K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2020

a)

Bài văn nêu lên luận điểm: “Không sợ sai lầm” được khẳng định trong câu văn cuối: "Không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình".

Những câu văn mang luận điểm này:

- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.

- Nếu bạn không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất; nhưng nó đem đến bài học cho đời.

- Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ:

- Sợ thất bại, trốn tránh thực tế: không bao giờ có thể tự lập được.

- Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi.

- Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

- Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

- Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm?

- Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì.

- Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau.

- Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở.

- Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả.

- Có người phạm sai lầm thì chán nản.

- Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.

- Sai lầm có hai mặt: tổn thất là bài học kinh nghiệm.

- Tiếp tục tiến vào tương lai và hành động, dù có gặp thất bại vì thất bại mẹ của thành công.

- Phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm.

=> Những luận cứ trên hiển nhiên có sức thuyết phục vì nó được chọn lọc, chân thực, phù hợp với cuộc sống con người.

b)

So sánh cách lập luận chứng minh của bài này với bài Đừng sợ vấp ngã:

- Ở văn bản Không sợ sai lầm, từ đầu đến cuối tác giả chủ yếu đưa ra lí lẽ đế phân tích, làm sáng tỏ luận điểm.

- Còn ở Đừng sợ vấp ngã, tác giả đưa ra hàng loạt các dẫn chứng, đến cuối bài mới nêu bật lên luận điểm (tác giả lập luận theo cách quy nạp).

Chúc bạn học tốt!

a) Bài văn nêu lên luận điểm: “Không sợ sai lầm” được khẳng định trong câu văn cuối: "Không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình".

    Những câu văn mang luận điểm này: 

- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.

- Nếu bạn không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất; nhưng nó đem đến bài học cho đời.

- Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ:

- Sợ thất bại, trốn tránh thực tế: không bao giờ có thể tự lập được. 

- Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi.

- Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! 

- Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. 

- Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? 

- Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. 

- Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. 

- Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. 

- Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. 

- Có người phạm sai lầm thì chán nản. 

- Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.

- Sai lầm có hai mặt: tổn thất là bài học kinh nghiệm.

- Tiếp tục tiến vào tương lai và hành động, dù có gặp thất bại vì thất bại mẹ của thành công. 

- Phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm.

=> Những luận cứ trên hiển nhiên có sức thuyết phục vì nó được chọn lọc, chân thực, phù hợp với cuộc sống con người.

11 tháng 4 2020

a. - Bài văn nêu luận điểm: không sợ sai lầm.

- Các câu mang luận điểm:

+ Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

+ Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

+ Thất bại là mẹ của thành công.

+ Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. – Các luận cứ:

+ Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

+ Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

+ Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai làm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

=> Những luận cứ hiển nhiên giàu ý nghĩa thuyết phục.

c. Để lập luận chứng minh, bài Đừng sợ vấp ngã sử dụng lí lẽ và dẫn chứng, còn bài Không sợ sai lầm sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.

24 tháng 2 2017

a. Nhan đề Không sợ sai lầm chính là luận điểm chính của bài văn.

- Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.

- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

- Thất bại là mẹ của thành công.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:

- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

c. Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.

10 tháng 9 2018

a.

- Luận điểm cơ bản của bài này là: Đừng sợ vấp ngã.

- Những câu văn mang luận điểm đó:

    + Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.

    + Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

b. Người viết đưa ra những dẫn chứng hết sức xác thực:

- Nêu một số ví dụ về việc vấp ngã trong đời sống hằng ngày.

- Nêu năm danh nhân thế giới đã từng vấp ngã nhưng vấp ngã không cản trở việc họ thành đạt vẻ vang về sau.

Qua đó, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.

4 tháng 2 2021

trả lời gấp giúp mình với ạ. =))

4 tháng 2 2021

 Luận điểm là quan điểm, ý kiến hay tư tưởng của bản thân về vấn đề nghị luận trong văn bản.

+ Luận cứ là những dẫn chứng, lý lẽ đã được công nhận để làm căn cứ cho các luận điểm đã triển khai trong bài viết.

+ Lập luận là mạch sắp xếp các luận điểm, luận cứ một cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết và hợp lí.

5 tháng 4 2020

***Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ sau:
- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.
- Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi.
- Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
- Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
- Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? - Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì.
- Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau.
- Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở.
- Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả.
- Có người phạm sai lầm thì chán nản.
- Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.
- Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác đế tiến lên.  ***Như vậy, với các luận cứ trên ta nhận thấy: Đây là những luận cứ rất có sức thuyết phục vì nó được chọn lọc, chân thực, phù hợp với cuộc sống của con người.

chúc bạn học tốt!

