K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2020

Trong bài "Buổi học cuối cùng "

2 tháng 5 2020

Phrăng là một cậu bé vô tư, hồn nhiên tuy còn ham chơi. Nhưng cậu cũng là người có lòng yêu nước thiết tha và sâu sắc. Khi nghe thầy Ha - men thông báo rằng hôm nay là buổi học cuối cùng, cậu đã vô cùng hoảng sợ, ân hận và tức giận với bản thân mình vì đã phí hoài những buổi học quý giá.Để rồi hôm nay khi phải nói lời tạm biệt, tình yêu tiếng Pháp - tiếng mẹ đẻ như đang trỗi lên, sống lại trong cậu. Qua đó thể hiện tình yêu tiếng Pháp, tình yêu nước nồng nàn, tình yêu trường yêu lớp và cả người thầy giáo của cậu bé Phrăng. Phrăng thật là một cậu bé đáng mến.

Hok tốt!

1 tháng 10 2017

Bạn qua https://h.vn/ hỏi đi. Ở đây là trang toán mà

1 tháng 10 2017

Nhầm

https://h.vn/

26 tháng 4 2020

Trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ, hình ảnh Bác Hồ vĩ đại hiện lên với những phẩm chất cao đẹp của một vị lãnh tụ vĩ đại và một người cha già đầy ắp tình yêu thương. Thật vậy, những vẻ đẹp và phẩm chất ấy của Người đã làm nên tượng đài Hồ Chí Minh có sức sống bất tử trường tồn trong lòng nhân dân VN từ đời này sang đời khác. Đầu tiên, Bác Hồ hiện lên là một người cha già kính yêu đầy ắp tình yêu thương có những cử chỉ quan tâm đến những người chiến sỹ. Dù cho bên ngoài trời đã rất khuya và còn mưa lâm thâm, Bác vẫn chưa ngủ mà vẫn đốt lửa sưởi ấm cho những người chiến sỹ. Hơn nữa, hành động "nhón chân nhẹ nhàng" và "đi dém chăn từng người" chính là hành đông bình dị nhưng đầy ắp tình yêu thương của Bác. Trong gia đình cách mạng, Bác chính là người cha già đầy ắp tình yêu thương đong đầy dành cho những đứa con là những người lính của mình. Thứ hai, hình ảnh của Bác hiện lên với tình yêu thương bao la dành cho dân tộc Việt Nam. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, với điều kiện vô cùng khó khăn nên Bác chẳng thể ngủ yên lòng mà chỉ mong trời sáng mau mau. Đồng thời, Bác cứ bảo anh chiến sỹ yên tâm ngủ ngon để có sức đánh giặc, Bác thức thì cứ mặc kệ Bác. Cuối cùng, hình ảnh của Bác Hồ hiện lên với ngọn lửa ấm áp soi sáng con đường của cách mạng và dân tộc VN thoát khỏi kiếp lầm than. Những hình ảnh "cao lồng lộng, ấm hơn ngọn lửa hồng" đều thể hiện được tầm vóc vĩ đại của Hồ Chí Minh. Hình ảnh ẩn dụ "ngọn lửa hồng" vừa là hình ảnh thật nhưng cũng là hình ảnh ẩn dụ cho ngọn lửa rực cháy trong tâm hồn Bác, là ngọn lửa ấm áp dành cho dân tộc, dành cho cách mạng và con đường gian nan trước mắt. Tóm lại, hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là hình ảnh của 1 vị lãnh tụ kính yêu và 1 người cha đầy ắp tình thương dành cho các con của mình.

