K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2020

Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật, đòi hỏi học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, Lê -nin đã từng nhắc nhở: “ Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó đã trở thành chân lí cho mọi thời đại.

      Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời. Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của xã hội loài người để mở mang hiều biết của mình. Xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển bấy nhiêu, làm cho nhiều vấn đề này sinh trong cuộc sống cần được tiếp thu và giải quyết. Muốn theo kịp đà tiến hoá của xã hội loài người thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. Lê-nin đã khuyên chúng ta không ngừng học tập để nâng cao kiến thức.

      Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ bé, điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thảo mãn với những gì mà mình đã có, mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Vì thế, con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn.

      Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như ta mong đợi. Người xưa có câu: “ Nhân bất học bất tri lí - Ấu bất học lão hàn vi”. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức, để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. Học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khoá mở cửa cho mọi kho báu trên đời.

Nhưng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào? Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải học như thế nào cho có hiều quả? Với con người có nhiều cách học khác nhau; nhưng quan trọng nhất học phải đi đôi với hành. Chúng ta được học qua nhà trường, qua sách vở thì phải học có lí thuyết vững vàng, phải biết kết hợp làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế để bổ sung kiến thức, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, các thông tin khác...Là học sinh chúng ta phải có tính tự giác trong học tập, học từ thầy, cô, bạn bè, sách vở,… phải biết dựa vào những điều đã học được để vận dụng vào cuộc sống. Cần say mê, sáng tạo trong học tập.

      Câu nói của Lê- nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học tập thường xuyên mới đảm bảo cho mình một cuộc sống tiến bộ không ngừng.

29 tháng 9 2020

chắc bn thiên nhi chép trên mạng đóa

28 tháng 6 2021

THAM KHẢO

 

Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Khái niệm “học” mà Lê-nin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.

Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một không gian xác định: nhà trường.

Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suốt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuộc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khái niệm học của Lê-nin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lê-nin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lê-nin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời mọi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

 

Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.

Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.

Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quyết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.

Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mỗi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.

Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật giản dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.

28 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Mỗi con người muốn thành công thì phải học, việc học không phải chỉ dành cho những người còn ngồi trên ghế nhà trường mà dành cho tất cả mọi người. Bởi tri thức là vô hạn, không bao giờ chúng ta có thể học hết được tri thức. Vì thế mà câu nói của Lênin dưới đây thật có ý nghĩa: “Học, học nữa, học mãi”.

Nói đến học chúng ta hiểu ngay là quá trình khám phá và tiếp thu những tinh hoa kiến thức của nhân loại. Học theo đó mà hướng đến việc mở rộng khả năng hiểu biết, hướng đến việc rèn luyện kĩ năng. Và từ đó mà tạo dựng nền móng vững chắc cho nghề nghiệp của mình. Học không chỉ ở trường, mà chúng ta còn học ở gia đình, ở ngoài xã hội. Học không chỉ cứ nhắm đến những kiến thức khoa họ lớn lao mà việc học chỉ đơn giản là việc học ăn, học nói, học cách cư xử, đối đãi, giao tiếp hằng ngày. Như vậy học là một quá trình luyện rèn toàn diện và diễn ra ở khắp mọi nơi. Nó hướng đến mục tiêu giúp cho bản thân mỗi chúng ta trở thành những con người hoàn thiện, có đức, có tài và có ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng tương lai.

Vì sao Lênin lại dùng từ “học nữa” và “học mãi” để răn dạy thế hệ đi sau. “Học nữa” là học để nâng cao trình độ, để mở mang vốn trí thức cho bản thân mình. Tri thức của con người là vô cùng, vô tận, mà tri thức nào cũng đẹp, cũng hay, cũng cần thiết và hữu ích. Thế nên chúng ta phải rèn luyện thói quen không ngừng học tập. Học tập là sự nghiệp suốt cuộc đời. Vì thế mà Lênin mới gọi đó là “học mãi”. Mỗi con người chúng ta có “học nữa học mãi” suốt cuộc đời cũng không bao giờ là đủ. Làm sao trong đời một con người có thể học hết được vốn tri thức của nhân loại. Điều này lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc học cũng như nhiệm vụ của mỗi con người là không ngừng học tập.

