K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 6 2020

Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.

Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.

Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.

Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.

Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.

Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.

Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.

13 tháng 4 2016

I/ Mở bài 
- Trên con đường tiến tới đài vinh quang của nhân loại, chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng.
- Qua đó Lê-nin đã nhắc nhở chúng ta về thái độ học tập không ngừng bằng một câu nói nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi.
II/ Thân bài

1)Giải thích ngắn ( là gì ? )
- “Học” là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta để lại.
- Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng các kiến thức đã thu nhân được từ thế giới xung quanh.
- “Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác.
- Nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào
- “Học mãi” có nghĩa là chúng ta phải không ngừng học tập.
- Phải luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được.
- Từ ngàn xưa, lợi ích của việc học tập là đúc kết những tinh túy và áp dụng chúng vào cuộc sống.
- Chỉ khi có học thức chúng ta mới có thể góp phần đem lại một xã hội văn minh và tiến bộ.
- Như thế lời dạy của Lê-nin mang hàm ý khuyên răn chúng ta phải học hỏi không ngừng và học suốt đời.

2)Lý giải cơ sở nảy sinh vấn đề (Tại sao?)
* LĐ1:
- Kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả. 
+Chỉ có học tập mới giúp ta thỏa mãn sự hiểu biết và sự tò mò của con người.
+Học là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức.

*LĐ2: 
- Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi con người
+nghĩa vụ: ai cũng phải học tập để có nền tảng kiến thức, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ Quốc
+ trách nhiệm: học tập phải là một quá trình nghiêm túc, góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta
+quyền lợi: ai cũng có quyền được học, được trở thành người văn minh, có tri thức

*LĐ3:
- Học tập đem lại lợi ích cho bản thân
+ bảo vệ bản thân 
+ tự nuôi sống bản thân 
- Và qua đó ta cũng có thể khẳng định giá trị của mình qua những kiến thức mà ta đã áp dụng.

3) Phương hướng vận dụng (Như thế nào?)
- Chúng ta phải cố gắng học tập thật chăm chỉ.
- Với mỗi con người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành.
- phải luôn học tập không ngừng (qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có thêm một phát minh mới ra đời) 
- học ở nhà trường và tham khào thêm nhiều từ sách vở, từ kinh nghiệm của mọi người xung quanh
- Nhân vật điển hình
+ nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn : “ Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.
+Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.
(Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng và đem những tinh túy ấy áp dụng vào nước ta.)
- Qua đó đã góp phần nâng lên giá trị chân lí của Lê-nin.

4) Phê phán:
- Trong trường học: có những học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức dở dang
- Trong xã hội: những người tự kiêu mãn nguyện với những gì mình đã làm được, nên không chịu tiếp tục học hỏi.

III/ Kết bài:
- Câu nói: “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin là câu nói mang ý nghĩa nhân văn lớn cho con người.
- Nó sẽ luôn là một ngọn đèn sáng soi đường dẫn lối cho chúng ta bước tới đài vinh quang của nhân loại


*BÀI VĂN*

Trên con đường bước tới đài vinh quang của nhân loại, chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng. Qua đó Lê-nin đã nhắc nhở chúng ta về thái độ học tập không ngừng bằng một câu nói nổi tiếng: “ Học, học nữa, học mãi”.
Vậy “học” là gì? Học là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta đã để lại. Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng những kiến thức đã thu nhận được từ thế giới xung quanh. “ Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác, từ dễ đến khó. Nó giúp chúng ta nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào. “Học mãi” ở đây có nghĩa là phải học tập không ngừng, luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được. Từ ngàn xưa, lợi ích của việc học tập là đúc kết những tinh túy và áp dụng chúng vào cuộc sống. Chỉ khi có học thức chúng mới có thể góp phần đem lại một xã hội văn minh giàu đẹp. Qua đó lời dạy của Lê-nin mang một hàm ý nhằm khuyên răng chúng ta phải học hỏi không ngừng và học suốt đời.

