K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Nguyên tố X có nguyên tử khối (NTK) bằng 3,5 lần NTK của oxi, nguyên tử Y nhẹbằng 1/4 nguyên tử X. Vậy X, Y lần lượt là 2 nguyên tố nào cho dưới đây?A. Na và Cu. B. Ca và N. C. K và N. D. Fe và N.Câu 2: Một nguyên tố hóa học có nhiều loại nguyên tử có khối lượng khác nhau vì nguyênnhân:A. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số proton.B. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau...
Đọc tiếp

Câu 1: Nguyên tố X có nguyên tử khối (NTK) bằng 3,5 lần NTK của oxi, nguyên tử Y nhẹ
bằng 1/4 nguyên tử X. Vậy X, Y lần lượt là 2 nguyên tố nào cho dưới đây?
A. Na và Cu. B. Ca và N. C. K và N. D. Fe và N.
Câu 2: Một nguyên tố hóa học có nhiều loại nguyên tử có khối lượng khác nhau vì nguyên
nhân:
A. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số proton.
B. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số electron.
C. Hạt nhân có cùng số proton nhưng khác nhau về số electron.
D. Hạt nhân có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
Câu 3: Cho thành phần các nguyên tử sau: X (17p,17e, 16 n), Y (20p, 19n, 20e), Z (17p,17e,
16 n), T (19p,19e, 20n). Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Khẳng định sau gồm 2 ý: “Nước cất là một hợp chất, vì nước cất tạo bởi hai nguyên
tố là hiđro và oxi”. Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:
A. Ý 1 đúng, ý 2 sai. B. Ý 1 sai, ý 2 đúng. C. Cả 2 ý đều sai. D. Cả 2 ý đều đúng.
Câu 5: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Hợp chất là những chất tạo nên từ hai chất trở lên.
B. Khí cacbonic tạo bởi 2 nguyên tố là cacbon và oxi.
C. Khí cacbonic gồm 2 đơn chất cacbon và oxi.
D. Khí cacbonic gồm chất cacbon và chất oxi tạo nên.

 

1
26 tháng 2 2020

1.D

2.D

3.C

4.B

5.B

âu 1: Đốt cháy X trong khí oxi tạo ra khí cacbonic (CO 2 ) và nước (H 2 O). Nguyên tố hóahọc có thể có hoặc không có trong thành phần của X làA.  cacbon. B.  oxi.C.  cả 3 nguyên tố cacbon, oxi, hiđro. D.  hiđro.Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất:A. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố.B. Công thức hoá học biểu diễn thành phần phân tử của một chất.C. Công thức hoá học gồm kí...
Đọc tiếp

âu 1: Đốt cháy X trong khí oxi tạo ra khí cacbonic (CO 2 ) và nước (H 2 O). Nguyên tố hóa
học có thể có hoặc không có trong thành phần của X là
A.  cacbon. B.  oxi.
C.  cả 3 nguyên tố cacbon, oxi, hiđro. D.  hiđro.
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố.
B. Công thức hoá học biểu diễn thành phần phân tử của một chất.
C. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố và số nguyên tử của các
nguyên tố đó trong 1 phân tử chất.
D. Công thức hoá học biểu diễn thành phần nguyên tử tạo ra chất.
Câu 3: Ba nguyên tử hiđro được biểu diễn là
A. 3H. B. 3H 2 . C. 2H 3 . D. H 3 .
Câu 4: Lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO 2 . Ta nói thành phần phân tử của lưu
huỳnh đioxit gồm:
A. 2 đơn chất lưu huỳnh và oxi. B. 1 nguyên tố lưu huỳnh và 2 nguyên tố oxi.
C. nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử oxi. D. 1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi.
Câu 5: Dãy nguyên tố kim loại là:
A. Na, Mg, C, Ca, Na. B. Al, Na, O, H, S.
C. K, Na, Mn, Al, Ca. D. Ca, S, Cl, Al, Na.
Câu 6: Dãy chất nào sau đây đều là kim loại?
A. Nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc. B. Vàng, magie, nhôm, clo.
C. Oxi, nitơ, cacbon, canxi. D. Sắt, chì, kẽm, thiếc.

