vã, các bạn cũng không tranh cãi, nói chuyện riêng, tiếng cô trầm bổng, lớp học rơi vào tĩnh lặng. Bởi ai cũng biết đó là buổi học chia tay của khối học sinh lớp 5.

Nhìn gương mặt bạn nào cũng thoáng chút buồn và nuối tiếc. Chúng em đã có với nhau biết bao nhiêu kỉ niệm với những thứ thuộc về nơi đây, nhưng chúng em lại sắp phải nói lời tạm biệt. Tạm biệt để bước sang trang mới, cấp học mới và nhiều thứ mới mẻ hơn nữa.

Ngoài kia, nắng vẫn đu mình trên cây. Gió rít trên từng cây phương đang buông sắc đỏ. từng chú chim nhảy nhót hót líu lo tạo nên bản hợp xướng tuyệt vời. Tuy nhiên nó vẫn không khiến cho sân trường náo động lên. Hôm nay chỉ có các bạn học sinh khối lóp 5 đi học nên tâm trạng của mọi người đều như nhau, nuối tiếc và đầy lưu luyến.

Ánh mắt cô giáo hôm nay cũng buồn và nhẹ nhàng biết bao. Cô nhìn một loạt các bạn học sinh, mắt rơm lệ, và nhắn nhủ chúng em phải cố gắng để trở thành học trò ngoan và giỏi ở cấp học mới. Chúng em ai cũng cúi đầu vâng dạ, không dám nhìn ai, vì thực sự cảm xúc đang vỡ òa.

Những năm tháng cùng ngồi chung bàn, học chung lớp, nghịch ngợm, nô đùa chẳng mấy chốc sẽ thành dòng kỉ niệm mà thôi. Có lẽ sau này ai cũng sẽ nhớ về những năm tháng đầy ắp niềm vui như ở dưới mái trường tiểu học này.

Chúng em lặng lẽ nhìn nhau, nhìn lại mọi thứ sắp cũ, nhìn cô giáo rồi ôm chầm lấy nhau khóc nức nở. Đây là buổi học cuối cùng ở trường tiểu học.

Tả buổi học cuối cùng dưới mái trường Tiểu học - Số 2

Ngôi trường tiểu học với mỗi chúng ta bao giờ cũng gợi lại những kỉ niệm ngây thơ và trong trắng. Dù đã bước sang lớp sáu nhưng những buổi học cuối thật sâu đậm khó phai. Hôm ấy là một ngày giữa tháng năm trời mát mẻ ở ngoài kia trên những cây xà cừ cổ thụ tiếng ve đang náo nức rộn vang như giục giã chúng em nhanh nhanh bước vào những ngày hè lí thú. Đang ngồi tranh luận với nhau về những bài học cũ, bỗng tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng sắp song sách vở chuẩn bị cho bài học mới.

Cô giáo bước vào vẫn bộ quần áo giản dị và nụ cười tươi tắn trên môi. ổn định lớp xong, cô hỏi:

“Các em đã chuẩn bị bài học chưa?” “Thưa cô rồi ạ!” Chúng em đồng thanh đáp. Cô giáo kiểm tra bài cũ. Linh và Oanh đều trả lời cô dõng dạc và trôi chảy. Cô rất hài lòng, rồi chúng em bước vào bài mới. Bài học hôm nay là một bài Ngoại khóa ngữ văn.

Giới thiệu đầu đề bằng một dòng chữ hoa, xong cô gợi ý vào bài học mới đầy ấn tượng:

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng thấy nhớ nhiều…

Các em ạ! Chúng ta ai cũng có một quê hương. Đó là nơi ta đã sinh ra và lớn lên trong niềm thương nỗi nhớ. Hôm nay chúng ta sẽ hiểu tình yêu đất nước là gì? Tình yêu đất nước bắt nguồn từ đâu qua bài ngoại khóa văn học “Lòng yêu nước”. Những đôi mắt đen láy tròn xoe đang chăm chú nhìn lên tấm bảng đen. Đôi tay với những ngón tay búp măng của cô đang đậm tô những dòng phấn trắng.