21 tháng 2 2022

Tham Khảo 

https://hoc24.vn/cau-hoi/a-de-khuyen-nguoi-ta-dung-so-vap-nga-bai-van-da-lap-luan-nhu-the-nao-cac-su-that-duoc-dan-ra-co-dang-tin-cay-khong-b-doc-noi-dung-bang-sau.149808560281

Tham khảo

Cuộc sống của con người luôn chứa đựng vô vàn khó khăn, thử thách. Để đặt chân bước tới thành công, chúng ta cần rèn luyện, nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ và đặc biệt là cần có sự kiên định cùng ý chí vững vàng theo đuổi mục tiêu. Bàn về vấn đề này, ông cha ta từng nói: "Có chí thì nên". Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của nghị lực và sự bền bỉ đối với con người.

Để hiểu hết giá trị sâu sắc của câu tục ngữ, chúng ta cần hiểu rõ những khái niệm mà ông cha ta gửi gắm qua những từ ngữ hàm súc như "chí" và "nên". "Chí" là cách nói ngắn gọn thể hiện ý chí, tinh thần tự giác, ý thức tự nguyện và sự kiên định, quyết tâm đạt được mục đích đã đề ra. Còn "nên" là sự diễn đạt hình ảnh của sự thành công, là kết quả mà con người mong muốn đạt được. Như vậy, câu tục ngữ "Có chí thì nên" đã khẳng định vai trò sức mạnh của ý chí đối với cuộc sống của con người: khi có ý chí và sau những nỗ lực, cố gắng kiên trì, bền bỉ, con người nhất định sẽ đạt được những mục tiêu, dự định mà bản thân đã đề ra và vươn tới thành công.

Trong cuộc sống, ý chí kiên cường cùng sự quyết tâm cao độ luôn là yếu tố cần và đủ để đưa con người đặt chân đến với thành công. Bởi khi có ý thức, nghị lực và bản lĩnh vững vàng, con người sẽ có động lực và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Để đánh đổ ngoại xâm và bảo vệ đất nước, ông cha ta đã trải qua những cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ. Trên chặng đường gian nan đó, đã in dấu biết bao sự hi sinh thấm đẫm máu, nước mắt khi phải đối diện với những cường quốc hùng mạnh về trang thiết bị vũ khí và nhân lực như đế quốc Mĩ, thực dân Pháp, phát xít Nhật,.... Nhưng rồi, với tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết cùng ý chí bền bỉ, vững vàng, dân tộc ta đã đánh đuổi sạch bóng quân thù và giành được bầu trời của hòa bình và tự do.

Trong cuộc sống của hiện nay, cũng có rất nhiều tấm gương ngời sáng vẻ đẹp của sự kiên cường. Mặc dù sinh ra với hình hài không toàn vẹn, bị liệt hai tay nhưng với ý chí mãnh liệt, Nguyễn Ngọc Kí đã miệt mài kiên nhẫn tập viết bằng hai chân. Đó là một hành trình kiên trì, nhẫn nại để không đầu hàng trước số phận nghiệt ngã, và cuối cùng, anh đã thành công và trở thành một thầy giáo. Hay như những nhà khoa học đang ngày đêm nghiên cứu, kiên định với mục tiêu của mình để đem đến những sáng chế có ích cho đời sống nhân loại,... Tất cả những điều này đã khẳng định sức mạnh to lớn của ý chí và lòng quyết tâm, giống như Bác Hồ đã từng nói:

"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"

Như vậy, sự quyết tâm, vững vàng trong ý chí sẽ giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách và đạt được rất nhiều thành quả tốt đẹp. Vậy mà, trong cuộc sống hiện nay, vẫn có những con người không kiên trì, nhẫn nại với mục tiêu đã đặt ra mà dễ dàng nhụt chí và từ bỏ lí tưởng. Chỉ cần gặp phải khó khăn, họ sẵn sàng bỏ cuộc và không bao giờ đặt chân đến được với miền đất của sự thành công. Nhận thức được vai trò quan trọng của ý chí của thành công, chúng ta cần đặt ra cho bản thân những mục tiêu, đích đến rõ ràng; đồng thời kiên định với con đường đã vạch sẵn và không đầu hàng trước khó khăn, thử thách. Để làm được điều này, con người luôn phải tự nhắc nhở bản thân đặt ra những kỉ luật riêng và thực hiện mục tiêu một cách nghiêm túc và vững vàng.

10 tháng 2 2022

ui, cảm ơn nha :>>