Nguồi : trên mạng :D

26 tháng 4 2020

Hình tượng Bác hiện lên thật vĩ đại, cao đẹp vời vợi nhưng lại hết sức gần gũi, ấm áp như ngọn lửa hồng cháy mãi trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam ta. Trong khi mọi người đã ngủ say một giấc dài, Bác vẫn ngồi đó trầm ngâm miệt mài với những suy nghĩ về chiến dịch, mặc cho trời lạnh Bác vẫn ngồi ngoài đốt lửa cho các chiến sĩ thêm ấm áp giữa mùa đông tối giá lạnh.Bác là một vị cha già kính yêu của dân tộc, một người cha đang chăm sóc giấc ngủ cho những đứa con chiến sĩ của mình. Bóng của Bác nhìn sao mà thấy thương, vừa thương lại vừa cảm động và trân quý biết bao, nó tỏa ra một hơi ấm; nó ấm áp đến kì lạ và có khi còn ấm hơn gấp trăm gấp vạn lần ngọn lửa hồng đang cháy ngoài kia.Tấm lòng và tình yêu thương của Bác thật mênh mông như biển cả ; bao la như đất trời ,Bác không ngủ vì nỗi lo cho bộ đội, dân công đang phải ngủ ngoài đường, Bác cảm nhận rõ những gian khổ, thiếu thốn mà họ đang phải chịu đựng và cũng một phần bởi vì Bác lo lắng cho cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của nước nhà.

Tham khảo nha bn!!!

Nguồn : HOIDAP247

Trong cuộc phòng chống covid-19, người vất vả nhất là cấc y bác sĩ đang cố gắng chữa bệnh cho các bệnh nhân đã mắc phải. Nhưng các bắc sĩ cũng phải cẩn thận trong việc tiếp xúc với những người mắc bệnh. Để giúp cho cấc bác sĩ thì chúng ta ko đc chủ quan mà phải đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện như sốt, ho, khó thở, và phải rửa tay thường xuyên, gọi ngay cho các cơ sở y tế khi có những triệu chứng trên. Chúng t ở nhà vì các bác sĩ và cấc bác sĩ làm việc vì chúng ta. Vậy chúng ta tuyệt đối không được chủ quan

26 tháng 4 2020

hi bạn

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

13 tháng 6 2016

Câu hỏi của T MH - Văn Sử Địa lớp 6 | Học trực tuyến

13 tháng 6 2016

Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới)

Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

30 tháng 1 2023

Tham Khảo Nha Bạn!
Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này. 

Đây là đoạn văn của mình viết, bạn tham khảo nhé: 

Đọc văn bản Bài học đường đời đầu tiên, tôi bị ấn tượng bởi nhân vật Dế Mèn. Hắn ban đầu là một kẻ mạnh ngang ngược, luôn cho rằng mình là nhất. Nhưng chính hắn lại được một kẻ yếu như Dế Choắt dạy cho bài học nhớ đời vì tính bốc đồng của mình, làm nhưng không bao giờ nghĩ đến hậu quả. Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn rất ân hận và dần thay đổi. Có thể nói "bài học đường đời đầu tiên" của Dế Choắt đã giúp Dế Mèn trưởng thành hơn trong cuộc sống. 