Bài học hôm ấy của chúng em là một giờ trao đổi sôi nổi về lòng yêu nước. Những cánh tay ngắn ngũn xinh xắn giơ lên liên tiếp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng mong được cô gọi đến, cũng mong được nói lên những suy nghĩ của mình về lòng yêu nước. Nhưng cả lớp chăm chú nhất vào câu trả lời của bạn Phương Nga:

– Thưa cô! Lòng yêu nước bắt nguồn giản dị từ tình yêu gia đình, yêu những gì dù là nhỏ nhất của quê hương như một dòng sông hay những cánh đồng bát ngát.

Cô giáo khen Phương Nga trả lời rất đúng và cho bạn điểm 10. Lớp em ai cũng thấy xốn xang. Phần thứ hai của bài học lại càng sôi nổi. Đó là phần cô giáo của chúng em tự sưu tầm rồi đọc những câu ca dao biểu hiện tình yêu quê hương đất nước. Mỗi bạn đọc một câu, cả lớp đã tạo thành một bản nhạc đa âm, một bức tranh nhiều màu sắc về lòng yêu nước.

Buổi học sôi nổi, say sưa nhưng sao nhanh quá. Tiếng trống đã báo hết giờ mà trong lớp còn thấy vang vang. Buổi học kết thúc nhưng ấn tượng về nó vẫn không hề phai nhạt trong trí nhớ của mỗi chúng em. Mong sao trong những ngày sắp tới, sẽ có nhiều buổi học như thế lưu dấu lại trong em.

Tả buổi học cuối cùng dưới mái trường Tiểu học - Số 3

Thời gian thấm thoát thoi đưa, ngày nào em còn nắm tay mẹ ngơ ngác đứng trước cổng trường tiểu học, mà giờ đây em đã sắp tốt nghiệp để lên một ngôi trường mới trường Trung học cơ sở.

Hôm nay là buổi học cuối cùng của em tại ngôi trường tiểu học thân yêu này. Buổi học này có lẽ không chỉ riêng em mà rất nhiều bạn khác trong lớp đều có tâm trạng bồi hồi, lưu luyến, một thứ cảm xúc vô cùng khó nói thành lời.

Trên bục giảng lời cô giáo chủ nhiệm của chúng em đang vang lên thân thương, những lời thơ của cô hôm nay em nghe cảm thấy thật rưng rưng xúc động, ngọt ngào và nhiều cảm xúc hơn bất kỳ giờ học nào trước đây. Bởi có lẽ hôm nay là lần cuối cùng cô giảng bài cho chúng em. Hết ba tháng hè này cô lại sẽ tiếp tục đưa một chuyến đò qua sông.

Rồi quay trở lại đón những mầm non mới. Em nhìn cô rồi lướt nhìn ra hàng cây phượng đỏ nơi góc sân trường những tiếng ve kêu râm ran giữa trưa hè oi ả của một ngày cuối tháng 5. Trên những cây phượng quen thuộc những chùm hoa đỏ nở bung rực rỡ. Chúng thản nhiên kiêu hãnh khoe sắc dưới nắng hè chói chang.

Em nhìn quanh từng khóm hoa, gốc lựu đỏ, sao cảm thấy nghẹn ngào nơi cổ họng. Mái trường thân yêu này đã gắn bó với em suốt năm năm qua giờ đây sắp phải chia xa nó lòng em chợt trùng xuống không nỡ ra đi một chút nào.

Buổi học cuối cùng trôi đi thật bình yên, không ồn ào. Các bạn trong lớp ai cũng nghiêm túc ngồi nghe cô giảng, nghe những tâm sự, lời chào tiễn biệt của cô. Lời của cô êm đềm nhiều cảm xúc, phía cuối lớp có một vài bạn nữ lấy vạt áo lên lau nước mắt, tiếng thút thít bắt đầu vang lên thành tiếng.

Cô chủ nhiệm đứng trên bục giảng, giọng dường như cũng lạc đi vì xúc động cô nói” Hôm nay là buổi học cuối cùng của các em tại trường tiểu học Sơn Ca này. Từ ngày mai các em được nghỉ hè rồi chuyển lên cấp hai. Tới một ngôi trường mới cô mong các em ai cũng đều mạnh khỏe , học giỏi và đừng quên ngôi trường này”.

