K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2022

ơ sao lịch sử lại có viết văn

21 tháng 2 2022

sợt gu gồ

7 tháng 11 2023

   Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.

   Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định... Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam.

   Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây[cần dẫn nguồn]. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông.

   Làng nghề truyền thống đạt 03 tiêu chí sau được quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

   Sản phẩm của các nghề truyền thống được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ của kinh tế xã hội với những giá trị hết sức to lớn và độc đáo. Cũng cần nhận thấy rằng ở thời đại của công nghệ tin học và công nghệ cao khác ngày nay dẫu có phát triển tới đâu cũng không thay thế được sự sáng tạo của các nghệ nhân, nghề truyền thống và giá trị của nhiều nghề truyền thống vẫn còn mãi với thời gian.

   Nghề truyền thống đã làm ra các sản phẩm hết sức thiết dụng, độc đáo từ độ vận dụng trong gia đình hàng ngày tới các mặt hàng tinh xảo trong các lễ hội, chùa đình. Hàng vạn thợ giỏi và nghệ nhân đã tạo nên công ăn việc làm trong xã hội và các nghề được truyền lại trong dòng họ, làng xóm hoặc vùng miền, trở thành "Bí quyết" nghề nghiệp qua nhiều đời. Sản phẩm truyền thống không chỉ đem lại giá trị kinh tế trong nước mà còn đem lại giá trị ngoại tệ khi được xuất khẩu ra nước ngoài. Đức Đinh montage

   Sản phẩm của nghề truyền thống đã thể hiện rõ và bảo tồn được những nét, những sắc thái độc đáo của dân tộc. Những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện tư duy của người Việt triết lý Á Đông, phong tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc, phong cách sống... đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu trúc của sản phẩm. Điều đó chỉ có được ở nghề truyền thống mới lột tả hết giá trị nhân văn, giá trị văn hóa. Những sản phẩm thủ công đều chứa đựng tình cảm, lòng yêu thiên nhiên đất nước qua bàn tay tài hoa của con người. Đây cũng chính là ưu thế của các sản phẩm truyền thống của người Việt khi mở rộng giao lưu trên thị trường quốc tế và mở rộng quan hệ văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới.

   Giữa du lịch làng nghề và làng nghề truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại với nhau. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại các làng nghề truyền thống cũng tạo nên sức hấp dẫn mới lạ thu hút du khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch trong một mục tiêu phát triển chung.

   Các làng nghề truyền thống thường gắn với một vùng nông thôn. Mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội và kỹ thuật truyền thống lâu đời. Là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất từ đời này sang đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa. Bên trong các làng nghề thường chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt với không gian văn hóa nông nghiệp: Cây đa, giếng nước, sân đình, với những câu hát dân gian, cánh cò trắng, lũy tre xanh... Đằng sau lũy tre làng là những mảng màu trầm mặc, những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, hiền hòa, yên ả khiến cho du khách ghé thăm đều có cảm giác yên lành, thư thái. Có thể nói rằng du lịch làng nghề truyền thống sẽ là địa chỉ lý tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán lễ hội trong điều kiện hiện đại khi mà nền sản xuất công nghiệp khiến môi trường ồn ào đến ghẹt thở. Đặc biệt du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những sản phẩm thủ công độc đáo chỉ có được những người nghệ nhân tài hoa và có thể mua những món đồ lưu niệm tinh tế có một không hai ở các làng quê này.

   Ngoài ra làng nghề còn là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt, có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, đặc trưng cho văn hoá một vùng quê, một dân tộc hiền hoà mà hiếu khách. Du khách đến du lịch làng nghề truyền thống không chỉ thỏa mãn được nhu cầu chiêm ngưỡng tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo mà còn có dịp mua sắm cho mình hoặc người thân những món đồ thủ công tinh tế, độc đáo, thoả mãn nhu cầu mua sắm lớn của du khách.

   Làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút số lượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú đa dạng, tạo nên nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách.

   Ngoài ra du lịch làng nghề truyền thống còn làm đa dạng các sản phẩm du lịch.

(đủ ko ạ?)