Tại sao chúng ta phải học? Như chúng ta đều biết kiến thức của nhân loại là bao la. Những điều ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả. Vậy chỉ có học tập mới có thể đáp ứng hết những nhu cầu và sự tò mò về thế giới xung quanh của con người và học chính là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức. Không những vậy học tập còn là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người. Học là nghĩa vụ vì mỗi một công dân của đất nước đều là phần tử quan trọng trong công cuộc góp phần xây dựng Tổ Quốc văn minh, giàu mạnh bằng tri thức và khả năng của mình. Học là trách nhiệm vì một khi đã học, đó là sự nghiêm túc , trân trọng thời gian và công sức bỏ ra, đồng thời góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta và đẩy cao trình độ nhận thức ở khắp mọi nơi. Cuối cùng, học là quyền lợi vì ai sinh ra đời cũng được quyền sống và sở hữu tri thức, tự do tìm tòi học hỏi, mở rộng sự hiểu biết của bản thân,nâng cao trình độ học vấn của mình. Tại sao phải học nữa và học mãi? Muốn việc học đạt hiệu quả thì phải xác định rõ động cơ của mình. Chỉ có tri thức mới có thể giúp ta bảo vệ và tự nuôi sống bản thân mình. Khi đó chúng ta mới có thể tự tin bước vào xã hội và tìm ra một công việc phù hợp. Và qua đó ta cũng có thể khẳng định được vị trí, giá trị bản thân của mình qua những kiến thức mà ta áp dụng.
Vậy chúng ta phải học như thế nào? Điều đầu tiên đó là phải kiên trì, chăm chỉ trong học tập. Với mỗi người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành. Chúng ta cần vận dụng những kiến thức mà mình đã học được vào trong cuộc sống. Qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có một sáng kiến, phát minh mới ra đời. Cũng giống như những gì ta vừa mới học, sau một thời gian những kiến thức ấy lại trở nên lạc hậu. Do đó chúng ta phải không ngừng học hỏi và trau dồi thêm những điều mà ta chưa biết. Điều thứ hai đó là không chỉ học thêm từ trường lớp, chúng ta cũng nên tham khảo thêm nhiều sách khác mang giá trị nhân văn lớn. Điển hình cho quá trình học tập lâu dài, không ngừng trau dồi thêm kiến thức đó là nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn. Ông đã từng nói một câu rằng: “ Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Kể cả những nhà bác học lừng danh như thế mà vẫn phải miệt mài tìm tòi và học hỏi. Vì thế chúng ta phải học mãi để theo kịp với tri thức của nhân loại. Nói đến Đác Uyn, cũng không thể không nói đến Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta. Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng, bôn bao suốt bao nhiêu năm trời để tìm tòi học hỏi và tìm ra chân lý để áp dụng vào công cuộc cách mạng ở nước ta. Qua những dẫn chứng ấy đã góp phần nâng cao giá trị trong câu nói của của Lê-nin.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến giá trị của sự học. Trong trường học có những bạn học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức nông cạn, có bạn còn quyết định từ bỏ con đường học vấn của mình vì những cái lợi trước mắt. Cũng như thế trong xã hội có những người tự kiêu, mãn nguyện với những gì mình đã đạt được, nên không cần học nữa.Qủa thật chuyện học như con thuyền đi ngược nước nếu không tiến thì ắt nó sẽ lùi.
Câu nói: “ Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin mang đến giá trị nhân văn lớn cho con người. Và nó luôn là ngọn đèn sáng soi đường dẫn lối chúng ta bước đến đài vinh quang của nhân loại.

13 tháng 4 2016

Chiều nay cô vừa giảng đề này

5 tháng 6 2020

Con người ai cũng cần phải học. Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết, nó đào tạo chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh, tiến bộ. Xã hội ngày một đi lên theo thời gian, đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình độ cao, hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy. Học không phải là học cho đủ lớp để đi làm mà học còn có nghĩa là học mãi đến già, học những cái mình chưa biết. Vị lãnh tụ vĩ đại Lê-nin đã từng khuyên con cháu rằng: “Học, học nữa, học mãi”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó của ông.

Học là gì? Học là tìm hiểu, khám phá những điều mình chưa biết, tích lũy kiến thức, rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết, trình độ về mọi mặt. Học không chỉ trong trường lớp mà chúng ta còn phải học ở ngoài đời. Ngoài học những kiến thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người. Học rất đa dạng, học ở khắp mọi nơi, học bất kì lúc nào. Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa, học hết trình độ này đến trình độ khác, học từ thấp tới cao. Như những người đã đi làm cần phải học thêm cao học, tiến sĩ, …Thế nào là học mãi. Học mãi có nghĩa là học liên tục, học đến suốt đời, học cả khi về già. Câu: “Học, học nữa, học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học. Luôn luôn học hỏi những điều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công.

Tại sao phải học? Trên đời, ai cũng phải học, ngay cả tổng thống hay người hành khất đều phải được giáo dục từ nhỏ. Trường học nào cũng dạy học sinh: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Học lễ phép, cách cư xử với xã hội, đạo đức. Từ nhỏ, chúng ta đã học đi, học nói, học gói, học mở. Còn khi đã đến tuổi đi học, chúng ta học thêm văn hóa. Môn học nào cũng vậy, ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao. Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng:" Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm gì cũng khó". Nếu như ta học được đức tình tốt của mọi người mà không đến trường để trau dồi kiến thức thì không thể làm được việc gì lớn lao giúp ích cho xã hội. Như chúng ta muốn sang nước ngoài làm việc mà không biết tiếng Anh thì không thể nói chuyện để hiểu ý nhau được. Còn những người có hiểu biết cao mà không có nhân đức thì không giúp ích được gì cho đời. Họ chỉ biết làm giàu cho bản thân mình, bất chấp lời chê trách, phê phán của mọi người. Từ thời xưa đến nay, đất nước ta đã có biết bao nhiêu nhân tài, gương hiếu học đáng được khâm phục. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển trên đà hiện đại hóa của thế giới. Giờ đây, con người phát minh ra nhiều vật dụng, khám phá ra nhiều điều bí ẩn mà xưa nay nhân dân chỉ có thể giải thích hiện tượng đó qua những chuyện cổ tích. Vì thế, chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến thức để theo kịp thời đại, không lạc hậu để mọi người không xem thường mình. Việc học không tùy vào tuổi tác, công danh mà tùy vào sự cầu tiến, muốn làm giàu kho tàng kiến thức của mỗi người. Nhà bác học Dariwin đã nói với con trai của ông rằng: ‘Bác học không có nghĩa là ngừng học”.

