K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2020

bài 1, tại sao khi làm đường bê tông khoảng vài mét họ lại để lại cắt 1 khe hở nhỏ ?

Khi làm đường bê tông không đổ liền  thành dải mà đổ  thành các tấm cách biệt với nhau bằng những khe để trống vì khi nóng lên bê tông nở ra, nếu không để khe trống, bê tông bị ngăn cản sinh ra lực lớn làm nứt đường.

bài 2 , tại sao các tấm lợp mái nhà thường làm lượt sóng mà không để phẳng ?

vì khi thời tiết nóng lên tông dạng lượn sóng có thể dãn nở nhiệt lm cho tôn ko bị cong 

bài 3 , tại sao các chai nước ngọt không đóng đầy mà lại đóng vơi ?

nếu để nước ngọt trong chai thật nhiều thì trời nóng nhiệt độ tăng khiến cho nước ở chai nở ra và chảy ra ngoài khiến chai nước đó bị hỏng

bài 4, tại sao khi để xe đạp bơm căng hơi ngoài nắng lại bị nổ lốp ?

trời nóng khiến chất khí nở ra khi nóng nên co lại khi lạnh thì ko nên bơm căng gây ra 1 lực lớn  khiến lốp xe nổ

19 tháng 2 2020

đợi mình nha

19 tháng 2 2020

câu 1 làm dài nên mình cho sườn là : khi rất nóng khí bên trong sẽ nở ra nhưng có vật cản nên nó sinh ra nội lực khiến lốp nổ

22 tháng 4 2018

vì khi đóng đầy chai trong quá trình vận chuyển sẽ nóng nên nở ra. vi ko khi ban trong qua bang ban nong nen no  ra

do lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước nóng trước , nóng lên nở ra. còn lớp thủy tinh ngoài chưa kịp nóng lên và nở ra lên cốc bị nứt

6 tháng 5 2016

khi tiếp xúc với nhiệt độ cao các phân tử cấu tạo sẻ chuyển động càng nhanh làm cho vỏ và ruột làm bắng cao su đó căng ra va khí hơi sẻ thoát ra ngoài làm xe mau xịt lốp...hihi...khó diển đạt quá !

6 tháng 5 2016

vi ve mua he, troi nong, thi luong khong khi trong banh xe nong len , no ra the h khi tang co the gay ra lam no banh xe

22 tháng 8 2015

Vì: 1,5 là số đo lớn nhất để có thể đo chiều dài của lớp học

Vì: sai

Vì: vì giới hạn đo của cuốn sách chỉ có vậy

Môn vật lí lớp 6 câu 1 có mấy loại máy cơ đơn giản?Kể tên và nêu công dụng của chúng câu 2 có mấy loại ròng rọc?Kể tên và nêu công dụng câu 3 so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất rắn,lỏng,khí( lập bảng thống kế khác nhau)câu 4 tại sao khi đun nước nóng khối lượng riêng của chất lỏng giảm?câu 5 tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dễ...
Đọc tiếp

Môn vật lí lớp 6

 câu 1 có mấy loại máy cơ đơn giản?Kể tên và nêu công dụng của chúng

 câu 2 có mấy loại ròng rọc?Kể tên và nêu công dụng

 câu 3 so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất rắn,lỏng,khí( lập bảng thống kế khác nhau)

câu 4 tại sao khi đun nước nóng khối lượng riêng của chất lỏng giảm?

câu 5 tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dễ bị vỡ muốn cốc ko bị vỡ khi rót nước nóng thì ta phải làm gì? 

Câu 6 kể tên nhiệt kế và nêu công dụng của từng loại?

câu 7 tại sao khi đun nước người ta ko đổ đầy ấm(nước máy)? 

Câu 8 tại sao khi đóng chai nước ngọt người ta không đổ đầy mà đổ lưng?

câu 9 hãy giải thích có hai cái cốc thủy tinh bị kẹt mà ko lấy ra được làm thế nào để lấy hai cốc ra ngoài? 

                          Các bạn hãy giải mấy câu này vì ngày may có kiểm tra 1 tiết môn Vật Lí.