 

Thực tế chỉ ra rằng kho tàng tri thức của nhân loại là mênh mông, chúng ta có dành hết cuộc đời cũng không sao tìm tòi hết được. Nhưng nếu chúng ta không học, chúng ta sẽ không có tri thức để đảm bảo cho cuộc sống. Hơn thế nữa, tri thức của chúng ta lại luôn lạc hậu so với sự phát triển nói chung. Thế nên để có thể tồn tại và trong cuộc sống này một cách vững vàng và hữu ích, chúng ta phải luôn luôn có ý thức bổ sung và tinh lọc ngay chính kho tàng tri thức của bạn thân mình.

Ngày nay trình độ khoa học kĩ thuật cũng ngày một phát triển hiện đại. Vì thế nếu chúng ta không xác định được rõ mục đích và động cơ học tập, chúng ta sẽ bị tụt hậu trước sự phát triển quá nhanh của xã hội. Khi ấy chúng ta sẽ trở thành những người vô dụng. Cuộc sống của chúng ta sẽ nhàm chán và vất vả biết nhường nào nếu không có tri thức.

Lời căn dặn của Lênin thật bất hủ, nó có ý nghĩa rất lớn và đặc biệt nó rất phù hợp với truyền thống hiếu học của dân tộc chúng ta. Truyền thống ấy trở thành ngọn lửa thắp sáng niềm tin, ước mơ và khát khao cho không biết bao thế hệ. Vì thế để xứng đáng với quá khứ của cha ông, thế hệ trẻ chúng ta ngay từ hôm nay cũng phải ra sức học hành, phải coi việc học là mục tiêu, là đích đến và tương lai bền vững lâu dài.

Ngày nay chúng ta vẫn coi câu nói của Lênin như một khẩu hiệu về niềm ham mê học tập mà thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Rất nhiều trường học để dòng chữ: “Học, học nữa, học mãi” ngay trước cổng trường, như một lời nhắc nhở chúng ta không ngừng học tập. Chỉ có học tập con người mới tiếp thu được kiến thức của nhân loại, từ đó giúp ích cho bản thân và cho nước nhà.

19 tháng 8 2021

học không bh hết ko bh thừa :< mk chỉ nghĩ đc đến đấy thoi

25 tháng 4 2018

Nhắc đến Lê-nin, chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết đó là vị lãnh tụ vĩ đại của nước Nga, người đã từng có nhiều câu nói nối tiếng, trong đó có câu: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói trên nhằm khuyên chúng ta phải cố gắng phấn đấu không ngừng trau dồi tri thức về cuộc sống, con người và thế giới xung quanh. Vậy câu nói trên có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau làm sáng tỏ câu nói đó nhé!

Trước hết bạn hiểu “Học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức từ thầy cô, sách vở, bạn bè hay thực tế cuộc sống. Học tập là quá trình tìm tòi, hỏi han để hiểu rõ và mở rộng những tri thức đỗ. thu nhập được. Vậy tại sao chúng ta cần phải học? Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng có rất nhiều sẽ không trả lời được và xác định đúng việc học cho bản thân mình, còn theo tôi, kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi con người chỉ nhỏ như một giọt nước. Hơn nữa, khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, những phát minh ra đời ngày càng nhiều phục vụ cho đời sống con người tốt hơn. Không học hỏi ta sẽ không bắt kịp nhịp độ của xã hội, ta sẽ bị lạc hậu. Chẳng hạn như người công nhân không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao tay nghề cũng như năng suất. Người giáo viên cũng không ngừng học tập để truyền đạt cho học sinh những kiến thức mới về mọi lĩnh vực. Nhà bác học Đácuyn cũng đã từng nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”, hay Ka-li-ni đã từng phát biểu: “Việc học là cuốn sách không trang cuối cùng”. Gần gũi hơn là Bác Hồ của chúng ta với câu nói: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Ngoài ra, nếu không học tập, chúng ta sẽ không đủ khả năng đảm nhiệm những công việc ngày một khó khăn, phức tạp hơn và khi đó chính chúng ta sẽ bị đào thải.

Để học tập thật tốt, chúng ta cần phải xác định mục đích học tập đúng đắn, có như vậy thì việc học mới có ý nghĩa, người học mới cảm thấy thích thú. Từ đó chúng ta sẽ có sức mạnh và nghị lực vượt qua thử thách. Học toàn diện, mọi lĩnh vực: văn hoá, khoa học, tự nhiên, xã hội và còn phải rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội và gia đình. Bên cạnh đó, học phải có phương pháp: học liên tục, không tự bằng lòng với kiến thức đã có, học ở mọi lúc, mọi nơi, học ở mọi đối tượng. Ngoài ra, cần phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, học tập với giải trí, rèn lựyện thân thể.