Làm sao để luôn có ý chí trong học tập? Chúng ta phải xác định mục đích học, ước mơ trong tương lai, ….để cố gắng đạt được ước mơ, nghề nghiệp mình yêu thích. Học không những giúp ích cho đất nước mà còn giúp ích cho bản thân chúng ta. Học để làm việc, kiếm sống cho bản thân mỗi người. Khi chúng ta đã xác định mục đích học tập thì bằng mọi giá chúng ta phải thành công dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa. Kẻ thất bại là kẻ không dám thực hiện ước mơ của mình. Làm việc gì cũng phải có niềm đam mê, lòng nghị lực, quyết tâm thành công thì chúng ta mới làm nên những việc lớn. Anh Nguyễn Đôn Phú Lộc là một gương điển hình đáng để mọi người noi theo. Anh vẫn tiếp tục đến trường, mỉm cười với mọi người mặc cho căn bệnh ung thư xương dày vò thể xác anh. Nhưng tinh thần và lòng nghị lực cao đã chiến thắng những nỗi đau về thể xác của anh. Thầy cô, bạn bè trong trường ai cũng yêu quý, nể phục anh. Học phải học từ từ không nên gấp vội. Trong lớp phải nghe cô giảng bài kĩ và về nhà phải học thuộc bài để áp dụng, thực hành vào thực tế.Khi đọc sách phải đọc kĩ từng câu chữ rồi xem qua một lượt. Đọc phần nào thấu triệt phần ấy. Học cũng như ăn cơm, cần phải nhai kỹ trước khi nuốt mới có lợi cho thân thể. Học tập phải kết hợp với suy nghĩ. Học tập gồm hai phương diện: lí thuyết, thực hành. Học lí thuyết mà không suy nghĩ tất hồ đồ không rõ. Còn thực hành không suy nghĩ tất thực hành không đúng. Trái lại, chỉ suy nghĩ mà không học tập và thực hành thì trống rỗng chẳng tăng trưởng được chút bản lĩnh nào. Ngoài ra, cần phải đọc thêm nhiều tài liệu, báo chí để mở mang thêm kiến thức của mình.

Tóm lại, lời khuyên của vị lãnh tụ Lê–nin có ý nghĩa rất sâu xa nhằm khuyên nhủ mọi người phải học mãi cả đời. Bản thân mỗi người phải cố gắng hết sức để xây dựng đất nước ngày càng đi lên trên nền kinh tế phát triển. Chúng ta hãy làm theo mong ước của Bác Hồ là: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

23 tháng 5 2016

Dàn ý: 

Mở bài:

-Giới thiệu vai trò của việc học tập.

-Dẫn lời nói: Học,học nữa,học mãi.

Thân bài:

-Giải thích:

+Học là gì?

*Học là hoạt động để ta tiếp thu kiến thức.

+Tại sao ta cần phải học?

*Học để có kiến thức,có nghề nghiệp.Nó giúp chúng ta sống tốt hơn,không bị lạc hậu so với bước phát triển của đất nước.

+Học ở đâu?

*Học ở trường,ở bạn,qua mạng,.....

+Học như thế nào?

*Học đi đôi với hành.

+Biểu hiện của việc học.

*Học phải chọn lọc.

+Nêu 1 số câu ca dao biểu hiện việc học.

Kết bài:

-Nhận định lại lời khuyên.

-Liên hệ thực tế bản thân.

23 tháng 5 2016

bucquaDàn bài mà mấy bạn?

10 tháng 3 2019

Đã từ lâu, việc học luôn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống con người. Có học, chúng ta mới có kiến thức để trở thành người có ích cho xã hội. Bởi vậy, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản Nga - Lê - nin, đã có một câu nói rất nổi tiếng : Học, học nữa, học mãi.

Vậy học là gì? Học là cả một quá trình dài mà con người tìm hiểu, khám phá những điều mình chưa biết, tích lũy kiến thức để tăng hiểu biết và trình độ về mọi mặt. Học nữa có nghĩa là tiếp tục học, tiếp tục tiếp thu tri thức. Học mãi là học suốt đời, học đến khi chúng ta ngừng thở. Đó chính là ý nghĩa của câu nói trên.