Bạn Thương lớp trưởng thay mặt cả lớp lên tặng quà lưu niệm cho cô rồi phát biểu những lời cảm ơn của lớp về những tình cảm, công lao dìu dắt của cô với tập thể lớp 5A trong suốt thời gian qua.

Sau lời phát biểu của bạn Thương cả lớp đều vỗ tay thể hiện sự biết ơn của mình dành cho cô giáo. Cô giáo nhận gói quà lưu niệm rồi bước nhanh ra khỏi lớp để tránh không để mình bật khóc

Những gương mặt buồn rầu, nuối tiếc, những giọt nước mắt nghẹn ngào của giờ phút chia ly, khiến ai cũng cảm thấy muốn mình trở nên bé lại để được ở mãi nơi này.

Tạm biệt mái trường thân yêu, tạm biệt chỗ ngồi thân thương, tạm biệt bảng đen phấn trắng, “cho dù có đi nơi đâu ta cũng không quên được nhau”

Chúc chị xinh đẹp, học tốt ạ!

Câu 1. Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?       A. Học chữ      B. Mừng thọ thầy      C. Thăm sức khỏe thầy      D. Tặng thầy sách Câu 2. Cụ giáo Chu dẫn học trò của mình đi thăm ai?       A.Trưởng làng      B. Thầy giáo dạy vỡ lòng của cụ      C. Thân mẫu của cụ      D. Phụ thân của cụ Câu 3. Câu chuyện trên nhắc em nhớ đến truyền thống nào của dân tộc?       A. Lá lành đùm lá rách      B....
Đọc tiếp

Câu 1. Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?  
     A. Học chữ 
     B. Mừng thọ thầy 
     C. Thăm sức khỏe thầy 
     D. Tặng thầy sách 


Câu 2. Cụ giáo Chu dẫn học trò của mình đi thăm ai?  
     A.Trưởng làng 
     B. Thầy giáo dạy vỡ lòng của cụ 
     C. Thân mẫu của cụ 
     D. Phụ thân của cụ 


Câu 3. Câu chuyện trên nhắc em nhớ đến truyền thống nào của dân tộc?  
     A. Lá lành đùm lá rách 
     B. Thương người như thể thương thân 
     C. Yêu thương anh chị em 
     D. Tôn sư trọng đạo 


Câu 4. Những thành ngữ nào sau đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?  
     A. Uống nước nhớ nguồn. 
     B. Tiên học lễ, hậu học văn. 
     C. Học thầy không tày học bạn 
     D. Học, học nữa, học mãi 


Câu 5. Cụ giáo Chu được miêu tả như thế nào?  
     A. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. 
     C. Cụ giáo tóc bạc phơ, đội khăn xếp ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập 
     B. Cụ giáo mặc bộ quần áo màu trắng giản dị, đang lang thang trong sân vườn. 
     D. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm đang say sưa dạy học trò luyện chữ. 


Câu 6. Cụ giáo Chu được nói tới trong bài là ai?  
    A. Cụ Chu Văn Ân (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. 
    B. Cụ Chu Văn An (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. 
    C. Cụ Chu Văn Ba (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. 
    D. Cụ Chu Văn Tam (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. 


Câu 7. Ý nghĩa của bài văn Nghĩa thầy trò?  
     A. Cho thấy được cụ giáo Chu là người có rất nhiều môn sinh. 
     B. Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. 
     C. Kể lại diễn biến ngày mừng thọ của cụ giáo Chu 
     D. Cho thấy cụ đồ mới là người có nhiều môn sinh nhất, nhiều hơn cả cụ giáo Chu. 


