K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2019

- Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:

     + Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt

     + Sự thay đổi đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh

→ Những nét đặc trưng, riêng biệt độc đáo, hấp dẫn của Sài Gòn

- Nhịp sống của thành phố trẻ Sài Gòn đa dạng, nhộn nhịp

     + Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ

 

     + Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn

- Tác giả bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn:

 + Tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt, tác giả khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết” mọi không gian, thời điểm, từ thiên nhiên tới con người.

     + Thể hiện tình yêu trực tiếp và gián tiếp, điệp từ yêu được lặp 6 lần mở ra không gian, cảnh vật, nét riêng của phố phường.

     + Niềm yêu thương dành cho thành phố trẻ đang trên đà phát triển.

a) xác định bố cục của văn bản từ những gợi ý sau đây:Nội dungPhần...: Từ... đến...1. tình cảm của con người với mùa xuân là một qui luật tất yếu, tự nhiên 2. Cảnh sắc, không khí của đất trời và lòng người. 3. Cảnh sắc riêng của trời đất mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền bắc, b) Liệt kê những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản theo sơ...
Đọc tiếp

a) xác định bố cục của văn bản từ những gợi ý sau đây:

Nội dungPhần...: Từ... đến...

1. tình cảm của con người với mùa xuân là một qui luật tất yếu, tự nhiên

 

2. Cảnh sắc, không khí của đất trời và lòng người.

 
3. Cảnh sắc riêng của trời đất mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền bắc, 

b) Liệt kê những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản theo sơ đồ và nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó trong việc biểu đạt tình cảm của con người với mùa xuân

c) Đọc đoạn trích từ "Mùa xuân của tôi đến "mở hội liên hoan, trao đổi những nội dung sau:

(1) Cảnh săc và không khí mùa xuân Hà Nội - đất Bắc, hiện lên trong nỗi nhớ của "người con xa xứ có những nét rất riêng, đó là gì?

(2) Tìm những câu văn diễn tả sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người. Em có đồng cảm cùng tác giả khi cảm nhận về mùa xuân không? Vì sao?

(3) Nhớ về mùa xuân, Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón tết:"nhang trầm, đèn nến,... không khí gia đình đoàn tụ êm đềm... làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng". Theo em, những câu văn ấy chứa đựng tâm sự gì của tác giả?

(4) Hãy hoàn chỉnh sơ đồ nghệ thuật tiêu biểu của đoạn văn.

e) Bài văn đã gợi cho em những tình cảm đẹp nào? Em sẽ làm gì để có thể sống thật ý nghĩa với những tình cảm ấy?

15
9 tháng 12 2016
NDphần ...tu ..đến
1P1 từ đầu đến mê luyến mùa xuân
2P2 tiếp theo đến mở hội liên hoan
3P3 phần còn lại

 

9 tháng 12 2016

mik chỉ làm cho bạn phần c thôi.Còn lại bạn tự làm

Trong đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan”, cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.

 

21 tháng 11 2016

lm dc giúp mình vs nha

21 tháng 11 2016

Giúp em với:

Nguyễn Phương Thảo

Linh Phương

Mai Phương aNH

Đỗ Hương Giang

Trần Ngọc Định

Nguyễn Phương Trâm

Phạm Thị Trâm Anh

Nguyễn Thị Mai

Lê Ánh

Phan Ngọc Cẩm Tú

Minh Thu

Lê Nguyên Hạo

2 tháng 6 2018

- Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện là một tình yêu nồng nhiệt, sâu sắc, yêu từ những gì gần gũi, thân quen, từ thiên nhiên đến con người, đến cả những “trái chứng giở trời” của thời tiết trong tâm trí tác giả cũng trở nên thành những cái đáng nhớ, đáng yêu.

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc và điệp từ. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố. Cụm từ “Tôi yêu...” được lặp lại 4 lần.

- Qua đó tác giả đã thể hiện được tình yêu tha thiết của mình với một thành phố trẻ, phát triển vô cùng năng động của cả nước.