Câu 7: Dãy nguyên tố phi kim là:
A. Cl, O, N, Na, Ca. B. S, O, Cl, N, Na.
C. S, O, Cl, N, C. D. C, Cu, O, N, Cl.
Câu 8: Công thức hoá học nào sau đây viết đúng?
A. Kali clorua KCl 2 . B. Kali sunfat K(SO 4 ) 2 .
C. Kali sunfit KSO 3 . D. Kali sunfua K 2 S.
Câu 9: Tên gọi và công thức hóa học đúng là
A. Kali sunfurơ KCl. B. Canxi cacbonat Ca(HCO 3 ) 2 .
C. Cacbon đioxit CO 2 . D. Khí metin CH 4 .
Câu 10: Cho một số công thức hóa học: MgCl, Ba 3 (SO 4 ) 2 , Na 2 O, KCO 3 , HSO 4 . Số công thức
hóa học viết sai là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

0
Câu 1: Trong số các chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm quì tím hoá đỏ:A. H2O B. HCl C. NaOH D. CuCâu 2: Dãy chất nào sau đây toàn là axitA. KOH, HCl, H2S, HNO3 B. H2S , Al(OH)3, NaOH, Zn(OH)2 C. ZnS, HBr, HNO3, HCl D. H2CO3 , HNO3, HBr, H2SO3Câu 3: Dãy chất nào sau đây toàn là bazơA. HBr, Mg(OH)2, KOH, HCl B. Ca(OH)2, Zn(OH)2 , Fe(OH)3, KOHC. Fe(OH)3 , CaCO3, HCL, ZnS D. Fe(OH)2, KCl, NaOH, HBrCâu 4: Dãy chất nào sau đây toàn...
Đọc tiếp

Câu 1: Trong số các chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm quì tím hoá đỏ:

A. H2O B. HCl C. NaOH D. Cu

Câu 2: Dãy chất nào sau đây toàn là axit

A. KOH, HCl, H2S, HNO3 B. H2S , Al(OH)3, NaOH, Zn(OH)2 C. ZnS, HBr, HNO3, HCl D. H2CO3 , HNO3, HBr, H2SO3

Câu 3: Dãy chất nào sau đây toàn là bazơ

A. HBr, Mg(OH)2, KOH, HCl B. Ca(OH)2, Zn(OH)2 , Fe(OH)3, KOH

C. Fe(OH)3 , CaCO3, HCL, ZnS D. Fe(OH)2, KCl, NaOH, HBr

Câu 4: Dãy chất nào sau đây toàn là muối

A. NaHCO3, MgCO3 ,BaCO3 B. NaCl, HNO3 , BaSO4

C. NaOH, ZnCl2 , FeCl2 D. NaHCO3, MgCl2 , CuO

Câu 5: Cho nước tác dụng với vôi sống (CaO). Dung dịch sau phản ứng làm cho quỳ tím chuyển thành màu gì?

A. Màu xanh B. Màu đỏ C. Không đổi màu D.Màu vàng

Câu 6 : Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm axit:

A. HCl; NaOH B. CaO; H2SO4 C. H3PO4; HNO3 D. SO2; KOH

Câu 7: Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Gốc sunfat SO4 hoá trị I B. Gốc photphat PO4 hoá trị II

C. Gốc Nitrat NO3 hoá trị III D. Nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Câu 8: Hợp chất nào sau đây là bazơ:

A. Đồng(II) nitrat B. Kali clorua

C. Sắt(II) sunfat D. Canxi hiđroxit

Câu 9:Trong số những chất dưới đây, chất nào làm quì tím hoá xanh:

A. Đường (C12H22O11) B. Muối ăn (NaCl)

C. Nước vôi (Ca(OH)2) D. Dấm ăn (CH3COOH)

Câu 10: Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm cho quì tím không đổi màu:

A. HNO3 B. NaOH C. Ca(OH)2 D. NaC

0
ÔN TẬP TỔNG HỢPCâu 1.Rượu etylic sôi ở 78,3 0C, nước sôi ở 100 0C. Muốn tách rượu ra khỏi hỗn hợp với nước có thể dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây:A. Lọc. B. Bay hơi.C. Không tách được D. Chưng cất ở nhiệt độ khoảng 80 0C.Câu 2.Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích âm?A. Nơtron; B. Proton ; C. Electron ; D. Tất cả đều saiCâu 3.Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên...
Đọc tiếp

ÔN TẬP TỔNG HỢP

Câu 1.