Tại sao chúng ta cần phải học, và hơn nữa còn phải học nữa và học mãi? Đó là bởi vì, việc học có một vai trò không thể thay thế, không thể phủ nhận trong đời sống con người. Dám khẳng định rằng, không một ai có thể biết được tất cả những kiến thức của nhân loại, bởi nó là một kho tàng vô tận không bao giờ có thể hết. Mỗi giây mỗi phút trôi qua lại có thêm những điều mới lạ lại được phá. Không phải ngày một ngày hai mà thậm chí suốt đời, chúng ta cũng không thể biết hết được.

Đồng thời, chúng ta cần phải học để có thể làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Nếu chúng ta đã được giao cho một công việc, thì những tri thức, kiến thức và cách làm chúng ta đã học sẽ giúp chúng ta hoàn thành tốt công việc đó. Không có học thì không làm được việc gì. Vì vậy, việc học chính là chìa khóa dẫn chúng ta đến con đường thành công trong công việc và sự nghiệp.

Ngoài ta, việc học giúp chúng ta tìm hiểu những tri thức mới cho nhân loại, tạo nên những cột mốc mới cho thế giới. Như đã nói, tri thức là một kho tàng không bao giờ hết, nên con người càng ngày càng cần những tri thức mới hơn. Vì vậy, người ta luôn luôn phải học để khám phá những điều mới lạ hơn, phục vụ cho chính chúng ta và thế hệ mai sau.

Việc học giúp con người phát triển một cách toàn diện. Bởi việc học không chỉ dừng lại ở những tri thức, mà chúng ta còn phải học cách làm người, học cách ứng xử, ... Ông cha ta có câu : ''Tiên học lễ, hậu học văn''. Việc học giúp con người có cả đức lẫn tài - hai yếu tố quan trọng để trở thành con người phát triển toàn diện. Vì vậy, việc học sẽ giúp con người trở thành người có ích cho xã hội. Có như vậy thì xã hội mới ổn định, đất nước mới phát triển và bền vững.

Việc học quan trọng đến như vậy, vậy những ai cần phải học? Câu trả lời là tất cả mọi người đều cần phải học. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi thì người ta học những thứ khác nhau, càng lớn thì càng học những thứ phức tạp hơn. Ví dụ như em bé thì chỉ cần học đi, học nói; còn các sinh viên thì lại phải học những kiến thức nâng cao. Nhưng quy chung lại thì mọi thứ đều quan trọng, vì việc học cơ bản sẽ là bước đệm cho mọi thứ phức tạp hơn sau này.

Để đạt được kết quả tốt nhất trong việc học, chúng ta cần phải sắp xếp thời gian và phương pháp học tập hợp lý. Cần có một thời gian biểu, trong đó để dành thời gian học tập phù hợp với thời gian sinh hoạt. Cần có các phương pháp học tập phù hợp với bản thân nhưng phải đảm bảo đạt hiệu quả như : học nhóm, học thêm, .... Đồng thời, trong quá trình học, cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức bằng cách trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp hay tự học.

Chúng ta cần phê phán những biểu hiện tiêu cực trong học tập như : học vẹt, học tủ, học theo kiểu bị ép buộc,.... Những việc làm đó không đem lại hiệu quả trong học tập, mà thậm chí còn khiến chúng ta có chút kiến thức nào sau quãng thời gian dài học tập. Đồng thời, khi học cũng phải biết chọn lọc, cần biết cái gì nên học và cái gì không nên học. Như vậy, chúng ta sẽ có một nền tảng kiến thức vững chãi. Nhà bác học Đac - uyn đã có một câu nói nổi tiếng '' Bác học không có nghĩa là ngừng học ''. Và trong kho tàng tục ngữ của Việt Nam cũng có một câu tục ngữ : '' Ấu bất học, lão hà vi ''. Hai câu nói trên chẳng phải là chứng cứ cho việc chúng ta phải duy trì việc học cả đời mình hay sao. Nếu từ khi còn nhỏ mà không chịu học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì. Xã hội ngày càng phát triển như vũ bão, đồng nghĩa với việc chúng ta phải học tập nhiều hơn để không bị tụt hậu, lạc hậu và có thể tiến xa hơn. Việc học quả là quan trọng biết nhường nào.

Đất nước ta có nhiều tấm gương sáng về học tập. Trạng nguyên Nguyễn Hiền tuy nhà nghèo, không có điều kiện đi học nhưng vẫn hàng ngày lấp ló ngoài cửa lớp nghe giảng. Nhưng với tinh thần hiếu học và không ngừng phấn đấu, ông đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thời kì còn làm phụ bếp trên tàu Đô đóc La - tu - sơ Tơ - rê - vin, dù phải làm việc từ bốn giờ sáng đến mười giờ đêm nhưng vẫn cố học thêm hai tiếng nữa, trong khi những người bạn khác thì đi ngủ hoặc đánh bài. Nhờ tinh thần ham học hỏi mà sau ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài, Người đã tìm được con đường cứu nước, giải phóng ách đo hộ dân tộc.

