K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dụng điện thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh.

Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.

Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài. Còn có bạn thậm chí còn bị đình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dạy khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao. Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói.

Tóm lại ta như hiểu được rằng chính việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho các bạn. Hơn nữa chúng ta cũng phải hiểu được rằng đối với những người xung quanh, việc nói chuyện riêng của chúng ta ko có gì ngoài những điều bất lợi. Thế nên, mọi người cũng hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, loại bỏ ngay ra khỏi lớp học của chính mình nhé.

Chúc bạn thi tốt!

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các cầu hỏi:(1) Có nhà tâm lý học cho rằng tuổi trẻ nào cũng phải trải qua những "cơn sốt" thần tượng như một điều tất yếu. Tâm lý thần tượng chính là khả năng lý tưởng hóa cuộc sống và đó là nguồn động lực mạnh mẽ để con người ta vươn mình lên trong cuộc sống.(2) Tuy nhiên, ít hay nhiều, tâm lý thần tượng đều có tính chất ám thị....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các cầu hỏi:

(1) Có nhà tâm lý học cho rằng tuổi trẻ nào cũng phải trải qua những "cơn sốt" thần tượng như một điều tất yếu. Tâm lý thần tượng chính là khả năng lý tưởng hóa cuộc sống và đó là nguồn động lực mạnh mẽ để con người ta vươn mình lên trong cuộc sống.

(2) Tuy nhiên, ít hay nhiều, tâm lý thần tượng đều có tính chất ám thị. Chính các phương tiện truyền thông xưa nay là những người dọn sẵn những mảnh đất màu mỡ cho các loại cây "thần tượng" mọc lên. Hãy xem hội chứng “cuồng" các ngôi sao Hàn hiện nay. Đó chính là hệ quả của hàng chục kênh truyền hình, hàng chục tờ báo mạng suốt ngày cứ chiếu ra rả và viết không ngừng về những “ngôi sao", những bộ phim hay các ban nhạc xứ Hàn..

(3) Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng “hướng thượng" đó của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm.

(4) Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới. Và đó phải chăng là trách nhiệm của giáo dục, của truyền thông...? phát 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của văn bản trên. (1.0 điểm)

Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả trình bày nội dung theo cách nào? (0.5 điểm) A. Diễn dịch.C. Tổng - phân - hợp. B. Quy nạp. D. Song hành

Câu 3: Theo tác giả bài viết, điều gì đã thúc đẩy tâm lí thần tượng của tuổi trẻ? (0.5 điểm)

Câu 4: Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn văn trên. (1.0 điểm)

Câu 5: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu “Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới" thuộc kiểu câu gì? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn đó. (1.0 điểm)

Câu 6: “Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng "hướng thượng" đô của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng và phát triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm". Em có đồng ý với. quan điểm này không? Vì sao? (1.0 điểm) Câu 7: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng cuông thàn tượng của một bộ phận giới trẻ hiện nay. (5.0 điểm)

1
7 tháng 5 2020

1. Nghị luận

2. A

3. - Phương tiện truyền thông dọn sẵn đường

16 tháng 4 2021

Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru- xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.

Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”

16 tháng 4 2021

:)))

25 tháng 12 2019

- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:

- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ

   + Rừng cọ trập trùng

- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)

   + Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.

- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ

   + Căn nhà núp dưới lá cọ

   + Trường học khuất trong rừng cọ

   + Đi trong rừng cọ

- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ

- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ

Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi

b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi

c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.

Tạo lập một văn bản nghị luận hoàn chỉnh  có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.Đề 1 : Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.Đề 2: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam độc lập , Bác Hồ thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt...
Đọc tiếp

Tạo lập một văn bản nghị luận hoàn chỉnh  có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Đề 1 : Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

Đề 2: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam độc lập , Bác Hồ thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Em hiểu lời dạy trên của Bác như thế nào?

Đề 3: Câu nói của M.Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
mỗi người làm 1 trong 3 đề

1
26 tháng 4 2022

viết đoạn văn hay bài văn?

26 tháng 4 2022

1 bài văn

:>
chọn 1 trong 3 đề thôi nha

8 tháng 5 2022

Hồ Chủ tịch từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta”. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã nói: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Lòn yêu nước là một trong những tình cảm cao quý nhất, cần thiết nhất đối với mỗi con người.

Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hằng ngày. Câu nói của nhà văn Nga đã diễn tả tình yêu Tổ quốc một cách đơn giản và dễ hiểu trong hình ảnh so sánh: lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc, cũng giống như suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể.

Mỗi người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê… Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến thắm thiết của con người đối với nơi chôn nhau cắt rốn. Từ đó, mở rộng ra tới tình yêu quê hương và tình yêu Tổ quốc.

Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình yêu những đỉnh núi, bờ sông; từ tình yêu cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè… Xưa nay, con cái không chê cha mẹ khó và con người không vì chuyện giàu nghèo mà giảm sút tình yêu Tổ quốc. Đất nước ta còn lạc hậu về khoa học, kĩ thuật, lại thêm chiến tranh tàn phá liên miên nên nhân dân càng khổ, càng nghèo. Gần ba mươi năm cố gắng xây dựng đất nước, chúng ta đã xây dựng được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống chưa phải đã đầy đủ, dư dật.

Mỗi người cần đóng góp sức mình để xây dựng đất nước lớn mạnh. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Những doanh nghiệp giỏi, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi, những thanh niên giúp nhau lập nghiệp chính là những công dân đã bày tỏ rõ rệt lòng yêu Tổ quốc của mình. Dân tộc ta vốn có tinh thần yêu nước, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập, tự do. Nối tiếp truyền thống đó, những công dân Việt Nam ngày nay tự hào, tin tưởng và quyết tâm xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.

Yêu đất nước có nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất: ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, chăm sóc em nhỏ, giúp đỡ người già. Yêu đất nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi nhất với chúng ta: ngôi nhà đang ở, ngôi trường đang học, bảo vệ môi trường sống trong lành… Ở lứa tuổi học sinh, lòng yêu nước phải được biểu hiện bằng những hành động cụ thể như chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện sức khỏe, đạo đức để trở thành người hữu ích cho xã hội.

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Nó luôn được thể hiện trong từng hành động, từng việc làm cụ thể, đúng như nhận định của I-li-a Ê-ren-bua : Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.