Học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. Để việc học hỏi đạt kết quả thật tôt, chúng ta phải xác định rõ động cơ học tập là vì Tổ quôc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng, trình độ để phục vụ đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các bạn còn nhớ không? Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại một tác dụng, một kết quả thật to lớn là kiến thức của mỗi người trong chúng ta sẽ được liên tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. Đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay, nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết, trở thành nghĩa vụ cua mỗi người công dân.

Câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” là hoàn toàn đúng đắn, đó được xem như là một chân lí của thời đại nhằm nhắc nhở chúng ta không ngừng học tập, rèn luyện tri thức, đạo đức để xứng đáng là người con của Tổ quốc, người chủ của nước nhà. Đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ ràng từ trước đến nay.



24 tháng 4 2018

Mình chỉ có dàn ý thôi nhé.

4 tháng 5 2019

tao thấy câu đấy nó xàm hơn là đúng đắn

11 tháng 8 2021
Tham Khẻo :

1. Mở bài

- Thiếu nhi là mầm non của đất nước.
- Lời dạy của Bác Hồ nêu bật nhiệm vụ của thiếu nhi: "Học tập tốt, lao động tốt".

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Học tập tốt: Tiếp thu kiến thức, mở mang hiểu biết của bản thân trên ghế nhà trường và trong cuộc sống.
- Lao động tốt: Làm việc phù hợp với lứa tuổi, để rèn luyện bản thân, giúp đỡ gia đình, xây dựng trường lớp.

b. Lời dạy của Bác Hồ vô cùng đúng đắn:
- Tuổi nhỏ phải biết học tập tốt vì: chuẩn bị kiến thức cho tương lai, hoàn thiện bản thân, gặt hái thành công.
Dẫn chứng: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Ngọc Ký...
- Tuổi nhỏ cũng phải biết lao động: Dù chưa làm được những việc lớn lao, ta cần bắt đầu từ việc nhỏ, rèn tính cần cù, có trách nhiệm
Dẫn chứng: Giúp cha mẹ dọn dẹp vệ sinh ngôi nhà thân yêu; vệ sinh trực lớp, trồng cây xanh...

c. Bài học cho học sinh:
- Học tập có phương pháp khoa học để đạt kết quả tốt.
- Chăm chỉ lao động để rèn luyện bản thân và làm được nhiều việc ý nghĩa.

3. Kết bài

- Khẳng định lời dạy của Bác.
- Yêu Tổ Quốc càng phải chăm học chăm làm.

11 tháng 8 2021


 

    

a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Học tập tốt: Tiếp thu kiến thức, mở mang hiểu biết của bản thân trên ghế nhà trường và trong cuộc sống.
- Lao động tốt: Làm việc phù hợp với lứa tuổi, để rèn luyện bản thân, giúp đỡ gia đình, xây dựng trường lớp...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt tại đây

 II. Bài Văn Mẫu Nghị Luận Về Học Tập Tốt, Lao Động Tốt (Chuẩn)

Đối với mỗi đất nước, có thể nói, thế hệ trẻ chính là nguồn sức sống, là tương lai của đất nước đó. Bác Hồ, một nhà cách mạng lớn, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam vô cùng yêu quý và quan tâm đến thế hệ trẻ, đặc biệt là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác từng dạy các cháu 5 điều phải thực hiện để trở thành người chủ tương lai của Tổ quốc, một trong 5 điều Bác dạy mà thiếu nhi Việt Nam luôn ghi nhớ, là lời dạy: "Học tập tốt, lao động tốt".

Lời dạy ấy có ý nghĩa như thế nào? Ai cũng hiểu "Học tập tốt" là ra sức tiếp thu tri thức, mở mang hiểu biết của bản thân. Hiểu rõ hơn, học tập tốt trước tiên là thực hiện mọi nhiệm vụ học tập mà thầy cô hướng dẫn và giao cho học sinh. Học tập tốt cũng là nâng cao tinh thần tự học, không ngừng tìm tòi, sáng tạo, ở mọi nơi, mọi lúc. Còn "lao động tốt" chính là cần chăm chỉ làm việc. Việc làm của tuổi nhỏ chưa là những việc lớn lao, nhưng chúng ta cần bắt đầu từ việc nhỏ, có ích. Bởi lao động không chỉ đem lại hiệu quả cho đời sống, mà còn là sự rèn luyện tính cần cù và tinh thần trách nhiệm ngay từ khi bạn còn rất nhỏ, chỉ có tinh thần yêu lao động mới đem đến cho chúng ta sự no ấm và hạnh phúc.