Rượu etylic sôi ở 78,3 0C, nước sôi ở 100 0C. Muốn tách rượu ra khỏi hỗn hợp với nước có thể dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây:

A. Lọc. B. Bay hơi.

C. Không tách được D. Chưng cất ở nhiệt độ khoảng 80 0C.

Câu 2.

Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích âm?

A. Nơtron; B. Proton ; C. Electron ; D. Tất cả đều sai

Câu 3.

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?

A. Gam; B. Đơn vị cacbon (đvC); C. Kilogam; D. Cả 3 đơn vị trên.

Câu 4.

Hợp chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?

A. Chỉ từ 1 nguyên tố B. Chỉ đúng 2 nguyên tố. C. Chỉ từ 3 nguyên tố.

D. Từ 2 nguyên tố trở lên

Câu 5.

Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng thiên nhiên sau đây:

A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần.

B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa.

C. Khi mưa thường có sấm sét.

D. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường.

Câu 6.

Lưu huỳnh cháy trong không khí theo sơ đồ phản ứng sau:

Lưu huỳnh + khí oxi khí sunfurơ

Nếu đã có 48 gam lưu huỳnh cháy và thu được 96 gam khí sunfurơ thì khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là:

A. 40 g B. 48 g C. 44 g D. Không xác định được.

Câu 7.

Số mol phân tử nước có trong 36 g nước là:

A. 1 mol B. 2 mol C. 1,5 mol D. 2,5 mol

Câu 8.

Khí nào nhẹ nhất trong các khí sau:

A. Metan (CH4 ) B. Cacbon oxit (CO) C. Hiđro (H2 ) D. Heli (He)

Câu 9.

Hãy suy luận và cho biết chất nào giàu nitơ nhất trong các chất sau:

A. NO B. NO2 C. N2O D. N2O5

Câu 10.

Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?

A. Oxi là phi kim hoạt động rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao.

B. Oxi không có mùi và không có màu.

C. Oxi cần thiết cho sự sống

D. Oxi tạo oxit axit với hầu hết các kim loại.

Câu 11.

Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxi trong không khí?

A. Sự gỉ của các đồ vật bằng sắt

B. Sự cháy của than, củi, bếp gaz.

C. Sự quang hợp của cây xanh

D. Sự hô hấp của động vật

Câu 12.

Dãy các chất nào sau đây toàn là oxit bazơ

A. CuO, K2O, NO2 B. BaO, K2O, PbO

B. Na2O, CO, ZnO C. PbO, NO2, P2O5

Câu 13.

Nguyên liệu để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là:

A. KMnO4 B. H2O C. KClO3 D. A và C.

Câu 14.

Hỗn hợp khí hidro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp này nổ mạnh nhất ở tỉ lệ về thể tích là bao nhiêu:

 

A. VH2 : VO2 = 3 : 1 B. VH2 : V O2 = 2 : 2

C. VH2 : V O2 = 1 : 2 D. VH2 : V O2 = 2 : 1

Câu 15.

Cho 48 g CuO tác dụng với khí H2 khi đun nóng.

Thể tích khi H2(đktc) cần dùng cho phản ứng trên là:

A. 11,2 lít B. 13,88 lít D. 13,44 lít D. 14,22 lít

Câu 16.

Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế ?

A. 4P + 5O2 2P2O5

B. 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2

C. CaCO3 CaO + CO2

D. C + O2 CO2

Câu 17.

Thu khí hidro bằng các đẩy không khí ta đặt bình như thế nào?

A. Ngửa bình B. Úp bình C. Nghiêng bình D. Quay ngang bình

Câu 18.