Câu nói: Học, học nữa, học mãi là lời khuyên, lời động viên, khích lệ ý chí quyết tâm trong học tập mà mỗi người cần có. Nhận thức được vai trò của việc học nên thế hệ học sinh chúng ta càng cần cố gắng học tập và rèn luyện tốt hơn, trở thành người có ích cho xã hội.

Tham khảo:

“Học, học nữa, học mãi” là một lời khuyên vô cùng quý giá. Trước hết, học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Lê-nin đã điệp “học” tới ba lần cũng như mở rộng về “thời gian” cho động từ “học” đã chứa đựng ý nghĩa to lớn. Từ học nữa tức là tiếp tục học không ngừng nghỉ cho đến “học mãi” tức là học đến hết cuộc đời. Như vậy, câu nói của V. Lênin muốn khuyên nhủ con người luôn luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức. Những tấm gương trên thế giới như Newton, Einstein, Thomas Edison hay ở Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thật đáng để noi theo. Mỗi người cần hiểu được rằng học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng của việc học. Có thể khẳng định lời khuyên của V. Lê-nin là vô cùng đúng đắn.

21 tháng 4 2022

Tham khảo:

“Học, học nữa, học mãi” là một lời khuyên vô cùng quý giá. Trước hết, học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Lê-nin đã điệp “học” tới ba lần cũng như mở rộng về “thời gian” cho động từ “học” đã chứa đựng ý nghĩa to lớn. Từ học nữa tức là tiếp tục học không ngừng nghỉ cho đến “học mãi” tức là học đến hết cuộc đời. Như vậy, câu nói của V. Lênin muốn khuyên nhủ con người luôn luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức. Những tấm gương trên thế giới như Newton, Einstein, Thomas Edison hay ở Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thật đáng để noi theo. Mỗi người cần hiểu được rằng học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng của việc học. Có thể khẳng định lời khuyên của V. Lê-nin là vô cùng đúng đắn.

21 tháng 3 2018

Giải thích câu 'học, học nữa, học mãi' của Lênin

Vì sao học tập là nhiệm vụ quan trọng
"Thất bại là mẹ thành công” em hãy nêu ý nghĩa câu tục ngữ

Em hãy phân tích nội dung câu nói của Lê Nin: 'Học, học nữa, học mãi'.

Bài làm:

Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'học, học nữa, học mãi'.

Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được.

Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự  chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình.

Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.

Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.


Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.

Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa.

Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.

Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,... Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội.

Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,... để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách.

Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.

21 tháng 3 2018

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

14 tháng 8 2018

1. Mở bài:

- Kho tàng kiến thức là vô cùng phong phú (Bể học khôn lường)

- Cuộc sống đang ngày càng phát triển, cho nên chúng ta càng phải nỗ lực học tập hơn nữa

- Lên nin khuyên: Học, học nữa, học mãi

2. Thân bài

a) Ý nghĩa của lời khuyên

- Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người.

- Phải thường xuyên luyện tập để nâng cao kiến thức

b) Giải thích vì sao ta cần phải học tập?

+ Có học tập thì mới tiếp thu được kiến thức

- Học để nâng cao tầm hiểu biết, làm việc hiệu quả hơn

- Nếu ko chịu khó học tập thì sẽ ...…

+ Việc học không giới hạn về tuổi tác, không gian và thời gian:

Nêu các dẫn chứng (Cái này tự tìm nha)

c) Mở rộng vấn đề

- 1 số người hiện nay ít quan tâm đến việc học tập -> Đất nước kém phát triển

- Học, học nữa, học mãi là mục tiêu của thanh niên .…

- Học trong sách, học ngoài đời, học ở khắp mọi nơi

3. Kết bài:

Ngày nay, tuổi trẻ cần phải cố gắng học tập để hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích

14 tháng 8 2018

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề “Học, học nữa, học mãi”

Đối với mỗi con người chúng ta, việc học tập là vô cùng cần thiết và quan trọng. Học để chúng ta lĩnh hội kiến thức và phục vụ cho công việc, cho cuộc sống sau này. Chính vì thế mà việc học là một việc mỗi con người chúng ta đều phải học, nhưng học như thế nào cho đúng, cho hiệu quả thì ai có thể làm được. nhà triết học Lê- Nin đã có một câu nói về cách học mà chúng ta cần phải học hỏi, đó là “Học, học nữa, học mãi”. Để biết rõ hơn về câu nói này, ta cùng đi tìm hiểu thế nào là “Học, học nữa, học mãi”

II. Thân bài

1. Giải thích thế nào là “Học, học nữa, học mãi”

- Học: Là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.

- Học nữa: “Học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
- Học mãi: Học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

2. Ý nghĩa của việc “Học, học nữa, học mãi”

- Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội

- Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. Nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.

- Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

3. Nên học tập ở đâu và phương pháp học

- Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….

- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: Học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….

- Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

4. Nêu những lối học sai lầm

- Học tủ, học vẹt,….

