K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2018

Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15 - 5 - 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Lúc đầu, Đội mang tên: " Đội nhi đồng cứu quốc", tập hợp những thiếu niên có độ tuổi từ 9 đến 14, sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong.

Khi mới thành lập, Đội chỉ có 5 đội viên. Người Đội trưởng là Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng). Bốn đội viên khác là: Nông Văn Thàn (bí danh là Cao Sơn), Lí Văn Tịnh (bí danh là Thanh Minh), Ló Thị Mì (bí danh là Thúy Tiên) và Lí Thị Xậu (bí danh là Thanh Thủy).

Ngày thành lập, Đội có tên là “Đội Nhi đồng cứu quốc”. Trong dịp kỉ niệm 10 năm ngày thành lập Đội, “Đội Nhi đồng cứu quốc” được đổi tên là “Đội Thiếu nhi tháng Tám” vào ngày 15-5-1951. Năm năm sau, vào tháng 2 - 1956, Đội lại được đổi thành “Đội Thiếu niên Tiền phong. Và ngày 30-1-1970, thể theo nguyện vọng của thế hệ mầm non trong cả nước, Đội được mang tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh".

Dấu hiệu tượng trưng cho tổ chức Đội là Huy hiệu măng non. Huy hiệu vẽ một búp măng màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ Tổ Quốc mà mỗi đội viên luôn đeo trên ngực mình cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai mỗi khi đến lớp, đến trường hay trong những ngày lễ hội, coi đó là một niềm vinh dự của tuổi thơ. Bài hát do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác được gọi là “Đội ca” thường mở đầu một cách nghiêm trang và hùng tráng trong dịp kỉ niệm sinh nhật Đội hoặc trong những ngày lễ hội thi tài đua sức của tuổi thơ do nhà trường hay Đoàn thanh niên tổ chức. Từ khi Đội được thành lập đến nay có rất nhiều các phong trào thi đua được phát  động trong cả nước. Tiêu biểu như phong trào: “Công tác Trần Quốc Toản” phát động năm 1947, phong trào '‘Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” phát động năm 1981.

24 tháng 11 2018

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là: Đội) là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt động tạiViệt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản.Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là: Đội) là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt động tạiViệt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngày 15 tháng 5 năm 1941: Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập bởi Lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Ái Quốc ở gần hang Pác Bó, xuôi dòng suối Lênin, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ.
  • Các thành viên đầu tiên: Nông Văn Dền (đội trưởng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nì, Lý Thị Xậu. Bí danh (lần lượt): Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thủy Tiên, Thanh Thủy. Người phụ trách Đội đầu tiên là anh Đức Thanh.
  • Mục đích của Đội: "Đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà".
  • Tháng 3, 1951, Hội Nhi đồng Cứu quốc được đổi tên thành Đội thiếu nhi tháng Tám.
  • Tháng 11, 1956, được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam.
  • Năm 1954: các phong trào của Đội phát triển mạnh mẽ với các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt", "Đi thăm miền Nam".
  • Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội một lần nữa đổi tên thành "Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh" như ngày nay.

Tuyên ngôn hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003

"Đội là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị củaĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh".

Các biểu trưng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huy hiệu Đội hình tròn, ở trong có hình búp măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ "SẴN SÀNG". Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ Quốc, Măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam anh hùng. Băng chữ "SẴN SÀNG" là khẩu hiệu hành động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ và của dân tộc… [1]
  • Cờ Đội nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Ở giữa có hình huy hiệu Đội, đường kính huy hiệu bằng hai phần năm chiều rộng cờ. Cờ Đội tượng trưng cho truyền thống cách mạng, truyền thống Đội, tượng trưng cho lòng yêu Tổ Quốc, niềm vinh dự và tự hào của Đội. Dưới cờ Đội hàng ngũ sẽ chỉnh tề hơn, thúc giục đội viên tiến lên. Mỗi chi đội và liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đều có cờ Đội. Chiều rộng cờ bằng hai phần năm chiều dài cán cờ.[1]
  • Khăn quàng bằng vải màu đỏ (gọi là Khăn quàng đỏ), hình tam giác cân, có đường cao bằng một phần tư cạnh đáy. Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đội.[1]
  • Đội ca là bài hát Cùng nhau ta đi lên, do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác mang nội dung kêu gọi đội viên theo bước Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, kêu gọi yêu nước, yêu lao động, chăm học...
  • Khẩu hiệu Đội: "Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!"
  • Ngày truyền thống là ngày thành lập Đội: 15 tháng 5 hàng năm
  • Hành khúc Đội là bài Đi ta đi lên do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác

Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15 tháng 5 năm 1941- 15 tháng 5 năm 1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Nội dung trong thư đã trở thành một trong các nội dung của điều lệ hoạt động của Đội:

  1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
  2. Học tập tốt, lao động tốt.
  3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
  4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
  5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Dùng làm mục tiêu: "Phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì những quyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc."

