K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 5 2020

- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1980, khi đất nước vừa mới thống nhất, đang trong quá trình đổi mới đất nước còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, tác phẩm còn ra đời trong hoàn cảnh tác giả đang nằm trên gường bệnh, không bao lâu sau khi tác giả qua đời.

- Mạch cảm xúc : Từ mùa xuân của thiên nhiên -> Mùa xuân của đất nước, con người -> Suy ngẫm và ước nguyện cống hiến của nhà thơ -> Lời ca ngợi quê hương, đất nước.

14 tháng 3 2021

a. Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

b. - Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.

- cảm xúc tư tưởng của bài thơ là từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ ” của mình vào “mùa xuân lớn của cuộc đời chung”

c. - “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.
- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
- Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
- Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm.

 

27 tháng 2 2022

Hoàn cảnh sáng tác : Sáng tác trong khi tác giả đang nằm trên giường bệnh 

Ý nghĩa : Muốn thể hiện một sức sống mãnh liệt , yêu đời , yêu thiên nhiên đất nước

27 tháng 2 2022

tham khảo
- Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nức đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời

23 tháng 6 2019

Mạch cảm xúc: được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hoà ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “một mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

12 tháng 2 2022

Dòng nào nói đúng trình tự mạch cảm xúc của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ? (2.5 Điểm)

 A

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước.

B

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến.

C

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, thể hiện khát vọng được dâng hiến, đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước.

D

Từ cảm xúc trước mùa xuân của đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được hoà nhập.

12 tháng 2 2022

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến.

2 tháng 4 2020

Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc "Mùa xuân nho nhỏ'' của nhà thơ Thanh Hải.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...

Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có "hồn" khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...

Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và "sống" hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:

Ơi! Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng!

Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái "nhỏ" ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên... Và giờ đây tiếng chim lại vang lên, tiếng chim quen thuộc của đồng quê dân dã:

Ồ! tiếng hát vui say
Con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm
Xuân chao mình bay liệng...

(Tố Hữu)

Say mê với tiếng chim, trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống:

"Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng!".

"Từng giọt long lanh"... giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và "trông thấy" được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyến đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái "lộc" của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.

Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc "Mùa xuân nho nhỏ", ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một "mùa xuân nho nhỏ" mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân... và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi... dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều...

#tham khảo#

chúc bạn học tốt

Trong bài tho "Mùa xuân nho nhỏ", nhà tho Thanh Hải đã viết: Mùa xuân người cầm súng Lộc giảt đầy trên lung Mùa xuân ngiười ra đồng Lộc trải dài niêong mạ Tất cả như hồi hà Tất cả như xón Câu 1 (1,0 điểm). Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa xao... như thể nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, chữ "lộc" trong hai câu thơ...
Đọc tiếp

Trong bài tho "Mùa xuân nho nhỏ", nhà tho Thanh Hải đã viết: Mùa xuân người cầm súng Lộc giảt đầy trên lung Mùa xuân ngiười ra đồng Lộc trải dài niêong mạ Tất cả như hồi hà Tất cả như xón Câu 1 (1,0 điểm). Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa xao... như thể nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, chữ "lộc" trong hai câu thơ dưới đây có ý nghĩa gi? Mùa xuân người cầm sủng Lộc giất đây trên lung Câu 3 (3,5 điểm). Bằng một đoan văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tich - tông hop, em hãy làm rõ những xúc cảm đó của nhà thơ được thế hiện qua khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái và câu bị động (gạch chân chi rõ).

0
13 tháng 4 2018

"Mùa xuân nho nhỏ" là bài thơ đặc sắc nói về sức cống hiến, khát vọng đóng góp và trở thành người có ích của tác giả Thanh Hải. Dù nằm trên giường bệnh nhưng ông luôn lạc quan, khát khao sống và cống hiến cho cuộc đời và đất nước. Phải là người yêu quê hương đất nước tha thiết lắm ông mới có thể viết được những dòng thơ hay và đẹp để miêu tả, tái hiện chân thực hình ảnh mùa xuân của tự nhiên và mùa xuân của đất nước. Thế hệ trẻ ngày nay, cần ý thức được tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của dân tộc và đất nước. Trong thời đại mới, thời đại của hội nhập toàn cầu, của giao lưu và phát triển kinh tế, mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò của mình trong việc thay đổi diện mạo, nâng tầm đất nước. Muốn thực hiện được điều đó, trước tiên cần trang bị cho mình sự vững chãi về kiến thức, kĩ năng đáp ứng những yêu cầu cơ bản của xã hội trong công cuộc hiện đại hóa nước nhà. Thế hệ trẻ cần ý thức được nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước luôn đi liền với nhau, điều này đòi hỏi lớp người trẻ phải có tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, và ước mơ hoài bão cống hiến. Tất cả sự hưng thịnh, tồn vong của đất nước vì thế thế hệ trẻ phải nỗ lực, cố gắng hết mình ngay từ hiện tại.