Câu 1: Những thành tựu chủ yếu của người Lưỡng Hà?- Chữ viết và văn học- Luật pháp- Toán học- Kiến trúc và điêu khắc Câu 2: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sinh sống bằng những nghề gì?- Nghề nông trồng lúa nước, trồng hoa màu, chăn nuôi, đánh bắt cá,…- Các nghề thủ công: Làm đồ gốm, dệt vải, làm nhà,… Câu 3: Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:- Thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần.- Biết chôn cất...
Đọc tiếp

Câu 1: Những thành tựu chủ yếu của người Lưỡng Hà?

- Chữ viết và văn học

- Luật pháp

- Toán học

- Kiến trúc và điêu khắc

 

Câu 2: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sinh sống bằng những nghề gì?

- Nghề nông trồng lúa nước, trồng hoa màu, chăn nuôi, đánh bắt cá,…

- Các nghề thủ công: Làm đồ gốm, dệt vải, làm nhà,…

 

Câu 3: Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

- Thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần.

- Biết chôn cất người chết.

- Phong tục: nhuộm răng, ăn trầu,…

- Tổ chức lễ hội: ca hát, nhảy múa,…

 

Câu 4: Để thực hiện chính sách đồng hóa đối với dân tộc ta, chính quyền phong kiến phương Bắc đã làm gì?

- Đưa người Hán sang nước ta sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt.

- Xóa bỏ tập quán của người Việt, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ

0
5 tháng 11 2021

Các bn ơi các bn giúp mik vs!!!!!!Mik đang cần gấp lắm

18 tháng 11 2016

Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam. Những chiếc trống này trong suốt hàng nghìn năm đã là văn vật tượng trưng cho tinh hoa văn hoá cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Trong những nghi lễ trang nghiêm cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.

22 tháng 4 2018

dài dòng quá đi àlimdim

19 tháng 2 2022

Tham khảo Wikipedia: 

Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa và có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của Kinh Bắc, là một trong những cái nôi của Dân ca Quan họ với 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km.

Năm 2020, dân số của Bắc Giang ước đạt 1,841 triệu người, là tỉnh đông dân nhất và có quy mô kinh tế đứng thứ 1 vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 4 vùng thủ đô sau Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương. Bắc Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 12 về số dân, xếp thứ 13/63 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP),ước tính 2020 GRDP đạt 123.750 tỉ Đồng(tương đương 5,3 tỷ usd), GRDP bình quân đầu người đạt 2.900 USD, năm 2020 Bắc Giang lần đầu tiên có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước, đạt 13,02%

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp tỉnh Quảng NinhPhía bắc giáp tỉnh Lạng SơnPhía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà NộiPhía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

Các điểm cực của tỉnh Bắc Giang:

Điểm cực Bắc 21°37'B thuộc vùng núi Giấc Bòng, xã Đồng Tiến, huyện Yên ThếĐiểm cực Đông 107°02'Đ thuộc vùng núi khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn ĐộngĐiểm cực Nam 21°07'B thuộc ngã ba sông Cầu và sông Thương, xã Đồng Phúc, huyện Yên DũngĐiểm cực Tây 105°53'Đ trên sông Cầu thôn Đa Hội, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa.

Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.825,75 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.

Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Phía bắc và phía đông nam của tỉnh là vùng rừng núi cao từ 300m - 900 m. Vùng đồi núi thấp và đồng bằng trung du nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung là cánh cung Đông Triều phía ở phía đông nam và và cánh cung Bắc Sơn ở phía tây - bắc. Cánh cung Đông Triều với dãy núi Yên Tử, cao trung bình 300–900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m. Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh, giáp với Quảng Ninh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động vật và thực vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37 loài thú, 73 loài chim và 18 loài bò sát.

Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sông suối, trong đó ba sông lớn là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy qua vùng núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn từ hai vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên trong.

Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn nằm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông 20 tuổi. Người ta có thể dạo chơi trên hồ Khuôn Thần bằng thuyền đạp chân hoặc thuyền gắn máy, vừa cùng người Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng bản địa hát soong hao, vừa thưởng thức những sản phẩm độc đáo của địa phương như hạt dẻ, mật ong và rượu tắc kè.

Dân cư

Theo điều tra dân số tính đến 0h ngày 01 tháng 04 năm 2019, dân số Bắc Giang có 1.803.950 người, với mật độ dân số 463 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 là 23%.

Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đông dân thứ 12 cả nước và đông dân nhất vùng trung du và miền núi phía Bắc với 1,80 triệu dân.

Trên địa bàn Bắc Giang có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,95% dân số, nữ giới khoảng 50,05% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 28%; số hộ nghèo chiếm 7.2%.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 8 tôn giáo khác nhau đạt 38.913 người, nhiều nhất là Công giáo có 36.269 người, tiếp theo là Phật giáo có 2.607 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 16 người, Hồi giáo có 10 người, Phật giáo Hòa Hảo có năm người, đạo Cao Đài có ba người, Minh Lý đạo có hai người và 1 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương

19 tháng 2 2022

refer:

Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa và có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của Kinh Bắc, là một trong những cái nôi của Dân ca Quan họ với 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km.

Năm 2020, dân số của Bắc Giang ước đạt 1,841 triệu người, là tỉnh đông dân nhất và có quy mô kinh tế đứng thứ 1 vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 4 vùng thủ đô sau Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương. Bắc Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 12 về số dân, xếp thứ 13/63 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)[2],ước tính 2020 GRDP đạt 123.750 tỉ Đồng(tương đương 5,3 tỷ usd), GRDP bình quân đầu người đạt 2.900 USD, năm 2020 Bắc Giang lần đầu tiên có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước, đạt 13,02%[3]

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp tỉnh Quảng NinhPhía bắc giáp tỉnh Lạng SơnPhía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà NộiPhía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

Các điểm cực của tỉnh Bắc Giang:

Điểm cực Bắc 21°37'B thuộc vùng núi Giấc Bòng, xã Đồng Tiến, huyện Yên ThếĐiểm cực Đông 107°02'Đ thuộc vùng núi khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn ĐộngĐiểm cực Nam 21°07'B thuộc ngã ba sông Cầu và sông Thương, xã Đồng Phúc, huyện Yên DũngĐiểm cực Tây 105°53'Đ trên sông Cầu thôn Đa Hội, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa.

Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.825,75 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.

Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Phía bắc và phía đông nam của tỉnh là vùng rừng núi cao từ 300m - 900 m. Vùng đồi núi thấp và đồng bằng trung du nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung là cánh cung Đông Triều phía ở phía đông nam và và cánh cung Bắc Sơn ở phía tây - bắc. Cánh cung Đông Triều với dãy núi Yên Tử, cao trung bình 300–900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m. Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh, giáp với Quảng Ninh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động vật và thực vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37 loài thú, 73 loài chim và 18 loài bò sát.

Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sông suối, trong đó ba sông lớn là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy qua vùng núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn từ hai vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên trong.

Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn nằm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông 20 tuổi. Người ta có thể dạo chơi trên hồ Khuôn Thần bằng thuyền đạp chân hoặc thuyền gắn máy, vừa cùng người Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng bản địa hát soong hao, vừa thưởng thức những sản phẩm độc đáo của địa phương như hạt dẻ, mật ong và rượu tắc kè.

Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Theo điều tra dân số tính đến 0h ngày 01 tháng 04 năm 2019[4], dân số Bắc Giang có 1.803.950 người, với mật độ dân số 463 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 là 23%.

Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đông dân thứ 12 cả nước và đông dân nhất vùng trung du và miền núi phía Bắc với 1,80 triệu dân.

Trên địa bàn Bắc Giang có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,95% dân số, nữ giới khoảng 50,05% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 28%; số hộ nghèo chiếm 7.2%.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 8 tôn giáo khác nhau đạt 38.913 người, nhiều nhất là Công giáo có 36.269 người, tiếp theo là Phật giáo có 2.607 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 16 người, Hồi giáo có 10 người, Phật giáo Hòa Hảo có năm người, đạo Cao Đài có ba người, Minh Lý đạo có hai người và 1 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương.[5]

9 tháng 3 2016

Trong trận đánh giữ thành trước cửa sông Tô Lịch, trước tinh thần chiến đấu kiên cường và sự hi sinh anh dũng của lão tưỡng Phạm Tu cùng nhiều nghĩa quân, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kiên cường chiến đấu với quân giặc đến hơi thở sau cùng, để bảo vệ giang sơn, đất nước.

8 tháng 3 2017

oaoa