Khăn quàng đỏ[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Khăn quàng đỏ

Khăn quàng đỏ là biểu tượng và đồng phục của đội viên (thành viên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh). Nó là một tấm vải màu đỏ, hình tam giác, thường từ vải bông, lụa, valise hoặc vải voan và được xem là một phần của cờ Tổ quốc. Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định. Khăn quàng đỏ còn là biểu tượng của Chủ nghĩa Cộng sản. Khăn quàng đỏ được sử dụng cho cấp bậc tiểu học đến trung học cơ sở.

Hội đồng Đội Trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Đội Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh là cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lập ra và lãnh đạo; với chức năng tham mưu cho Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng Đội các cấp về công tác Đội và phong trào thiếu nhi; thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng; phối hợp với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng xã hội, các tổ chức quốc tế trong công tác xây dựng Đội và tham gia thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Luật  bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Hội đồng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh các cấp đại diện cho tổ chức Đội, do Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra và giúp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hệ thống tổ chức của Hội đồng Đội gồm 4 cấp: Cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Trung ương.

Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương phải là Bí thư Trung ương Đoàn:

  1. Lê Thanh Đạo (1981 - 1987) - Khóa I
  2. Phùng Ngọc Hùng (1988 - 1992) - Khóa II
  3. Phạm Phương Thảo (1992 - 1994) - Khóa III
  4. Hoàng Bình Quân (1994 - 1997) - Khóa III
  5. Đào Ngọc Dung (1997 - 2005) - Khóa IV, V
  6. Nguyễn Lam (2005 - 2008) - Khóa V
  7. Nguyễn Thị Hà (2008 - 2014) - Khóa VI, VII
  8. Nguyễn Long Hải (2014 - 2018) - Khóa VII
  9. Nguyễn Ngọc Lương (2018 - nay) - Khóa VIII

Thường trực Hội đồng Đội Trung ương khóa VIII[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chủ tịch: Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam.
  • Phó Chủ tịch Thường trực: Nguyễn Phạm Duy Trang - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn
  • Phó Chủ tịch:
  1. Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
  2. Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
  3. Nguyễn Thái An - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn
  4. Hoàng Thị Tú Anh - Chủ tịch Hội đồng Huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cấp Trung ương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam
15 tháng 9 2020

Giới thiệu về bài hát Đội ca - Sáng tác: Nhạc sĩ Phong Nhã

Một trong những đỉnh cao của thể loại chính ca thiếu nhi trong sáng tác của Phong Nhã  “Cùng nhau ta đi lên” (1950) đã được chọn làm bài hát chính thức của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

15 tháng 9 2020

Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam

Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

7 tháng 1 2019

19-05-1978

Tham khảo

Sau bao nhiêu cố gắng phấn đấu và hóa hức mong chờ , em cũng được đứng trong hàng ngũ của Đội Thiếu  niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Cảm giác của em khi được đeo chiếc khăn đỏ trên vai thật là khó tả.Phút giây ấy thật thiêng liêng vì chiếc khăn quàng đỏ là một phần của lá cờ tổ quốc – màu cờ em yêu.Thật tự hào khi được đứng trong hàng ngũ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Khi được kết nạp Đội , em thấy mình đã lớn hơn và trưởng thành hơn. Chiếc khăn quàng đỏ nhắc nhở em phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để là một đội viên ưu tú. Em hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt để trở thành con ngoan , trò giỏi , cháu ngoan Bác Hồ, xứng đáng là chủ nhân Thăng Long – Hà Nội.

 

7 tháng 7 2021

Bn tham khảo nè:

     Thế là chỉ còn ngày mai nữa thôi em sẽ được kết nạp vào Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Em vô cùng hồi hộp, đêm qua em thao thức không sao ngủ được. Trong lòng em lâng lâng niềm vui sướng khi mình có tên trong danh sách được kết nạp Đội. 

     Sáng nay, em dậy thật sớm, quần áo chỉnh tề cùng các bạn đến trường. Chúng em nhanh chóng xếp hàng và lên xe để đến lăng Bác. Ngồi trên xe, lòng em vừa hồi hộp vừa lo lắng. Quãng đường đến lăng Bác dường như ngắn lại vì tiếng nói chuyện và cười đùa ríu rít của các bạn em. 