Lời dạy của Bác Hồ thật vô cùng đúng đắn và quý giá đối với các thế hệ thiếu niên nhi đồng. Bởi vì, tuổi nhỏ là tuổi để học tập và hoàn thiện bản thân. Quá trình học tập của mỗi con người không chỉ là quá trình bồi dưỡng kiến thức khoa học và xã hội, mà chính là quá trình khám phá những điều mới mẻ, khám phá chính bản thân mình, để không ngừng hoàn thiện. Từ đó, "học tập tốt" giúp cho con người có thể gặt hái thành công, tìm ra hướng đi đúng cho cuộc sống của mình. Trong tích xưa truyện cũ của dân tộc ta, người xưa có nêu tấm gương Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, chăm học, quyết vượt qua mọi gian khó để học tập tốt. Cuối cùng, từ một cậu bé chăn trâu, ông đã trở thành một trạng nguyên với tài hoa lừng danh đất Việt. Tấm gương của trạng nguyên càng cho chúng ta thấy, chỉ có học tập mới có thể giúp con người vươn lên, thay đổi số phận. Thầy Nguyễn Ngọc Ký cũng vậy: sinh ra là một đứa trẻ bị liệt đôi tay, tương lai tưởng chừng như khép lại trước mặt thầy. Nhưng chính tinh thần không ngừng học hỏi, kiên quyết vươn đến chân trời tri thức đã giúp thầy tốt nghiệp Đại học, trở thành nhà văn, nhà giáo, thành tấm gương cho thế hệ trẻ khâm phục và noi theo không ngừng học tập.

Bên cạnh học tập cho tốt, tuổi nhỏ cũng cần phải biết "lao động tốt", đừng nghĩ rằng tuổi niên thiếu chỉ là học và vui chơi. Bác Hồ từng dạy rằng: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Việc lao động của chúng ta không phải chỉ giúp ông bà, cha mẹ bớt nhọc nhằn, hay giúp trường lớp của chúng ta xanh, sạch, đẹp, mà tuổi nhỏ lao động còn là để rèn kỹ năng sống, rèn tính cách tốt. Một bạn trẻ biết cần cù lao động từ nhỏ, khi lớn lên, chắc chắn sẽ trở thành một công dân tích cực làm việc để xây dựng quê hương. Việc lao động tốt của tuổi học sinh là làm việc nhà, vệ sinh trường lớp, góp phần gìn giữ môi trường sống, làm những công tác xã hội vừa sức. Khi đó, thời thơ ấu của chúng ta lại càng thêm đẹp và có ý nghĩa.

Để "Học tập tốt, lao động tốt" như lời dạy của Bác Hồ, mỗi bạn trẻ cần phải biết học tập có phương pháp khoa học và lao động vừa sức của bản thân, "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Trong học tập, ta cần bố trí thời gian biểu khoa học, cần kiên trì, nhẫn nại trong khám phá tri thức khoa học. Tuổi học sinh hôm nay không chỉ học trong nhà trường, trong sách giáo khoa, mà còn phải năng động, học ở đời sống, trên mạng công nghệ thông tin, tiếp thu kiến thức mới, hiểu và theo kịp cuộc cách mạng khoa học 4.0 trên toàn cầu. Còn việc lao động: Bạn trẻ hôm nay cần siêng năng hơn nữa, tránh việc sa đà trên mạng internet hay miệt mài dùng thời giờ vào điện thoại thông minh. Chính những công việc tay chân mà hữu ích sẽ giúp cho bạn rèn luyện sức khỏe, có tinh thần minh mẫn. Học tập tốt và lao động tốt luôn bổ trợ cho nhau.

Tóm lại, dù Bác Hồ đã đi xa, nhưng năm điều Bác dạy vẫn luôn là kim chỉ nam cho tuổi nhỏ dưới mái trường. Trong đó, "Học tập tốt, lao động tốt" luôn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Thế hệ trẻ Việt Nam yêu Tổ quốc, nên ngay từ khi còn nhỏ tuổi đã biết chăm học chăm làm, không ngừng rèn luyện vươn lên theo kịp thời đại. Chỉ có như vậy trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ bảo vệ vững chắc giang sơn gấm vóc mà cha ông đã đem xương máu để dựng xây.

--------------------HẾT-------------------