- Học vì lợi ích

- Học vì ép buột

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về “Học, học nữa, học mãi”

Việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta. Nhờ vào học tập mà ta có công việc, có chỗ đứng trong xã hội, có được niềm tin yêu của mọi người. Câu nói của Lê- Nin khuyên ta nên học ở mọi lúc, mọi nơi đâu có thể. Chính vì thế hãy “Học, học nữa, học mãi”.

Bạn tham khảo nha

Học tập là quá trình con người tìm hiểu, tiếp thu thêm những kiến thức, hiểu biết về thế giới, học trở thành một quá trình tất yếu trong cuộc đời của mỗi con người, nói về học tập chúng ta thường nghĩ đến những tri thức mênh mông, bao la vô tận và sự nhỏ bé của con người trước kho tàng tri thức của nhân loại. Làm thế nào để có thể tiến gần hơn, khám phá nhiều hơn kho tàng tri thức đó, nhà bác học Lê-nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi", đó là cách duy nhất và cũng là nhanh nhất để ta có được tri thức.

Không cần thiết phải có một khái niệm quá trừu tượng và phức tạp về việc học, nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu việc "học" là sự lĩnh hội, tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của con người, bằng cách học tập , con người đã chiếm lĩnh lấy kiến thức về mọi mặt của đời sống. "Học nữa" được hiểu như một lời thúc giục cần phải học nhiều hơn, sâu rộng hơn nữa, còn "học mãi" là lời nhắn nhủ rằng chúng ta phải học tập suốt đời, đừng bao giờ ngơi nghỉ việc học. Câu nói của Lê-nin đã nhắc nhở toàn nhân loại, tất cả mọi người phải học và phải học ngay hôm nay, học nhiều hơn, học mãi đến hết đời, bởi học không bao giờ là thừa. Có thể nói ngay từ khi sinh ra chúng ta đã phải học, học để tồn tại và thích nghi với cuộc sống, ví dụ như học ăn, học nói, học đọc, học viết, rồi lớn hơn ta học các tri thức về cuộc sống, khám phá thế giới, học cách làm người. Chính việc học giúp ta có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, dù cho xã hội ấy có biến động đổi thay cũng nhờ có việc học mà ta sẽ không bị lỡ nhịp. Tri thức là vô tận, chúng ta học càng nhiều thì tri thức thu được càng nhiều và ngược lại, việc không ngừng học tập giúp ta không ngừng tiến bộ và phát triển, giống như việc chúng ta lần lượt học hết các cấp Tiểu học, Trung học rồi Đại học, Cao học. Càng học lên cao ta càng có được nhiều tri thức trong tay, những tri thức đó là vốn liếng quý giá để ta sử dụng vào cuộc sống. Con người ta có trưởng thành, thành đạt và trở nên có ích với gia đình, xã hội cũng chính nhờ việc học tập, phải không ngừng học tập, tiếp thu tiến bộ và nâng cao vốn hiểu biết của mình mới giúp bản thân vững vàng trước mọi đổi thay, biến hóa của xã hội. Nếu không có học tập có lẽ xã hội sẽ mãi mãi là xã hội Nguyên thủy, không có tri thức sẽ không có sự tồn tại và phát triển như xã hội chúng ta ngày nay, không học tri thức sẽ không tự tìm đến, không có tri thức vô hình chung trở thành kẻ mù văn hóa, bị tụt hậu và xã hội bỏ lại phía sau. Có những người ham học, họ học bất cứ đâu, bất cứ điều gì và bất cứ ở độ tuổi nào, nhưng cũng có những người luôn tự đắc với trình độ học vấn nhất định của mình, vậy làm thế nào để "học nữa, học mãi"? Thứ nhất chúng ta phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu và lĩnh hội tri thức có thể là từ thầy cô, bạn bè hay đồng nghiệp, thứ hai là phải mở rộng môi trường học tập, không chỉ học trên trường lớp qua sách vở mà còn học ngoài xã hội, trong gia đình, trong cuộc sống. Điều quan trọng thứ ba là ta phải học có chọn lọc, không thể cái gì cũng học mà chỉ học cái hay, cái tốt, cái đẹp, không học theo hướng tiêu cực, chống đối.

Qua câu nói của Lê-nin "Học, học nữa, học mãi", em nhận ra bản thân mình nói riêng và thế hệ học sinh ngày nay chưa thực sự xem trọng việc học, chúng em ham chơi hơn ham học và học một cách thụ động. Qua câu nói của Lê-nin, em rút ra được một bài học sâu sắc: Cần phải ý thức rõ tầm quan trọng của việc học và không ngừng học tập, phấn đấu để không chỉ trau dồi bản thân mà còn để giúp ích cho cuộc đời, cho mọi người và cho xã hội.

25 tháng 4 2022

Học tập là một việc rất quan trọng và cần thiết đối với con người. Học vấn không tự nhiên mà có. Học vấn do người siêng năng đạt được. Nhờ có học tập con người đã làm nên nhiều điều kỳ diệu. Để nhắc nhở mọi người phải nỗ lực học tập và liên tục học tập không ngừng, Lênin đã nói: “Học, học nữa, học mãi”

Học là quá trình tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội tri thức từ trong sách vở nhà trường và ở thực tế cuộc sống xung quanh. Việc học phải được tiến hành không ngừng, không nghỉ. Học nữa, học mãi, học không giới hạn trong suốt đời của mỗi con người.