Dãy chất nào sau đây toàn là axit

A. KOH, HCl, H2S, HNO3 B. H2S , Al(OH)3, NaOH, Zn(OH)2 C. HNO3, HBr, H2CO3 , H2SO3 D. ZnS, HBr, HNO3, HCl

Câu 19.

Dãy chất nào sau đây toàn là bazơ

A. Ca(OH)2, Zn(OH)2 , Fe(OH)3, KOH B. HBr, Mg(OH)2, KOH, HCl

C. Fe(OH)3 , CaCO3, HCL, ZnS D. Fe(OH)2, KCl, NaOH, HBr

Câu 20.

Dãy chất nào sau đây toàn là muối

A. NaHCO3, MgCl2 , CuO B. NaCl, HNO3 , BaSO4

C. NaOH, ZnCl2 , FeCl2 D. NaHCO3, MgCO3 ,BaCO

0
Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và chữa những lỗi đó. a) Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác. b) Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. c) Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp...
Đọc tiếp
Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và chữa những lỗi đó. a) Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác. b) Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. c) Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. d) Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ? e) Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ. g) Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì mặc áo ca rô. h) Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con. i) Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. k) Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe, vừa làm giảm tuổi thọ của con người.
1
20 tháng 11 2018

a, Trong câu trên đồ dùng học tập không cùng nhóm với quần áo, giày dép vì thế nên sửa thành:

    - Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, gày dép và đồ dùng học tập.

    - Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.

  b, Phạm vi đối tượng trong câu có dạng A nói chung và B nói riêng, khi đó A và B phải cùng loại nhưng trong bài này A và B khác loại. Sửa thành:

    - Thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

    - Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

  c, Lão Hạc và Bước đường cùng là tác phẩm, còn Ngô Tất Tố là tác giả, hai phạm trù này không thể được xếp cùng làm chủ ngữ. Sửa thành:

    - Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945.

  d, Trí thức có nghĩa bao hàm nghĩa của từ bác sĩ. Câu trên sửa thành:

    - Em muốn trở thành một kỹ sư hay một bác sĩ.

  e, Nghệ thuật bao hàm nghĩa của từ "ngôn từ". Câu trên sửa thành:

    - Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.

  g, Một người cao gầy (hình dáng) và một người mặc áo ca rô (trang phục) thuộc hai phạm trù khác nhau, sửa thành:

    - Trên sân ga chỉ có hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì béo mập.

  h, Cần cù và chịu khó là nguyên nhân của hành động yêu thương chồng con, vì thế không thể dùng từ "nên". Sửa thành:

    - Chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con.

  i, Hai vế Nếu… thì vốn để biểu thị quan hệ điều kiện- kết quả nhưng ở đây lại không thể biểu thị quan hệ đó vì những đức tính tốt đẹp không tạo ra " những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề.

    - Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quanh và nặng nề đó.

  k, Khi câu thể hiện mối quan hệ song đôi vừa A vừa B phải có quan hệ đẳng lập chứ không bao hàm. Sửa thành:

    - Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn tiền.

20 tháng 7 2021

undefined

Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người. Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành...
Đọc tiếp
Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người.

Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho ta nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của mọi người. Để đạt tới sự chuẩn mực, đức khiêm tốn cần phải đặt trong mối quan hệ tương xứng với lòng tự tin. Đức khiêm tốn càng cao thì lòng tự tin phải càng lớn. Bởi tự tin chính là "cơ sở vật chất" cho khiêm tốn. Tương tự, lòng tự tin cũng phải lấy khiêm tốn làm "cái neo" để không vượt quá hiện thực. Nếu không có "cái neo" này thì lòng tự tin dễ chuyển sang tự tôn rồi tự kiêu, tự phụ lúc nào không hay.
Trong phát ngôn, cổ nhân đã dạy "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Khiêm tốn trong phát ngôn còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ "đao to búa lớn" hay "cao siêu huyền bí". ở đây, Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ giản dị mà không kém phần sâu sắc. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là không nói nhiều về mình, không khoe khoang:

Trong thái độ ứng xử, khiêm tốn có nghĩa là "nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người", không quá tự tin hay độc quyền chân lý, luôn "kính trên nhường dưới". Thái độ khiêm tốn trong phê phán, đóng góp cho người khác đó là: không tiếc lời khen nhưng thận trọng khi phê phán, thận trọng khi sử dụng ngôn từ để tránh tổn thương lòng tự trọng của người khác - nhất là đối với người lớn tuổi.
Khi được người khác phê phán, góp ý cần bình tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lý. Biểu hiện rõ nhất của tính khiêm tốn.

