K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2023

 Tế bào gốc là tế bào chưa biệt hoá, có khả năng tự tạo mới và có thể biệt hoá thành các tế bào chức năng tạo thành các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể. 

Vai trò của chúng: tạo mới hoặc biệt hoá thành các tế bào chức năng nhằm tạo thành các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể. (Chẳng hạn như tế bào thần kinh, tế bào máu, tế bào biểu mô,...)

9 tháng 3 2023

Các tế bào thần kinh ở người trưởng thành, nó phát triển và biệt hoá cao cho chức năng của nó, vì thế chúng không thể sản sinh để tiếp tục biệt hoá nữa, chúng không phân bào.

23 tháng 3 2023

Tế bào thần kinh của người trưởng thành được biệt hóa cao độ nên mất trung thể, nên không thể hình thành nên thoi phân bào tham gia vào quá trình phân chia tế bào, do đó tế bào thần kinh ở người trưởng thành thì hầu như không phân bào.

23 tháng 3 2023

- Tế bào thần kinh và tế bào cơ trưởng thành không có trung thể thì sẽ không có khả năng phân chia.

- Vì: Ở tế bào động vật nói chung và tế bào người nói riêng, khi không có trung thể, thoi vô sắc sẽ không được hình thành để thực hiện quá trình phân chia NST trong phân bào.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 9 2023

Tế bào cơ tim là tế bào cần hoạt động nhiều nhất, nên tế bào tim có nhiều ti thể nhất.

23 tháng 3 2023

- Thời gian phân thế hệ là 20 phút, vậy trong 5 giờ có 15 lần phân chia.

- Số lượng vi khuẩn E.coli được tạo thành là 1 × 215 = 32 768 (tế bào). Tốc độ sinh trưởng của E,coli rất nhanh là do tỉ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng.

23 tháng 3 2023

- Cấu tạo thành tế bào thực vật: Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu từ cellulose (ngoài ra còn có pectin và protein). Trong đó:

+ Các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết β 1 – 4 glycosidic tạo thành một phân tử cellulose hình sợi dài.

+ Các phân tử cellulose hình sợi dài liên kết với nhau bằng các liên kết hydrogen xếp song song nhau hình thành bó sợi sơ cấp được gọi là micel.

+ Nhiều bó sợi sơ cấp (micel) sắp xếp thành từng nhóm sợi nhỏ dạng que thẳng gọi là vi sợi.

+ Tập hợp các vi sợi tạo nên thành tế bào thực vật.

- Thành tế bào có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào vì: Với cấu trúc như trên, thành tế bào có tính vững chắc, chống lại được các tác động nhất định của các yếu tố bên ngoài.

Cấu tạo phù hợp với chức năng của lysosome:

- Lysosome chứa các loại enzyme thủy phân protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid, các bào quan và tế bào $→$ Giúp lysosome thực hiện chức năng phân hủy các chất, các bào quan, các tế bào già và hỗ trợ tế bào tiêu hóa thức ăn theo con đường thực bào.

- Lysosome là bào quan dạng túi có màng đơn $→$ Đảm bảo cho các enzyme trong lysosome không bị thoát ra ngoài tránh ảnh hưởng đến các bào quan, tế bào đang hoạt động bình thường.

 Trong các loại tế bào gồm tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào chứa nhiều lysosome nhất là tế bào bạch cầu.

- Lysosome là một bào quan với một lớp màng bao bọc có chức năng phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử như protein, axit nucleotit, cacbohidrat và lipit.

- Mà tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí và tế bào già nên ở tế bào bạch cầu sẽ có nhiều lysosome để thực hiện chức năng này.

14 tháng 11 2021

Tế bào nhân sơ

+ Thành tế bào, vỏ nhày, lông, roi: Có

+ Nhân: Là vùng nhân chứa ADN và chưa có màng bao bọc.

+ Tế bào chất: Không có hệ thống nội màng, không có khung tế bào và cũng không có bào quan có màng bao bọc.

+ Bào quan: Ribôxôm

Tế bào nhân thực

+ Thành tế bào, vỏ nhầy, lông, roi: Không

+ Nhân: Có màng bao bọc, bên trong  có chứa dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc, ngoài ra trên màng còn có rất nhiều lỗ nhỏ.

+ Tế bào chất: Có hệ thống nội màng, có khung tế bào và bào quan còn có màng bao bọc.

+ Bào quan: Ribôxôm, thể gôngi, lưới nội chất, ty thể,…

Cấu trúc của ti thể:

- Ti thể có 2 lớp màng bao bọc.

- Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp.

- Bên trong ti thể là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.

Chức năng của ti thể là: Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là các phần tử ATP. Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyển hoá đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

14 tháng 11 2021

Dạ Cảm ơn nhiều ạ. Trình bày rất rõ ràng dễ hiểu ạ.

22 tháng 3 2023

- Điểm kiểm soát chu kì tế bào là các tín hiệu kích hoạt quá trình truyền tin tế bào đưa ra các đáp ứng đi tiếp hay dừng chu kì tế bào.

- Vai trò của các điểm kiểm soát chu kì tế bào:

+ Tại điểm kiểm soát G1/S, tế bào sẽ đưa ra “quyết định” nhân đôi DNA để sau đó bước vào phân bào hay không.

+ Tại điểm kiểm soát G2/M, hệ thống “rà soát” quá trình nhân đôi DNA xem đã hoàn tất chưa và mọi sai sót đã được sữa chữa hay chưa.

+ Tại điểm kiểm soát thoi phân bào, hệ thống kiểm soát chu kì tế bào “rà soát” xem tất cả các NST đã gắn với các vi ống của thoi phân bào hay chưa. Nếu chưa hoàn tất, chu kì tế bào cũng sẽ dừng lại.

21 tháng 1 2023

- Điểm kiểm soát có ở những pha là pha G1, pha G2 và pha M.

- Vai trò của các điểm kiểm soát:

+ Điểm kiểm soát G1: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì chuyển sang pha S. Nếu không nhận được tín hiệu đi tiếp, tế bào ra khỏi chu kì và bước vào trạng thái không phân chia. 

+ Điểm kiểm soát G2: Nếu tế bào vượt qua điểm kiểm soát G2 thì chuyển sang pha M. 

- Điểm kiểm soát M: Điểm kiểm soát M điều khiển toàn tất quá trình phân bào.