Học để hiểu biết, để nhận thức, để có kiến thức mà áp dụng cho cuộc sống. Học để vận dụng sự hiểu biết vào trong công việc, để công việc tiến hành thực hiện và kết quả hơn.

Việc học còn giúp cho ta có khả năng thành thạo công việc hơn. Người không có tri thức sẽ khó hòa nhập với cuộc sống văn minh, tiến bộ, sẽ không theo kịp với nền khoa học kỹ thuật hiện đại đang đà phát triển nhanh chóng của thế giới. Chính việc học cũng giúp ta định hình được nhân cách bản thân và biết cách ứng xử trong cuộc sống.

Kiến thức của nhân loại là vô tận, còn sự hiểu biết của con người lại rất nhỏ bé. Con người dù tài giỏi đến đâu thì sự hiểu biết của cá nhân cũng rất ít ỏi, nhỏ bé so với kiến thức bao la của nhân loại. Không những thế, nền tri thức khổng lồ ấy lại không ngừng tăng tiến. Trên thế giới nền khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, nếu không học liên tục để cập nhật hóa kiến thức thì chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, thấp kém. Vì thế ta cần học nữa, học mãi để ngày càng mở rộng tầm hiểu biết để làm chủ bản thân nâng cao uy tín và khẳng định chính mình.

Việc học liên tục không ngừng giúp ta theo kịp tiến bộ của xã hội. Từ lúc đó có thể làm chủ xã hội, bắc thiên nhiên phục vụ con người. Việc học phải được liên tục tiến hành không ngừng vì ngày nay muốn xây dựng và bảo vệ đất nước phải dựa vào tri thức và nền quốc phòng vững mạnh. Phải căn cứ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật mới làm kinh tế phát triển dân giàu, nước mạnh.

Học tập để sống tốt đẹp, để cảm nhận hạnh phúc và làm cho đời sống có ý nghĩa hơn. Chính khả năng học tập bồi dưỡng tâm hồn ta từng ngày. Những thay đổi giúp ta cảm nhận cuộc sống phong phú. Những niềm vui giúp ta thấy được cuộc sống đáng sống. Từ đó nâng cao hơn nữa trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội và đất nước. Chăm chỉ học tập nghĩa là yêu nước.

Học tập để có thể làm việc thành công và khẳng định mình trong cuộc sống. Lê-nin cũng từng nói: “Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Không có tri thức con người sẽ trở nên yếu đuối và vô dụng, sớm bị cuộc sống phủ nhận. Không ngừng học tập để vươn lên đạt lấy các giá trị lớn lao trong cuộc sống để khẳng định địa vị, danh dự và sức mạnh của bản thân mình trong cộng đồng và xã hội.

Trước hết phải xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Mỗi con người cần phải xác định rõ học để làm gì? Sau đó là học những gì cần thiết nhất? Từ đó mới biết được cần học như thế nào cho thật hiệu quả. Tri thức là vô tân. Ai cũng khao khát chiếm lĩnh hết nguồn tri thức ấy. Thế nhưng, đó là điều không bao giờ làm được. Tham vọng trong học tập đôi lúc lại đưa ta đi quá xa trong thế giới mênh mông ấy mà không còn biết mình học để làm gì nữa.

Học với thái độ nghiêm túc và với một phương pháp học tập có hiệu quả. Phải có một ý chí phấn đấu kiên trì vượt qua mọi trở ngại để đạt được thành tích cao nhất. Ta phải biết kết hợp chặt chẽ phương châm: “học đi đôi với hành”. Lấy học tập tri thức làm nền tảng cho thực hành. Lấy thực hành để củng cố và khắc sâu tri thức. Không nên có thái độ tự mãn, tự cao trong học tập. Nên khiêm tốn, đoàn kết giúp đỡ bạn bè cùng giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, phải tiếp nối truyền thống hiếu học của ông cha.

 

Hãy học những gì cần thiết nhất cho cuộc đời bạn, cho đất nước bạn. Đời người ngắn ngủi, đừng học lấy những gì mà suốt đời bạn không hề dùng đến. Vừa học tập tri thức khoa học vừa bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách trở nên tốt đẹp và cao thượng. Tri thức ấy có giá trị chỉ khi nó được chỉ đạo bởi một đạo đức tốt đẹp.

Khi ra trường dù ở cương vị nào, làm việc gì ta vẫn phải tranh thủ học tập. Mỗi độ tuổi khác nhau thì có cách học khác nhau sao cho có hiệu quả mà không ảnh hưởng đến công việc mình đang làm. Để nâng cao hiểu biết thì phải chọn ngành học hỗ trợ cho công việc của mình nhầm thuận lợi cho sự phát triển của tương lai.