3
17 tháng 8 2018

à tôi giả vờ học sinh để coi sao mà em dám hỏi thế à

17 tháng 8 2018

CÂU 1+2

Có 3 loại máy cơ đơn giản                               

- mặt phẳng nghiêng :giúp giảm lực kéo so với phương thẳng đứng   

- ròng rọc :   

  • Ròng rọc cố định: Làm thay đổi hướng của lực tác dụng vào nó
  • Ròng rọc động: Giúp kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của lực

- đòn bẩy :  dùng đòn bẩy để nâng vật 

CÂU 3:

- Giống nhau: Các chất này nở ra khi nóng và khi lạnh thì co lại.

- Khác nhau: 

  + Các chất rắn khác nhau nở ra vì nhiệt cũng khác nhau.

  + Các chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt cũng khác nhau.

  + Các chất khí khác nhau nở ra vì nhiệt giống nhau.

CÂU 4:

Khối lượng riêng của một chất là đơn vị thể tích của chất đó. Khi ta đun nóng chất lỏng, thể tích chất lỏng sẽ dản nở ( thể tích tăng lên ) mà khối lượng vẫn không thay đổi. Vì vậy, là cho khối lượng riêng giảm đi.

CÂU 5

-Thủy tinh là chất liệu rất đặc biệt, tùy thuộc vào nhiệt độ và độ dày mà thủy tinh dãn nỡ ở các mức khác nhau. Chính vì đặc điểm đặc biệt này nên hiện tượng cốc thủy tinh bị nứt vỡ khi rót nước nóng vào xảy ra rất thường xuyên.

–  Xếp tất cả cốc thủy tinh mới vào trong xoong to, đổ nước ngập cốc. Sau đó đun nóng lên, bao giờ sôi thì dừng lại, đợi nước nguội thì lấy cốc ra đem dùng. Việc này giúp cốc thủy tinh quen với sự tăng nhiệt độ nên chúng sẽ dãn nỡ đều khi gặp nhiệt nên ly không bể khi rót nước

–  Đối với những cốc thủy tinh dày mỏng không đều, khi rót nước sôi vào dễ bị nứt hơn những loại cốc thông thường khác. Hãy đặt vào cốc một vật kim loại như đĩa đồng, thìa canh nhôm, sau đó mới rót nước sôi vào thì cốc không bị nứt.

Trong quá trình sử dụng các bạn nên chú ý khi rót nước sôi vào cốc nên đổ hết nước lạnh còn lại trong cốc ra ngoài. Khi rót, nên rót nước sôi vào giữa cốc từ từ, không nên rót lệch về một thành cốc, vì đáy cốc bao giờ cũng dầy hơn thành cốc. Mùa đông, trước khi đổ nước sôi vào cốc nên cho một chiếc thìa kim loại vào trong cốc để làm giảm nhiệt độ, tránh vỡ cốc.

CÂU 6: 

CÓ 3 LOẠI  NHIỆT KẾ:

+ nhiệt kế thủy ngân: Đo nhiệt độ trong phòng TN 
+ nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể người. 
+ nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ khí quyển

CÂU7:

Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài

CÂU 8:

Có 2 lí do :  
- Chất lỏng gần như là không bị thay đổi thể tích khi bị nén. Vì vậy nếu đổ đầy hoàn toàn khi nhiệt độ cao thì dễ bị vỡ chai 
- Do bên trong có CO2 hòa tan dưới áp suất cao , khi mở nắp (áp suất khí quyển ) thì có 1 phần sẽ bị thoát ra, nếu đổ quá đầy thì khi mởi ra nước ngọt sẽ bị trào ra ngoài. 

CÂU 9:

+ Sử dụng đá lạnh:

Các bạn chỉ cần thả một vài viên đá lạnh vào chiếc cốc ở bên trên và nhúng cốc bên dưới vào nước ấm, sự giãn nở vì nhiệt của những chiếc cốc sẽ giúp bạn lấy chúng ra một cách dễ dàng.

+ Ngâm cốc vào xà phòng

Ngoài ra thì các bạn có thể ngâm 2 chiếc cốc "tai nạn" này vào nước xà phòng, nước rửa bát, sau đó nhẹ nhàng úp ngược cốc xuống để chúng rời nhau ra.