Câu 8. Các câu sau được nối với nhau bởi dấu hiệu nào?  
Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. 
    A. Lặp từ ngữ 
    B. Thay thế từ ngữ 
    C. Dùng từ ngữ có tác dụng nối 
    D. Cả ba phương án trên 


Câu 9. Các vế trong câu ghép dưới đây được nối với nhau bởi dấu hiệu nào?  
           Cụ giáo Chu bước vào sân, cụ chắp tay cung kính vái và nói to lời chào. 
     A. Nối trực tiếp bằng dấu phẩy. 
     B. Nối bằng quan hệ từ “và” 
     C. Nối trực tiếp bằng dấu phẩy và bằng quan hệ từ “và” 
     D. Một cách khác 

 

Đọc bài : Nghĩa thầy trò ( SGK TV5 TẬP 2 TR 79 - 80 )

Bài tập đọc nghĩa thầy trò 

Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:

- Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.

Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói ta:

- Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.

Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.

Tập đọc Nghĩa thầy trò

Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.

 

1
23 tháng 3 2022

toàn trắc nhiệm mà

23 tháng 3 2022

1 B

2 B

3 D

4 B

5 A

6 B

7 B

8 C

9 A

Ai nhanh nhất mình sẽ tick nha !!!Đọc đoạn văn sau:Cụ Vi-ta-li hỏi tôi :-     Bây giờ con muốn học nhạc không ?-     Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà.Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi :-     Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.(Không gia đình – Héc-to Ma-lô)1/ Tìm một cặp...
Đọc tiếp

Ai nhanh nhất mình sẽ tick nha !!!

Đọc đoạn văn sau:

Cụ Vi-ta-li hỏi tôi :

-     Bây giờ con muốn học nhạc không ?

-     Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà.

Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi :

-     Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.

(Không gia đình – Héc-to Ma-lô)

1/ Tìm một cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn. Cặp từ trái nghĩa ấy làm nổi bật điều gì ? (1 điểm)

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

2/ Cách xưng hô của các nhân vật trong đoạn văn như thế nào? Qua cách xưng hô ấy, em cảm nhận gì về mối quan hệ và tình cảm của các nhân vật trong câu chuyện?                                                                                           (2 điểm)

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

3/ Khi thầy Vi-ta-li bảo Rê-mi “ Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn”, điều này có ý nghĩa gì ?                                                                                                 (2 điểm)

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

0
23 tháng 3 2022

Em đã được học rất nhiều các thầy,cô giáo nhưng người để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là cô Hồng. Cô là giáo viên chủ nhiệm lớp em năm nay.

Năm nay cô Hồng đã ngoài 30 tuổi , cái tuổi đã bước qua thời xuân xanh nhưng cô vẫn còn trẻ lắm. Cô có dáng người dong dỏng cao, nước da trắng hồng như đánh phấn. Mái tóc dài, mượt luôn được cô buộc sau gáy. Cô có khuôn mặt trái xoan trắng hồng, đôi mắt to, đen láy như luôn cười với chúng em. Ánh mắt của cô luôn tràn đầy sự ấm áp yêu thương và sự tin cậy dành cho chúng em. Những lúc cô cười để lộ ra hàm răng trắng bóng, đều đặn cùng nụ cười hiền hậu, bao dung.Tính tình cô lúc nào cũng vui vẻ khi trò chuyện với chúng em, khi em mắc lỗi cô nghiêm khắc chỉ bảo để em sửa sai. Với em cô Hồng như một người mẹ, người cha luôn theo sát em rèn luyện em trở thành học sinh chăm ngoan, học giỏi. Giọng nói của cô rất nhẹ nhành, truyền cảm, chứa đựng sự lôi cuốn chúng em vào những bài giảng. Cô đưa chúng em biết đi đến từ kiến thức xung quanh đến những kiến thức của xã hội. Từ đó, cô giống như cơn gió đưa chúng em đi đến khám phá những kiến thức mới mẻ đầy bí ẩn để chúng em cùng suy ngẫm, cô trò cùng tìm lời giải cho những bí ẩn đó.Cô Hồng sống rất giản dị, cô luôn quan tâm đến từng học sinh trong lớp. Sự quan tâm tỉ mỉ của cô đã dìu dắt chúng em trong vượt qua những khó khăn trong học tập.

Em luôn nhớ đến cô bằng tình cảm yêu quý, kính phục. Em tự hứa với bản thân lúc nào cũng cố gắng ngoan ngoãn, học giỏi để xứng đáng là học sinh của cô.