Đến nơi, chúng em nhanh chóng xếp hàng trước Quảng trường Ba Đình lịch sử. Sau nghi lễ chào cờ vô cùng trang nghiêm, chúng em được nghe lời căn dặn của Bác Hồ. Giây phút hồi hộp mà chúng em mong chờ bấy lâu đã đến, thầy Tổng phụ trách đọc danh sách học sinh được kết nạp Đội. Khi nghe đến tên mình, cổ họng em như nghẹn lại, nỗi xúc động và niềm vui sướng trào dâng trong lòng em. Cô giáo chủ nhiệm dịu dàng đặt lên vai em chiếc khăn quàng đỏ thắm. Giây phút đó thật thiêng liêng vì em như được mang trên vai mình một phần của lá cờ Tổ Quốc. Em cảm thấy mình như đã lớn thêm và trưởng thành hơn. Chiếc khăn quàng đỏ như nhắc nhở em phải học tập thật tốt, tu dưỡng đạo đức để xứng đáng là Đội viên gương mẫu của Đội.

Hc tốt!?

9 tháng 5 2018

Màu cờ đỏ, huy hiệu sao vàng trong tay người chiến sĩ

Chúng cháu tự hào là đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh

Hồ Chí Minh ! Ơi Hồ Chí Minh

Trong Bác lời thề tự do dân tộc

Để hôm nay chúng cháu nhìn lên

xương máu các anh, bao người đã ngã

Thấm khăn quàng đỏ, rọi bình minh

Vinh quang thay lá cờ ,huy hiệu màu xanh

Để hôm nay chúng cháu sống hòa bình

Măng non mau tiếp bước, non sông mau đổi mới

"Chính là nhờ một phần ở công của các em..." Bao thế hệ còn nhớ mãi

Lời Người, ánh sáng cho ngày mai

 chúng cháu quyết giữ vững độc lập

Năm điều Bác dạy, đội tiến lên

con ngoan trò giỏi, làm nhiều việc tốt

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình

Vì độc lập và lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại

Sẵn sàng !

9 tháng 5 2018

em có nhớ anh kim đồng 

đội trưởng đội thiểu niên tiền phong hồ chí minh

em có nhớ anh nông văn thàn

hay dược gọi là anh cao sơn

còn ai nhớ đến lý văn tịnh

có biệt danh là thanh minh

chị lý thị nì có tên là thủy tiên

chị lý thị xậu tên là thanh thủy 

cùng với anh phụ trách 

tên là đàm minh viễn

họ cùng nhau chiến đấu 

để bảo vệ hòa bình

ta cùng hãy tưởng nhớ 

anh hùng của đất nước

7 tháng 1 2019

Các bạn thân mến!

Dưới đây là những gợi ý để các bạn tham gia cuộc thi tìm hiểu về anh Vừ A Dính “Người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn”. Các bạn có thể sử dụng những thông tin này để trả lời các câu hỏi của cuộc thi. Riêng câu số 8, các bạn hãy viết bằng những hiểu biết và cảm xúc của chính mình. Ban Tổ chức cuộc thi khuyến khích các bạn sưu tầm thêm các tư liệu, hình ảnh để bài dự thi thêm phong phú và sâu sắc.

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không khi nào vắng bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Đặc biệt, Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.

Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ.

Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.

Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo – những vùng phên dậu của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:

- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.

- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:

+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 em học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.

+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 em được thụ hưởng dự án này.

+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án.

Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.

Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.

Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.

Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo.

Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa phát triển.

Chúc bạn học tốt ~

7 tháng 1 2019

MÌNH LÀM ĐƯỢC RỒI THANKS

ĐÂY LÀ BÀI MÌNH

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.

Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

24 tháng 6 2018
  • Ngày 15 tháng 5 năm 1941: Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập bởi Lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Ái Quốc ở gần hang Pác Bó, xuôi dòng suối Lênin, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ.
  • Các thành viên đầu tiên: Nông Văn Dền (đội trưởng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nì, Lý Thị Xậu. Bí danh (lần lượt): Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thủy Tiên, Thanh Thủy. Người phụ trách Đội đầu tiên là anh Đức Thanh.
  • Mục đích của Đội: "Đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà".
  • Tháng 3, 1951, Hội Nhi đồng Cứu quốc được đổi tên thành Đội thiếu nhi tháng Tám.
  • Tháng 11, 1956, được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam.
  • Năm 1954: các phong trào của Đội phát triển mạnh mẽ với các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt", "Đi thăm miền Nam".
  • Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội một lần nữa đổi tên thành "Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh" như ngày nay.
24 tháng 6 2018
  • Ngày 15 tháng 5 năm 1941: Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập bởi Lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Ái Quốc ở gần hang Pác Bó, xuôi dòng suối Lênin, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ.
  • Các thành viên đầu tiên: Nông Văn Dền (đội trưởng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nì, Lý Thị Xậu. Bí danh (lần lượt): Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thủy Tiên, Thanh Thủy. Người phụ trách Đội đầu tiên là anh Đức Thanh.
  • Mục đích của Đội: "Đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà".
  • Tháng 3, 1951, Hội Nhi đồng Cứu quốc được đổi tên thành Đội thiếu nhi tháng Tám.
  • Tháng 11, 1956, được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam.
  • Năm 1954: các phong trào của Đội phát triển mạnh mẽ với các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt", "Đi thăm miền Nam".
  • Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội một lần nữa đổi tên thành "Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh" như ngày nay.
  • @.@
24 tháng 1 2019

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Đó có thể là những người thầy cô giáo, những nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn hoặc cũng có thể là những người thân yêu như ông bà, bố mẹ, những người gần gũi thân thiết nhất đối với mỗi chúng ta. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính. 

Vừ A Dính (1934 - 1949) được sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng từ lâu. Cả cha và mẹ của anh đều tham gia kháng chiến và gia đình anh là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo. Lớn lên trong một gia đình như vậy, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Ngay từ khi còn nhỏ, người thiếu niên ấy đã trở thành một đội viên liên lạc ưu tú của huyện, anh làm nhiệm vụ liên lạc, canh gác, tiếp tế lương thực cho nhân dân bị giặc Pháp bao vây. Năm đó, Vừ A Dính chỉ mới 13 tuổi. Tuổi đời còn nhỏ nhưng sự dũng cảm của anh lại vô cùng lớn. Anh không quản ngại khó khăn, nguy hiểm rình rập trong bất cứ khoảnh khắc nào. Đức tính đó của anh thật đáng cho chúng ta học tập.

Đến năm 15 tuổi, Vừ A Dính gia nhập bộ đội Việt Minh. Anh bị bắt trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc. Để bảo mật thông tin cách mạng, anh phải chịu sự tra tấn dã man, tàn bạo của quân địch. Vì không khai thác được gì và vì sự ngoan cường của anh nên bọn chúng đã bắn và treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Sự hi sinh của anh là sự hi sinh của một người thiếu niên gan dạ, kiên cường, một con người thông minh và tài trí. Không những không khai ra Việt Minh ở đâu mà anh còn lừa quân địch khiêng mình đi loanh quanh các ngọn núi, khu rừng rồi lại trở về vị trí ban đầu khiến bọn chúng rất tức giận. Anh trở thành một tượng đài bất tử về sự mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam. Những hành động của anh khiến tôi rất nể phục và tự hào. Tôi không ngờ rằng người thiếu niên nhỏ tuổi ấy lại không hề run sợ trước súng đạn kẻ thù. Anh sẵn sàng đối diện với cái chết để đảm bảo bí mật cách mạng. Anh thà hi sinh tính mạng của mình chứ nhất định không cung cấp bất cứ thông tin gì về các đồng đội với quân địch.

Vừ A Dính tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh về người thiếu niên anh dũng ấy vẫn in đậm trong tâm trí của tôi. Anh chính là người truyền cho tôi cảm hứng tích cực trong học tập, ước mơ, là người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ. Là một người con của núi rừng Tây Bắc, Vừ A Dính có tinh thần tự học rất cao. Anh là người ham học, trong túi áo anh lúc nào cũng có cuốn sách để tranh thủ học đọc chữ và viết chữ. Tinh thần tự học của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập.

Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.

Để ghi nhận những công lao của người anh hùng nhỏ tuổi, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho Vừ A Dính. Anh cũng là nhân vật chính trong cuốn truyện cùng tên của nhà văn Tô Hoài. Bên cạnh đó, anh cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác âm nhạc, trong đó tiêu biểu là bài hát “Vừ A Dính bất tử” của nhạc sĩ Tô Hợp và bà hát “Vừ A Dính - người thiếu niên anh hùng” của nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.

Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam

29 tháng 1 2019

Vừ A Dính (1934- 1949) là người H'mông ở tỉnh Lai Châu. Vừ A Dính là con thứ ba của ông Vừ Chống Lầu. Năm 13 tuổi, Vừ A Dính làm nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế gạo, muối cho nhân dân bị thực dân Pháp bao vây. Dính tỏ ra là 1 người thông minh, gan dạ, mưu trí. Đến năm 1949 anh vừa đủ điều kiện gia nhập bộ đội Việt Minh. Trong 1 lần liên lạc, quân Lê dương Pháp bao vây bắt được Vừ A Dính và yêu cầu anh chỉ điểm nơi ở của cán bộ Việt Minh. Vừ A Dính đang đi công tác bị giặc đánh đậm tra khảo 3 ngày nhưng Quốc gia Việt Nam không khai thác được tin tức gì. Vừ A Dính biết chống lại được nên đã lừa lũ giặc, vào chiều tối ngày 15-6-1949 quân Pháp đã bắn và treo anh lên cây đào cổ thụ ở khe Trúc gần đồn Bản Chăn. Anh đã hy sinh khi chưa tròn 15 tuổi. Vừ A Dính đã trở thành biểu tượng dũng cảm của các thiếu niên của các dân tộc anh em... Cái này mình góp nhiều ý của các bài khác thành 1 bài này, có gì sai sót mong m.n thông cảm nha. Cái này là đoạn nhỏ thôi không hay lắm đâu :)

29 tháng 1 2019

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Đó có thể là những người thầy cô giáo, những nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn hoặc cũng có thể là những người thân yêu như ông bà, bố mẹ, những người gần gũi thân thiết nhất đối với mỗi chúng ta. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính. 

Vừ A Dính (1934 - 1949) được sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng từ lâu. Cả cha và mẹ của anh đều tham gia kháng chiến và gia đình anh là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo. Lớn lên trong một gia đình như vậy, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Ngay từ khi còn nhỏ, người thiếu niên ấy đã trở thành một đội viên liên lạc ưu tú của huyện, anh làm nhiệm vụ liên lạc, canh gác, tiếp tế lương thực cho nhân dân bị giặc Pháp bao vây. Năm đó, Vừ A Dính chỉ mới 13 tuổi. Tuổi đời còn nhỏ nhưng sự dũng cảm của anh lại vô cùng lớn. Anh không quản ngại khó khăn, nguy hiểm rình rập trong bất cứ khoảnh khắc nào. Đức tính đó của anh thật đáng cho chúng ta học tập.

Đến năm 15 tuổi, Vừ A Dính gia nhập bộ đội Việt Minh. Anh bị bắt trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc. Để bảo mật thông tin cách mạng, anh phải chịu sự tra tấn dã man, tàn bạo của quân địch. Vì không khai thác được gì và vì sự ngoan cường của anh nên bọn chúng đã bắn và treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Sự hi sinh của anh là sự hi sinh của một người thiếu niên gan dạ, kiên cường, một con người thông minh và tài trí. Không những không khai ra Việt Minh ở đâu mà anh còn lừa quân địch khiêng mình đi loanh quanh các ngọn núi, khu rừng rồi lại trở về vị trí ban đầu khiến bọn chúng rất tức giận. Anh trở thành một tượng đài bất tử về sự mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam. Những hành động của anh khiến tôi rất nể phục và tự hào. Tôi không ngờ rằng người thiếu niên nhỏ tuổi ấy lại không hề run sợ trước súng đạn kẻ thù. Anh sẵn sàng đối diện với cái chết để đảm bảo bí mật cách mạng. Anh thà hi sinh tính mạng của mình chứ nhất định không cung cấp bất cứ thông tin gì về các đồng đội với quân địch.

Vừ A Dính tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh về người thiếu niên anh dũng ấy vẫn in đậm trong tâm trí của tôi. Anh chính là người truyền cho tôi cảm hứng tích cực trong học tập, ước mơ, là người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ. Là một người con của núi rừng Tây Bắc, Vừ A Dính có tinh thần tự học rất cao. Anh là người ham học, trong túi áo anh lúc nào cũng có cuốn sách để tranh thủ học đọc chữ và viết chữ. Tinh thần tự học của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập.

Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.

Để ghi nhận những công lao của người anh hùng nhỏ tuổi, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho Vừ A Dính. Anh cũng là nhân vật chính trong cuốn truyện cùng tên của nhà văn Tô Hoài. Bên cạnh đó, anh cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác âm nhạc, trong đó tiêu biểu là bài hát “Vừ A Dính bất tử” của nhạc sĩ Tô Hợp và bà hát “Vừ A Dính - người thiếu niên anh hùng” của nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.

Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.