MÃI MỚI XONG.~HỌC TỐT NHA~ 
20 tháng 1 2022

uk ok chắc có tên giống nên nhầm á bạn

20 tháng 1 2022

ủa là sao??

Câu 1.Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao, liềm. Tại sao khi lắp khâu người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?Câu 2.Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?Câu 3.Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thuỷ tinh chịu lửa, thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh thường...
Đọc tiếp

Câu 1.Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao, liềm. Tại sao khi lắp khâu người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?

Câu 2.Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Câu 3.Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thuỷ tinh chịu lửa, thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh thường thì cốc dễ bị vỡ?

Câu 4.An định đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho An làm, vì nguy hiểm. Hãy giải thích tại sao?

Câu 5.Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 200C.

Câu 6.Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

Câu 7.Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

Câu 8.Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh

Câu 9.Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?

Câu 10.Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phòng lên như củ, vì vỏ bóng bàn gặp nóng nỡ ra và phòng lên. Hảy nghĩ ra một thí nghiệm chứng tỏ cách giải thích trên là sai?

Câu 12.Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

Câu 13.Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?

Câu 14.Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau?

Câu 15.Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng hay thanh thép? Tại sao?

Câu 16.Băng kép đang thẳng, nếu làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có thì cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?

Câu 17.Nêu cấu tạo, tính chất và ứng dụng của băng kép?

Câu 18.Tại sao ở chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở?

Câu 19.Ở hai đầu gối đở một số cầu thép người ta cấu tạo như sau: một đầu gối đở đặt cố định còn một đầu gối lên các con lăn. Tại sao một gối đở phải đặt trên các con lăn?

Câu 20.Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì ? Cấu tạo như vậy, có tác dụng gì ?

Câu 21.Hãy kể một số loại nhiệt kế mà em biết? Những nhiệt kế đó thường dùng để đo gì?

Câu 22.Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu?

Câu 23.Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu?

Câu 24.Tại sao bảng nhiệt độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 350C và trên 420C.

Câu 25.Khi nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thuỷ ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thuỷ ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh?

Câu 26.Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện nào?

Câu 27.Hai nhiệt kế có cùng bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ tinh có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?

Câu 28.Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí?

Câu 29.Thả một thỏi chì và một thỏi đồng vào bạc đang nóng chảy.  Hỏi chúng có bị nóng chảy không ? Vì sao ?

Câu 30.Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ?

     Vật Lý 6 mha !

    Ai nhanh nhất mình tick cho nha !

0
Ai muốn học toán giỏi thì hãy đọc cái nàyMôn Toán luôn là một trong những môn mà biết bao học sinh sợ hãi khi nhắc đến. Nó là môn học học đòi hỏi tư duy của con người. Vậy làm cách nào để học tốt môn Toán? Đầu tiên, sự siêng năng chăm chỉ luôn là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn thành công bất cứ điều gì. Môn Toán thật sự không khó, có điều phải học đúng cách và sự...
Đọc tiếp

Ai muốn học toán giỏi thì hãy đọc cái này

Môn Toán luôn là một trong những môn mà biết bao học sinh sợ hãi khi nhắc đến. Nó là môn học học đòi hỏi tư duy của con người. Vậy làm cách nào để học tốt môn Toán? 

Đầu tiên, sự siêng năng chăm chỉ luôn là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn thành công bất cứ điều gì. Môn Toán thật sự không khó, có điều phải học đúng cách và sự đầu tư đúng hướng thì bạn sẽ giỏi thôi. Không chỉ học trên lớp mà về nhà cũng phải trau dồi và luyện tập thì bạn sẽ cảm thấy môn học này thật sự chẳng khó tí nào đâu!

Học toán trên trường lớp

1. Nắm chắc các lý thuyết, định nghĩa:

Dù không phải học thuộc lòng như mấy môn xã hội, nhưng các định nghĩa cũng như lý thuyết của môn Toán bắt buộc các em phải học thật chắc. Các tính chất, công thức, định nghĩa phải nhớ thì các em mới vận dụng nó vào bài tập để chứng minh, giải thích hay phân tích được. Những gì có thể nhớ được trên lớp thì các em cứ cố gắng nhét vào đầu, vì nó sẽ giúp các em dễ dàng hơn khi học bài ở nhà.