Học tập là vô cùng quan trọng. Học tập giúp con người có nhiều hiểu biết và phát triển tài năng. Vì thế ta phải thấy: “việc học là suốt đời, việc học không có trang sách cuối cùng”. Bản thân học sinh không được lơ là trong học tập. Phải kiên trì, nhẫn nại và bền bỉ học tập. Hãy nhớ rằng nỗi đau khổ trong học tập chỉ là tạm thời. Còn nỗi đau khổ vì không học tập là mãi mãi.

 Sự học có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người , không học chúng ta làm việc gì cũng khó . Sự học cũng không giới hạn về tuổi tác . Bàn về vấn đề này , Lê-Lin muốn cho chúng ta hiểu về vai trò quan trò của việc học qua câu nói :"Học , học nữa ,học mãi".

  Học là sự kế thừa kiến thức mà ông cha ta để lại. Khi học chúng ta phải mở rộng những kiến thức mà chúng ta thu nhận được từ thế giới xung quanh.

  Học nữa là chúng ta phải học ừ trình độ thấp đến cao, từ kiến thức này đến kiến thức khác để nâng cao hiểu biết của con người về mọi mặt.

  Học mãi là không ngừng học tập luôn tìm tòi và nghiên cứu các kiến thức mà ta đã học được. 

  Như vậy câu nói của Lê-Lin là lời khuyên bổ ích nhắc nhở chúng ta phải học tập không ngừng , học suất đời . Lời khuyên thôi thúc chúng ta  phải học để chiếm lĩnh được đỉnh cao của tri thức . Học là công việc suất đời , ngay cả khi cả khi mình thấy đủ ,chiếm lĩnh được vị trí trong xã hội .

  kiến thức của con người là hữu hạn , kiến thức của nhân loại là vô hạn . Để thoả mãn được hiểu biết của con người, chúng ta phải học để làm thoả mãn được . Học là trách nghiệm trong mỗi người . Xã hội , khoa học, kĩ thuật ngày càng phát triển nếu chúng ta không học thì chúng ta sẽ trở nên lạc hậuvà ảnh hưởng tới bản thân và xã hội. Cần phải học để bản thân và gia đình sống tốt hơn , phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc , xa hơn lf tầm cao của nhân loại 

 Ngay từ khi ngồi ghế nhà trường cần phải nắm giữ kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao , học trong cuộc sống , học mọi lúc mọi nơi .Biết lauwj chọn kiến thức để học trong công việc , theo yêu cầu sở thích . 

  Qua đó 1 quá trình rèn luyện , bền bỉ có thể giúp ta thành công. Câu nói của Lê-Lin : "Học , học nữa , học mãi hoàn toàn đúng đắn . Chúng ta ccaafn học để trở thành người có ích cho xã hội .

 

 Sự học có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người , không học chúng ta làm việc gì cũng khó . Sự học cũng không giới hạn về tuổi tác . Bàn về vấn đề này , Lê-Lin muốn cho chúng ta hiểu về vai trò quan trò của việc học qua câu nói :"Học , học nữa ,học mãi".

  Học là sự kế thừa kiến thức mà ông cha ta để lại. Khi học chúng ta phải mở rộng những kiến thức mà chúng ta thu nhận được từ thế giới xung quanh.

  Học nữa là chúng ta phải học ừ trình độ thấp đến cao, từ kiến thức này đến kiến thức khác để nâng cao hiểu biết của con người về mọi mặt.

  Học mãi là không ngừng học tập luôn tìm tòi và nghiên cứu các kiến thức mà ta đã học được. 

  Như vậy câu nói của Lê-Lin là lời khuyên bổ ích nhắc nhở chúng ta phải học tập không ngừng , học suất đời . Lời khuyên thôi thúc chúng ta  phải học để chiếm lĩnh được đỉnh cao của tri thức . Học là công việc suất đời , ngay cả khi cả khi mình thấy đủ ,chiếm lĩnh được vị trí trong xã hội .

  kiến thức của con người là hữu hạn , kiến thức của nhân loại là vô hạn . Để thoả mãn được hiểu biết của con người, chúng ta phải học để làm thoả mãn được . Học là trách nghiệm trong mỗi người . Xã hội , khoa học, kĩ thuật ngày càng phát triển nếu chúng ta không học thì chúng ta sẽ trở nên lạc hậuvà ảnh hưởng tới bản thân và xã hội. Cần phải học để bản thân và gia đình sống tốt hơn , phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc , xa hơn  tầm cao của nhân loại 

 Ngay từ khi ngồi ghế nhà trường cần phải nắm giữ kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao , học trong cuộc sống , học mọi lúc mọi nơi .Biết chọn kiến thức để học trong công việc , theo yêu cầu sở thích . 

  Qua đó 1 quá trình rèn luyện , bền bỉ có thể giúp ta thành công. Câu nói của Lê-Lin : "Học , học nữa , học mãi hoàn toàn đúng đắn . Chúng ta cần học để trở thành người có ích cho xã hội .