Bản thân mỗi chúng ta phải tạo lập cho mình một mục đích sống mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính mục đích lớn này sẽ tạo cho chúng ta động lực để luôn luôn tự điều chỉnh, thực hiện được yêu cầu "thắng không kiêu, bại không nản",  
1
3 tháng 11 2016

Nhắc đến nhà văn Ngô Tất Tố (1893 – 1954) là ta nhớ đến tiểu thuyết Tát đèn, là ta nghĩ đến thân phận chị Dậu. Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho cảnh ngộ khốn khổ và phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà quê trước năm 1945.

Cảnh Tức nước vỡ bờ trong Tắt đèn đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật Dậu.

Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán gánh khoai, bán ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên bảy tuổi cho vợ chồng Nghị Quế, mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình, vì còn thiếu một suất sưu nữa. Chú Hợi là em ruột anh Dậu, chết từ năm ngoái nhưng chết cũng không trốn được sưu nhà nước nên gia đình anh Dậu phải nộp suất sưu ấy.

Anh Dậu đang ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.

Chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương.

Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm mọi cách cứu chồng. Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên. Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, thiết tha mời chồng: thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Lời người đàn bà nhà quê mời chồng ăn cháo lúc hoạn nạn, chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu rồi xuống cạnh chồng cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ!

Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi đã dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng, lũ đầu trâu mặt ngựa với tay thước, roi song, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ, anh đã lăn dùng xuống phản! Tên cai lệ chửi bới một cách dã man. Hắn gọi anh Dậu là thằng kia hắn trợn ngược hai mắt quát chị Dậu: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mờ mồm xin khất. Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin ông trông lại. Tên cai lệ mỗi lúc lại lồng lên: Đùng đùng, (…) giật phắt cái thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình. Chị Dậu van hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị, rồi nhảy vào cạnh anh Dậu. Một ngày lạ thổi sai nha – lầm cho khốc hại chẳng qua vì tiền (Nguyễn Du). Để tróc sưu mà tên cai lệ, "kẻ hút nhiều xái cũ” đã hành động một cách vô cùng dã man. Mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn, hơn nữa, để bảo vệ tính mạng của chồng, bảo vệ nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không thể lùi bước, chị Dâu đã nghiến hai hàm răng thách thức:
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu, gọi tên cai lệ bằng ông y sau đó là mày. Chị đã vỗ mặt hạ uy thế và hạ nhục chúng! Hai kẻ đốc sưu định trói kẻ thiếu sưu nhưng chúng đã bị người đàn bà lực điền trừng trị. Tên cai lệ bị chị Dậu túm lấy cổ y ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất ! Tên hầu cận lý trưởng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Với chị Dậu, nhà tù của thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ. Trước sự can ngăn của chồng, chị Dậu vẫn chưa nguôi giận:

Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…

Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe dọa, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyễn Tuân đã có một nhận xét rất thú vị: Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu (…). Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra… Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận một bài học đích dáng. Ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội: Có áp bức có đấu tranh Ị

Cảnh Tức nước vỡ bờ rất sống động và giàu tính hiện thực.

Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Hình ảnh chị Dậu được miêu tả rất chân thực. Chị giàu lòng thương chồng, vừa rất ngang tàng, cứng cỏi.

Chị hạ nhục tên cai lệ là mày, tự xứng là bà. Cái nghiến hai hàm răng, cái ấn dúi, cái túm tóc lẳng một cái và câu nói: Thà ngồi tù… đã nêu cao tầm vóc lớn lao đáng kính phục của chị Dậu, một người phụ nữ nông dấn trong xã hội cũ.

Từ hình ảnh Cái cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non (ca dao) đến hình ảnh chị Dậu trong Tắt đèn, ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới cả về tâm hồn lẫn chí khí