K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các tỉnh ven biển (Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh) có phong trào trồng rừng ngập mặn 

26 tháng 12 2021

tui có 1 cguts sai lỗi chính tả 1 xí xl m.n nha

26 tháng 5 2018

a) Vì mấy năm qua chúng ta làm tốt công tác… bảo vệ đê điều, nên ở ven biển các tỉnh như… rừng ngập mặn.

b) Chẳng những ở ven biển các tỉnh như Bến Tre,… trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo… Cồn Mờ (Nam Định).

19 tháng 8 2017

Các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn, vì: "người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều".

22 tháng 12 2021

Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?

TL

Vì các  tỉnh này đã giúp chúng ta làm tốt công tác thông tin , tuyên truyền để mọi người hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mẵn đối với việc bảo vệ đê điều .

~HT~

Hokt tốt

bdsjvad

22 tháng 12 2021

 Các tỉnh ven biển (Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh) có phong trào trồng rừng ngập mặn vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.

1 tháng 12 2021

lớp 5 bạn nhé

1 tháng 12 2021

à ờ nhầm

28 tháng 11 2017

TẬP ĐỌC         Trồng rừng ngập mặn

I. CÁCH ĐỌC

-  Đọc trôi chảy, lưu loát bài văn.

-  Giọng rõ ràng rành mạch mang tính thông báo, đúng với nội dung văn bản khoa học.

*  Giải thích từ:

-  hậu quả: những kết quả sinh ra về sau.

-  hải sản: các sản vật có ở biển như tôm, cua, cá...

II. GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI

1. 

- Nguyên nhân: "chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm…".

- Hậu quả: "lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn".

2. Các tỉnh ven biển (Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh) có phong trào trồng rừng ngập mặn vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.

3. Rừng ngập mặn được phục hồi sẽ có nhiều tác dụng, như: môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng và ngăn chặn được sự tàn phá của bão lụt, các loại động vật, hải sản phát triển nhanh chóng, cân bằng môi trường sinh thái. Đời sống bà con ven biển được nâng cao rõ rệt.

Nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/soan-bai-tap-doc-rung-ngap-man-trang-128-sgk-tieng-viet-lop-5-c117a16413.html#ixzz4zizPphYM

28 tháng 11 2017

SOẠN BÀI TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN A. KĨ NĂNG ĐỌC DIEN CẢM - Đọc đúng, rõ ràng mạch lạc văn bản khoa học. Ngừng nghỉ đúng chỗ có các dấu câu, nhằm diễn đạt rõ ý từng câu chữ cùa văn bản. Nhấn giọng ở những từ ngữ trọng tâm như: “lá chắn bảo vệ”, “xói lở, vỡ, làm tốt, thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn, phục hồi rừng ngập mặn, thay đổi rất nhanh chóng, phát triển, đủ giống cho hàng nghìn đầm, hàng trăm, tăng nhiều, phong phú, tăng thu nhập”. B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI Câu 1: Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn? Trả lời: - Nguyên nhân: Do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm... làm mất đi một phần rừng ngập mặn. - Hậu quả: Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói  lở, dẫn đến bị vỡ khi có gió bão sóng lớn. Câu 2: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn? Trả lời: Vì chúng ta đã làm tốt công tác tuyên truyền, thông tin để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. Cụ thể một số tỉnh ven biên như: Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh... đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nên nhân dân tham gia trồng được nhiều rừng ngập mặn tạo nên những lá chắn vững chắc bảo vệ đê điều. Câu 3: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. Trả lời: Rừng ngập mặn khi được phục hồi có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ đê điều: Đê điều không bị xói lở, kế cả khi có những cơn bão lớn như cơn bão số 2 tràn qua năm 1996. Lượng cua trong rừng ngập mặn phát triển; không những chỉ cung cấp đủ giống cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng khác. Ngoài cua ra, lượng hải sản tăng nhiều, các loài chim nước cũng rất phong phú. * Nội dung chính: Văn bản đã trình bày nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá và những hậu quả của chúng từ đó văn bản nêu lên tác dụng của rừng ngập mặn của các tỉnh ven biển trong cả nước, những kết quả có được từ phong trào trồng rừng ngập mặn.
 

20 tháng 12 2021

Bài văn cung cấp cho người đọc những thông tin về nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

chúc bạn học tốt/

20 tháng 12 2021

Bài văn nói lên nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá , thành tích khôi phục rừng ngập mặn và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi

22 tháng 12 2021

Nội dung: Bài văn nói lên nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng nập mặn và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

nội dung mik chép trong vở ko tra google nha.

22 tháng 12 2021

Bài văn cung cấp cho người đọc những thông tin về nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

19 tháng 2 2018

Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.

Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (được gọi là tứ thiết) có độ bền hàng ngàn năm là nguyên liệu để xây dựng đình chùa, lăng tẩm, đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương... rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và để làm nhà cửa. Từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than... tất cả đều từ rừng mà ra.

Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế tạo ra nhiều nguyên liệu tổng hợp giống gỗ từ các sản phẩm hoá học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ lấy từ rừng. Tre, nứa, trúc, mai, vầu... cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.  

Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.

Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.

Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng : Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.

Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nhưng con người chưa biết bảo vệ nguồn lợi quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ, chúng sẵn sàng chặt phá hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng... ngay cả trong mùa sinh sản. Tập quán đốt rừng làm rẫy của đồng bào miền núi đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại của việc làm đó là phá huỷ vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm hoạ sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được, gây ra hậu quả ghê gớm khó lường.

Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ... và lấy đâu ra rừng vàng cho con cháu mai sau?

Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc... đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tổn và ngày càng phát triển.

19 tháng 2 2018

ai nhanh mk k 

nhanh nha

iu các bn