11 tháng 1 2022

mik cũng ho nhớ lắm mong bạn thông cảm nhá

5 tháng 3 2018

Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, mùa xuân đất trời:

     + Màu sắc đặc trưng: màu sông xanh, núi tím say mộng ước

 

     + Đường nét, hình khối: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào

     + Âm thanh đặc trưng: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát của những cô gái huê tình

     + Hình ảnh con người:

     + Nghi lễ đón xuân: thắp nến trên bàn thờ Phật Thánh, bàn thờ tổ tiên

     + Gia đình: sum họp, đoàn viên, trên kính dưới nhường

 + Lòng người trong ngày xuân: thấy ấm áp, vui như mở hội

→ Những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, đó là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội

b, Tác giả nêu bật sức sống của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh gợi cảm, với những hình ảnh so sánh cụ thể: “ Ngồi yên không chịu được… nhựa sống của con người căng lên như máu, những cặp uyên ương đứng cạnh”

     + Cảm nhận rõ rệt về cái rét: “cái rét ngọt ngào, không tê buốt căm căm nữa”

c, Ngôn ngữ của đoạn văn được chắt lọc tinh tế, kĩ càng. Hình ảnh so sánh cụ thể, mới lạ, cũng cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, kết hợp với giọng điệu vừa sôi nổi, thiết tha gợi nhiều ấn tượng.

PHẦN 1: VĂN HỌCCâu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ...
Đọc tiếp

PHẦN 1: VĂN HỌC

Câu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.

Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Câu 4: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).

Câu 5: Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (Thạch Lam) được viết theo thể loại nào? Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“... Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Trong đoạn trích tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu

quả của nó.

2
30 tháng 3 2020

 Tác giả Lý Bạch

- (701-762)

- Nhà thơ nổi tiếng thời Đường.

- Được tôn vinh là Thi tiên.

- Phong cách: tự do, phóng khoáng.

30 tháng 3 2020

5. 

- Thể loại: tùy bút

+ Gần với bút kí, kí sự (ghi lại hình ảnh, hoạt động mà nhà văn quan sát được, trải nghiệm)

+ Thiên về bộc lộ cảm xúc

+ Ngôn ngữ: biểu cảm, trữ tình 

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.

6. Đoạn văn trích từ văn bản Mùa xuân của tôi

Biện pháp liệt kê -> khẳng định tình yêu vời mùa xuân là lẽ hiển nhiên.

8 tháng 1 2018
Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. (0,5 điểm) Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình không có gì lạ hết. Cách so sánh, đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: Ai bảo được non đừng thương nước,… thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đường thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.
2 tháng 1 2020

Hay quá hihi

c) Đọc đoạn trích từ "Mùa xuân của tôi đến "mở hội liên hoan, trao đổi những nội dung sau:(1) Cảnh săc và không khí mùa xuân Hà Nội - đất Bắc, hiện lên trong nỗi nhớ của "người con xa xứ có những nét rất riêng, đó là gì?(2) Tìm những câu văn diễn tả sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người. Em có đồng cảm cùng tác giả khi cảm nhận về mùa xuân không? Vì...
Đọc tiếp

c) Đọc đoạn trích từ "Mùa xuân của tôi đến "mở hội liên hoan, trao đổi những nội dung sau:

(1) Cảnh săc và không khí mùa xuân Hà Nội - đất Bắc, hiện lên trong nỗi nhớ của "người con xa xứ có những nét rất riêng, đó là gì?

(2) Tìm những câu văn diễn tả sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người. Em có đồng cảm cùng tác giả khi cảm nhận về mùa xuân không? Vì sao?

(3) Nhớ về mùa xuân, Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón tết:"nhang trầm, đèn nến,... không khí gia đình đoàn tụ êm đềm... làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng". Theo em, những câu văn ấy chứa đựng tâm sự gì của tác giả?

(4) Hãy hoàn chỉnh sơ đồ nghệ thuật tiêu biểu của đoạn văn.

e) Bài văn đã gợi cho em những tình cảm đẹp nào? Em sẽ làm gì để có thể sống thật ý nghĩa với những tình cảm ấy?

giúp mik vs mai mik hok oyy

 

 

3
25 tháng 12 2016

bn vào link này sẽ có tất cả : /hoi-dap/question/151017.html

26 tháng 11 2017

Hỏi đáp Ngữ văn