23 tháng 3 2022

Thanks

10 tháng 5 2021

 TK:  

    Ôi! Ngày nay nhìn các bạn vừa cỡ tuổi tôi hay thậm chí mới chưa đầy mười tuổi nhưng đã phải mang cặp kính cận to dày cộp, nghĩ mà thấy vừa buồn lại vừa thương. "Đôi mắt là một trong những vốn quý nhất của con người, các em phải biết giữ gìn và chăm sóc nó". Đó là câu nói của cô Hạnh chủ nhiệm tôi hồi lớp 5. Nghĩ lại mà thấy kỉ niệm với cô thật là sâu sắc.
Nói là chủ nhiệm lớp năm nhưng thực chất cô chủ nhiệm lớp tôi cả ba năm cuối cấp. Chẳng thế mà cô để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp vô cùng. Bây giờ tôi vẫn có thể hình dung y nguyên những ngày tháng ấy. Hôm nào cô cũng đến trường từ rất sớm rồi đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ và tươi tắn trên môi. Thường cô mặc chiếc áo dài xanh, mái tóc mượt mà ôm trọn khuôn mặt trái xoan xinh xắn và đôn hậu. Đôi mắt cô đẹp và trong sáng nhìn chúng tôi trìu mến và có khi độ lượng với bạn nào mắc lỗi. Tính cô thẳng thắn và nghiêm nghị lắm. Nhưng không hiểu sao tất cả các bạn trong lớp tôi, chẳng bạn nào là thấy cô xa lạ cả. Bây giờ thì tôi đã nhận ra, cô nghiêm nghị mà chúng tôi vẫn vô cùng quý mến chính là vì sự tận tâm của cô giáo hàng ngày.
   Chỉ mỗi một việc nhỏ, rất nhỏ thôi mà cả lớp tôi ơn cô nhiều lắm. Hồi ấy chúng tôi tuy đã học lớp ba nhưng đến tư thế ngồi học có nhiều bạn vẫn chưa biết ngồi thế nào cho đúng. Ai cầm bút viết cũng còn rất ngượng nghịu. Đặc biệt rất nhiều bạn cứ khi viết là lại cúi sát xuống gần quyển vở. Chỉ nhìn cảnh ấy cũng đủ thấy lớp tôi có đến hơn chục người có nguy cơ bị cận. Nhưng rồi cô Hạnh vào chủ nhiệm. Từ đó không bao giờ cô cho phép chúng tôi ngồi sai tư thế. Lúc nào lưng vài cũng phải thẳng. Thế là dù có buồn ngủ đến mấy đi chăng nữa, tôi cũng chẳng nhìn thấy bạn nào nằm bò trên bàn như trước đây. Mỗi giờ tập viết, cô lại đi tới từng bàn nắn cho các bạn từng nét chữ, lại còn dạy các bạn cầm bút như thế nào, viết loại bút ra sao? Từ ngày cô dạy, tất cả chúng tôi lúc nào cũng phải giữ khoảng cách với vở khi tập viết.

 
Thú thực lúc đầu không ít bạn tỏ ý kêu ca. Ngay cả tôi cũng vậy, dù ở trên lớp thì nghe lời nhưng về nhà là tôi lại nằm ra bàn mà viết. Nhưng cô kiên trì lắm và thế là cuối cùng lớp chúng tôi cũng có được thói quen.
Buổi họp phụ huynh cuối năm, được nghe báo cáo, cô vui mừng lắm vì đến lớp năm mà chúng tôi chưa ai bị cận. Cha mẹ chúng tôi cũng vui mừng vì con cái học hành tiến bộ hơn. Thế là ai cũng ơn cô nhiều lắm!
Năm nay dù đã bước sang trường mới nhưng chúng tôi vẫn rất nhớ ơn cô, vẫn không đứa nào quên thói quen mà cô đã dành cả ba năm cho chúng tôi rèn giũa. Bây giờ nhìn các bạn cùng trang lứa, tôi mới hiểu sâu hơn về câu nói của cô "đôi mắt là vốn quý nhất của con người".
10 tháng 5 2021

Cảm ơn bạn nhìu.