2. Không học dồn:

Đối với các môn tự nhiên như toán lý hóa, đặc biệt là môn Toán, thì các em phải học vững cái trước thì mới học tốt được cái sau. Bởi thế, việc học dồn là điều không thể để xảy ra với môn học này. Có nhiều bạn học sinh không học bài, đến khi thi mới lôi ra học công thức này nọ thì sẽ có kết quả thi rất thấp. Bởi vì phải có một quá trình để học và trao dồi mỗi ngày, áp dụng những kiến thức vào bài tập thì các em mới ghi nhớ lâu được. Các kiến thức có liên quan với nhau, vì thế khi các em đã bỏ quá nhiều mà giờ phải học dồn sẽ không hiểu quả và ảnh hưởng đến sức khỏe của mình nữa.

Xem thêm: Kinh nghiệm trở thành cao thủ môn Vật lý

3. Lắng nghe và ghi chép mọi thông tin từ bài giảng:

Đa số bài giảng của thầy cô đều nằm trong sách tới 80% và chỉ 20% là ở ngoài sách để các em hiểu sâu hơn. Vì thế, hãy ghi chép tất cả những gì thầy cô giảng dạy vì đó đều cần thiết và giúp ích cho các em rất nhiều. Nếu chỉ ngồi nghe thôi mình sẽ quên nhanh khi về nhà. Vì vậy, không những nghe mà còn phải viết xuống tập một cách cẩn thận để có cái mình xem lại. Hãy tập cho mình thói quen đó các em nhé, nó rất hiệu quả đấy!

4. Mạnh dạn hỏi khi chưa hiểu:

Trong quá trình học trên lớp, chắc chắn sẽ có những điều các em thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ. Hãy mạnh dạn dơ tay để hỏi Thầy Cô của mình để họ giảng lại hay giải thích cho các em nghe nhé. Vì khi các em hiểu sâu, các em mới làm bài tập và khắc ghi trong đầu được. Đừng ngại ngùng khi mình hỏi, vì thầy cô sẽ rất vui nếu các em dám hỏi để thêm kiến thức cho mình. Họ sẽ giúp đỡ học trò của mình bằng mọi cách để các em học tốt hơn!

Xem thêm: mẹo học tốt toán lý hóa

Tự học toán tại nhà

1. Đọc trước bài mới ở nhà:

Xem bài mới trước khi đến lớp là một cách để các em tiếp thu bài tuyệt vời. Nếu các em có xem qua và chuẩn bị bài trước, các em sẽ bắt kịp bài và hiểu dễ dàng hơn, tránh tình trạng bỡ ngỡ khi gặp bài học lạ hoặc khó. Không những thế, khi đọc trước thì các em sẽ chuẩn bị sẵng cho mình những thắc mắc để lên lớp giáo viên giải đáp cho mình nữa.

2. Học và làm bài tập thật nhiều:

Các em phải làm bài tập nhiều để những công thức mà mình học được áp dụng. Càng làm nhiều, các em sẽ tiếp xúc với nhiều dạng bài tập, nó sẽ tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm cho các em giải các bài sau này. Nếu mình làm nhiều dạng, khi đi thi có thể gặp lại và chẳng khó khăn gì để mình giải nữa cả. Lúc đó các em mới thấy được việc làm bài tập nhiều có lợi vô cùng!

Xem thêm: Phương pháp học ôn thi hiệu quả

3. Yêu thích môn học:

Bất cứ điều gì khi mình yêu thích thì mình sẽ làm tốt nó nhất. Vì vậy, hãy tập yêu môn Toán thử đi, hãy tạo cảm hứng để mình học. Các em sẽ chinh phục được nó nếu các em yêu thích nó. Đừng đặt áp lực quá nhiều vào nó, thay vào đó hãy thoải mái để học, các em sẽ thành công thôi!

Hi vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ và giúp các em học thật tốt môn học này nhé! Chúc các bạn học giỏi!

 

4
27 tháng 9 2021

Mấy cái bạn nói mình chỉ làm được 1 cái đó là yêu thích môn 

Nhưng mình vẫn rất giỏi toán

5 tháng 12 2021

Mình ngu lắm bạn ạ!Mình sễ cố gắng học lên 8'