8 tháng 3 2016

Mỗi người ai cũng có trong mình những kí ức về tuổi thơ tươi đẹp. Với tôi, tuổi thơ là những khi được cùng bạn chạy trên những triền đê, cười thỏa thích mà không vướng  bận ddieuf gì, là những quả vải, chùm nhãn cùng bạn bè đi vặt trong vườn nhà. Cũng có những khi, kí ức của tuổi thơ chính là việc mình đã từng vấp ngã nhưng lại có thể tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Và có lẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm truyện đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuốn truyện đầu tiên mà tôi đọc để rồi cũng là tác phẩm ghi nhớ mãi cho tới tận hôm nay chính là Dế Mèn phiêu lưu kí với nhân vật chính là chú Dế Mèn. Có lẽ, chú cũng chính là hình ảnh của chúng ta khi còn nhỏ. Và khắc sâu trong lòng của tôi nhất chính là đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.Nội dung chính của đoạn văn chính là việc khuyên nhủ chúng ta không nên kiêu căng, tự phụ. Điều đó sẽ khiến cho chúng ta phải hối hận khi đã như vậy. Mở đầu đoạn trích chính là việc miêu tả hình ảnh của chú Dế Mèn- nhân vật chính trong câu chuyr\ện. Đó là một chú Dế thanh niên cướng tráng và to đẹp. Chính vì điều đó mà chú đã tự mãn với chính bản thân mình và rốt cục đã gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt do trêu chọc chị Cốc để rồi cuối cùng chú đã phải ôm nỗi ân hận mãi về hành động của mình. Dế Mèn sau khi được ra đời vài ngày, chú đã được mẹ cho ở riêng cùng các anh em. Tổ của chú được mẹ chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo. Rời xa mẹ nhưng chú không hề cảm thấy lo lắng hay sowjxk hãi mà lại thấy vui thích và khoan khoái. Do chú rất thích cuộc sống độc lập và tự do. Chú cũng biết sửa sang cho hang của mình thêm rộng và đẹp, trở thành cái hang không những đẹp nhất mà còn an toàn nhất trong số những cái hang của anh em nhà Dế. Cứ vậy, cuộc sống an nhàn và thoải mái của chú diền ra theo từng ngày. Mỗi chiều, Dế Mèn cùng các anh chị cùng cùng nhau say mê ca hát, nhảy múa trong ánh mặt trời còn le lói, sau đó lại uống sương đêm, tắm trong ánh trăng và chờ bình minh tới. Ngày nào cũng vậy, công việc của Mèn chỉ có ăn và chơi. Có lẽ cũng chính bởi lí do như vậy mà chú Dế Mèn càng trở nên nhàm chán và không biết trân trọng những gì mình đang có. Chú muốn làm việc gì đó để thay đổi những tháng ngày nhàm chán này. Với lợi thế to đẹp, chú lại càng ra sức trêu chọc mọi người, khiến cho mọi người ai cũng phải kiêng dè, để ý tới chú. Tất cả những điểm yếu của chúng đều có của tuổi mới lớn: hung hăng, kiêu ngạo, thích làm bộ với người khác. Dế Choắt xuất hiện trong tác phẩm lại ngược lại với Dế mèn. Choắt luôn yếu ớt, xấu xí lại khiêm nhường. Biết những khó khăn của mình, Choắt sang nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà Mèn giúp mìh phòng khi bất trắc. Thế nhưng Mèn không hề chấp nhận mà chỉ quát mắng Dế Choắt mà thôi. Đỉnh điểm của sự viêc là khi Dế Mèn đi trêu chọc chị Cốc. Đó cũng là tính xấu của Mèn khi không có ai răn đe lúc chú làm sai. Chú đọc những câu thơ trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang, thế nhưng điều đó đã làm cho chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ chú Dế Choắt tội nghiệp. Tới khi ra bên ngoài nhìn, chú mới cảm nhận được thế nào là sợ hãi, lo lắng. Lúc này, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận. Hình ảnh Dế Choắt nằm thoi thóp ở trên mặt đất mà mọi tội lỗi đều do chính bản thân chú gây ra. Lúc này, tuy Dế Choắt đã tha thứ cho Dế Mèn nhưng không thể nào mà chuộc lại được khi Dế choắt không thể qua khỏi.Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay nhất trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí bởi đây là bài học cho tất cả chúng ta với rất nhiều ý nghĩa. Đó chính là việc hãy biết sống một cách khiêm nhường, biết quan tâm tới mọi người xung quanh và không được tự mãn bởi bất cứ điều gì.

 

8 tháng 3 2016

     Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này. 

1 tháng 2 2018

Nhân vật Dế Choắt:

- Gầy gò,dài lêu nghêu như 1 gã nghiện thuốc phiện. 

- Cánh ngắn củn hở lưng, sườn.

- Càng bè bè.

- Râu ria cụt ngủn, mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

-> Gầy gò, ốm yếu, xấu xí.

Nhân vật Dế choắt ốm yếu, gầy gò và nhút nhát. Không mở rộng được tính tự lập của mình.( Đó là cảm nghĩ của mình)

2 tháng 1 2020

Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng, nhưng lại tự cao về mình nên anh rất khinh miệt, coi thường với những người hàng xóm. Dế Choắt - cái tên mà Dế Mén gọi cho anh dế sống bên cạnh vì anh ấy quá ốm yếu. Một ngày, Dế Mèn trêu chị Cốc rồi chui vào hang, chị Cốc thò vào hang tưởng là Dế Choắt nên đã mổ đến trọng thương và Dế Choắt không qua khỏi. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn trước khi làm gì cũng phải biết suy nghĩ, bỏ thói hung hăng bậy bạ và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

#Châu's ngốc